Tài liệu Vài cảm nhận về Điện ảnh Đức đương đại pptx

12 656 0
Tài liệu Vài cảm nhận về Điện ảnh Đức đương đại pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vài cảm nhận về Điện ảnh Đức đương đại Trong bài viết này, một cách hạn hẹp, chỉ đề cập đến những phim truyện (có lướt qua một vài phim tài liệu) gây tiếng vang được sản xuất gần đây của điện ảnh Đức. Những câu chuyện giản dị Phải thấy rằng, những câu chuyện phim được kể, dẫu ở thái cực nào, tình yêu hay thù hận, tìm kiếm hay chạy trốn, hạnh phúc hay sự trừng phạt…, cũng đều giản dị. Nghĩa là không có những cách kể mang tính thực nghiệm, thách đố người xem. Một cách nhẹ nhàng, các câu chuyện phim được dẫn dắt theo tuyến tính, dựa trên cấu trúc chi tiết chặt chẽ, chọn lọc. Nó là sắc màu của cuộc sống hôm nay, giữa vô số điều thân quen hoặc thậm chí, nhàm chán và vô vị, vẫn đủ sức mời gọi cả người làm phim lẫn người xem phim bắt tay tái dựng nó theo cảm nhận riêng tư của chính mình. Chuyện một cậu bé tìm vợ cho bố mình trong Nghịch tử (Grave Decisions), chuyện hai cha con bất hòa trong Chó săn (Hounds), chuyện chuyến đi Nhật trong Mùa hoa anh đào (Cherry Blossoms) hay chuyện cô gái Thổ Nhĩ Kỳ kết hôn với một anh chàng đồng hương nghiện rượu, bất cần đời trong Đương đầu (Head-on)…. Tất cả hoàn toàn được xây dựng theo tinh thần chân thực và trong sáng, là những trải nghiệm cá nhân, hơn thế, là tiếng nói số phận và đời tư. Chẳng cầu kì hay phức tạp hóa, tiếng nói ấy gây vang âm bởi nét tự nhiên hiếm có, như chưa hề qua bàn tay gia công, chúng tự tường trình bản thân bằng tất cả cung bậc thô mộc mà đẹp đẽ nhất mà cuộc đời này có, nếu quả đúng rằng cuộc đời luôn bí ẩn và đáng yêu như vậy. Giản dị không có nghĩa là đơn giản. Trong khi giản dị là một phẩm tính mà các nhà làm phim muốn hướng tới, một cách chuyên nghiệp và đồng thời, cũng là một hình thức để xây dựng khuynh hướng thẩm mĩ của mình thì đơn giản, ngược lại, là thói quen cần loại bỏ. Kể câu chuyện giản dị khác với cách nhìn đơn giản về cuộc sống, về con người. Vì thế, không nên lầm tưởng rằng, đằng sau câu chuyện về cậu bé, về hai cha con hay về cô gái Thổ kia là sự hời hợt và bế tắc trong việc tiếp cận đề tài, là vụng về trong cách xử lí chi tiết. Chính các nhà làm phim, một mặt, dựa trên cái cạn kiệt của đề tài, đã cố gắng đưa đến những khám phá và cảm xúc mới mẻ, mặt khác, qua việc liên kết các chi tiết tưởng chừng thiếu sinh lực điện ảnh, đã thành công trong việc chuyển tải một ý nghĩa, giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc và sâu sắc. Nghịch tử khai thác thế mạnh là trí tưởng tượng phong phú của một đứa trẻ, từ đó, hết sức hợp lí, tạo dựng những khung cảnh huyễn tưởng sinh động, điều mà ngay cả sự phi lí cũng dễ dàng chấp nhận. Đương đầu đi sâu vào đời sống văn hóa, tính đặc thù của xã hội Hồi giáo để xây dựng tính cách nhân vật, một câu chuyện thấm đẫm nước mắt và đau khổ nhưng không quá bi kịch vì nhân vật biết vượt qua, trực tiếp đối đầu với thiết chế đạo đức trá hình để vươn tới tự do và tình yêu. Còn ở phim Chó săn, những chi tiết xúc động về hai cha con ngụ cư ở vùng ngoại ô miền đông nước Đức thực