1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ SỰ VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT đó đối VỚI BẢN THÂN

12 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 703,33 KB

Nội dung

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nghệ thuật chớp thời cơ trong cuộc Cách mạng tháng Tám đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA VẬT LÍ

BÀI THI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ SỰ VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT ĐÓ ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Sinh viên: VÕ NGỌC TÂN (4501102072)

GVHD: Thầy Ngô Bá Khiêm

Trang 2

1 Mở đầu.

Việt Nam chúng ta vốn dĩ là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, lại nằm trong ngã ba Đông Dương nên được các nhiều nước trên thế giới xem như là một miếng mồi ngon và béo bở lúc bấy giờ Do đó trong quá trình đi xâm lấn, mở rộng thuộc địa,

tư bản phương Tây đã để ý tới nước ta Năm 1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước

ta, Triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước ký hiệp ước Patonot (6-6-1884) hoàn toàn dâng nước ta cho thực dân Pháp Từ đó, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu đựng bao đau khổ, lầm than dưới sự bốc lột tận cùng của thực dân Pháp

đã làm hằn sâu trong tiềm thức mỗi người dân ta một ý chí đấu tranh kiên cường mong muốn giành lại được độc lập

Ngày 3-2-1930, đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lịch

sử của Cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nghệ thuật chớp thời cơ trong cuộc Cách mạng tháng Tám đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn,

nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật, đồng thời còn lật đổ chế độ Phong Kiến trên đất nước ta, lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội Cách mạng tháng Tám được xem như là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cũng như để lại nhiều bài học quý giá cho sự phát triển của đất nước ta sau này

Để hiểu rõ và tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, rồi từ đó vận dụng nghệ thuật đó vào bản thân, em xin được nghiên cứu đề tài tiểu luận “Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám và sự vận dụng nghệ thuật đó đối với bản thân”

2 Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

a Lý luận chung về thời cơ:

Trang 3

Có thế thấy, Cách mạng tháng Tám thành công là một mốc son chói lọi trong lịch

sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc Việt Nam Thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám được kết hợp bởi nhiều yếu tố, trong đó, chớp thời cơ là yếu tố quan trọng mang đến sự thắng lợi và ít đổ máu của Cách mạng tháng Tám Vậy thời cơ

là gì? Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó Thời cơ hoàn toàn không phụ thuộc vào

ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Nói như vậy không có nghĩa thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể dự đoán được Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình

Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề vô cùng quan trọng Bởi vì, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi và Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính là một mình chứng về việc chớp thời cơ Cách mạng

b Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng:

Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài mà chúng ta thường gọi là điều kiện, thời cơ chín muồi Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng ta được thể hiện rõ qua ba ý

Thứ nhất, từ sự kiện ngày 12-8-1945, sau khi nhận được tin phát xít Nhật Bản

đã bị thua to trên hầu khắp các chiến trường châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến

II, nên phải gửi công hàm cho các nước Đồng minh đề nghị ngừng bắn Bằng nhãn quan chính trị nhạy bén, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt thời cuộc kịp thời, đồng chí Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhóm họp ngay tại Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước Ngay sau cuộc họp, “Mệnh lệnh khởi nghĩa” đã được phát ra Để hiểu rõ nghệ thuật chớp thời cơ này, chúng ta cùng quay ngược thời gian xem Đảng ta đã dự báo thời cơ cho cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ

Trang 4

Từ tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyền Tổng bí thư Trường Chinh tại Pắc Bó, Cao Bằng Nghị quyết đã dự báo chính xác về chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước

xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, cách mạng nhiều nước sẽ thành công… ” Nghị quyết này được thông qua tháng 5-1941 khi Liên Xô chưa tham chiến, cho tới tháng 6-1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên

Xô Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và các nước dân chủ Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra những quan điểm “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến, bộ phần ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau” Với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kết hoạch hành động khi tình hình mới tới Và sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng gia tăng trong hành ngũ kẻ thù, Trường Chinh đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa Nhật Pháp với nhau nhất định sẽ xảy ra Vì thế khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược chính xác và đúng đắn để đưa Cách mạng tiếp tục tiến lên Ngay trong đêm Nhật Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh Sợ bị lộ, Hội nghị chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945 Bản chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo

ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa nhanh

Trang 5

chóng diễn ra Trong bản chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời

cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là quân đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và Nhật đầu hàng Đông minh Dưới ánh sáng của bản chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ Đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quan của Nhật

ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về điều kiện đầu hàng Đến ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật Hoàng đã thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh Và ngày 15-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản Như vậy, thời cơ như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo xuất hiện Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm mà người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang) Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập” Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng… Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”

Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước Thời cơ chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Trong Cách mạng tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ Còn với Cách mạng tháng Tám, thời cơ tồn tại trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 15-8-1945

và kết thúc khi quân Đồng minh vào nước ta theo hiệp định Pô-xđam (5-9-1945) Nếu phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8-1945, quân

Trang 6

Nhật còn mạnh, thiệt hại sẽ đáng kể Còn sau ngày 5-9-1945, trên đất nước có nhiều kẻ thù, vĩ tuyến 16 trở ra có quân Tưởng – Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, từ

vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược Chính vì thế, Đảng ta nhận định chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt này Vào tháng 7-1945, vì sự khắc nghiệt đó, cho dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, khi biết tin phát xít Đức-Ý đã bại trận trên chiến trường Châu Âu, phát xít Nhật đang trên đường sụp đổ ở Châu Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho các đồng chí của mình “Lúc này, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” Sau đó, hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, vì vậy, phải “Kịp thời hành động, không

bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu

“Việt Nam hoàn toàn độc lập” Đến 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc Kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu trời Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14-8-1945 đến ngày 18-8-1945, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội Ngày 23-8-1845, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu Ngày 25-9-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn,

Trang 7

Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân Cuộc Cách mạng tháng Tám mà Đảng và mặt trận Việt Minh phát động như cơn sóng thần đã cuốn phăng chính quyền phát xít Nhật và tay sai

Thứ hai, sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và

tiếp nhận sự thoái vị của nhà vua ngày 30/8/1945 tại Huế, cũng là việc lực lượng cách mạng đã chớp thời cơ, tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ Nhiê ̣m vu ̣ vâ ̣n đô ̣ng vua Bảo Đa ̣i thoái vi ̣ được giao cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Pha ̣m Khắc Hòe đảm trách Ngày 17-8, Bảo Đa ̣i ban hành du ̣ số 105 chấp nhâ ̣n bàn giao chính quyền cho Viê ̣t Minh, song vẫn hy vo ̣ng có thể giữ được ngôi báu bằng cách mời các các lãnh tu ̣ Viê ̣t Minh về Huế thiết lâ ̣p nô ̣i các mới Chiều ngày 22-8-1945, Bảo Đa ̣i nhâ ̣n được mô ̣t bức điê ̣n tín từ Ủy ban Dân tô ̣c Giải phóng với nô ̣i dung “Trước ý chí đồng nhứt của toàn thể dân chú ng Viê ̣t Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu vãn nền dô ̣c lâ ̣p quốc gia, chúng tôi thà nh kính xin đức Hoàng đế hãy làm mô ̣t cử chỉ li ̣ch sử để từ bỏ ngai vàng”

Như vâ ̣y, trước cao trào của cuô ̣c cách ma ̣ng, nhân dân đã cho ̣n cho mình con đường đi theo cách ma ̣ng Bảo Đa ̣i phải cho ̣n cho mình con đường hòa hợp với chính số

mê ̣nh của toàn thể nhân dân Nếu như tháng 3-1945, sự tồn vong của li ̣ch sử đất nước đòi hỏi Bảo Đa ̣i ở ngôi thì tháng 8-1945, cũng vì sự tồn vong của đất nước, Bảo Đa ̣i phải

đi theo nhân dân Vi ̣ vua cuối cùng của triều Nguyễn quyết đi ̣nh thoái vi ̣, như nhân dân đã đòi hỏi Là hoàng đế, Bảo Đa ̣i đã dấn thân cho nền đô ̣c lâ ̣p và thống nhất của tổ quốc, cho nên không thể đi ngược la ̣i con đườ ng đã mở ra cho đất nước Bảo Đa ̣i gửi điê ̣n tín cho Ủy ban Dân tô ̣c Giả i phóng, sẵn sàng hy sinh mo ̣i quyền lợi vì sự nghê ̣p chung và yêu cầ u người của Ủy ban sớm đến Huế để nhâ ̣n bàn giao Tối ngày 22-8-1945, đài phát thanh Huế vang lên lời tuyên bố thoái vi ̣ của nhà vua: “Trẫm ưng làm dân mô ̣t nước đô ̣c

Trang 8

lâ ̣p hơn là m vua mô ̣t nước nô lê ̣ Trẫm chắc rằng toàn thể quốc dân cũng mô ̣t lòng hy sinh như Trẫm”

Việc vua Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến, đồng thời triệt tiêu một đầu mối quan trọng mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì,

sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị trên đất nước ta Không những thế, việc vua Bảo Đại thoái vị còn gián tiếp công nhận tính hợp pháp của chính quyền dân chủ nhân dân, không cho bè lũ thực dân Pháp hay quân Đồng minh lấy lý do chính quyền không hợp pháp mà xâm lược lại đất nước ta

Thứ ba, sau khi cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thắng diễn ra thắng

lợi, ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chính thức ra mắt trước quốc dân đồng bào Nếu chậm trễ không tuyên bố độc lập, chủ quyền trước khi quân Đồng minh tiến vào thì dù có cướp được chính quyền cũng phải bàn giao lại cho quân Đồng minh tiếp quản Vì vậy, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chớp thời cơ, khẩn trương chỉ đạo sớm tiến hành tổ chức

