PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ bảo vệ môi TRƯỜNG

31 1.6K 18
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ bảo vệ môi TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HVTH : NGUYỄN THỊ THANH KIỀU LỚP : CAO HỌC NH ĐÊM 6 – K20 GVHD : PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG HCM, Tháng 8/2012 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 2 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng A. Mở đầu A. Lí do chọn đề tài : Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ cả quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước và trong không khí. Có thể thấy, hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp nêu trên là những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Nếu không kịp thời có các giải pháp giảm dần lượng phát thải chất độc hại thì nguy cơ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng. Việc đánh thuế bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế bảo vệ môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than, ). Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Hơn nữa, thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới. Ở nước ta, chính sách thuế bảo vệ môi trường gồm các chính sách phí và thuế liên quan đến môi trường. Đặc biệt là Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày 01/01/2012. Đây là luật thuế còn khá mới mẻ ở nước ta và thời gian đi vào đời sống chưa tròn một năm. Do đó, bên cạnh những hiệu quả ban đầu được mong chờ, những tồn tại, bất cập dần bộc lộ. Do việc đánh thuế bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong cả nhận thức lẫn tăng trưởng nên cần thiết có các nghiên cứu về chính sách thuế bảo vệ môi trường để cung cấp cái nhìn tổng quát và theo sát hoạt động của chính sách thuế bảo vệ môi HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 3 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng trường trong đời sống. Đó là lí do tôi chọn đề tài Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 4 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng B. Mục tiêu của đề tài Đề tài nhằm trả lời 3 câu hỏi sau đây: • Tại sao cần đánh thuế bảo vệ môi trường? • Ở Việt Nam, việc đánh thuế bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào? • Làm cách nào để hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam? Để trả lời các câu hỏi trên, bài viết đi vào tìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách thuế bảo vệ môi trường theo quan điểm của các nhà kinh tế, phân tích thực trạng chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong việc thực thi chính sách. C. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích và tổng hợp: • Phân tích tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường dựa trên các tình huống phát sinh và phân tích nội hàm của chính sách thuế này • Tổng hợp các vấn đề tồn tại trong việc thực thi chính sách thuế nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện trong việc hoàn thiện chính sách và tham khảo được kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. D. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chủ yếu đi vào phân tích việc thực thi Luật thuế bảo vệ môi trường do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của phát triển bền vững và có hiệu lực cao nhất trong các quy định về môi trường. Do còn khá mới mẻ nên khi đi vào đời sống, luật thuế này đã bộc lộ không ít bất cập cần nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn. HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 5 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng B. Nội dung CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa thuế bảo vệ môi trường Tên gọi: OECD gọi là thuế môi trường, ở Việt Nam gọi là thuế bảo vệ môi trường Theo OECD, thuế môi trường là loại thuế mà cơ sở thuế của nó là các nhóm sản phẩm tự nhiên gây tác động tiêu cực đến môi trường. Bốn loại thuế trong thuế môi trường gồm thuế năng lượng, thuế giao thông, thuế ô nhiễm và thuế tài nguyên. Thuế môi trường là một loại công cụ kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội Việt Nam định nghĩa thì Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường). 2. Tại sao đánh thuế bảo vệ môi trường ? 2.1. Bởi vì thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đãi làm giảm gánh nặng môi trường và giữ gìn môi trường Bằng việc thay đổi hành vi, tạo ra ý thức bảo vệ môi trường (ví dụ như các hoạt động tác động xấu đến môi trường sẽ bị đánh thuế, còn các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường sẽ được giảm thuế), thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đãi cho doanh nghiệp và cá nhân nhằm hợp nhất yếu tố môi trường trong các hoạt động kinh tế và tối thiểu hóa những tác động tiêu cực đến môi trường. 2.2. Bởi vì thuế bảo vệ môi trường tạo ra nguồn thu ngân sách có thể được dùng để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường hoặc cắt giảm các loại thuế khác Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể dùng để giữ gìn môi trường hoặc các phúc lợi khác. Ngoài ra, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể dùng để cắt giảm các loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tiền bảo hiểm xã hội. Nhìn chung, thông qua đánh thuế bảo vệ môi trường, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc giảm bớt ảnh hưởng từ hoạt động của bản thân lên môi trường HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 6 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Nói cách khác, đánh thuế nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục môi trường sinh thái. 3. Tác dụng của thuế bảo vệ môi trường Thuế bảo vệ môi trườngthuế Pigou đánh trên việc làm ô nhiễm môi trường. Loại thuế này giúp đem lại các quyết định thích hợp về môi trường bằng cách tăng các chi phí liên quan đến đầu vào và đầu ra có thể gây ô nhiễm. Vì