1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Giáo trình Vaccine phòng bệnh doc

10 598 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 153,85 KB

Nội dung

Vaccine phòng bệnh Vaccine IPV phòng bệnh bại liệt: Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inactivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do Virus Polio gây ra tình trạng yếu liệt cơ ở một hoặc hai chân, tay. Virus này cũng gây ra yếu liệt các cơ hô hấp & cơ nuốt dẫn đến tử vong. Hiệu quả phòng bệnh hiệu quả đến 90%. Vaccine này cần được tiêm 4 mũi cho trẻ theo các mốc thời gian sau: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi trẻ được 6-18 tháng tuổi & mũi cuối cùng khi trẻ được 4-6 tuổi. Lưu ý, không nên tiêm chủng vaccine này khi trẻ có các biểu hiện dị ứng với các thuốc như neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B. Không tiêm chủng các mũi kế tiếp khi trẻ có phản ứng quá mạnh với mũi tiêm đầu tiên, trước đó. Ngoài các biểu hiện của các kích thích vùng da bị tiêm chích, vaccine phòng bại liệt hầu như rất an toàn & chắc chắn nó không gây ra . bại liệt cho trẻ do IPV. Trường hợp sau khi tiêm chích, trẻ bị các biểu hiện như khó thở hoặc đe dọa sốc (lừ đừ, yếu mệt, lạnh run, vả mồ hôi hột), gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất và cung cấp đầy đủ cho BS các thông tin liên quan đến mũi tiêm & các bệnh lý sẵn có khác. Vaccin HiB phòng nhiễm Haemophilus influenza nhóm B: Vắcxin Hib giúp phòng chống Haemophilus influenza nhóm B, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi và viêm họng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nghẹt đường thở. HiB cần được tiêm chủng 4 mũi: mũi thứ nhất vào khi trẻ được 2 tháng, mũi thứ hai vào tháng thứ 4, mũi thứ 3 vào tháng thứ 6 & mũi cuối cùng lúc trẻ được 12-15 tháng tuổi Hiệu quả phòng bệnh hơn 90% ở trẻ nhận ít nhất 3 mũi tiêm, vaccine này phòng được các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm màng ngoài tim & các nhiễm trùng máu, xương, khớp gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza nhóm B. Chăm sóc & theo dõi trẻ sau tiêm chích giống như khi trẻ tiêm các vaccine khác. Vaccine HBV phòng bệnh viêm gan siêu vi B: HBV (hepatitis B virus) là virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh này có thể dẫn đến ung thư gan và tử vong. Vaccine phòng viêm gan siêu vi B được tiêm 3 mũi. Có thể hoà chung HBV & HiB để tiêm một lần cho trẻ. Mũi thứ nhất sau sanh, trước khi trẻ được cho về nhà; trong trường hợp nếu như mẹ có nhiễm virus HBV, mũi này phải được chích cho trẻ trong vòng 12 tiếng đầu sau khi bé chào đời. Mũi thứ hai được chích vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2. Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mũi thứ nhất chỉ được chích khi trẻ được 1-2 tháng thì mũi thứ 2 được chích khi trẻ được 3-4 tháng & mũi thứ 3 được chích trong khoảng thời gian trẻ được 6-18 tháng. Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B gây ra do virus Hepatitis nhóm B (HBV). Bệnh lý này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư gan hoặc xơ gan. Vaccine phòng viêm gan siêu vi B dường như có tác dụng miễn dịch cả đời (trong trường hợp tiêm chủng đúng). Trẻ lớn nếu chưa tiêm chủng khi còn bé cũng nên được chủng vaccine này. Các tác dụng ngoài mong muốn do tiêm vaccine HBV rất hiếm xảy ra. Một số phiền toái nhỏ như sốt nhẹ & bị kích thích vùng da quanh vết chích. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin. Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vaccine này tiếp tục, như: * Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường * Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên Vaccine phòng nhiễm bệnh do liên phế cầu Lý do nên tiêm chủng vaccine này: Vaccine Pneumococcal Conjugate (PCV) bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn liên phế cầu gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não & nhiễm trùng máu. Bệnh thường khởi phát bằng các nhiễm trùng tai. Vaccine được tiêm 4 mũi cho trẻ con. Vaccine cũng được tiêm chủng cho trẻ lớn có những dấu hiệu nguy cơ dẫn đến viêm màng não & nhiễm trùng máu. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây ra các nhiễm khuẩn cho màng não. Ở Mỹ, số liệu nhiễm khuẩn liên quan đến phế cầu khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm như sau: *Có hơn 700 trường hợp bị viêm màng não. *Khoảng 17,000 trường hợp bị nhiễm trùng máu *Khoảng 5 triệu trường hợp bị nhiễm trùng tai. Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ rất cao bị nhiễm phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn là thủ phạm gây ra gần 200 cái chết cho trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tại Mỹ. Vaccine phòng phế cầu khuẩn có hiệu quả cao trong việc phòng các chứng bệnh nguy hiểm nêu trên. Vì vaccine có công dụng trong 3 năm và vì tỷ lệ xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi nên mũi vaccine này thường được tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Mặc dù vaccine chỉ có công hiệu trong 3 năm nhưng các nghiên cứu cho thấy có giảm tỷ lệ mắc các bệnh do phế cầu ở người lớn khi có được tiêm chủng từ lúc nhỏ. Vì phế cầu khuẩn lây lan trực tiếp từ người sang người & phế cầu khuẩn là vi khuẩn có tính kháng thuốc rất cao nên rất khó kiểm soát được bệnh tình một khi chúng xảy ra. Việc phòng bệnh được cho là khôn ngoan, hiệu quả & kinh tế hơn rất nhiều so với những hậu quả của bệnh. Những ai nên tiêm chủng vaccine PCV: Có hai nhóm được khuyến cáo nên tiêm chủng phế cầu khuẩn: Nhóm 1: bao gồm các trẻ dưới 2 tuổi nên được tiêm 4 mũi phòng phế cầu khuẩn theo lịch trình bên dưới: *Mũi đầu tiên khi trẻ được 2 tháng tuổi *Mũi thứ hai khi trẻ được 4 tháng tuổi *Mũi thứ ba khi trẻ được 6 tháng tuổi *Mũi cuối cùng khi trẻ được 12-15 tháng tuổi Trẻ không được tiêm mũi đầu tiên khi được 2 tháng tuổi cần tiếp tục theo đuổi các mũi còn lại. Trao đổi với BS để hiểu rõ hơn! Nhóm 2: bao gồm các trẻ từ 2-5 tuổi khi có kèm theo các bệnh lý bên dưới *Bệnh tế bào hồng cầu hình liềm *Có tổn thương lá lách hoặc không có lá lách (do bẩm sinh hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ) *Bị nhiễm HIV/AIDS *Có các bệnh lý làm suy yếu hệ thống miễn dịch (ví dụ như ung thư, tiểu đường) *Một số loại thuốc như hóa trị liệu ung thư hoặc steroids gây ra suy yếu hệ miễn dịch Vaccine này cũng có khuynh hướng tiêm chủng đại trà cho trẻ từ 2-5 tuổi. Tuy nhiên, tập trung vào các trường hợp sau: *Trẻ dưới 3 tuổi *Trẻ vùng Alaska, hoặc giống dân da đen *Nhóm trẻ có bệnh lý cần được chăm sóc đặc biệt Vaccine phòng phế cầu khuẩn có thể được tiêm cùng khoảng thời gian khi trẻ phải tiêm chủng các vaccine khác theo lịch. Các lưu ý khi tiêm vaccine PCV: Vaccine phòng phế cầu khuẩn cũng có một số trường hợp chống chỉ định: *Trẻ bị phản ứng quá mạnh ở sau lần tiêm mũi đầu tiên *Trẻ đang bị các chứng bệnh khác trong khoảng thời gian phải tiêm chủng mũi đầu tiên hoặc các mũi kế tiếp. Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine này gây ra một số phản ứng nhẹ như: *Khoảng 30% số trường hợp được tiêm chủng có các phản ứng tại chổ như đỏ, sưng mềm & hơi đau tại chổ tiêm chích *Khoảng 10% bị sốt nhẹ Miễn dịch bằng vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các bệnh lý có tính lây nhiễm nghiêm trọng. Ngoài các vaccine buộc phải tiêm chủng cho trẻ theo chương trình phòng bệnh của mỗi quốc gia, các bệnh lý sau đây cũng cần được tiêm chủng. Vaccine thủy đậu & bệnh đậu mùa: Đậu mùa là một bệnh lý rất dể lây lan từ người sang người, thường thấy ở trẻ con (hầu hết các trường hợp bị đậu mùa thường dưới 15 tuổi). Đậu mùa được cho là một bệnh lý nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc & theo dõi điều trị tốt, đậu mùa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như phù não, viêm phổi & nhiễm trùng da. Vaccine thủy đậu có thể phòng bệnh đậu mùa. Sở dĩ có tên là vaccine thủy đậu vì virus thủy đậu gây ra bệnh đậu mùa- bệnh thường thấy xuất hiện ở tuổi ấu thơ. Trẻ trên 12 tháng là có thể tiêm chủng vaccine này. Vaccine này chỉ cần tiêm một mũi và có hiệu quả phòng bệnh từ 85 đến 90%. Sau khi chích, trẻ có thể bị phát ban bất kỳ lúc nào trong vòng một tháng sau tiêm chích. Ban có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị gì. Do tính chất lây lan mạnh của bệnh đậu Bạn nên xin nghỉ học hoặc nghỉ làm để bệnh mau lành hơn & tránh lây lan cho người khác. Vaccine đậu mùa chỉ cần tiêm 1 lần trong đời và không cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại nào khác. Tuy nhiên, để an toàn hoàn Bạn có thể cho trẻ chích một mũi nhắc lại vào độ tuổi từ 12-18 tuổi (mũi đầu tiên đã được chích trước khi trẻ được 2 tuổi). Nhân viên y tế làm việc trong môi trường dễ nhiễm virus thủy đậu cũng nên tiêm chủng bệnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm chủng thủy đậu trong những lúc biết chắc chắn không có mang thai. Người chuẩn bị đi du lịch đến những nơi có trung tâm dịch thủy đậu cũng nên tiêm chích trước khi đi. Tác dụng phụ của vaccine đậu mùa thường nhẹ (như sốt nhẹ, đau hoặc sưng đỏ vùng chích). Các tác dụng do phản ứng với vaccine hiếm thấy xảy ra. Các trường hợp không nên tiêm chủng thủy đậu: Không phải ai cũng có thể tiêm chủng bệnh đậu mùa. Hiện tại có 3 nhóm người không nên tiêm chủng bệnh thủy đậu hay bất kỳ bệnh nào khác (nếu không có chỉ định đặc biệt của BS) là: *Người bị suy yếu hệ miễn dịch dù bất kỳ lý do nào (HIV/AIDS hay suy giảm miễn dịch do sử dụng thuốc không đúng cách, nhất là các prednisone & các thuốc steroid khác) *Phụ nữ đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ *Đang bị những đợt bệnh cấp tính nguy hiểm hơn cần được chữa trị cấp tốc Những trường hợp dưới đây cũng không nên tiêm chủng vaccine đậu mùa: *Có tiền căn bị chàm hoặc các bệnh lý mạn tính trên da khác *Người đang bị các bệnh lý ở da như đang bị đậu mùa hoặc các nhiễm trùng da (mụn bọc, mụn nhọt, ghẻ chốc, .) *Sống chung vớu những người bị các bệnh lý về da nêu trên *Người bị suy giảm miễn dịch do bất cứ nguyên nhân nào (HIV, cắt lách, ung thư, tiểu đường, do tác hại của thuốc steroid hoặc thuốc dùng trong hóa trị ung thư, cấy ghép tạng) *Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine *Đang mang thai hoặc đang cho con bú *Trẻ dưới 12 tháng tuổi Vaccine ngừa bệnh đậu mùa chỉ có công dụng trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Do vậy, nếu quá thời hạn trên & dịch đang bùng phát thì Bạn nên đi tiêm chủng trở lại. Vaccine phòng cúm Những ai dễ mắc bệnh cúm? Có một số người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm & bị các biến chứng của cúm (như viêm phổi, suy hô hấp, .). Nếu Bạn có một trong những yếu tố nguy cơ bên dưới thì Bạn nên đi tiêm chủng vaccine phòng cúm hàng năm: *Trẻ con ở độ tuổi từ 6 đến 23 tháng tuổi. *Người lớn từ 65 tuổi trở nên. *Tất cả những phụ nữ đang hoặc dự định có thai trong mùa bệnh cúm. *Những người phải nằm lâu trong bệnh viện vì một bệnh lý nào khác. *Người có những vấn đề về sức khỏe kéo dài, không phân biệt tuổi tác. *Trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi có dùng aspirine thường xuyên để điều trị