1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích xu thế và điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán

17 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 242,99 KB

Nội dung

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3 Phần 1: Xu thế quốc tế hóa điều kiện phát triển xu thế này 3 1. Xu thế quốc tế hóa . 3 2. Điều kiện phát triển xu thế quốc tế hóa 7 3. Thực trạng xu thế quốc tế hóa tại thị trường chứng khoán Việt Nam 8 Phần 2: Xu thế đa dạng hóa điều kiện phát triển xu thế này .12 1. Xu thế đa dạng hóa 12 2. Điều kiện phát triển xu thế đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường chứng khoán 14 3.Thực trạng xu thế đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam .15 KẾT LUẬN .17 2 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán. Nó là nơi cung cấp vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp, cung cấp tính thanh khoản cho thị trường là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô của chính phủ. Vì vậy, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại phát triển kinh tế của một quốc gia nói riêng nền kinh tế toàn cầu nói chung. Việc dự báo đúng xu thế phát triển thị trường chứng khoán điều kiện phát triển của các xu thế đó trên thế giới nói chung tại Việt Nam nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại phát triển của thị trường chứng khoán. Xác định đúng xu thế phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho chính phủ các quốc gia xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo ra những tiền đề phù hợp thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước. Vì những lý do trên nên nhóm đã lựa chọn đề tài "Phân tích xu thế điều kiện phát triển của thị trường chứng khoán" để nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu một số thị trường chứng khoán trên thế giới, nhóm nhận thấy có hai xu thế phát triển thị trường chứng khoán phổ biến hiện nay là: - Xu thế quốc tế hóa - Xu thế đa dạng hóa 3 CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Phần 1: Xu thế quốc tế hóa điều kiện phát triển xu thế này 1. Xu thế quốc tế hóa 1.1 Nguyên nhân dẫn đến quốc tế hóa Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mạnh, quá trình sản xuất sản phẩm ngày càng hoàn thiện vì được nhiều công ty của nhiều nước hùn vốn (cả tư bản lẫn các nguồn nhân lực khác), hợp tác chế tạo; Các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, quá trình vừa hợp tác, vừa đua tranh, cạnh tranh trên thế giới diễn ra trên nhiều cấp độ. Thị trường chứng khoán không chỉ tồn tại ở các nước công nghiệp phát triển lâu đời mà còn có vị trí to lớn ở nhiều nước đang hoặc mới phát triển, trở thành một trong những biện pháp lưu thông vốn quan trọng. Có những thị trường chứng khoán chưa lâu đời nhưng phát triển, có ảnh hưởng nhất định trên thị trường chứng khoán quốc tế như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Mêhicô, Ấn Độ, Venezuela, Chile, Jordani, Ba Lan, Hungari, Rumani . trong đó Singapore Hồng Kông đã trở thành những trung tâm tài chính tiền tệ quốc tế. Chính quá trình quốc tế hóa đã giúp cho những thị trường chứng khoán mới ra đời có cơ hội phát triển đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính thế giới. Quá trình quốc tế hóa diễn ra do các nước giàu có "thừa" tư bản, tiếp tục đầu tư ra thị trường ngoài nước để tăng lợi nhuận; giao dịch tài chính thị trường quốc tế ngày càng được tự do hoá; quốc tế hoá sản xuất vốn; cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế . 1.2 Khái niệm quốc tế hóa Quốc tế hóa được xem là một khái niệm quan trọng rộng “nổi tiếng”, nó được dùng để mô tả bất cứ điều gì có liên quan đến toàn thế giới, mang tính chất liên văn hóa, toàn cầu hóa hoặc có bản chất quốc tế. 4 Theo từ điển Oxford, “quốc tế hóa là quá trình làm cho cái gì đó chịu sự bảo vệ hay kiểm soát bởi hai hoặc nhiều quốc gia 1 ”. Quốc tế hóa thị trường chứng khoán là quá trình niêm yết, giao dịch huy động vốn trên các sở giao dịch quốc tế. 1.3 Biểu hiện của quốc tế hóa thị trường chứng khoán Trong phạm vi bài viết này, nhóm chỉ đưa ra các biểu hiện của xu thế quốc tế hóa dựa trên các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán là cơ quan quản lý (đại diện là sở giao dịch), nhà đầu tư (đầu tư trực tiếp đầu tư gián tiếp) tổ chức niêm yết. a. Xu hướng quốc tế hóa các sở giao dịch chứng khoán Kể từ thập niên 1970, hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển đổi sâu sắc. Một phần ba giá trị các vụ mua bán được thực hiện xuyên biên giới. Nhiều dự án tập trung kinh tế quy mô trong lĩnh vực bảo hiểm đã được thực hiện, điển hình nhất là vụ sáp nhập giữa Allianz-AGF Axa-UAP. Đồng tiền chung Châu Âu đã loại bỏ rủi ro về hối đoái đối với các quỹ đầu tư chứng khoán được niêm yết trong khu vực sử dụng đồng Euro. Tất cả những yếu tố đó càng thúc đẩy thêm xu hướng quốc tế hóa hội nhập của các thị trường. Để cạnh tranh với Hoa Kỳ - nước tập trung quá nửa lượng tư bản toàn cầu, các sở giao dịch chứng khoán đã được quốc tế hóa. Quá trình quốc tế hóa này được tạo điều kiện thuận lợi nhờ sự đổi mới kỹ thuật xử truyền dữ liệu. Các thị trường chứng khoán từ đó được quản lý bởi các doanh nghiệp hoạt động theo luật chung, trong đó có một số doanh nghiệp được niêm yết. Kỹ năng tài chính cho phép những doanh nghiệp đó phát hành ra những công cụ huy động vốn từ công chúng, làm thay đổi các khuôn khổ pháp lý kỹ thuật truyền thống, biến các tiêu chuẩn kế toán công cụ phân tích rủi ro trước đó trở nên lỗi thời. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện các sàn giao dịch khu vực. Giữa các sở giao dịch chứng khoán bắt đầu có sự liên kết để tăng cường uy tín, nâng cao chất lượng giảm chi phí. 1 internationalize: bring (a place) under the protection or control of two or more nations 5 Euronext là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên được thành lập trong phạm vi Châu Âu, với mục tiêu là tạo ra tính thanh khoản cao cho các nhà đầu tư, đồng thời giảm thiểu chi phí giao dịch. Sàn giao dịch này ra đời ngày 22-9- 2000 là kết quả của sự sáp nhập giữa ba thị trường cổ phiếu sản phẩm phái sinh: Amsterdam, Bruxelles Paris. Tháng 2-2002, sàn giao dịch chứng khoán Bolsa de valores de Lisboa e Porto tiếp tục sáp nhập vào Euronext. Cùng năm đó, Euronext đã mua lại sàn giao dịch sản phẩm phái sinh của Anh (LIFFE). Thay vì thực hiện một chỉ số chung, người ta vẫn để song song tồn tại các chỉ số quốc gia chịu sự điều chỉnh của những quy định tương tự như nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Ngoài chỉ số Euronext (EURO STOXX 50) còn có các chỉ số AEX (Amsterdam),BEL 20 (Bruxelles), CAC 40 (Paris) PSI 20 (Lisbonne). b. Xu hướng góp vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa các nước Nét chủ đạo trong toàn cầu hoá về kinh tế là cuộc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, lấy các nước phát triển làm trung tâm các công ty xuyên quốc gia làm chủ lực. Các nước phát triển thực hiện đầu tư đan xen nhau, các công ty xuyên quốc gia, các xí nghiệp cạnh tranh thôn tính lẫn nhau, tinh giản bộ máy, sắp xếp lại nguồn vật tư, khai thác thị trường kỹ thuật mới trên cơ sở quy mô kinh tế ngày càng lớn, từ đó thực hiện nâng cấp kỹ thuật tập trung vốn thành sức mạnh tập trung. Ngoài hình thức đó, các nước phát triển đã đưa dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều nhân công sang các nước đang mới phát triển. Theo con số thống kê của LHQ dự báo của các chuyên gia thì cuối năm 2000, trên thế giới đã có khoảng hơn 45.000 công ty mẹ, công ty xuyên quốc gia với 300.000 công ty con, xí nghiệp chi nhánh doanh nghiệp liên quan, phụ thuộc, tạo thành một hệ thống sản xuất tiêu thụ mạnh mẽ. Các công ty xuyên quốc gia nắm tới 1/3 khối lượng sản xuất, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp hơn 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trên phạm vi thế giới. Các nước phát triển đã thông qua phương thức lập các công ty xuyên quốc gia thu mua cổ phiếu xí nghiệp