thế, điều chỉnh các ngoại tác tiêu cực gây ô nhiễm môi trường. Các nhà kinh tế tranh luận rằng số tiền thu thuế ô nhiễm là một công cụ hiều quả để đạt đến các mục tiêu về môi trường (ví dụ như Baumol và Oates, 1988). Đánh thuế trên đầu ra sẽ làm tăng giá sản phẩm, giảm mức tiêu dùng hoặc chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng không gây ô nhiễm. Mức tác động nay của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của các hàng hóa gây ô nhiễm và tính sẵn có của các hàng hóa thay thế khác. Đánh thuế trên đầu vào có thể làm tăng giá từng phần hoặc toàn phần của thành phẩm, tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Nếu mở rộng sản xuất, các nhà sản xuất có thể chịu gánh nặng thuế, do đó họ có thể chuyển sang sử dụng các mặt hàng không gây ô nhiễm Sự cải tiến công nghệ giúp giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm đầu vào gây ô nhiễm cũng như tăng cường sử dụng các mặt hàng không gây ô nhiễm. 3.1. Liệu có hay không sự gia tăng nguồn thu thuế? Khả năng về đánh thuế trùng? Nếu thuế bảo vệ môi trường được thiết kế không nhằm mục đích tạo nguồn thu thuế, thì sẽ có sự giảm sút tương ứng các loại thuế thông thường. Vì các loại thuế thông thường gây ra sự bóp méo, tổn thất xã hội của thuế do đó cũng giảm theo. Các ý tưởng về giả thuyết tránh đánh trùng thuế cho rằng việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường có thể làm giảm sự bóp méo của thuế và cải thiện phúc lợi mà không làm giảm các lợi ích môi trường (theo Oates, 1991; Pearce, 1991; Bovenberg và de Mooij,1994). HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 7 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Ngoài ra, nguồn thu thuế bảo vệ môi trường có thể giúp tài trợ cho việc cung cấp hàng hóa công, đặc biệt hàng hóa công liên quan đến môi trường. Chi phí xã hội biên là tỉ số giữa mức giá ngầm của thuế và mức ô nhiễm trung bình của lợi ích xã hội biên. Lundholm (2005) chỉ ra rằng theo quan điểm của thuế tối ưu, lợi ích xã hội ròng là cần thiết và điều kiện hiệu quả của các dự án cần bỏ qua phân tích lợi ích – chi phí. Theo quan điểm không quan tâm thuế tối ưu, nếu thuế quá thấp, lợi ích xã hội ròng là cần thiết nhưng không mang tính hiệu quả. Theo phân tích, hàng hóa công về môi trường trong phúc lợi xã hội không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và hàm chi phí của thuế. Nếu ngược lại, điều này có thể dẫn đến kết quả là, nếu tăng cung cấp hàng hóa công về môi trường có thể tăng quy mô của khu vực công tính trên GDP và giảm mức tổn thất xã hội của việc tài trợ cho hàng hóa này bằng thuế bảo vệ môi trường cũng như các loại thuế không liên quan đến môi trường. Nó giúp làm giảm nhu cầu về hàng hóa công không liên quan đến môi trường (ví dụ như giảm nhu cầu về hàng hóa công về chăm sóc sức khỏe hay bảo dưỡng đường sá) Nhìn chung, các nghiên cứu đều hàm ý rằng việc thu thuế bảo vệ môi trường có thể làm gia tăng nguồn thu và do đó, làm tăng việc cung cấp các hàng hóa công về môi trường. 3.2. Thuế có giúp giảm ô nhiễm? Cả các kinh nghiệm thực tiễn lẫn các mô hình mô phỏng đều chỉ ra rằng thuế bảo vệ môi trường có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường. Việc đánh thuế bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế bảo vệ môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than, ). Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân. 3.3. Sự kết hợp giữa thuế bảo vệ môi trường và các trợ cấp về môi trường HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 8 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường nên được sử dụng thế nào? Có các lựa chọn rằng nguồn thu này nên cộng vào chung nguồn thu của chính phủ hoặc tách riêng ra chỉ dùng cho các hoạt động liên quan đến môi trường. Nếu thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế thì nó nên được dùng riêng cho một khu vực hoặc ngành công nghiệp bị thu thuế. Trong khu vực này, thuế này cần được phân bổ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Tại một số nước, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường được đưa vào Ngân sách Nhà nước như tất cả các khoản thuế khác. Từ nguồn Ngân sách Nhà nước mới phân bổ theo các cấp từ Trung ương đến địa phương để chi vào các công việc như: Đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng . và trong đó có bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc chi sẽ được tính toán, cân đối dựa trên số thu để đảm bảo đúng mục đích. HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 9 Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 1. Cơ sở pháp lý của thuế bảo vệ môi trường  Trước khi Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời: Các văn bản pháp lý liên quan đến các khoản phí bảo vệ môi trường như: • Thông tư liên tịch số 107 ngày 26/07/2010, từ 01/06/2010 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả • Nghị định 174/2007/NĐ-CP - Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thực hiện từ năm 2007, phí thu đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Ngoài phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu “phí vệ sinh” là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương. • Nghị định số 74/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Đối tượng chịu thuế đối với khai thác khoáng sản theo quy định là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản. • Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2000 về phí xăng dầu đang thu đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazút, dầu mỡ nhờn. Số thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các nguồn gây ô nhiễm, (đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí) nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đóng góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra. Về chính sách thuế: HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan