Các ngày lễ kỷ niệm trong năm ppsx

25 479 0
Các ngày lễ kỷ niệm trong năm ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các ngày Lễ, kỷ niệm trong năm THÁNG 1 06/01/1946 TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù phải đối phó với nhiều âm mưu và hành động của thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền non trẻ, Đảng ta vẫn chăm lo xây dựng nền dân chủ nhân dân. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 06/01/1946. Lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tín ngưỡng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử, theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín. Tình hình trong nước lúc ấy rất phức tạp nhưng 90% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Mặt trận Việt Minh đã giành thắng lợi với 230 ghế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nước Châu Á có một Quốc Hội dân chủ, tiến bộ. Quốc hội khoá I đã lập ra Chính phủ đầu tiên của nước ta, bảo vệ và củng cố nền dân chủ nhân dân, thông qua Hiến pháp đầu tiên và dẫn dắt nhân dân ta kháng chiến thắng lợi, tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng nền kinh tế dân chủ nhân dân, xây dựng đời sống mới độc lập tự do hạnh phúc. 09/01/1950 NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên. Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó. Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù. Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :“ Ai chết vinh buồn chăng ? Ai sống nhục thẹn chăng ?” Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước. Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt. 27/01/1973 KÝ HIỆP ĐỊNH PARI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM Ngày 27/01/1973, tại Pari, Bộ trưởng ngoại giao Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam cùng với các bộ trưởng ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn đã ký hiệp định về “ Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và các nghị định thư kèm theo”. Nội dung chủ yếu của hiệp định đó là : -Hoa Kỳ cùng các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam -Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu đến quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền nam Việt Nam. -Các bên để cho nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. -Các bên công nhận thức tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. -Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất cuả nhân dân ta trên cả hai miền đất nước, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cưú nước của nhân dân ta, cũng là thắng lợi to lớn của các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới. THÁNG 2 03/02/1930 NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân trên mọi miền đất nước đã liên tiếp đứng lên chống giặc. Tuy nhiên, các phong trào đó đều lần lượt thất bại do chưa tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. Ngày 1/5/1929, Đại hội toàn quốc Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ vơí đại biểu xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về. Đến ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Tháng 10/1929, Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội taị Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. Tháng 1/1930, thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng Liên Đoàn. Trong vòng nửa năm 3 tổ chức cộng sản đảng đã liên tiếp ra đời. Nhận được tin có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế cộng sản đã gửi thư kêu gọi các nhóm cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ủy viên bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam đã thay mặt quốc tế Cộng sản Đảng triệu tập cuộc họp để hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Ngày 3/2/1930 hội nghị hợp nhất họp ở Cửu Long ( cạnh Hương Cảng ) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì, có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự. Đông Dương Cộng sản Đảng Liên Đoàn không kịp cử đại biểu đến dự. Tổng số các đảng viên lúc này có 211 ngươì . Sau 5 ngày (từ mồng 3 đến mồng 7 tháng 2) hội nghị đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, thông qua các văn kiện: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ tóm tắt của các đoàn thể quần chúng. Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng, chấm dứt tình trạng phân tán của phong trào cộng sản, làm cho sức mạnh của hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng tăng lên gấp bội và từ ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực sự là ngưởi lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 14/2 NGÀY VALENTINE – NGÀY TÌNH YÊU ( chỉ là ngày dành cho các cặp tình nhân thôi các bạn nhé!) Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của ngày tình yêu. Sau đây là một truyền thuyết được biết đến nhiều nhất. Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng Thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Đốc giáo phải chịu cảnh đoạ đày và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị giam và bị lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử Thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy cho đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 sau Công Nguyên. Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư ký tên ông và đề bên dưới “ Valentine của em”. Vào thơì gian này đang diễn ra một phong tục của ngươì dân La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số nhiều nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò may rủi của tình yêu. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các linh mục đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỷ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ là ngươì yêu của mình ( trong dịp Valentine) cũng phát sinh từ đây. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo. Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. Ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của Thánh Valentine vẫn được duy trì khi ngươì ta gửi bưu thiếp cùng với những chiếc thiệp Valentine ở trường học. 27/2/1955 NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều : -“Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. -Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy , cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.“ Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng. -Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp vơí nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cưú và phối hợp thuốc “ Đông” và thuốc “ Tây”. ( Theo Báo Nhân Dân, số 362, ngày 27/2/1955) Do đó ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, từ năm 1985, ngày 27 tháng 2 được chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam. THÁNG 3 08/03/1910 NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ Cuối thế kỷ 19, ở Hoa Kỳ, nền kỹ nghệ phát triển đã thu hút đông đảo phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, nhưng bọn tư bản chỉ trả lương rẻ mạc. Ngày 8/3/1899, căm phẫn trước sự bóc lột cùng cực của chủ nghĩa tư bản, phụ nữ công nhân ngành dệt, ngành may tại thành phố Chicago và New York ( Hoa Kỳ) đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bọn tư bản đã thẳng tay đàn áp và đuổi việc một số chị em nhưng mọi người vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh buộc bọn chủ phải khoan nhượng. Cuộc đấu tranh của phụ nữ ở Chicago đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào của phụ nữ lao động ở Đức, với sự xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc là Cơlơva Gétkin (người Đức) và bà Rôgia Lúcxămbua ( người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Krúpxcaia (vợ Lênin) vận động thành lập Ban thư ký Hội phụ nữ quốc tế để lãnh đạo phong trào phụ nữ. Năm 1910, Hội nghị quốc tế phụ nữ có 17 nước tham dự, họp tại Côpenhagơ - thủ đô nước Đan Mạch đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của lao động nữ trên Thế giới với khẩu hiệu: * Ngày làm 8 giờ * Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau * Bảo vệ người mẹ và trẻ em Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày hội của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng và thực hiện quyền nam, nữ bình đẳng. Ở Việt Nam ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo phụ nữ tổ chức kỷ niệm ngày 8/3, ngày hội của phụ nữ lao động trên Thế giới đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giaỉ phóng phụ nữ. THÁNG 03/04 (Tháng 2 năm Canh Tý) KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG Hai Bà Trưng là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh ( ngoại thành Hà Nội), thuộc dòng dõi vua Hùng. Cha mất sớm, mẹ là bà Man Thiệu, một phụ nữ đảm đang, mưu lược một tay nuôi dạy con khôn lớn. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên (miền sông Đáy, Hà Tây), một người có chí khí quật cường, nhiệt thành với việc cứu dân cứu nước. Vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất, bộ máy thống trị của nhà Đông Hán đè nặng lên nhân dân ta. Năm 34, nhà Đông Hán cử Tô Định - một kẻ tham lam tàn bạo – làm thứ sử kiêm thái thú quận Giao Chỉ. Không chỉ bóc lột tàn tệ nhan dân ta về kinh tế, nhà Hán còn áp bức về chính trị. Chúng đào tạo quan lại và tay sai, bắt dân ta phải theo mọi phong tục, tập lệ của chúng, nhằm thực hiện mưu đồ đồng hoá. Trước tình hình đó, nhân dân ta quyết tâm đứng dậy chống lại chúng. Việc chuẩn bị khởi nghĩa giao cho Thi Sách. Các tướng sĩ cùng bà Man Triệu đã vận động tổ chức đông đảo quân ngũ dưới ngọn cờ cứu nước. Mùa xuân năm 40, khí thế khởi nghĩa đang sục sôi trong cả nước thì Tô Định đã giết Thi Sách. Hành động tàn bạo của Tô Định và lòng căm thù cao độ làm cho bà Trưng Trắc quyết tâm khởi nghĩa để trả thù nhà, đền nợ nước. Tháng 3 năm Canh Tý, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị tập hợp các Lạc Hầu, Lạc Tướng kêu gọi quân dân đứng lên chống lại quân Đông Hán. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở cửa sông Đáy, Phúc Thọ. Khi phát động khởi nghĩa, Bà tuyên thệ bốn điều: * Một xin rửa sạch nước thù * Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng * Ba kẻo oan ức lòng chồng * Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này. Trước sự tiến công ồ ạt của nghĩa quân, quân Đông Hán đã bị thất bại. Bà lên ngôi vua phong quan tước cho các thủ lĩnh, tướng sĩ. Sau đó vua Quang Võ nhà Hán sai Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí sang xâm lược lần nữa. Bà cùng toàn quân toàn dân kiên quyết kháng chiến. Nhưng thế yếu, quân ta đã thua nhiều trận lớn. Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát tử tiết, để lại đời sau một tấm gương quật cường của ngươì phụ nữ Việt Nam. o MỒNG 10 THÁNG 3 ( ÂM LỊCH ) o NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Theo sử cũ và truyền thuyết để laị, nước Văn Lang lúc bấy giờ có 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống ở vùng Việt Bắc. Do nhu cầu trị thủy chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế văn hóa ngày càng được đầy mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp và thống nhất nhau. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả, lãnh thổ của bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh cũa bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang. Ông xưng Vua. Sử gọi là Hùng Vương và con cháu ông sau này nhiều đời cũng mang danh hiệu đó : 7. Kinh Dương Vương Lộc Tục, tôn dâng miếu hiệu là Hùng Vương 8. Lạc Long Quân Sùng Lãm, thụy hiệu Hùng Hiền. 9. Hùng Lân 10. Hùng Việp 11. Hùng Hi 12. Hùng Huy 13. Hùng Chiêu 14. Hùng Vĩ 15. Hùng Định 16. Hùng Hi 17. Hùng Trinh 18. Hùng Võ 19. Hùng Việt 20. Hùng Anh 21. Hùng Triều 22. Hùng Tạo 23. Hùng Nghị 24. Hùng Duệ Hùng Vương là thủ lĩnh của Việt Nam thơì kỳ bắt đầu dựng nước. Lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên là miền Bắc Việt Nam. Đất không rộng lắm, có đủ sức sinh tồn và phát triển. Những nhóm dân cư quan trọng nhất là ngươì Việt cổ. Ban đầu họ sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ máu mủ. Họ đoàn kết tương thân tương ái trong công việc làm ăn và giữ nước. Con người Việt Nam ở thời Hùng Vương vừa mới cố sức vươn lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, giông bão, lụt lội… đã phải đương đầu với kẻ thù xâm lược. Thánh Gióng là thiên thần thoại lịch sử rất đẹp, ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta. Những truyền thống tốt đẹp đó được duy trì rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Thờ kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thơì kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hoá Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. 19/03/1950 NGÀY TOÀN QUỐC CHỐNG MỸ Năm 1950, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng. Ở Châu Âu, tiếp sau việc thành lập một số nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và Trung Âu, ngày 7/10/1949, nước Cộng hòa dân chủ Đức ra đời, đánh dấu một thắng lợi lớn của giai cấp công nhân và nhân dân Đức, giáng một đòn mạnh vào âm mưu của bè lũ đế quốc. Ở Châu Á, ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, làm thay đổi sự sắp xếp và so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Sự phát triển về kinh tế và quốc phòng của Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh giành độc lập, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Về phía chủ nghĩa đế quốc, chúng vẫn ráo riết xúc tiến âm mưu gây chiến và áp bức nô dịch các dân tộc nhỏ yếu, đặc biệt là đế quốc Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Đông Dương, Mỹ nhúng tay can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp hơn. Hàng loạt họat động về chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự được Mỹ tiến hành ráo riết để chi phối trực tiếp hơn nữa các chính sách của Pháp đối với Đông Dương, biến Pháp và ngụy quyền tay sai thành “lính đánh thuê” cho quyền lợi của mỹ ở Đông Dương. Trong khi đó, đế quốc Pháp đang quẫn bách tiến đến kho cạn về tài chính ; một mặt, nhân dân Pháp và thuộc địa phản chiến ngày một quyết liệt thêm. Ngày 30/6/1950, chuyến tàu Mỹ đầu tiên chở thẳng vũ khí sang Đông Dương đã cập bến Sài Gòn và đổ xuống Cảng 56 máy bay chiến đấu và vận tải, 36 tàu đổ bộ loại nhỏ và một số vũ khí đủ trang bị cho 12 tiểu đoàn quân Ngụy. Từ đầu năm 1950, phong trào đấu tranh của đồng bào ta ở một số đô thị lớn lại bùng lên mạnh mẽ. Ngày 9/01, một cuộc biểu tình lớn nổ ra tại Sài Gòn. Hơn hai nghìn học sinh cùng đại biểu các giáo sư và gia đình học sinh kéo đến Dinh thủ hiến Nam phần, đòi ngụy quyền phải thực hiện lời hứa trả lại tự do cho 12 học sinh bị bắt trong một cuộc bãi khoá vưà xảy ra trước đó. Cuộc biểu tình được hàng vạn đồng bào các giới nhanh chóng hưởng ứng. Cuộc biểu tình đã bị bọn ngụy quyền đàn áp hết sức dã man, học sinh Trần Văn Ơn bị sát hại. Cuộc biểu tình ngày 9/01 của học sinh và đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc đấu tranh tiếp theo và có tiếng vang lớn trong toàn quốc. Ngày 9/01/1950 đã đi vào lịch sử và chính thức trở thành ngày đấu tranh của học sinh, sinh viên Việt Nam. Giữa những ngày sục sôi khí thế chiến đấu ấy của đồng bào ta, đại sứ Mỹ Gơ-ríp-phin (Griffins) đến Sài Gòn. Hai tàu diệt ngư lôi loại lớn của Mỹ là Stích_cơn ( Stickon) và An-đớt-sơn (Anderson) cập bến cảng Thanh phố. Một tàu sân bay chở 70 máy bay chiến đấu Mỹ cũng tiến vào thả neo ở ngoài khơi Đà Nẵng. Vẫn với thói quen dùng máy bay, tàu chiến để doạ người, Mỹ dự định mở cuộc thao diễn lớn của không quân và hải quân, phô trương lực lượng hòng trấn áp tinh thần đấu tranh của đồng bào ta, đồng thời nâng đỡ tinh thần cho lũ tay sai. Trong những ngày này, để kịp thơì tỏ rõ ý chí cuả nhân dân ta chống Mỹ can thiệp, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chủ trương tiến hành một cuộc đấu tranh lớn. Đi đôi với các hoạt động đấu tranh chính trị, quân và dân ta đã lên tiếng cảnh báo bọn can thiệp Mỹ bằng cả những hoạt động quân sự . Biệt động ném lưụ đạn vào khách sạn Công-ty-năng-tan (Continental) làm đại sứ Gơ-ríp-phin suýt bỏ mạng. Ngày 19/3, hơn 300.000 đồng bào Sài Gòn xuống đường tiến hành một cuộc biểu tình khổng lồ đấu tranh trực diện với đế quốc Mỹ. Sau khi tập hợp đội ngũ tại khu vực chợ Bến Thành, đoàn biểu tình trương cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ chia làm nhiều cánh diễu hành qua các phố lớn tiến về phía cảng. Đồng bào vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ. Địch dùng hơi cay đàn áp. Đồng bào ta siết chặt hàng ngũ và hành động quyết liệt hơn. Gần chợ Bến Thành quần chúng đốt cháy xe quân sự Pháp. Trước toà thị chính, một sỹ quan Pháp hung hăng giật xé cờ đỏ sao vàng đã bị giết chết. Cờ Pháp, cờ Mỹ và cờ Ngụy ở các công sở dọc đường bị hạ, ảnh Bảo Đại bị xé nát. Đoàn biểu tình tiếp tục đến cảng định tiếp tục đốt phá tàu mỹ. Hai chiếc tàu diệt ngư lôi Mỹ hốt hoảng kéo còi báo động, thả khói mù và vội vã hạ cờ. Thấy đã đạt được tháng lợi, ban lãnh đạo cuộc biểu tình chủ động cho kết thúc cuộc đấu tranh. Thế là ngay trong cuộc đọ sức đầu tiên với nhân dân ta, đế quốc Mỹ đã bị giáng một đòn. Kế hoạch phô trương thanh thế của chúng đã phải huỷ bỏ. Ngay chiều hôm đó, các tàu Mỹ phải nhổ neo lặng lẽ rút lui. Thắng lợi của cuộc biểu tình chống Mỹ ngày 19/3/1950 của đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu cuả nhân dân ta, được dư luận trong và ngoài nước đồng tình, khâm phục và đánh giá cao. Nó chứng tỏ sức mạnh và khả năng đấu tranh chính trị của nhân dân ta nói chung và cuả đồng bào đô thị nói riêng là rất to lớn. Nó cũng biểu thị quyết tâm của nhân dân ta chống bất cứ kẻ thù nào để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, không một kẻ thù hung hãn nào dù là đế quốc Mỹ có thể đe dọa, khuất phục nổi nhân dân ta. Ngày 19/3/1950 chính thức trở thành Ngày toàn quốc chống Mỹ. 26/03/1931 THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ Đảng từ Trung Ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viện của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931). Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính Trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh Niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bai họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931( một ngày trong thời gian cuối của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần : o Từ 1931 – 1936 : Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương o Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. o Tháng 11/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương o Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam o Từ 25/10/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao Động Việt Nam o Từ 3/2/1970 – 1976 : Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh. o Từ 12/1976 đến nay : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biều là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn A… Với các phong trào “ Thanh niên xung phong tình nguyện”, “ Ba sẵn sàng”, “ Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ” , “Quyết thắng”. Thế hệ thứ ba này có mặt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần tốc mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào: Ba xung kích làm chủ tập thể” , “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào CKT ( chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào “ Xứng danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số - sức khoẻ - môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới. Từ ngày thành lập đến nay Đoàn ta đã tổ chức 7 lần Đại Hội : o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đoàn khai mạc vào ngày 7/02/1950 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với hơn 400 đại biểu. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam làm Bí thư. o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn họp từ 25/10 đến 04/11/1956 tại thủ đô Hà Nội, có 479 đại biểu. Đại hội bầu 30 đồng chí vào ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất. o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp từ 23 đến 25/3/1961 tại thủ đô Hà Nội có 677 đại biểu. Đại hội bầu 71 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Nguyễn Lam chuyển công tác khác của Đảng, đồng chí Vũ Quang được bầu làm Bí thư thứ nhất. o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp từ 20 đến 22/11/1980 tại Hà Nội có 623 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ban bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Quốc Bảo, uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm bí thư thứ nhất. o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V họp từ 27 đến 30/11/1987 tại Hà Nội có 750 đại biểu. Đại hội bầu 150 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành đã bầu Ban thường vụ Trung ương Đoàn gồm 23 đồng chí. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm bí thư thứ nhất. o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp từ 15 đến 18/10/1992 có 797 đại biểu. Đại hội bầu 91 đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu 14 thường vụ. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất o Đại hội toàn quốc lần thứ VII họp từ 26 đến 27/11/1997 có 899 đại biểu. Đại hội bầu 125 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, Ban chấp hành bầu Ban Bí thư gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất. THÁNG 4 30/4/1975 NGÀY GIẢI PHÓNG SÀI GÒN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Sau một tháng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã dành phần thắng trong 2 chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, giải phóng hơn nửa đất đai và nửa số dân trong toàn miền Nam, chiếm giữ một khối lượng lớn vật chất trang bị phương tiện chiến tranh. Các lực lượng vũ trang của ta trưởng thành nhanh chóng. Nghị quyết của bộ chính trị ngày 25/3/1975 đã quyết định chuẩn bị chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 9/4 quân ta tiến công Xuân Lộc, 1 căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt. Ngày 16/4 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Ngày 21/4 toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Cũng ngày này Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố từ chức tổng thống. 17h ngày 26/4 quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn. Đêm 28 rạng sáng 29/4 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch. 9h30 ngày 30/4 Dương Văn Minh vừa lên làm tổng thống đã kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền” nhằm cứu quân nguỵ khỏi sụp đổ. 10h45 ngày 30/4 xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh tổng thống ngụy ( dinh Độc Lâp ), bắt sống toàn bộ ngụy quyền Trung Ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắngcủa chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. THÁNG 5 1/5/1886 NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG Khi quốc tế cộng sản thành lập năm 1864, Các Mác đã nói nhiều đến vấn đề rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Đại hội lần thứ 1 Quốc Tế Cộng Sản họp ở Genéve tháng 4/1864 đã coi việc đấu tranh ngày làm 8h là nhiệm vụ trước mắt. Tại đại hội quốc tế họp ở Luân Đôn, ông Ơ-giê Đuy- pông người thay mặt cho Các Mác đã đưa ra một dự án ngày làm 8h. Những công nhân nước Anh đi di cư sang Mỹ làm ăn đã mang sang nước này phong trào đấu tranh đòi ngày chỉ làm việc 8h, từ đó phong trào phát triển mạnh ở Mỹ. Năm 1868, chính quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ngày làm việc 8h trong các cơ quan xí nghiệp thuộc chính phủ, nhưng các xí nghiệp tư bản vẫn làm 11 – 12h/1 ngày. Tháng 01/1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago (Mỹ), Đại Hội liên đoàn lao động Mỹ thông qua nghị quyết: từ ngày 01/05/1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8h, hằng năm chọn ngày ấy để làm hợp đồng mới giữa chủ và thợ. Ngày 1/5/1886 khắp nơi công nhân đều mang biểu ngữ : "Từ nay trở đi không người thợ nào làm việc quá 8 giời 1 ngày”. Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ học tập. 5.000 cuộc bãi công của công nhân với khoảng 340.000 người tham gia khắp nước Mỹ, sau đó 12 vạn rưỡi công nhân đã giành được quyền ngày làm việc 8 giờ. Từ đó ngày 1/5 hàng năm đã trở thành ngày đấu tranh của công nhân các nước, ngày hội của công nhân và lao động trên toàn thế giới. 07/05/1954 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ớ phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động. Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 – 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh. 17h30 ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 04/04 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1. Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương “. Đêm 01/05/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m. 17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam. Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn). Nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết những câu thơ mô tả sinh động những ngày chiến dịch Điện Biên Phủ gian khổ nhưng hào hùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! những đồng chí, thân chôn làm giá súng Dầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão những đồng chí chèn lưng cứu pháo nát thân, nhắm mắt còn ôm những bàn tay xẻ núi lăn bom nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện (hoan hô chiến sĩ Điện Biên) 15/05/1941 THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Từ năm 1925, sau khi sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội - tiền thân của Đảng, Bác Hồ đã chỉ thị về nước, lựa chọn 1 số thanh niên ưu tú đưa ra nước ngoài đào tạo. Trong số 8 thanh thiếu niên lúc đó được Bác Hồ đích thân dạy dỗ có Lý Tự Trọng. Sau này anh đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. Khi sáng lập ra tổ chức Đoàn, Đảng đã giao trách nhiệm lịch sử cho Đoàn trực tiếp phụ trách chỉ đạo các tổ chức thiếu niên, nhi đồng. Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương lần I (1/1935) ghi rõ: “Đoàn phụ trách tổ chức Hồng nhi đoàn, chỗ nào có chi bộ, Đoàn phải lập ra Hồng nhi đoàn, những đoàn viên dưới 16 tuổi nhất luận phải đưa qua Hồng nhi đoàn”. Ngày 8/2/1941 sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 8 đã họp và ra nghị quyết quan trọng đến vận mệnh nước nhà. Hội nghị đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước. Ngày 15/5/1942, theo chỉ đạo của Đảng, tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong và Đội Nhi Đồng cứu quốc đã được thành lập tại vùng Pắc Pó (Cao Bằng) do Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc ( nay là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941 đã được ban chấp hành Trung Ương Đảng đồng ý lấy ngày chính thức thành lập đội. [...]... THÁNG 11 20/11/1982 Ngày Nhà Giáo Việt Nam Cách đây trên 1/3 thế kỷ, tháng 8/1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại vácsava (Ba Lan) đã lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến các trường học, cơ sở quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam Ngày 20/11, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được... xã hội Với tinh thần đó, ngày 21/6/1985 là ngày báo chí Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta Suốt trong những chặng đường cách mạng, báo chí Việt Nam và đội ngũ nhà báo đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và “Xứng đáng với một trong những nền báo chí cách mạng trên thế giới” 28/06 NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM Ngày 28/6/2001 được chọn là ngày gia đình Việt Nam đầu... Sau ngày giải phóng miền Nam, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc ca mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước Ngày 20/11 dần dần khắc sâu và tâm trí, tình cảm của mọi người, trở thành hoạt động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày. .. ngày hiến chương các nhà giáo nữa Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của nhà nước Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy cô giáo Các em học sinh... liệt của tuổi trẻ Việt Nam Ngày 15/10/1956 là ngày đánh dấu sự ra đời của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và ngày này hàng năm là ngày truyền thống của hội 20/10/1930 Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Từ nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ (tháng 10/1939) đến các nghị quyết của Đảng nói về công tác phụ nữ, các bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng... người cao tuổi Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 1/10/1991 14/10/1930 Ngày thành lập hội nông dân Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thanh niên cách mạng đồng chí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một... sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 hằng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến biết ơn thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền Đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống... vệ của ngày mai Sinh trưởng trong nơi đớn đao, khốn cùng Một là toàn thắng, hai là hi sinh Vì công lý mà ta ra đấu tranh… Khí thế của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhanh chóng lan rộng trong cả nước Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh Sự xuất hiện các Xô Viết làm chức năng chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã phát triển ở nhiều vùng rộng lớn trong. .. kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu siết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ, thanh niên ở các nước lấy ngày 1/6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lục gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1/6... hoạt động Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm tại Cộng Sản trong nước thành Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc Tế Cộng Sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành Trung ương Đảng ta Năm 1941, sau 30 năm hoạt động . Các ngày Lễ, kỷ niệm trong năm THÁNG 1 06/01/1946 TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Cách mạng tháng Tám thành công, mặc. của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò may rủi của tình yêu. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các linh mục đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỷ niệm. kỷ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ là ngươì yêu của mình ( trong dịp Valentine) cũng phát sinh từ đây. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho

Ngày đăng: 08/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan