1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

15 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 63,05 KB

Nội dung

Xung quanh chúng ta luôn tồn tại những mối liên hệ tác động qua lợi với nhau, chúng như một mạng lưới khổng lồ, càng bền vững hơn khí có nhiều mối liên hệ. Đặc biệt môi trường chính là sự trợ giúp lớn nhất đến tất cả mối liên hệ của sự sống, nhờ có môi trường hỗ trợ thì mới có thể thuận lợi phát triển và tồn tại được. Tuy nhiên, hiện nay với sự suy giảm của môi trường do các hành động tàn phá ảnh hưởng to lớn đến môi trường của con người đã làm mối liên hệ, liên kết của sự sống bị phá hủy. Trong khi sự phát triển của kinh tế thì ngày càng phát triển nhưng lại kéo theo sự suy tàn của môi trường, giống nhau các nước phát triển bậc nhất hầu như đều tự làm mất đi sự hỗ trợ từ môi trường gây ảnh hưởng đên sự sinh thái. Đối với việt nam cũng vậy trong những năm vừa qua song song với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì tỉ lệ ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh, ô nhiễm không khí khói bụi,...mạng lưới liên kết bị ảnh hướng và dần mất đi. Làm rõ được tính trọng yếu mối liên hệ đa dạng cũng như cho thấy được mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường sinh thái để phần nào nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra em còn muốn dựa vào đề tài này có thể giúp bản thân có lượng sách vở nhất định để đưa ra được những giải pháp bảo vệ môi trường sánh bước với việc nâng cấp nền kinh tế của Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

Họ và tên: Tạ Đức Minh Lớp: Anh 13 - K59 Chuyên ngành: Kế toán - Kiểm toán Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Tùng Lâm

QUẢNG NINH, THÁNG 6 - NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2

1 Phép biện chứng 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Phép biện chứng có các hình thái cơ bản 2

2 Mối liên hệ phổ biến 2

2.1 Định nghĩa về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến 2

2.2 Tính chất của các mối liên hệ 3

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận 4

CHƯƠNG II: Mối liên hệ giữa bảo vệ môi trường tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 5

1 Mối liên hệ chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế .5

2 Tình trạng môi trường Việt Nam đang bị tàn phá bởi sự phát triển kinh tế 6

2.1 Trong nông nghiệp 6

2.2 Trong công nghiệp 6

2.3 Trong du lịch biển 8

2.4 Gia tăng mức tiêu thụ 9

3 Hậu của ô nhiễm môi trường 10

4 Giải pháp giải quyết vấn đề 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xung quanh chúng ta luôn tồn tại những mối liên hệ tác động qua lợi với nhau, chúng như một mạng lưới khổng lồ, càng bền vững hơn khí có nhiều mối liên hệ Đặc biệt môi trường chính là sự trợ giúp lớn nhất đến tất cả mối liên hệ của sự sống, nhờ có môi trường hỗ trợ thì mới có thể thuận lợi phát triển và tồn tại được

Tuy nhiên, hiện nay với sự suy giảm của môi trường do các hành động tàn phá ảnh hưởng to lớn đến môi trường của con người đã làm mối liên hệ, liên kết của sự sống bị phá hủy Trong khi sự phát triển của kinh tế thì ngày càng phát triển nhưng lại kéo theo sự suy tàn của môi trường, giống nhau các nước phát triển bậc nhất hầu như đều tự làm mất đi sự hỗ trợ từ môi trường gây ảnh hưởng đên sự sinh thái Đối với việt nam cũng vậy trong những năm vừa qua song song với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì tỉ lệ ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh, ô nhiễm không khí khói bụi, mạng lưới liên kết bị ảnh hướng và dần mất đi

Làm rõ được tính trọng yếu mối liên hệ đa dạng cũng như cho thấy được mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường sinh thái để phần nào nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường Ngoài ra em còn muốn dựa vào đề tài này có thể giúp bản thân có lượng sách vở nhất định để đưa ra được những giải pháp bảo vệ môi trường sánh bước với việc nâng cấp nền kinh tế của Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN

HỆ PHỔ BIẾN

1 Phép biện chứng

1.1 Khái niệm

Là học thuyết khoa học về các mối liên hệ phổ biến, các quy luật chung nhất điều hành chỉ đạo sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

1.2 Phép biện chứng có các hình thái cơ bản

Phép biện chứng tự phát thời Cổ đại: đã thấy được các sự vật, hiện

tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận, tuy nhiên đây vẫn chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kiểm chứng Dừng lại ở việc chống lại thế giới quan tôn giáo thần thoại, chưa đủ sức để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, nâng cao tính tự giác của con người

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: bắt đầu từ tinh thần và kết thúc

ở tinh thần Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh ý niệm của con người

Phép biện chứng duy vật Mác – Lenin: học thuyết về mối liên hệ đa

dạng phủ sóng và về sự phát triển ở một hình thức hoàn thiện khái quát nhất phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật

2 Mối liên hệ phổ biến

2.1 Định nghĩa về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng trong xã hội về nhiều mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ chưa bị biến mất ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phủ sóng khắp nơi là những mối liên hệ sinh sống ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, mối liên hệ giữa: khẳng định và phủ định, các mặt đối lập, lượng và chất, cái chung và cái riêng…

Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc biệt vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất

Trang 5

định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ chỉ riêng biệt mới có là sự trình bày những mối liên hệ bao quát trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ đặc trưng nhất

và phổ biến đó tạo nên tính đoàn kết tập hợp lại trong tính đa dạng và ngược lại tính đa dạng, phong phú trong tính nhất quán chỉ có một của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ

2.2 Tính chất của các mối liên hệ

Tính khách quan, tính đa dạng, phong phú và tính phổ biến là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ

Tính khách quan bao quát nhất của các mối liên hệ.

Sự vật, hiện tượng của thế giới là các mối liên hệ có tính khách quan theo quan điểm biện chứng duy vật Theo quan điểm đó, sự yêu cầu qua lại, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái có sẵn của nó, tồn tại riêng biệt không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể biết tới và vận dụng các mối liên

hệ đó trong hoạt động thực tại của bản thân mình

Tính phổ biến, lan rộng của các mối liên hệ.

Không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác theo quan điểm biện chứng; đồng thời cũng không có hiện tượng, hay bất cứ sự vật nào không phải là một nhánh cấu thành hệ thống, bao gồm những yếu tố hình thành nên những mối liên

hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một thực thể sống nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, có tác động qua lại lẫn nhau và làm biến đổi, thay đổi lẫn nhau

Tính phong phú, đa dạng không bị hạn chế của mối liên hệ.

Không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ, quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin, mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ Vì những đặc tính đa dạng như vậy nên ta không thể nào hợp nhất chúng với nhau về vị trí quản điểm hay tính chất của các mới liên hệ lại với nhau ở bất cứ điều kiện xác định nào

Trang 6

Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn khái quát

cả quan niệm về sự thể hiện khác biệt, phủ sóng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc trưng nhất trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình

cụ thể, trong những điều kiện thời gian hay không gian cụ thể

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện, tức là khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó cho chúng ta sự nhìn nhận lại, đúng đắn nhất và chi tiết

sự vật hiện tượng chống lại quan điểm siêu hình phiến diện một chiều

Quan điểm lịch sử cụ thể cần được tôn trọng, bảo tồn Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có thể đánh giá chung các sự vật hiện tượng

Trang 7

CHƯƠNG II: Mối liên hệ giữa bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

1 Mối liên hệ chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế

Toàn bộ những điều kiện vô cơ, hữu cơ của các sinh vật có tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cùng mọi hoạt hoạt động khác của con người thì