chất là một ví dụ điển hình về những mâu thuẫn và đổ vỡ trong gia đình, giữa các thế hệ, và ở mỗi thế hệ, tiếng nói bất đồng là nguyên nhân sâu xa tạo ra hố thẳm tinh thần và nhân cách nơi mỗi cá nhân. Phim Cuộc sống của những người khác (The Lives of Others) tuy có dụng ý đặt trong bối cảnh chính trị (năm 1984 ở Cộng hòa dân chủ Đức) nhưng chuyện phim vẫn tuân theo từng nấc thang xúc cảm nhẹ nhàng, đứng ngoài tham vọng đại tự sự, nó đúng là khúc sonata về một người tốt. Những cảm xúc mới mẻ còn đến từ việc, ở mỗi câu chuyện, cái nhìn hài hước và hóm hỉnh đã trở thành một yếu tố chính. Có thể thấy điểm chung của các phim Đức công chiếu lần này là những tiếng cười ý nhị, tinh tế và ở mức độ nào đó, cái hài được nâng lên như thủ pháp xây dựng tình huống. Trong Nghịch tử, tiếng cười là cách để câu chuyện phim nhanh chóng tiếp cận với đối tượng khán giả nhỏ tuổi. Hơn nữa, đó cũng là phương pháp thích hợp nhất để tính giáo dục, một điểm nổi bật của phim này, được thu nhận khá tự nhiên. Trong Đương đầu, tiếng cười có mặt ngay ở những cảnh đầu tiên khi Sibel nhất quyết mặc cả Cahit làm đám cưới. Và từ đó, Fatih Akin, bằng cái nhìn tươi trẻ của mình, đã để hai con người có số phận lạc loài này đi tận cùng tình yêu thương, sự hoan lạc và đau đớn chia li. Tiếng cười xoa dịu và làm mềm hóa tình cảnh trớ trêu đến nghẹt thở của hai dấu chim di thê, Sibel và Cahit, trên nước Đức trú xứ cũng như khỏa lấp họ trong gió bụi Istanbul cội nguồn. Ở Cuộc sống của những người khác, tiếng cười chuyển sang cung bậc trào lộng và giễu nhại. Nó phảng phất không khí tiếu lâm chính trị về Đông Đức. Điểm nhấn thú vị là ở chỗ: Wiesler, khi thất bại trong việc theo dõi giới văn nghệ sĩ, đã tự giễu nhại chính mình và giễu nhại guồng máy an ninh mà ông phục vụ. Tiếng cười cũng còn thấp thoáng ở Làn sóng (The Wave) hay Nông thôn hiện đại (Full Metal Village). Là một phim tài liệu, Nông thôn hiện đại, với những phác thảo đối lập giữa vùng quê bình yên với Ngày hội nhạc Rock nặng (Heavy Metal) và bằng cái nhìn của người ngoại cuộc, đạo diễn Hàn Quốc Sung- Hyung Cho đã đem lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Có không ít hương vị hài hước dân gian ở đây khi đạo diễn chủ ý để cho những người già tự chiêm nghiệm về tình yêu hay công việc thôn quê của họ. Như vậy, cái hài, ở góc độ nhân sinh quan, tôi ngờ rằng, đang được thế hệ đạo diễn trẻ nước Đức vận dụng và cải biến hết sức tinh tế. Ở một dân tộc không chỉ rạng danh bởi có thi ca, triết học và âm nhạc mà còn bị kết án là “lò lửa chiến tranh” thì rút cuộc, ít nhất, phải ứng xử với hiện tại bằng nụ cười thông thái. Và tiếng cười sẽ vẫy gọi hướng đến tương lai như một nguồn sáng vĩnh cửu. Việc chuyển hướng xây dựng những câu chuyện giản dị, dễ tiếp nhận với đại chúng của một nền điện ảnh đã từng gây ảnh hưởng to lớn đến điện ảnh thế giới với chủ nghĩa biểu hiện đã cho thấy các nhà làm phim Đức hôm nay đề cao tính hiệu quả hơn. Họ tôn trọng tính tiền phong trong chừng mực hợp lí và trong khả năng của mình.Với khoản kinh phí sản xuất eo hẹp (chừng 1,7 triệu Euro) nhưng F. Donnersmarc vẫn mang về giải Oscar cho nền