của các nước đang mới phát triển để tiến hành đầu tư. Các nước đang mới phát triển muốn bứt lên, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đã phải dùng hình thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế để thu gom tiền vốn họ đã trở thành một bộ phận của quá trình quốc tế hóa thị trường chứng khoán. Công tác quản lý thị 6 trường tài chính thế giới cho thấy phải có cơ chế quản lý điều tiết chặt chẽ, đồng thời phải tăng cường công tác phân tích dự báo biến chuyển của thị trường nhạy cảm này. Trong tháng 8/2000, các quan chức trong lĩnh vực thị trường chứng khoán các nước Nam Á (có đại diện Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepan, Bhutan, Sri Lanka tham gia) đã họp tại Karachi (Trung tâm tài chính của Pakistan) để thảo luận kế hoạch liên kết thống nhất các tiêu chuẩn chung cho hoạt động thị trường chứng khoán khu vực Nam Á. c. Xu hướng niêm yết chéo Xu hướng niêm yết chéo đang diễn ra ngày càng phát triển phổ biến ở các thị trường chứng khoán trên thế giới. Niêm yết chéo là việc các cổ phiếu niêm yết giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán trong nước cũng có thể niêm yết song song trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài. Có nhiều loại DR khác nhau như: Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR-Global Depositary Receipt), ADR (American Depositary Receipt) đối với thị trường Mỹ, EDR (European Depositary Receipt) đối với Châu Âu, HDR (HongKong Depositary Receipts) đối với thị trường Hồng Kông, IDR (Indian Depositary Receipts) cho thị trường Ấn Độ, hay BDR (Brazilian Depositary Receipts). Tại châu Âu, người ta dùng thuật ngữ GDR để phân biệt với ADR của Mỹ, chứ không có nghĩa là GDR là "toàn cầu" thì phải cao cấp hơn ADR hay các DR địa phương khác. Hình thức huy động vốn bằng chứng chỉ lưu ký (depositary receipts - DR) ra đời như một công cụ linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ở thị trường nước ngoài. Thay vì trực tiếp phát hành cổ phiếu, công ty muốn huy động vốn (gọi tắt là công ty phát hành) sẽ liên hệ với một ngân hàng lưu ký (depositary bank) để ký một thỏa thuận lưu ký (deposit agreement). Theo thỏa thuận đó, công ty phát hành sẽ lưu ký một lượng cổ phiếu cho ngân hàng lưu ký (hoặc chào bán riêng lẻ cho ngân hàng lưu ký) ngân hàng này sẽ phát hành các DR trên cơ sở số cổ phiếu đó (tỷ lệ số cổ phiếu trên một DR do các bên thỏa thuận). Sau đó, số DR này sẽ được bán cho các nhà đầu tư ở nước ngoài niêm yết trên thị trường thứ cấp ở nước ngoài để giao dịch như cổ phiếu, nghĩa là DR cũng có biến động giá. 7 Thỏa thuận lưu ký sẽ quy định rõ quyền lợi nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, ngân hàng lưu ký, người mua DR, việc hình thành hủy bỏ các DR, hoạt động công bố thông tin, xử lý chia cổ tức, chia tách cổ phiếu . Thông thường, ngân hàng lưu ký sẽ không trực tiếp nắm giữ số cổ phiếu lưu ký của công ty phát hành mà sẽ chỉ định một thành viên lưu ký (custodian), thường là một ngân hàng hoạt động ở nước của công ty phát hành, giúp họ quản lý số cổ phiếu lưu ký này cũng như hoạt động giao dịch giữa ngân hàng lưu ký công ty phát hành. Trong một chương trình phát hành DR, ngoài vai trò chủ chốt của công ty phát hành, ngân hàng lưu ký, thành viên lưu ký nhà đầu tư mua DR, còn cần vai trò cố vấn của nhiều tổ chức như kế toán, tư vấn về quan hệ công chúng, tư vấn luật ngân hàng đầu tư cố vấn cho hoạt động phát hành. Tháng 10 năm 2011, các thị trường chứng khoán của các thành viên nhóm BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Nam Phi đã công bố một thỏa thuận “niêm yết chéo” các chứng khoán phái sinh, nhằm tăng cường các mối quan hệ đối tác kinh tế. Theo thỏa thuận này, các sản phẩm chứng khoán này sẽ “niêm yết chéo” các chứng khoán có chỉ số chuẩn, sau đó họ sẽ phát triển những sản phẩm mới. Kể từ đầu năm 2011, nhóm BRICS đã tiến hành một loạt bước đi quan trọng nhằm hướng tới mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Các nước này khi