đó là môi trường sinh thái Con người hay những sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một điều kiện tự nhiên nhất định Còn tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao

và phát triển nhu cầu cũng như chất lượng sống của con người

Vì vậy giữa phát triển nền kinh tế nước nhà và bảo vệ hệ sinh thái có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ không thể nào tách rời Nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người như cách mà nó được sinh ra và tồn tại trong đời sống tự nhiên Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho môi trường sinh thái làm nó tốt lên hoặc xấu đi

Nó tồn tại một cách chủ quan vì nền kinh tế được tồn tại và phát triển dựa trên tác động của con người Môi trường là nơi diễn ra các hoạt động tăng trưởng kinh tế vì việc tăng trưởng kinh tế thì cần khái thác nguồn tài nguyên quý giá từ môi trường Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn nó có thể bị mất đi khi khai thác quá nhiều Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một ngày nào đó kinh tế thị trường sẽ bị chững lại nếu môi trường bị cạn kiệt tài nguyên cũng như gây ra cho đời sống con người những tác hại nặng nề khi bị suy thoái Khi xảy ra điều đó thì chính con người sẽ phải gánh vác những hậu quả này mà không phải ai khác

Con người chịu tác động trực tiếp từ môi trường sinh thái xung quanh Ngược lại, nếu ta phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết và bảo vệ môi trường thì không những nó làm cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện và tăng cao mà nó còn làm cải thiện, giúp môi trường tốt hơn, tuy nhiên kinh tế phát triển nhà nước thì mới có ngân sách, tiền tài để thực hiện cho những dự án bảo vệ môi trường, ngăn chặn được việc khai thác tài nguyên quá mức hủy hoại nơi sinh sống của con người

Trang 8

2 Tình trạng môi trường Việt Nam đang bị tàn phá bởi sự phát triển kinh tế.

2.1 Trong nông nghiệp

Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và đến hiện tại thì điều đó vẫn chưa thay đổi nhiều, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hầu như vẫn dựa vào nông sản, hay tài nguyên nông nghiệp mang lại Vì có nhiều cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế nên ta đã đẩy mạnh phát triển sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Tuy nhiên cũng xảy ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường và phá hủy thiên nhiên Việc khái thác tập trung quá nhiều về những tài nguyên môi trường không thể tái tạo được nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta Việc xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp phát triển làm người dân chỉ chú trọng vào việc tăng sản lượng mà phá hủy đi thiên nhiên để khai thác, trồng trọt, nuôi thả không có khoa học ngoài ra còn sử dụng những chất gây hại cho môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay các loại chất kích thích tăng trưởng phần nào đó làm ảnh hưởng đến môi trường của đất nước

2.2 Trong công nghiệp

Nước ta đang trong thời kì phát triển theo công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc chuyển dịch này tạo cho ta rất nhiều tiềm năng, sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá trong những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dânđể phát triển đất nước nhưng đồng thời mặt khác của nó là gây ra những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt về môi trường nếu ta không kịp thời có những biện pháp để khắc phục

Nhìn một cách tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy, nhánh đô thị ở nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ hơn 19,5% với hơn 625 đô thị năm 2009 lên khoảng 39,3% với 833 đô thị năm 2020 Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất là ở hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và Sài Gòn, sau đó là đến các tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng

và Cần Thơ

Trang 9

Quá trình đô thị hóa có thể làm phát triển nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đem lại những khó khăn nhất định Việc đô thị hóa công nghiệp hóa diễn

ra với tốc độ chóng mặt ngày càng nhanh đã làm gia tăng, bùng nổ ô nhiễm môi trường Nguồn nước thải ra từ những công ty xí nghiệp, các bệnh viện hay các nhà máy đều không được xử lý kĩ càng

Thêm vào đó, vấn nạn về ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống đồng thời làm bùng ra nhiều loại bệnh dịch cho sức khỏe cộng đồng Nguyên nhân chính dẫn đến các vấn nạn trên chính là sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, khí xả thải từ các phương tiện giao thông như xe tải, ô tô, xe máy,…