điện ảnh Đức ngữ. Nếu chủ nghĩa biểu hiện thập niên 1920 phải lụi tàn một phần do khoản kinh phí sản xuất phim quá lớn thì hôm nay, với tư cách là các nhà làm phim độc lập, những Ann-Kristin Reyels, Dennis Gansel, Fatih Akin hay Donnersmarc bắt buộc phải tìm đến xu hướng cạnh tranh mới dựa trên sức lực nội tại của mình: xây dựng những chuyện phim giản dị, không quá cầu kì và tốn kém trong việc dựng bối cảnh. Thay vào đó họ dành sức tạo một kịch bản tốt, cấu trúc chặt chẽ theo mô hình điện ảnh Hollywood. Chính kịch bản đã góp phần làm nên thành công của bộ phim. Có thể thấy điều này qua trường hợp của Phía bên kia chân trời, Đương đầu, Nghịch tử, Cuộc sống của những người khác… Nhưng không thôi ám ảnh Tiếng cười đã vang lên nhưng không phải chỉ là duy nhất sự sảng khoái. Còn đó những ám ảnh và nỗi ưu tư khuấy động tâm trí người xem. Ám ảnh về tội lỗi đã hành hạ cậu bé Sebastian (phim Nghịch tử) trong mỗi giấc mơ. Sebastian luôn bị dày vò rằng vì mình ra đời nên người mẹ phải chết và chỉ khi nói lời xin lỗi trên đài phát thanh, cậu bé mới có chút thanh thản. Qua Sebastian, ta thấy, thực ra tội lỗi không thể mất đi trong cuộc sống này. Và với mỗi con người, cho dù vô vị nhất, thì tội lỗi vẫn luôn gây nhói đau cho họ như cái gai chìm sâu. Nhưng chính tội lỗi cũng sẽ thúc giục con người tìm đến sự giải thoát. Sebastian thường chạy đến mộ mẹ để nói lời xin lỗi mỗi khi phạm sai lầm. Trong phim Yella, nhân vật chính cùng tên đã tìm giải thoát bằng cái chết. Có thể coi Yella là hành trình đi tìm hạnh phúc và ít nhiều đã đạt được. Nhưng với nội tâm luôn dày vò, bị phán xét giữa tình yêu và tình nhân, với lí trí không phân biệt giữa thực tại và quá khứ, Yella bình thản đón nhận cái chết. Làn sóng lại nói lên nỗi ám ảnh khác: chế độ phát xít. Đạo diễn Dennis Gansel đã tái dựng một câu chuyện không quá xa lạ với nước Đức và thậm chí, với nhiều quốc gia hiện nay. "Làn sóng" là tên một nhóm học sinh do thầy giáo Rainer lập ra nhân khóa học về chuyên quyền. Rainer muốn chứng minh rằng nếu con người bị đặt dưới quyền lực tập thể và kỉ luật thì sẽ nhanh chóng bị chế ngự và điều khiển. Mô hình của "Làn sóng" gần với chế độ phát xít: chọn thủ lĩnh, có cùng kiểu chào, đồng phục, logo và đặc biệt luôn được duy trì bằng sức mạnh kỉ luật, thái độ kì thị và phân biệt đối xử. Với nhiều cảnh quay nhanh, mạnh, dồn dập, Làn sóng cho thấy những chuyển biến bên trong mỗi cá nhân. Hơn nữa, câu chuyện được xây dựng theo diễn biến thời gian là một tuần, các sự kiện dồn nén và có độ căng cần thiết. Sự kiện sau tăng cả về cường độ và mức độ so với sự kiện trước. Tấn bi kịch xẩy ra ở phút chót là đỉnh điểm của các sự kiện này. Nó ngưng đọng, không lời nhưng gây hoang mang và đau xót nơi những người chứng kiến: Tim, một học sinh trong nhóm "Làn sóng", do không đồng ý với quyết định giải thể nhóm của thầy Rainer đã bắn trọng thương người bạn rồi tự sát. Rainer thở dốc vì sợ hãi, vì không tin vào một thực nghiệm đã thành thực tế. Còn khán giả thì coi đó là thực tế đã và đang xẩy ra quanh cuộc sống này, nơi mà hằng ngày, vẫn còn bao nhiêu cuộc khủng bố, bao phần tử cực đoan muốn