1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu cac ngay le ky niem va lich su pdf

65 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 363,13 KB

Nội dung

Các ngày lễ kỷ niệm lịch sử 6-1-1946 Tổng tuyển cử quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam 6-1-1946 Tổng tuyển cử quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hôm đó đều dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta Chỉ hơn 4 tháng sau ngày Độc Lập, toàn thể nhân dân ta đón chào ngày hội lớn - ngày Tổng tuyển cử. Dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc phong kiến, người dân Việt Nam bị tước đoạt mọi quyền dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mỗi công dân. Lần đầu tiên, mọi người được tự do thảo luận, bàn bạc chọn lựa những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng cuộc bầu cử diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị rất phức tạp. ở Nam Bộ Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đã mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, dựng lên chế độ "Nam Kỳ tự trị" với một chính phủ bù nhìn tay sai. ở phía Bắc, 18 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa đồng minh tràn vào tước vũ khí quân Nhật. Chúng kéo theo bè lũ tay sai Việt Nam quốc dân đảng, Việt Nam cách mệnh đồng minh hội . về nước, hòng chiếm lấy chính quyền. ỷ thế bọn Tưởng, những tên Việt gian hoành hành dữ dội, nói xấu chính phủ lâm thời, phá hoại tổng tuyển cử gây ra nhiều vụ cướp của, giết người rất dã man. Mặc dầu bọn chúng dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi để đe dọa xuyên tạc, nhân dân các nơi vẫn phân biệt được trắng đen, bày tỏ niềm tin tưởng vào những đại biểu Việt Minh những người yêu nước chân chính. Nhân dân Hà Nội rất phấn khởi khi được tin Hồ Chủ tịch ứng cử ở Thủ đô; 118 vị đại biểu các tầng lớp ở ngoại thành Hoàng Diệu (tức là Hà Nội) đã gửi thư "đề nghị cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử này suy tôn cụ là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Hồ Chủ tịch đã gửi lời cảm tạ nói: "Tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không thể vượt qua thể lệ tổng tuyển cử đã định". Trong lời phát biểu ngày 5 tháng 1, Người kêu gọi "Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu được hưởng quyền dân chủ của mình". Từ sáng sớm ngày 6 tháng 1, nhân dân Hà Nội đã nô nức đi bỏ phiếu với nét mặt hân hoan, áo quần tươi sắc. Hồ Chủ tịch các vị trong chính phủ cùng đi bỏ phiếu với nhân dân tại các trụ sở khu phố. ở Nam Bộ Nam Trung Bộ, cuộc bầu cử được tiến hành trong khói lửa chiến tranh. Giặc Pháp cho máy bay oanh tạc, mở những cuộc hành quân càn quét, tung tay sai đi phá hoại bầu cử. Chỉ tính riêng những người làm công tác vận động, đã có hơn bốn chục cán bộ hy sinh anh dũng. Lá phiếu trong cuộc bầu cử này được gọi là "lá phiếu máu" vì nó thấm máu của những chiến sĩ đã quên mình cho nền Độc lập của Tổ quốc, vì sự nghiệp Kháng chiến cứu nước, vì công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm xây dựng bảo vệ Nhà nước dân chủ cộng hòa, toàn thể nhân dân từ Nam chí Bắc đã tham gia bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch trúng cử với tỷ lệ cao nhất 98,4% số phiếu bầu. Trong cuộc mít tinh của 40 ngàn đồng bào thủ đô chào mừng các đại biểu đã trúng cử, Hồ Chủ tịch tuyên bố: "Trong cuộc tranh thủ hoàn toàn độc lập, chúng tôi thề xin đi trước!". Ngày 2 tháng 3, Quốc hội họp kỳ thứ nhất. Đây là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm 403 đại biểu, trong đó 87 phần trăm là những người xuất thân từ công nhân, nông dân, viên chức quân nhân cách mạng. Lần đầu tiên ở nước ta, ở cả vùng Đông Nam á, xuất hiện một quốc hội thật sự dân chủ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử thể hiện niềm tin sắt đá của toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng Hồ Chủ tịch. Nó biểu dương sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đập tan bọn phản động, xây dựng chế độ xã hội mới. Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Trong lời bế mạc kỳ họp thứ nhất. Người nói: "Chúng ta cùng hứa với nhau rằng Quốc hội họp lần này là Quốc hội Kháng chiến Chính phủ cử ra là Chính phủ Kháng chiến. Tôi mong rằng Quốc hội họp lần sau sẽ là Quốc hội Thắng lợi Chính phủ sẽ là Chính phủ Thắng lợi". Người đại biểu quốc hội mang tấm thẻ số 305 đã xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đã hoàn thành vẻ vang trách nhiệm của người công dân số Một, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp quang vinh của cách mạng, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đúng như lời Hồ Chủ tịch, Quốc hội khóa I đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực sân Pháp. Trong thời gian từ 1946 đến 1960 (vì điều kiện chiến tranh không tổ chức bầu cử theo đúng nhiệm kỳ 4 năm một lần), Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất phê chuẩn hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Quốc hội đã thông qua luật công đoàn, xác định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân; ban hành các đạo luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, luật hôn nhân gia đình. Quốc hội đã ra các nghị quyết cải tạo xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội cuối năm 1959, thông qua bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của nước ta. Quốc hội khóa II (1960 - 1964) có 453 đại biểu. Vì điều kiện đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền, 91 đại biểu miền Nam của khóa I vẫn tiếp tục tham gia khóa II, không phải thông qua bầu cử. Quốc hội khóa II không ngừng tăng cường củng cố chuyên chính vô sản, động viên toàn dân đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Quốc hội khóa II (1964-1971) khóa IV (1971-1975) đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ buộc phải hiệp định Paris, quân Mỹ buộc phải cút khỏi Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược hai miền đất nước ta. Quốc hội khóa V được bầu ra ngày 6-4-1975. Không đầy một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Quốc hội ra sức chuẩn bị cho công tác thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Một năm sau, tháng 4-1976, nhân dân cả nước đã sôi nổi đi bầu một Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Trong ngày hội lịch sử của non sông, ý chí của toàn dân tộc thể hiện trên những lá phiếu thiêng liêng; 98,77% số cử tri đi bầu đã chọn lựa 492 đại biểu ưu tú của toàn dân. Ngày 24 tháng 6 năm 1976, Quốc hội chung cả nước đã khai mạc kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội. Trên suốt chặng đường 30 năm đấu tranh anh dũng của toàn dân tộc, Quốc hội đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là người đại biểu đáng tin cậy của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là nơi tập trung trí tuệ của giai cấp công nhân các tầng lớp nhân dân lao động. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết, ý chí thống nhất đất nước lòng quyết tâm xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu rực rỡ, những trang sử vẻ vang của Quốc hội nước ta gắn liền với từng bước đi của dân tộc được bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 1946, ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam. 27-1-1973 hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam 27-1-1973 hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam Báo nhân dân số ra ngày chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại. Hiệp định Pa-ri đã được chính thức. Từ 7 giờ sáng nay, chiến tranh chấm dứt ở cả hai miền nước ta. Thế là "Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa! ý chí bất khuất đã thắng bạo tàn! Việc đạt một Hiệp định như vậy là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam" - như tuyên bố của Cố vấn đặc biệt Đức Thọ tại cuộc họp báo lớn vào chiều ngày 24-1-1973 ở thủ đô Pa-ri. Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trung tâm các hội nghị quốc tế ở đại lộ Clê-be đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập. Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam Hoa Kỳ so lại lần cuối củng các văn kiện đã thỏa thuận xong giữa hai bên. Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được tắt giữa cố vấn đặc biệt Đức Thọ Kít-xinh-giơ. Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Paris) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn Nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kết. Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trân bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định Nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt Anh đã được thỏa thuận xong. Buổi lễ kết đã diễn ra trong khung cảnh tranh nghiêm tại phòng họp lớn của trung tâm các hội nghị quốc tế Clê-be. ở bên ngoài, dọc đại lộ Clê-be, hàng ngàn đại biểu Việt kiều nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương vừa còn chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã nhảy vào, nhanh chóng hất cẳng thực dân Pháp âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới căn cứ quân sự của chúng. Từ đó, nhân dân ta đã phải đương đầu chống lại tên đế quốc đầu sỏ, giàu mạnh nhất trong phe đế quốc chủ nghĩa, đã lần lượt đánh bại mọi chiến lược chiến tranh cực kỳ tàn bạo xảo quyệt của kẻ thù - chiến lược thống trị miền Nam bằng những thủ đoạn điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chiến lược chiến tranh "đặc biệt" chiến lược "chiến tranh cục bộ" chiến lược chiến tranh "Việt Nam hóa". Năm 1968, sau những thất bại nặng nề của chiến lược chiến tranh cục bộ chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ngày 31-3-1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã phải tuyên bố ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1-11, Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. Vì vậy, từ ngày 13-5-1968 ta đồng ý ngồi nói chuyện với Mỹ ở Pa-ri. Sau đó, khi Mỹ đã phải chấp nhận đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng (từ 6-1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), hội nghị bốn bên đã được bắt đầu tư ngày 18-1-1969. Những cuộc thương lượng đã kéo dài với cuộc đấu tranh hết sức gay go phức tạp, do phía Mỹ luôn luôn theo đuổi chính sách "đàm phán trên thế mạnh", đòi ta phải chấp nhận những điều kiện do Mỹ đặt ra. Năm 1969, sau khi lên cầm quyền, Ních-xơn đã thi hành chiến lược chiến tranh "Việt Nam hóa", mở rộng đẩy mạnh cuộc chiến tranh lên tới mức ác liệt nhất, hòng cứu vãn tình thế nguy ngập của Mỹ tay sai. Nhưng Mỹ vẫn thất bại bọn tay sai ngày càng suy sụp nghiêm trọng. Tháng 10-1972, Mỹ đã phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, do ta chủ động đưa ra. Ngày 22-10-1972, văn bản Hiệp định đã được hoàn thành giữa ta Mỹ. Nhưng, ngày ngày hôm sau, Mỹ lại tráo trở, lật lọng. Đầu tháng 12- 1972, Mỹ lại ngang ngược đòi sửa đổi nhiều điểm quan trọng trong nội dung Hiệp định, đồng thời tính toán bước leo thang mới, hòng gây áp lực đối với ta trên bàn thương lượng. Cuối tháng 12-1972, Ních-xơn tàn bạo tráo trở đã huy động một lực lượng lớn không quân chiến lược chiến thuật mở cuộc tập kích đánh phá có tính chất hủy diệt dã man thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng nhiều địa phương khác trên miền Bắc. Trong mười hai ngày đêm đọ sức quyết liệt của trận "Điện Biên Phủ trên không" ấy, quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B.52 5 chiếc F.111 - những con chủ bài cuối cùng của Mỹ. Trước những thất bại hết sức nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược ấy, bị lên án cô lập hơn bao giờ hết về chính trị trên thế giới ngay cả trong nước Mỹ, tập đoàn Ních-xơn đã phải từ bỏ thái độ "thương lượng trên thế mạnh", cuối cùng phải Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vào ngày 27-1-1973. Hiệp định nêu rõ: Hoa Kỳ các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Rút hết quân đội của Mỹ của các nước khác, cố vấn nhân viên quân sự, vũ khí dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự. Tôn trọng quyền tự quyết bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do dân chủ. Không bao lâu sau Hội nghị Pari, từ ngày 27-2 đến 2-3-1973, cũng tại trung tâm các hội nghị quốc tế đại lộ Clê-be đã tiến hành Hội nghị quốc tế về Việt Nam. Với sự tham gia của các vị bộ trưởng ngoại giao thay mặt 12 chính phủ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hungari, Pháp, Hoa Kỳ, Anh .) với sự có mặt của ông Tổng thư Liên hợp quốc, Hội nghị đã chính thức "Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam". Bản Định ước trịnh trọng ghi nhận, tuyên bố tán thành ủng hộ Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973 bốn Nghị định thư kèm theo, khẳng định rằng hiệp định các Nghị định thư phải được tôn trọng thi hành nghiêm chỉnh: công nhận cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris được ngày 27-1-1973 là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam anh hùng sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, nhất là sau hơn 18 năm kiên trì chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, vượt qua muôn vàn hy sinh gian khổ ghi lại những trang rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi vĩ đại của tinh thần "không có gì quí hơn độc lập tự do" của sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cả nước, từ Bắc chí Nam. Là thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa Mác - Lê-ninbách chiến bách thắng, của đường lối chính trị, quân sự ngoại giao đứng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Đó cũng là thắng lợi vẻ vang của nhân dân ba nước Đông Dương - những người bạn chiến đấu cùng chiến hào chống kẻ thù chung. Đó cũng là thắng lợi có ý nghĩa thời đại của phong trào cách mạng thế giới, của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ hòa bình, của nhân dân yêu chuộng tự do, công lý trên toàn thế giới. Với việc kết Hiệp định Paris, đế quốc Mỹ bè lũ tay sai đã phải chấp nhận những thất bại hết sức nặng nề, nhưng chúng vẫn chưa chịu từ bỏ những âm mưu duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới đối với miền Nam nước ta. Ngay từ khi Hiệp định Paris vừa được kết, Mỹ - ngụy đã liên tiếp vi phạm, phá hoại trắng trợn các điều khoản chủ yếu của bản Hiệp định. Chúng đã tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên qui mô lớn bằng các kế hoạch cực kỳ tàn bạo. Đế quốc Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự cho ngụy quyền tay sai, vẫn duy trì bộ máy chỉ huy chiến tranh với hàng vạn cố vấn nhân viên quân sự Mỹ đội lốt dân sự. Chúng ôm ấp hy vọng chỉ ba năm sau đó, đến năm 1976, sẽ có thể ung dung xây dựng củng cố chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam thực hiện chia cắt lâu dài đất nước ta. Rõ ràng nhân dân ta không có cách nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của chúng. Để bảo vệ thi hành Hiệp định Paris, quân dân ta đã trừng trị đích đáng mọi hành động phá hoại đầy tội ác của chúng, không những ở các nơi chúng lấn chiếm mà còn ở tất cả các căn cứ xuất phát của chúng. Thắng lợi vĩ đại, trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công nổi dậy long trời lở đất vào mùa Xuân năm 1975 của quân dân ta đã đập tan mọi hành động phá hoại của Mỹ - ngụy, lật đổ toàn bộ chế độ kìm kẹp thực dân kiểu mới của chúng, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc. 3-2-1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương. Xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa sâu sắc. Giai cấp nông dân bị phá sản khốc liệt. Giai cấp tư sản dân tộc sinh sau đẻ muộn, bộc lộ sự non yếu về mọi mặt. Một bộ phận giai cấp tiểu tư sản toan phất ngọn cờ tư tưởng tư sản để tập hợp quần chúng xung quanh Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập tháng 12-1927). Nhưng vì bất lực cho nên sau cuộc bạo động non ở Yên Bái (đầu năm 1930) tổ chức đó tan rã, ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc chuyển hẳn về tay gai cấp vô sản. Yêu cầu khách quan lúc này là giai cấp công nhân phải được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin để trở thành giai cấp "Tự giác" vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lúc đồng chí Nguyễn ái Quốc, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước cách mạng Việt Nam tìm gặp chân lý của thời đại mới. Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Mặc dù bị đế quốc bưng bít, xuyên tạc, nhưng "nhân dân Việt Nam cũng thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm, có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn bóc lột hiện đang quản lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ bọn toàn quyền (lời Hồ Chủ tịch). "Cho một bát vàng không bằng chỉ đàng làm ăn". Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp đồng chí Nguyễn ái Quốc vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời. Sau này, phát biểu về cảm xúc của mình khi đọc "luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa, của Lê-nin, Người viết: "Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". (Hồ Chí Minh - vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội). Tháng 12- 1920, tại Đại hội Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sớm nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã đem hết tinh thần nghị lực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về chính trị tư tưởng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Hàng loạt bài viết của Người đăng trên các báo tạp chí Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, trong suốt thời gian từ 1921-1926 đã chọc thủng tấm lưới thép của thực dân Pháp, được chuyển về Việt Nam, lôi cuốn đặc biệt những người cách mạng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở nước ta đang khao khát con đường mới. Tháng 12-1924, sau khi dự đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản, với bí danh là Lý Thụy, Người về Quảng Châu, điểm nóng của cách mạng Trung Quốc, làm việc dưới danh nghĩa của phái bộ Bô-rô-đin, cố vấn Liên - Xô bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Chính ở đây, ngày 19-6-1924, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã ném bom khách sạn Victory ở Sa-diện nhằm giết tên toàn quyền Méc-lanh trên đường