thực hiện niêm yết chéo đều đang tìm kiếm phương thức tăng trưởng, nhằm mở rộng thị trường chủ chốt của họ. 2. Điều kiện phát triển xu thế quốc tế hóa Quốc tế hóa là một xu hướng tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán của một quốc gia chỉ có thể tham gia thành công trong xu thế này khi nó đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau: - Thị trường chứng khoán nội địa lớn, phát triển mạnh; - Nền kinh tế có thu nhập quốc dân cao, độ mở lớn tiềm năng tốc độ tăng trưởng cao; - Hành lang pháp lý quy định cụ thể, rõ ràng; 8 - Các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn; Cung cấp thông tin minh bạch; - Đồng nội tệ là đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế; - Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng tài chính tiên tiến, đáp ứng được những yêu cầu phức tạp của quá trình quốc tế hóa 3. Thực trạng xu thế quốc tế hóa tại thị trường chứng khoán Việt Nam Tại Việt Nam hiện nay, quốc tế hóa thị trường chứng khoán đang là một xu thế mới phát triển rất được các doanh nghiệp nhà đầu tư quan tâm. Trong những biểu hiện của quốc tế hóa thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiểu, trái phiếu quốc tế niêm yết chéo là những biểu hiện đã đang được hình thành, phát triển trong những năm gần đây. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu quốc tế là việc doanh nghiệp trong nước huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách phát cổ phiếu, trái phiếu. Năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai huy động 60 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế thông qua phát hành 24,3 triệu GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) tại thị trường chứng khoán London được dự báo sẽ là xu hướng huy động vốn phát triển trong tương lai. Hình thức huy động vốn này có những tiêu chuẩn rất khắt khe của nhà đầu tư về quy mô tiềm lực, sự minh bạch của doanh nghiệp cả sự phức tạp của quá trình cấu trúc thành công nên giao dịch này là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng. Năm 2012 là năm bùng nổ phát hành trái phiếu quốc tế. Ngày 28/02, MSN công bố đã huy động được 235 triệu USD gồm khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 155 triệu có thời hạn 4 năm cho tập đoàn khoản vay 80 triệu USD cho công ty Masan Resource. Nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi là các quỹ đầu tư của Mỹ sẽ nhận trái tức 5% sau đó tăng 1% mỗi năm đối với khoản vay bằng USD 15% cố định đối với khoản vay bằng VND. Trái phiếu sẽ được chuyển đổi với mức giá 85.000 đồng một cổ phiếu. Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered là đối tác cung cấp khoản vay 80 triệu USD cho dự án Núi Pháo. Năm ngoái MSN là công ty huy động vốn quốc tế lớn nhất với tổng giá trị khoảng 9 370 triệu USD thông qua việc bán cổ phần huy động tín dụng. Tháng 4/2012, Vincom công bố phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán Singapore. Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng đôla Mỹ với lãi suất coupon là 5% một năm, thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ. Trước đó, VIC đã huy động 100 triệu trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào tháng 12/2009. Tháng 5/2012, Vietinbank đã huy động thành công 250 triệu USD trên thị trường chứng khoán Singapore với mức lãi suất cuống phiếu là 8,0%/năm, kỳ hạn 5 năm, việc bán chiết khấu dưới lãi suất cố định, lợi suất của đợt chào bán lên tới 8,25%/năm. Cả Vincom Vietinbank đều phát hành trái phiếu trên thị trường Singapore, nhưng lại có sự khác nhau về lãi suất, Vincom thấp hơn Vietinbank 3% lãi suất. Có sự khác biệt này là vì, trái phiếu của Vietinbank là trái phiếu không chuyển đổi, trong khi của Vincom là trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu không chuyển đổi có đặc trưng cơ bản là lãi suất cố định thông thường, nhà đầu tư chỉ được hưởng lãi định kỳ theo lãi suất công bố trên mệnh giá trái phiếu được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn. Còn với trái phiếu chuyển đổi, người nắm giữ sẽ được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc thành tài sản khác của công ty phát hành theo mức lãi suất hoán đổi cố định được ấn định vào thời điểm phát hành đầu tiên. Đây là loại trái phiếu cho phép nhà đầu tư kỳ vọng cao hơn vào việc được nhận tiền lãi định kỳ cộng với quyền được lựa chọn để thâm nhập vào lĩnh vực đầu tư có thể sinh lợi tốt mà công ty phát hành mang lại. Tổ chức phát hành sẽ được hưởng lợi từ chi phí huy động vốn thấp hơn so với vay vốn ngắn hạn không phải hoàn vốn khi đáo hạn, đổi lại, kỳ vọng hưởng lợi đầu tư sau đáo hạn cũng khiến nhà đầu tư dễ chấp nhận điều kiện lãi suất cố định kém hấp dẫn. đó chính là nguyên do vì sao nhà đầu tư trên thị trường quốc tế đã chấp nhận một mức lãi suất cố định được cho là thấp của trái phiếu Vincom, thấp hơn lãi suất bình quân mà trái phiếu Chính phủ Việt Nam phải trả trên thị trường quốc tế để phát hành nợ trong giai đoạn khoảng 3 năm vừa qua (khoảng 6,5-7,5%/năm). Rõ ràng, gần như ở cùng một thời điểm bối cảnh phát hành, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có lợi thế hơn VietinBank khi phát hành nợ bằng trái phiếu chuyển đổi. Họ có các dự án đầu tư có khả năng hấp dẫn với những nhà đầu tư quốc tế, trong khi, VietinBank lại không dễ dàng phát hành trái phiếu chuyển đổi, nhất là chuyển đổi thành cổ phiếu do những hạn chế về “room” của nhà đầu tư nước ngoài vào 10 lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều doanh nghiệp ngân hàng khác cũng tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012. Khi các doanh nghiệp ở Việt Nam phát hành trái phiếu ra nước ngoài, đồng tiền định giá trái phiếu là ngoại tệ (USD), do đó, kế hoạch trả lãi định kỳ lẫn hoàn vốn cho các nhà đầu tư quốc tế của doanh nghiệp trong những năm từ khi phát hành thành công đến khi đáo hạn, sẽ phải tính đến cả việc bù trừ trượt giá do sự mất giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán rủi ro tỉ giá khi trái phiếu đáo hạn, lẫn khi phải chi trả lãi coupon tương ứng theo định kỳ. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới “niêm yết chéo” trên các thị trường nước ngoài, như Malaysia, Thâm Quyến, London… Năm 2007, trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM Sở giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia đã tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội niêm yết chéo cho doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Malaysia. Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Bursa Maylaysia đã có chính sách miễn phí cho 10 công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết tại đây. Năm 2008, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Sở giao dịch chứng khoán London để thúc đẩy hoạt động niêm yết chéo của doanh nghiệp hai sàn. Việc niêm yết tại thị trường nước ngoài là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để chuẩn bị cho việc niêm yết ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ luật lệ, tiêu chuẩn niêm yết, cách thức tham gia cách tiếp cận các đối tác nước ngoài. Có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán các nước đã ký cam kết hợp tác với hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội TP HCM. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được những tiêu chí niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài là rất khó khăn. Điều đầu tiên các sàn giao dịch này yêu cầu là thông tin minh bạch thì các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đáp ứng được điều kiện này. Khi niêm yết chéo, vấn đề chênh lệch giá cũng là một vấn đề then chốt mà Ngân hàng Nhà nước phải quan tâm chặt chẽ để điều hành phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến “niêm yết chéo” vẫn chưa được Ủy ban chứng khoán nhà nước quy định rõ ràng cụ thể. Việt Nam hiện chỉ có các điều từ 61 đến 69 nghị định số 58/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20/7/2012 có

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w