một chứng bệnh mạn tính khác. *Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân. *Người nuôi bệnh hoặc người giữ trẻ. *Người giúp việc nhà hoặc trông nom cháu bé dưới 6 tháng tuổi. Các đối tượng cần thiết tiêm ngừa cúm: Đối với trẻ nhỏ: *Tất cả các trẻ từ 6-23 tháng tuổi *Thường thì trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm ngừa cúm. Tuy nhiên, ngay cả trẻ sơ sinh có những yếu tố nguy cơ làm gia tăng các bệnh lý ở phổi một khi bị nhiễm cúm lại nên tiêm chủng cúm *Trẻ có bệnh lý tim phổi, kể cả hen suyễn *Trẻ thường phải đi khám BS bởi các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh thận, thiếu máu hoặc các bệnh lý suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS & các tình trạng suy giảm miễn dịch do sử dụng thuốc) *Trẻ có các bệnh lý buộc phải sử dụng Aspirin lâu dài *Trẻ sống chung với những người có nguy cơ bị bệnh cúm hoặc đang bị bệnh cúm Đối với người lớn: *Người có bệnh lý tim phổi mạn tính *Người thường phải đi khám BS do các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, thận, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS & các bệnh miễn dịch do thuốc) *Phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối thai kỳ khi dịch cúm đang hoành hành hoặc đang ở trong mùa cúm. *Phụ nữ mang thai có các bệnh lý làm gia tăng các biến chứng phức tạp khi mắc cúm, bất kể thời gian mang thai. *Người nuôi bệnh hoặc các nhân viên y tế *Những người làm việc mang nhiều tính chất cộng đồng như cảnh sát, công nhân trong một xí nghiệp, . *Dự định du lịch đến những nơi thường có dịch cúm *Người cao tuổi (trên 65 tuổi) *Người sống chung với những người có các yếu tố nguy cơ nêu trên Nếu gia đình Bạn có bé sơ sinh, hoặc là Bạn đang sống chung với người lớn tuổi (ông bà trong gia đình chẳng hạn) thì Bạn cũng cần phải đi tiêm chủng cúm để tránh lây nhiễm cho họ. Tuy nhiên nếu như Bạn không rơi vào bất cứ các trường hợp vừa kể trên, thì Bạn không cần phải tiêm ngừa bệnh cúm trong năm này. Tại sao? Bởi vì sẽ không đủ thuốc cho tất cả mọi người. Và nếu như có quá nhiều người khỏe mạnh tiêm ngừa bệnh cúm thì số thuốc tiêm ngừa còn lại cho những người thật sự cần được tiêm ngừa sẽ bị thiếu hụt đi. Những ai không nên tiêm vaccine ngừa cúm? *Trẻ con dưới 6 tháng tuổi *Lưu ý không nên tiêm chích vaccine phòng cúm trong thời gian đang bị các bệnh lý nhiễm trùng khác *Trong quá khứ, Bạn đã từng bị dị ứng với các lần tiêm chủng cúm trước *Người bị dị ứng với trứng, vì virus cúm được nuôi cấy trong tròng đỏ trứng. *Người có tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré (một phản ứng gây ra yếu liệt hoặc dị cảm cục bộ một phần cơ thể) trong vòng 6 tuần sau mũi tiêm vaccine phòng bệnh cúm trước đó. Những ai không nên dùng vaccine ngừa cúm dạng xịt qua mũi? Những trường hợp dưới đây nên báo cho BS trước khi được sử dụng vaccine phòng cúm dạng phun xịt ở mũi: *Trẻ em dưới 5 tuổi. *Người lớn ở tuổi 50 hoặc hơn *Những người có vần đề về sức khỏe kéo dài *Những người có hệ miễn dịch kém *Trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi đang áp dụng chế độ điều trị bằng aspirin cho bệnh lý mạn tính *Người có tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré. *Phụ nữ đang mang thai. *Những người đã từng bị dị ứng với vaccine phòng cúm hoặc có dị ứng với trứng. . Vaccine phòng bệnh Vaccine IPV phòng bệnh bại liệt: Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inactivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do. theo chương trình phòng bệnh của mỗi quốc gia, các bệnh lý sau đây cũng cần được tiêm chủng. Vaccine thủy đậu & bệnh đậu mùa: Đậu mùa là một bệnh lý rất

Ngày đăng: 25/12/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w