1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân

25 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 66,23 KB

Nội dung

Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1. Một số k hái niệm : - Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. - Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một bên sẽ chi trả cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. - Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông. - Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000) cũng có định nghĩa: + Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. + Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. 2. Phân loại bảo hiểm: Có nhiều cách phân loại bảo hiểm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau, Sau đây là một số các phân loại cơ bản: - Căn cứ vào chủ thể cung cấp bảo hiểm: + Bảo hiểm xã hội : là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người sử dụng lao động cộng với sự hộ trợ của nhà nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đối tượng đời sống cho người tham gia bảo hiểm xã hội và gia đình họ trong các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, rủi ro tuổi già làm cho gia đình bị mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ. Phân tích chính sách thuế Page 1 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn lương và nhóm lao động tự do. + Bảo hiểm thương mại: là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền khi xảy ra các rủi ro đã thoả thuận trước trên hợp đồng. Đối tượng bảo hiểm đa dạng: con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý…. - Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm: + Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiên hợp đồng. + Bảo hiểm con người: đối tượng chính của loại bảo hiểm này là tính mạng, thân thể, sức khoẻ của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm thì họ hoặc người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó người được bảo hiểm phải được bồi thường bằng tiền cho người thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. - Căn cứ vào nghĩa vụ của người được bảo hiểm: + Bảo hiểm tự nguyện: là những bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người. Phân tích chính sách thuế Page 2 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong + Bảo hiểm bắt buộc: được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Các hoạt động bảo hiểm có thể dẫn đến tổn thất tài chính và con người trầm trọng gắn liền với với trác nhiệm dân sự, nghề nghiệp chính là đối tượng của sự bắt buộc này. Thông thường đối với các loại bảo hiểm bắt buộc này gần như hầu hết các nội dung cơ bản của hợp đồng là do nhà nước quy định. - Căn cứ vào tính chất của các khoản bồi thường, các loại hình bảo hiểm: + Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: theo nguyên tắc này số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta phải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản nhân, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ngày nay người ta có xu hướng đưa cả bảo hiểm tai nạn và bệnh tật vào loại này. + Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tuỳ thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là bao hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. - Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm: + Bảo hiểm nhân thọ : là các loại bảo hiểm bảo đảm cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của cong người. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có thời gian trung và dài hạn + Bảo hiểm phi nhân thọ : là các loại bảo hiểm bảo đảm cho các loại rủi ro độc lậo với tuổi thọ của con người. Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường là ngắn hạn, có nhiều loại bảo hiểm phi nhân thọ như: bảo hiểm tài sản, trách nhiệm, bảo hiểm tai nạn, y tế… 3. Vai trò của công ty bảo hiểm - Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất: Vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo hiểm thì nhiệm vụ cơ bản Phân tích chính sách thuế Page 3 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong của bảo hiểm là khắc phục những hậu quả đó, ổn định đời sống và quá trình sản xuất – kinh doanh. - Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: + Dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra hàng năm, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành nghiên cứu các rủi ro, thống kê các tai nạn, tổn thất, từ đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thiệt hại. Những nghiên cứu này giúp các công ty bảo hiểm có thể đề ra và thực hiện các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất nhằm giảm đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra. + Bên cạnh đó ,Các công ty bảo hiểm cũng luôn đôn đốc các nhân, tổ chức tham gia mua bảo hiểm tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản của chính mình. - Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác + Sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các nhân, doanh nghiệp) mà còn đáng ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mỏ rộng, đặc biệt trong nền kinh tế rhị trường. Với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. + Và do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. + Bảo hiểm không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn. + Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đã góp phần làm cho thị trường tài chính thêm phần nhộn nhịp do sự đầu tư vào các lĩnh vực : • Tiền gửi vào các tổ chức ngân hàng: Do đặc thù của công tác đầu tư vốn của công ty bảo hiểm là phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn , hoạt động đầu tư tín dụng vẫn là một hoạt động chính , chủ yếu đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ đặc biệt là đối với các nước có thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam Phân tích chính sách thuế Page 4 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong • Trái phiếu chính phủ, trái phiếu có thế chấp, trái phiếu công ty : Các chứng khoán có lãi suất cố định của các công ty phát hành là tài sản lớn nhất trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm vì nó giúp cho các công ty bảo hiểm nhân thọ dễ quản lý được tài sản có của họ để cân đối với tài sản nợ cũng như hạn chế được rủi ro trong tính phí cũng như rủi ro tài sản • Cho vay thế chấp bất động sản thương mại: Là một hình thức đầu tư rất phù hợp với công ty bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong tương lai • Cho vay theo đơn bảo hiểm: Đây là một hình thức đầu tư riêng của công ty bảo hiểm nhân thọ do hai đặc tính : o Là hợp đồng tín dụng nhưng việc cho vay theo đơn bảo hiểm lại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người cho vay ( công ty bảo hiểm nhân thọ ) mà nó là quyền được hưởng của khách hàng o Vì số tiền vay không vượt quá số tiền giải ước và nếu người vay không trả tiền gốc thì công ty bảo hiểm nhân thọ có thể khấu trừ vào số tiền cam kết thanh toán khi người bảo hiểm chết, do vậyviệc cho vay theo đơn bảo hiểm là tương đối an toàn • Cổ phiếu: Do tính chất đặc thù của cổ phiếu là không ổn định về giá và rất khó dự đoán sự biến động của nó nên đầu tư vào cổ phiếu sẽ rủi ro hơn đầu tư vào các sản phẩm có lãi suất cố định .Do vậy nói chung cổ phiếu thường không phù hợp lắm với những đòi hỏi của công ty bảo hiểm nhân thọ về thời hạn cũng như lãi đầu tư • Bất động sản: đầu tư trực tiếp vào bất động sản là một dạng đầu tư có bản chất cổ phần nên đầu tư vào bất động sản cũng phải gánh chịu các rủi ro tương tự như đầu tư vào cổ phiếu , do vậy luật pháp cũng hạn chế các công ty bao hiểm nhân thọ đầu tư vào bất động sản • Đầu tư vào các quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là một dạng doanh nghiệp thuộc loại công ty cổ phần , nó phát hành và bán cổ phiếu để lấy vốn hoạt động .Nguồn hình thành quỹ rất phong phú và đa dạng : Các tập đoàn tư bản , các công ty công chúng , nhân .có vốn nhàn rỗi dù nhiều hay ít đều có thể trở thành chủ sở hữu quỹ đầu tư bằng việc mua các cổ phiếu do quỹ đầu tư phát hành Phân tích chính sách thuế Page 5 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong • Liên doanh: đây là một hình thức đầu tư trực tiếp của công ty bảo họ dùng vốn của mình tham gia góp vốn với các tổ chức khác , cùng thực hiện các dự án kinh tế • Các hình thức đầu tư khác: Để hạn chế rủi ro đầu tư như đã nêu trên các công ty bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện các hợp đồng lựa chọn , tương lai hoặc hoán đổi , tuy nhiên các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng rất thận trọng đối với các sản phẩm tài chính này vì bản thân nó đã chứa đựng các yếu tố đầu cơ và rủi ro tiềm tàng - Tăng thu cho ngân sách nhà nước: + Các công ty bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế. thông qua việc nộp thuế, hằng năm bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. + Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc thực hiện tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp Nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp cho những tổn thất như phải xây dựng lại đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… - Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống: Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Rủi ro do thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, sóng thần, cháy rừng tự nhiên… đang trở nên hết sức phức tạp, khó dự đoán do môi trường thế giới đang thay đổi theo chiều hướng xấu. Chiến tranh, xung đột, khủng bố, đình công… không những không giảm bớt mà lại ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con người. 4. Quản lý bằng pháp luật đối với các công ty bảo hiểm : Với vai trò quan trọng của các công ty bảo hiểm, Nhà nước đã có những qui định cụ thể đối với công ty bảo hiểm về vốn, dự phòng, đầu tư cụ thể như sau: Phân tích chính sách thuế Page 6 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong Theo Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Chương 2 mục 1 điều 4. có qui định về vốn pháp định như sau: a. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm: - Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam; - Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam. b. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam. c. Và tại chương 2 mục 2 điều 8 và 9 cũng qui định cụ thể về mức trích lập dự phòng cụ thể cho từng loại bảo hiểm như sau : - Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. d. Những chính sách đầu tư của công ty bảo hiểm chủ yếu chịu sự điều chỉnh của các đạo luật bảo hiểm .Những hạn chế đối với hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm được quy định trong luật bảo hiểm nhằm đạt ít nhất một trong các mục tiêu sau : e. Các tài sản đầu tư tài chính phải đảm bảo mức độ rủi ro thua lỗ thấp nhất đến mức có thể chấp nhận được f. Danh mục đầu tư phải được đa dạng hoá ở mức đủ để làm giảm bớt hơn nữa rủi ro thua lỗ và có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán bồi thường g. Cơ cấu của danh mục đầu tư phải tương ứng với tính chất của các trách nhiệm để đảm bảo khả năng đáp ứng các thanh khoản theo hợp đồng cho người tham gia bảo hiểm Do đó c qui định của pháp luật về đầu tư vốn cũng rất chặt chẽ : Phân tích chính sách thuế Page 7 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong - Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu. + Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. + Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: + Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: • Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; • Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; • Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. + Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: • Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; • Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; • Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm h. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. i. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán. j. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm Phân tích chính sách thuế Page 8 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu quy định tại Nghị định này trước khi nộp Bộ Tài chính. k. Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 1. Bảo hiểm Việt Nam trước năm 2000 (trước khi có luật kinh doanh bảo hiểm mới ra đời): - Hoạt động bảo hiểm của nước ta đã có từ thời kỳ thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ nguỵ quyền. - Năm 1986, sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài… có ý nghĩa rất lớn với quá trình phát triển bảo hiểm nước ta. - Như vậy, việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi truờng cạnh tranh quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. => Bảo hiểm Vịêt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển. 2. Hoạt động của thị trường bảo hiểm từ năm 2000 đến nay: - Nhằm tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 từ ngày 14/11 đến ngày 9/12/2000, đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Phân tích chính sách thuế Page 9 Tác động của lạm phát đến thuế thu nhập nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong - Trải qua hơn 10 năm, thị trường bảo hiểm Việt nam đã phát triển một cách nhanh chóng, từ chỗ Nhà nước độc quyền về bảo hiểm với 1 doanh nghiệp Nhà nước duy nhất, tới nay đã có 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 Công ty môi giới bảo hiểm và 1 Tổng Công ty Tái bảo hiểm, hệ thống đại lý bảo hiểm có mặt tại tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước. Tổng số đại lý bảo hiểm trên 200.000 người (Đơn vị tính: tỷ đồng) Doanh thu bảo hiểm năm 2010 30.844 Trong đó: BH phi nhân thọ 17.052 BH nhân thọ 13.792 Thu nhập đầu tư 8.200 Tổng vốn đầu tư của DNBH 92.000 Tổng vốn chủ sở hữu 30.100 Trong đó: BH nhân thọ 10.600 BH phi nhân thọ 19.500 Nhận xét: Năng lực tài chính của DNBH ngày một tăng. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại cho nền kinh tế. - Liệt kê một số doanh nghiệp bảo hiểm như: Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PJICO, PTI, Prudential, Manulife, . - Có thể chia thị trường bảo hiểm Việt Nam ra thành: + Thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ: Tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng tăng 24,9% so với năm Phân tích chính sách thuế Page 10 . Nam phát triển không lành mạnh. 5. Những cơ hội của các công ty bảo hiểm Phân tích chính sách thu Page 16 Tác động của lạm phát đến thu thu nhập cá nhân. sách thu Page 19 Tác động của lạm phát đến thu thu nhập cá nhân SVTH: Nguyễn Hoài Phong ngành này đến khi phát hiện ra sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của ngành

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w