Hiện Việt Nam đang là một trong những nước có mức độ ô nhiễm không khí khói bụi, đứng trong hàng top 10 các nước ở châu Á Ngoài ra hai thành phố

là thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn có mức tổng lượng bụi vào một số thời điểm nhất định nào đó trong khoảng tháng 9/2019 vừa qua liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động

Thời gian gần đây, Tổng cục Môi trường Việt nam cho biết, thủ đô Hà Nội đã có 4 trên 7 ngày bị ô nhiễm bụi mịn PM2.5 trong khoảng thời gian từ 13 đến 20 tháng 3 năm 2020, nhiều ngày AQI đã vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Quốc gia Kết quả tính toán chỉ số AQI tại các trạm quan trắc cũng cho thấy, chất lượng không khí nhiều ngàyở mức kém (AQI từ 101 đến150) và xấu ( từ 151 đến 200) Nguồn bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường xá và sản xuất công nghiệp

Ngoài ra còn có những ô nhiễm đến từ việc không xử lý các chất thải của các nhà máy, hay việc chặt phá rừng để xây nhiều công trình công nghiệp hóa , nhà máy điện, thủy điện, hiệu ứng nhà kính hay việc quy hoạch còn chưa được diễn ra một cách toàn diện nhất đều dẫn tới việc làm hại đến môi trường sống

Như vậy đi đôi với việc phát triển mạnh về nền kinh tế đất nước thì ta cần

có những chính sách tích cực và triệt để hơn trong việc bảo vệ môi trường nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường thì sẽ đem lại nhiều mối nguy

Trang 10

hiểm cho chính bản thân chúng ta, phá vỡ mối liên hệ giữa việc tăng trưởng kinh

tế và bảo vệ môi trường sinh thái

2.3 Trong du lịch biển

Với sự tăng lên một cách đáng kể của kinh tế thì việc nhu cầu nghỉ dưỡng của con người ngày càng tăng lên Theo như thống kê thì ngành duy lịch nước ta còn hạn chế nhất định tuy nhiên có nhiều tiềm năng để khai thác nó một cách triệt để Tuy vậy, số lượng khách du lịch biển hằng năm vẫn chiếm gần 75% - 85% lượng khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch biển chiếm

tỷ trọng cao trong doanh thu du lịch chung của cả nước

Cho thấy được nền kinh tế của đất nước rất cần tới ngành du lịch biển để

có thể phát triển mạnh được Với những điều kiện thuận lợi cả về thiên nhiên lẫn địa hình thì ngành du lịch biển nước ta đang trên đà phát triển, thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến chơi và đi đây đó trải nghiệm những thú vui mới

lạ chỉ Việt Nam mới có và du lịch biển cũng là điều kiện để hình thành nhiều ngành nghề, công việc cho người dân nơi đây

Nhưng cùng với sự phát triển giống như ngành công nghiệp hay nông nghiệp thì du lịch biển phần nào cũng đem lại sự va chạm ảnh hưởng không tốt đối với môi trường sinh thái Tính tới năm 2018, với hơn 1,5 triệu tấn rác thải nhựa, thủy tinh, giấy bóng được đổ ra biển thì Việt Nam đã lọt vào top 4 toàn thế giới về vấn nạn ô nhiễm môi trường biển

Theo thống kê số liệu cho biết mỗi năm có đến hơn 9000 người tử vong vì

ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện gần 100.000 trường hợp ca nhiễm ung thư ảnh hưởng đến tính mạng con người mỗi năm mà nguyên nhân chính gây ra lại

là do sử dụng, tiêu dùng nguồn nước ô nhiễm

Một số vùng biển đang trong tình trạng ô nhiễm dầu, các con tàu chạy bằng xăng đã thải khoảng 70% lượng dầu thải, loạt rác thải hữu cơ sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch không đầu tư vào quá trình

Ngày đăng: 26/09/2021, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w