Lễ Độc lập liền sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công trên

cả nước chính là nhằm ngay lập tức khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trước các thế lực đế quốc, phản động đội lốt dưới danh nghĩa quân Đồng minh

c Kết quả của nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng:

Qua nghiên cứu trên cho ta thấy được, thành công của Cách mạng tháng Tám năm

1945 chứng tỏ Đảng ta, Đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi Đây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám đã nêu cao

Trang 9

tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu

vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ Là kết quả của tám mươi năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp Về mặt quốc tế, nhờ nghệ thuật lãnh đạo chớp thời của Đảng dẫn tới Cách mạng tháng Tám thắng lợi, đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống địa chủ của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời

kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến to lơn vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới,

cổ vũ các cuộc vận động giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã và đang dũng cảm gánh một phần trách nhiệm giải phóng ách thống trị của bọn thực dân Dù muốn hay không, Cách mạng Việt Nam đã thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

3 Vận dụng nghệ thuật đó đối với bản thân

Bản thân là sinh viên, trước thời điểm nền kinh tế đang khó khăn, mỗi năm hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp… trong khi nhiều nhà máy công ty thì thiếu lao động

có tay nghề cao, em nhận thức được rằng việc học đại học là rất cần thiết, nhưng học như thế nào thì đó lại là điều mà mỗi chúng ta nên quan tâm, suy nghĩ Không phải chỉ trong thời kỳ kháng chiến mới cần nghệ thuật chớp thời cơ, mà đối với xã hội Việt Nam ngày nay thì việc nắm bắt thời cơ lại là điều rất quan trọng, đặc biệt là sinh viên, cần nhận ra ưu điểm và nhược điểm của bản thân để từ đó chọn hướng đi, ngành nghề cho bản thân mình một cách đúng đắn, để có thể phát huy được hết những điểm mạnh của bản thân, đóng góp sức mình cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Vậy thì sinh viên chúng ta cần làm gì để áp dụng, nắm bắt được thời cơ một cách tốt nhất? Trước tiên, ngay từ bây giờ, khi ta đang ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần phải nhận thức được việc học và xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, như khi xưa Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhận thức được sự đau khổ,

Trang 10

mất mát khi đất nước mất độc lập, tự do dân tộc, chính vì vậy chúng ta đã đặt ra mục tiêu rõ ràng là trước hết phải giành lại nền độc lập dân tộc cho Tổ quốc Bản thân chúng

ta là sinh viên, mà sinh viên lại giữ vai trò quan trọng, là nguồn lực chủ yếu, chúng ta có một nhiệm vụ hay giữ một trọng trách hết sức nặng nề những người được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, được tổ chức tốt về kiến thức văn hóa, chính trị, đạo đức, lối sống… để có thể đóng góp sức lực của ta xây dựng đất nước vững mạnh

Thứ hai, để có thể nắm bắt được nghệ thuật chớp thời cơ như công cuộc Cách mạng tháng Tám khi xưa, mỗi người sinh viên cần phải có một sự chuẩn bị kĩ càng ngay

từ khi ngồi trên ghế môi trường đại học Khi xưa trước cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra, Đảng và nhân dân ta để có thể áp dụng tốt nghệ thuật chớp

cơ, quân và dân ta không những chỉ chuẩn bị tốt về mặt lực lượng cách mạng, mà còn chuẩn bị kĩ càng chu đáo về chủ trương, đường lối, chính sách, lực lượng chính trị, căn

cứ địa cách mạng… Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới hứa hẹn nhiều đổi thay, cá nhân

em đã có lần tự hỏi: Mình đã chuẩn bị được những hành trang gì để hòa nhịp cùng bước tiến của thời đại, phải làm gì và bằng cách nào để vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết ở tầm cao thời đại nhằm biến những cơ hội và thử thách trong tương lai thành cuộc thử nghiệm quan trọng chứng minh cho lòng can đảm và sự bứt phá vượt lên chính bản thân mình Để làm được điều

đó, việc đầu tiên là cần nắm bắt thời cơ một cách thích hợp, biết được xã hội cần gì, và chính mình có những gì? Trong vali hành trang vào đời, cái gì đã được chuẩn bị tốt, cái

gì chưa đầy đủ cần phải hoàn thiện, cái gì cần thiếu thì bổ sung, đó là những vấn đề mà sinh viên hiện nay đều quan tâm Đương nhiên mỗi thế hệ đều có yêu cầu, nội dung và cách thức chuẩn bị cho mình, và đều có những hành trang cơ bản và chung nhất

Nhận thức được vị thế của mình trong xã hội, mỗi sinh viên chúng ta phải không ngừng học hỏi, tiếp nhận kiến thức, xử lý thông tin, phải rèn luyện cả đức lẫn tài, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân hay nói cách khác phải tự giáo dục về tri thức, phẩm chất,

Ngày đăng: 06/10/2021, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w