khôi phục chủ nghĩa phát xít. Cái chết của nhân vật Tim, một thanh niên ủng hộ hết mình và sẵn sàng tử vì đạo trong "Làn sóng" là bằng chứng cho thấy: những con người yếu đuối và bị bỏ rơi một khi tìm được chất doping cực đoan từ xã hội, từ cộng đồng thì sẽ nhanh chóng trở thành tay sai của cộng đồng ấy. Tim giống Chí Phèo ở điểm: đã có lúc hắn hiền như đất, nhũn như con chi chi nhưng rồi đã thành quỉ dữ. Quá trình tha hóa trong một cộng đồng chỉ biết quyền lực và bạo lực không khác mấy với sự lưu manh trong cái làng bị khuất phục một tay tiên chỉ. Cách biệt văn hóa cũng là nỗi ám ảnh lớn. Fatih Akin diễn tả điều này hết sức chân thực trong Đương đầu. Với các chi tiết chọn lọc tập trung làm nổi bật tính cách nhân vật, Akin chứng tỏ mình thấu rõ những qui định ngặt nghèo của xã hội Hồi giáo dành cho người phụ nữ. Nhân vật chính trong phim anh, cô gái Sibel khát khao cuộc sống phóng túng, công khai ham muốn nhục dục và tình yêu. Sibel là hóa thân của những đập vỡ bất thành. Nói khác đi, vượt qua những qui định tôn giáo và tập tục truyền thống đã là một cuộc đương đầu. Trên nước Đức, Sibel buộc phải tìm đến Cahit để hoàn thành thủ tục lấy chồng và nhờ đó, không có sự dị nghị nào từ xung quanh đối với cuộc sống tình ái của cô. Cuộc gặp gỡ Sibel - Cahit ban đầu chỉ là trò chơi nhưng kết cục, nó là định mệnh xua đuổi hai ngọn lửa yêu thương và thù hận cùng bùng cháy. Không có hạnh phúc và bình yên trọn vẹn dành cho hai kẻ di dân này. Thực tế, họ đã bị bủa vây bởi những khế ước văn hóa giữa các cộng đồng người Đức và người Thổ. Các khế ước đó, do tính khép kín và tự trị của nó, đã không thể nào dung nạp những con người có tính cách mạnh mẽ, nổi loạn và ưa chuộng tự do như Sibel và Cahit. Giữa Hamburg và Istanbul, giữa ra đi và trở về, một lần nữa, cùng với Phía bên kia chân trời (The Edge of Heaven), những khác biệt trong lối sống, các sắc thái văn hóa đã được Fatih Akin thám hiểm bằng chính trải nghiệm thế hệ của mình. Bộ phim hướng đến cộng đồng người Thổ cư trú trên nước Đức nhưng ngữ cảnh văn hóa mà đạo diễn sử dụng không có sự phân chia tuyệt đối. Nó được đan dệt khéo léo trên từng nhịp điệu không - thời gian và lời ăn tiếng nói. Nếu Sibel phải đương đầu với tập tục truyền thống, những thứ ngăn cản sức sống và cá tính của cô thì Lars, nhân vật của phim Chó săn lại phải chống chọi với sự lạc lõng, cô đơn trong chính gia đình mình. Có thể nói, khoảng cách thế hệ cũng là nỗi lo ngại trong xã hội hiện đại. Bởi vì chính hành vi và thái độ của mỗi một thế hệ sẽ va đập với nhau, nếu không có sự cảm thông và chia sẻ thì sự đổ vỡ xẩy ra là điều tất yếu. Bố mẹ Lars li dị và đều có tình nhân mới. Sự thờ ơ của họ khiến Lars cảm thấy bị xua đuổi, xem thường. Lars không tìm thấy sự hòa hợp giữa mình và bố mẹ, rộng hơn là với thế hệ trước. Trong hoàn cảnh phải sống ở một nơi xa lạ, lại không có ngọn lửa sưởi ấm từ gia đình, Lars như một con sói cô độc. Chính đạo diễn Ann-Kristin Reyels, qua cảnh quay ẩn dụ (người đội mặt nạ chó) đã phả vào không gian đầy tuyết trắng kia những hơi lạnh tê buốt vì sự trống vắng mênh mông của tiếng nói tình người. Cũng là gương