1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phép biện chứng về mối liện hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

16 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 109,95 KB

Nội dung

Thế kỉ thứ 21 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của loài người trên nhiều lĩnh vực, những phát minh, sáng chế, những bước ngoặt làm thay đổi toàn bộ thế giới. Chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Nhưng với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nâng cao đời sống của người dân, mặt khác lại đang gây 1 sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triện khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, cái giá ta phải trả là mất đi sự bền vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tắng mức tiêu thụ, phân hóa giàu nghèo.. mạng lưới sự sống đang dần mất đi sức mạnh của nó. Vì vậy, em cuyết định chọn đề tài này để nghiên cứu, đây là vấn đề mang nhiều giá trị cả về lí luận lẫn thực tiễn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: Phép biện chứng về mối liện hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

Họ và tên : Nguyễn Thị La Lớp: Anh 12_KTKT-K59 Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Văn Vinh

QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 1

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN….………… 2

1.1 Khái quát về phép biện chứng……… 2

1.1.1 Khái niệm biện chứng, phép biện chứng……… 2

1.1.2 Lịch sử phát triển và các hình thức cơ bản của phép biện chứng…… 2

1.1.3 Phép biện chứng duy vật.….………3

1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến………5

1.2.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến……… 5

1.2.2 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến……… 5

1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận……….7

II MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI……… 7

2.1 Tăng trưởng kinh tế……….7

2.2 Bảo vệ môi trường sinh thái.……… 8

2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa tặng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái……… ……8

2.3.1 Thực trạng mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái……… 9

2.3.2 Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường………… ………11

KẾT LUẬN……… 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỉ thứ 21 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của loài người trên nhiều lĩnh vực, những phát minh, sáng chế, những bước ngoặt làm thay đổi toàn

bộ thế giới Chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường Nhưng với tốc

độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá

vỡ Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nâng cao đời sống của người dân, mặt khác lại đang gây 1 sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên Cũng như các nước đang phát triện khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, cái giá ta phải trả là mất đi sự bền vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến

sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tắng mức tiêu thụ, phân hóa giàu nghèo mạng lưới sự sống đang dần mất đi sức mạnh của nó

Vì vậy, em cuyết định chọn đề tài này để nghiên cứu, đây là vấn đề mang nhiều giá trị cả về lí luận lẫn thực tiễn

Trang 4

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1 Khái quát về phép biện chứng

1.1.1 Khái niệm biện chứng, phép biện chứng

Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, vận động, chuyển hóa và phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Bao gồm biện chứng khách quan: biện chứng của thế giới vật chất và biện chứng chủ quan: sự phản ánh biện chứng khách quan vào ý thức con người Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, quy luật, phạm trù khoa học, từ đó xây dựng

hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận để chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người

Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan và đối lập với phép siêu hình (phương pháp tư duy về sự vậy, hiện tượng trong trạng thái cô lập, bất biến)

1.1.2 Lịch sử phát triển và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Qua thời gian, cùng với sự phát triển của nhận thức, triết học nói riêng và

sự phát triển của xã hội, thế giới nói chung, phép biện chứng cũng thay đổi và phát triển theo từng thời kì Trong đó, phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, ứng với các trình độ nhận thức khác nhau của con người

Hình thức đầu tiên của phép biện chứng là phép biện chứng chát phác thời

cổ đại, xuất hiện trong hệ thống triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại

Có thể kể đến “biến dịch luận”, “ngũ hành luận” bàn về những nguyên lý tương tác, quy luật phổ biến trong vũ trụ, thuộc thuyết âm – dương của triết học Trung Quốc hay các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, nhận thức về vũ trụ trong triết học của đạo Phật Ấn Độ Ở hình thức này, tinh thần phép biện chứng được thể hiện sâu sắc nhất trong triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclít cho rằng: “…mọi vật

Trang 5

đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong” Đây là cách nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới, tuy nhiên còn chất phác, chưa được chứng minh bởi khoa học tự nhiên

Hình thức thứ hai của phép biện chứng là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức do Hêghen hoàn thiện Trong đó, những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm đã được trình bày rõ ràng với những hệ thống phạm trù, quy luật, có tính logic chặt chẽ Tuy nhiên, đây là phép biện chứng theo tư tưởng duy tâm, cho rằng “tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm” Theo đó, Hêghen coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối” và biện chứng chủ quan là cơ sở cho biện chứng khách quan Có thể thấy, ở Hêghen, phép biện chứng đã được trình bày một cách bao quát, đồng thời đã có những hình thái vận động chung nhất định, nhưng lại bị “lộn ngược” do đi theo chủ nghĩa duy tâm Đây là hạn chế còn tồn tại trong triết học Hêghen nói riêng và triết học cổ điển Đức nói chung cần phải vượt qua Bằng việc khắc phục hạn chế nói trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo nên hình thức thứ ba của phép biện chứng: phép biện chứng duy vật Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, kế thừa những tinh hoa và khắc phục những hạn chế của phép biện chứng cổ điển Đức

1.1.3 Phép biện chứng duy vật

Khái niệm và nội dung phép biện chứng duy vật

Ph Ăngghen định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật như sau:

“Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Bên cạnh đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng có một số cách định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên

hệ phổ biến” (Ph Ăngghen), “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển” (V.I.Lênin) Qua đó, có thể thấy phép biện chứng duy vật là hệ thống các

Trang 6

nguyên lí, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng Nội dung phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định) và sáu cặp phạm trù (cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hìnhthức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực)

Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

Thứ nhất, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Do đó, phép biện chứng duy vật có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm

cổ điển Đức và có sự khác biệt về trình độ so với tư tưởng biện chứng của triết học cổ đại

Thứ hai, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật, nhờ vậy, không chỉ dùng để giải thích thế giới mà còn trở thành công cụ cơ bản, trở thành nền tảng để con người dựa vào đó nhận thức và cải tạo thế giới Trên cơ sở khái quát những quy luật, mối liên hệ phổ biến, khái quát nhất của sự vật, hiện tượng trên thế giới, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp cho những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, khiến

nó trở thành công cụ khoa học vĩ đại cho giai cấp cách mạng

Nhờ các đặc trưng nói trên, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được xem như hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng trong triết học Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo và thực tiễn

Trang 7

1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

1.2.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự phụ thuộc, quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới

Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v

1.2.2 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật Đây là nguyên lí đóng vai trò quan trọng trong nội dung của phép biện chứng duy vật, mà để nhấn mạnh vai trò này, Ph Ăngghen

đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt, yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng vừa tồn tại tách biệt nhau và tồn tại khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của con người; lại vừa có sự liên hệ qua lại, phụ thuộc, tác động và chuyển hóa lẫn nhau Giữa các sự vật, hiện tượng vừa tồn tại mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại mối liên hệ phổ biến ở phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù

là sự thể hiện của mối liên hệ phổ biến trong một số điều kiện nhất định

Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của mối liên

hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Tính chất cơ bản của các mối liên hệ

Tính khách quan của các mối liên hệ thể hiện rất rõ quan điểm biện chứng duy vật Theo đó, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt, yếu tố của một sự vật, hiện tượng có tính khách quan, là cái vốn có, tồn tại độc

Trang 8

lập và không phụ thuộc vào ý chí của con người Con người chỉ nhận thức và vận dụng các mối liên hệ này cho hoạt động thực tiễn của con người

Tính phổ biến của các mối liên hệ góp phần thể hiện sự khác biệt về trình

độ nhận thức giữa quan điểm biện chứng của triết học Mác – Lênin và tư tưởng biện chứng của triết học cổ đại Nếu như triết học Hy Lạp cổ chưa có được sự phân tích giới tự nhiên, vẫn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và xem xét chỉnh thể ấy một cách toàn bộ; thì ở đây, ta thấy được giới tự nhiên vốn bao gồm nhiều yếu tố riêng biệt, thế giới được tạo thành từ rất nhiều sự vật, hiện tượng cùng tồn tại Hơn nữa, không một sự vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, biệt lập với các sự vật, hiện tượng khác Mối liên hệ tồn tại phổ biến ở mọi

sự vật, hiện tượng trong thế giới Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành và những mối liên hệ bên trong của nó, đồng thời tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau

Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhưng trong những giai đoạn vận động khác nhau, trong điều kiện khác nhau thì tính chất, vai trò và vị trí của mối liên hệ đó cũng khác nhau Bên cạnh đó, trong mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể, các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong sự vật, hiện tượng cũng có sự thể hiện phong phú, đa dạng khác nhau Như vậy, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong điều kiện nhất định, không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò của các mối liên hệ khác nhau đối với sự vật, hiện tượng đó; mà phải phân loại các mối liên hệ một cách cụ thể

Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian,v.v Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung Quan

Trang 9

điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau

Sự chuyển hoá có thể diễn ra khi thay đổi phạm vi xem xét, nghiên cứu hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng ấy

1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ đòi hỏi ta cần có quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Điều đó có nghĩa là khi nhận thức và xử lí các tình huống thực tiễn, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó; cũng như trong mối quan hệ biện chứng, qua lại của sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác

Thứ hai, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ đòi hỏi ta phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Điều đó có nghĩa là khi nhận thức và xử lí các tình huống thực tiễn, cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức, xác định vai trò, vị trí của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể, từ đó có giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong xử

lí các vấn đề thực tiễn

II MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tình bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinht ế Tuy vậy

ở một số quốc gia, mước đọ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trặng nghèo khổ Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trường tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong 1 giai đoạn

Trang 10

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa 2 kỳ cần

so sánh Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy

mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh

tế được thể hiện bằng đơn vị %

2.2 Bảo vệ môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là 1 mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự tương tác hòa đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định Sự rối loạn bất ổn định ở 1 khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là 1 bộ phận của thiên nhiên Hoạt động của con người được xem là 1 khâu, yếu tố trong hệ thống Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiện Do tiếng gọi của những lời ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình Người ta khai thác tài nguyên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang 1 bên những bài toán về môi trường và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau Đầu tư nhăm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi 1 cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả

nợ cho thế hệ kế tiếp Lợi ích trước mắt được quan tâm wuas mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bong xà phòng”

Vô tình hay hữu ý, con người càng phá hủy môi trường của chính mình 1 cách nghiêm trọng

2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa tặng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và

cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mối

Ngày đăng: 26/09/2021, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w