công cán đang dự tiệc. Việc không thành, nhưng tấm gương của người anh hùng trên sông Châu như "chim én" báo hiệu mùa xuân". Tháng 6-1925, trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản Đoàn (lúc đầu có 7 người, cuối 1926 đã có 24 người, tiêu biểu như Hồ Tùng Mậu, Hồng Sơn, Hồng Phong .) Nhiều lớp huấn luyện chính trị được mở tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ tung về nước hoạt động. Tuần báo Thanh niên từ tháng 6-1926 đặc việt cuốn Đường cách mạng (xuất bản năm 1927) đã đề cập đến những vấn đề chiến lược sách lược của cách mạng Việt Nam được bí mật đưa về nước góp phần tích cực vào việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở trong nước. Từ sau cuộc bãi công Ba Son (8-1925), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác. Đặc biệt từ mùa xuân 1928, thực hiện chủ trương vô sản hóa, các hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền tổ chức công nhân. Địch phải thú nhận: năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công lớn. Phong trào công nhân trên thực tế đã trở thành lực lượng chính trị nòng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc. Trong khi đó, phong trào yêu nước dân chủ của tiểu tư sản sau thời kỳ phát triển bồng bột (như đòi tha cụ Phan Bội Châu tháng 12-1925, đám tang cụ Phan Chu Trinh tháng 3-1926) . đã dần dần thể hiện sự bất lực của tư tưởng tư sản tiểu tư sản. Phong trào Quốc gia cải lương, tiêu biểu là đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long cũng đã từng bước đi vào con đường phản bội dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. Tình hình đó đòi hỏi cấp bách sự lãnh đạo của một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong nội bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đầu 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản quan điểm tiểu tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Tư tưởng vô sản đã chiến thắng. Tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu . Đầu tháng 6-1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) 20 đại biểu cộng sản Bắc Kỳ quyết định lập Đông Dương Cộng Sản Đảng. Mấy tháng sau, An nam Cộng sản Đảng ra đời tại Nam Kỳ (10-1929). Dưới ảnh hưởng của những sự kiện ấy, một tổ chức yêu nước, tiến bộ, thành lập ở Trung Kỳ giữa năm 1925, lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng, sau lại đổi tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930). Như thế là đầu năm 1930 ở nước ta có 3 tổ chức đều tự nhận là cộng sản đều tìm cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế Cộng sản. Trong khi tuyên truyền vận động quần chúng, ba tổ chức không khỏi công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Ngày 27-10-1929, Ban chấp hành Quốc tế cộng sản chỉ thị: "Nhiệm vụ quan trọng nhất cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương". Ngày 3-2-1930 (mùng 5 tết Canh Ngọ) công nhân Phú Riềng chiếm đồn điền trong một ngày - Ngày Tự Do đầu tiên! Cũng ngày đấy, đồng chí Nguyễn ái Quốc với bí danh là Vương, thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị thống nhất Đảng tại một ngôi nhà nhỏ xóm lao động thuộc Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) gồm đồng chí Vương (Bác Hồ), đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Châu Văn Liêm Nguyễn Thiệu). Tân Việt mới chuyển thành cộng sản không kịp cử đại diện. Thế là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hôm ấy, chính cương sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn ái Quốc thảo cùng với Điều lệ đảng được thông qua. Hội nghị còn cử Ban trung ương lâm thời đại diện cho 211 đảng viên của toàn Đảng. Đảng ta ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân phong trào yêu nước của dân tộc vào cuối những năm 20 của thế kỷ này. Đảng ta ra đời là một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam Đảng ta ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hòa của dân tộc Việt Nam. Tháng 10-1930, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất, cùng với việc thông qua bản Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng khởi thảo, Đảng ta mang tên mới là Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngay lúc đó, Đảng ta đã lãnh đạo cao trào 30-31 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 3-1935, sau cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp, tại Ma Cao (tô giới Bồ Đào Nha trên đất Trung Quốc) Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã họp để chuẩn bị cho một cao trào mới. Tháng 8-1945 chỉ với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên độc lập tự don ở nước ta. Đó là kết quả vĩ đại của cả quá trình 15 năm đấu tranh kể từ khi Đảng ta ra đời (1930-1945). Tiếp đó, Đảng ta lại lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954). Đảng ta ngày càng lớn mạnh cả về số lượng chất lượng. Tháng 2- 1951, tại khu rừng thuộc xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã họp, nhằm đưa công cuộc Kháng chiến - Kiến quốc đến thắng lợi. Ngày 3-3-1951, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng lao Động Việt Nam, tổng số đảng viên đã lên đến 76 vạn đồng chí. Giai đoạn 1954-1975 Đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt chống Mỹ, cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đồng thời giương cao hai ngọn cờ Độc lập dân tộc Chủ nghĩa xã hội. Qua cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, lực lượng của Đảng lớn mạnh hơn bao giờ hết, vượt qua mọi thử thách hy sinh, thực sự là lực lượng tiên phong của cách mạng. Tháng 9-1960, tại thủ đô Hà Nội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội đấu tranh thống nhất nước nhà đã khai mạc trọng thể. Đại hội đã nhất trí thông qua đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại thành công, tháng 12-1976, trong không khí phấn khởi của đất nước vừa thống nhất, Đại hội Đảng lần thứ IV đã họp, nhằm vạch ra con đường đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với đội ngũ trùng điệp 1 triệu 50 vạn đảng viên, Đảng ta trở lại với cái tên buổi đầu của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong quanh vinh của giai cấp dân tộc, chuẩn bị đưa Tổ quốc ta đi tới những thắng lợi huy hoàng hơn nữa. 4-2-1977 Ngày thống nhất các tổ chức mặt trận thành mặt trận tổ quốc Việt Nam. 4-2-1977 Ngày thống nhất các tổ chức mặt trận thành mặt trận tổ quốc Việt Nam. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công". Đó là lời căn dặn thiêng liêng của Bác Hồ đối với nhân dân ta, là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta. Trải qua quá trình cách mạng lâu dài, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết trong các Mặt trận thống nhất với những cương lĩnh trính trị, hình thái tổ chức tên gọi khác nhau phù hợp với các thời kỳ lịch sử, đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng thắng lợi rõ hơn. Đó là Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương (Hội Phản đế Đồng Minh), Mặt trận dân chủ Đông Dương, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh (Việt Minh) trong thời kỳ 1930-1945 đã đưa tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là Mặt trận Việt Minh, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam trong thời kỳ 1946 - 1954 đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi vẻ vang. Đó là mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ Hoà bình Việt Nam trong thời kỳ 1955-1975 đã đi tới thắng lợi của cuộc Tổng tiến công nổi dậy vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa. Nhân dân cả nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của chủ nghĩa xã hội. Những nhiệm vụ chính trị to lớn nặng nề đó đòi hỏi Mặt trận thống nhất của dân tộc phải có bước phát triển mới, không ngừng được củng cố mở rộng, thật sự trở thành Mặt trận của những người yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui đại thắng của đất nước, ngày 31-1-1977 Đại hội đại biểu Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã được triệu tập tại TP Hồ Chí Minh. Gần 500 đại biểu thay mặt cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ Hòa bình Việt Nam, thay mặt cho các chính đảng, các đoàn thể, quân đội, nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ trí thức, các nhà công thương . đã tham dự Đại hội. Đó là hình ảnh tiêu biểu rực rỡ của khối đại đoàn kết toàn dân. Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tôn Đức Thắng đã đọc lời khai mạc Đại hội. Trong ngày làm việc đầu tiên, Đại hội đã được nghe đồng chí Duẩn, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu ý kiến. Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị, Chương trình chính trị Dự thảo Điều lệ của Ban trù bị đại hội. Các đại biểu của các chính đảng, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ . đã phát biểu ý kiến, khẳng định ý chí đoàn kết sắt đá, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong phiên họp bế mạc, chiều ngày 4-2-1977, Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng: Nghị quyết của Đại hội về tên gọi, về Chương trình chính trị Điều lệ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Nghị quyết của Đại hội đã hoàn toàn nhất trí việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam Liên minh Các lực lượng Dân tộc, Dân chủ Hòa bình Việt Nam thống nhất lại thành Mặt trận dân tộc duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đoàn kết tất cả các chính đảng, các đoàn thể cách mạng, các giai cấp tiến bộ, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ ở trong nước kiều bào ở nước ngoài củng nhau phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam Hòa bình, Độc lập, Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa. Đại hội đã thông qua Chương trình chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 8 điểm quan trọng. 1 - Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. 2 - Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. 3 - Xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã hội chủ nghĩa. 4 - Chăm sóc đời sống vật chất văn hóa của nhân dân. 5 - Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự xã hội. 6 - Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền tôn trọng tự do tín ngưỡng. 7 - Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế. 8 - Đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã thông qua Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dựa trên các nguyên tắc: bảo đảm đoàn kết rộng rãi tất cả các lực lượng yêu nước tán thành chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên cơ sở liên minh công nông; tăng cường thống nhất hành động trong Mặt trận, phát huy vai trò tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đã cử ra ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 191 vị tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội đã nhất trí cử Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đoàn chủ tịch của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 54 vị, do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch. Đại hội đã ra lời kêu gọi gửi đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài. Lời kêu gọi có đoạn viết: "Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước, đã đoàn kết hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nêu cao ý thức tự lực tự cường, khí phách anh hùng tinh thần cách mạng tiến công, ra sức thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam Chương trình Chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!" Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất đã kết thúc tốt đẹp thành công rực rỡ. "Mặt trận Tổ quốc ngày nay là sự tập hợp rộng lớn của nhân dân nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã làm chủ hoàn toàn đất nước của mình đã bước vào một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa là một bảo đảm thắng lợi của cuộc cách mạng mới". Trước đây với sức mạnh đại đoàn kết vĩ đại nhân dân ta đã chiến thắng hai tên đế quốc xâm lược là Pháp Mỹ. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đoàn kết toàn dân để xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội - sự nghiệp của đông đảo quần chúng lao động. 8-3-1911 Ngày quốc tế phụ nữ 8-3-1911 Ngày quốc tế phụ nữ Hội nghị quốc tế phụ nữ xã hội chủ nghĩa năm 1910, họp tại Cô-pen-ha-gen, thủ đô nước Đan Mạch, đã thông qua một quyết nghị quan trọng: Ngày 8 tháng 3 hàng năm được chọn làm ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ thế giới. Đề nghị của ba nhà hoạt động xuất sắc là Rô-la Lúc-xăm-bua (Ba Lan), Cla-ra Xét-ki-kin (Đức) Cơ-rúp-xkai-a (Nga) được 100 đại biểu phụ nữ của 17 nước nhất trí tán thành. Lịch sử ngày 8-3 bắt nguồn từ thành phố Si-ca-gô, một trung tâm công nghiệp của Mỹ, nơi đã từng xuất phát cuộc đấu tranh ngày Một tháng Năm năm 1886. Cũng như ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa khác, lao động phụ nữ trẻ em ở Mỹ bị coi rẻ, đồng lương thấp kém, điều kiện ăn ở thiếu thốn. Công nhân đã bị bóc lột nặng nề thì ngường công nhân phụ nữ lại càng vất vả, cùng cực. Ngày 8-3-1899, nữ công nhân ngành dệt ngành may ở Si-ca-gô đã tiến hành bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặt dầu bị bọn cầm quyền khủng bố dữ dội, chị em công nhân Si-ca-gô được công nhân toàn quốc ủng hộ vẫn không chịu lùi bước. Họ buộc chủ phải chấp nhận yêu sách của họ nhằm cải thiện điều kiện lao động sinh hoạt. Thắng lợi bước đầu đã khích lệ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ở Mỹ ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1909 nhân dân Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" bằng những cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ. Riêng ở thành phố New York, cuộc họp của hơn 3000 phụ nữ đã [...]... tình ngày 19.3.1950 đã biểu hiện sự sáng su t của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngay từ đầu đã nhìn thấy rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc của loài người, kiên quyết đấu tranh chống lại chúng Từ đó kéo dài trong su t một phần tư thế kỷ, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua những chặng đường cực kỳ gian khổ nhưng hết sức vẻ vang, đã ghi lại những chiến công hiển hách... Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc Vì vậy Bác rất tự hào, sung sướng thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc vẻ vang" Thanh niên Việt Nam sớm được Bác Hồ kính yêu gắn bó với chủ nghĩa Cộng sản, ngay khi Người gắn bó cách mạng Việt Nam với phong trào Cộng sản quốc tế "Thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng nước ta"... trong tay quần chúng ném xuống đất đã bị đánh chết ngay tại chỗ Chiếc xe "giép" của hắn cũng bị đốt cháy ngay Cuộc biểu tình khổng lồ của 50 vạn nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã kéo dài từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều Đoàn biểu tình kéo xuống tận bến tàu, nơi hai chiếc tàu chiến Mỹ đang thả neo Bọn Mỹ hoảng sợ, chạy hết lên tàu Cờ Mỹ trên tàu vội vàng hạ xuống ngay đêm hôm đó, hai chiếc Xtíchken An-đớc-xơn... cộng sản Hồ Chí Minh 26-3-1931 Thành lập đoàn thanh niên cộng sản đông dương nay là đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đảng ta trong quá trình thành lập đã rất chú ý đến vai trò thanh niên Đó cũng là điều Hồ Chủ tịch hết sức quan tâm Ngay khi cho xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong phần phụ lục nhan đề Gửi thanh niên Việt Nam Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tha thiết: "Đông Dương đáng thương... hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga Hoàn cảnh sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Ximbiếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan Ngay từ bấy giờ,... đảng vô sản Nga Tháng chạp năm 1895, Liên minh bị khủng bố Lê-nin nhiều bạn chiến đấu bị bắt Mười bốn tháng sau, tháng 2 năm 1897, Lê-nin bị kết án đày đi miền Đông Xi-bia tại làng Su- sen-xcôi thuộc Mu-nu-xin-xky, tỉnh Ê-ni-xây-xcai-a, cách đường xe lửa hơn 600 dặm Lê-nin đã sống ở đó cho đến hết tháng giêng năm 1900 Tại cái làng nhỏ bé trong rừng thẳm Xi-bia này, Lê-nin vẫn theo dõi sát sao phong... công lao vĩ đại của tác phẩm Cuốn sách được phổ biến nhanh chóng, đã im lại hai lần ở Nga ngay trong năm 1905 Năm 1909, Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" Lê-nin đã phê phán triệt để, toàn diện những mưu mô xảo quyệt mới của triết học duy tâm tư sản phát triển một cách thiên tài những vấn đề cơ bản của triết học mác-xít Tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai... Chicago, cuộc xung đột vũ trang bùng nỗ Trong su t mấy ngày, số công nhân ở đây tham gia bãi công càng thêm đông đảo, từ 1,5 vạn lên đến 4 vạn Bọn chủ điên cuồng chống lại bằng cách sa thải những người bãi công, gọi cảnh sát đến đàn áp Chiều ngày 3 tháng 5, chúng bắn bừa bãi vào đám biểu tình là 6 người chết 50 người bị thương Chúng lại cho bọn khiêu khích len vào cuộc mít tinh của công nhân, ném 2... chính vô sản là hòn đá tảng của chủ nghĩa xã hội khoa học, sợi chỉ đỏ xuyên su t học thuyết Mác Hai là, ông đã giải thích triệt để quan hệ bóc lột của bọn tư bản đối với công nhân, phát hiện quy luật "Giá trị thặng dư", đặt nền móng cho khoa học kinh tế chính trị học tư sản Nói tóm lại, công lao đồng thời cũng là thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp kịp thời chính xác những vấn đề... của Pháp ở Đông Dương Tướng Mỹ Ô.Đa-ni-en xác nhận đây là một pháo đài bất khả xâm phạm, một Véc-đoong ở châu á Na va tuyên bố giữ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào Còn Đờ Cát-tơ-ri, tư lệnh Điện Biên Phủ, hăng hơn, cho rải truyền đơn thách thức quân ta tấn công Điện Biên Phủ Thực ra, ngay trong tháng 12-1953, Bộ Chính trị đã quyết định lấy Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược Ta đã bí mật . tay quần chúng ném xuống đất đã bị đánh chết ngay tại chỗ. Chiếc xe "giép" của hắn cũng bị đốt cháy ngay. Cuộc biểu tình khổng lồ của 50 vạn nhân. Cuộc biểu tình ngày 19.3.1950 đã biểu hiện sự sáng su t của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngay từ đầu đã nhìn thấy rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của

Ngày đăng: 25/12/2013, 02:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w