mặt thế hệ, phim tài liệu Chuyện thiếu nữ (Pool of Princesse) phơi mở góc nhìn đa diện về những cô gái nổi loạn: họ hút thuốc, nghiện rượu và quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên. Không thể qui kết hoặc khinh miệt, nó bắt buộc người xem phải tìm đến cách nghĩ trách nhiệm và nhập cuộc hơn. Tự truyện của ba cô gái khiến chúng ta giật mình trước cách phân tầng giá trị đạo đức lâu nay: thế nào là cái xấu và cái xấu nhất định có phải là cặn bã văn hóa hay không ? Chỉ với cách nhìn của người tham dự, những nghi vấn đó mới được trả lời thỏa đáng. Khát vọng hướng thiện và hòa giải Sebastian tin rằng, nếu trở thành một tay nhạc công trứ danh thì mình sẽ bất tử. Nghĩa là cái chết vẫn diễn ra nhưng không thể cướp đi tiếng nhạc tuôn chảy giữa cuộc đời này. Đó là đức tin của một đứa trẻ và cũng là một khát vọng hướng thiện mà bộ phim gửi gắm. Sebastian đã cố gắng làm nhiều việc tốt và trong trí nghĩ của mình, cậu bé coi đó là cách để được lên thiên đường. Bộ phim gây xúc động vì ẩn chứa trong nó lòng khoan dung và độ lượng. Với lòng hướng thiện, những thành viên của "Làn sóng" đã kịp thức tỉnh trước những sai lầm mà mình mắc phải. Cuộc đấu tranh để từ bỏ "Làn sóng" cũng khó khăn như hành trình loại bỏ cái ác và bạo lực ra khỏi đời sống. Và vì thế, gìn giữ thiên lương cũng có nghĩa là gìn giữ một sức mạnh có khả năng cứu rỗi con người. Chữ thiên lương rất đúng với nhân vật Wiesler trong Cuộc sống của những người khác. Từ chỗ là con người phục tùng và sắt đá, Wiesler đã biết rung động trước cái đẹp. Tấm lòng liên tài của Wiesler khiến cuộc sống không mất đi những thanh âm tráng lệ của chiếc piano hay câu thơ tình say đắm. Trong mối tương quan giữa Wiesler - Dreyman thì Wiesler được nâng lên như một hiền nhân đồng cảm và trân trọng mọi hành động sáng tạo của người nghệ sĩ. Không phải là viên đại úy Wiesler mà là trái tim Wiesler đã dang tay cứu thoát cuộc sống người khác. Khá gần gũi với Danh sách Schindler (Schindler’s List của S. Spielperg), Nghệ sĩ dương cầm (The Pianist của R. Polanski), Cuộc sống của những người khác bổ sung thêm một chân dung người tốt, người dám hi sinh thầm lặng để cái thiện và cái đẹp được ngự trị mãi mãi. Dĩ nhiên, qua thời gian, những người hi sinh vì điều đó, sẽ được ngợi ca vì bản thân họ đã là khúc ca. Trong phim Chó săn, Lars đã tìm được người bạn của mình, Marie, một cô gái câm. Marie thánh thiện. Cả hai đưa đến niềm vui và sự bình yên cho nhau, chống lại tình cảm lạnh lẽo từ bố mẹ mình. Đó là một thứ cổ tích có thực. Thơ mộng và sâu lắng, bộ phim còn mang đến thông điệp về sự hòa giải: hòa giải giữa những con người xa lạ, giữa kẻ di dân với nơi bản xứ. Một khi những mâu thuẫn thế hệ và văn hóa còn lún sâu vào cung cách ứng xử của mỗi cá nhân, cộng đồng thì hòa giải sẽ là việc làm có ý nghĩa nhất để thúc đẩy thu hẹp những dị biệt, hướng tới đại đồng. Cả hai phim của Fatih Akin cũng nằm trong thông điệp hòa giải. Phía bên kia chân trời hé lộ một Istanbul như là nơi để xóa nhòa ranh giới, các khoảng cách địa lí và tâm lí. Không có tội lỗi và buồn đau nào còn lại trên mặt đất này nếu sự tha thứ là một đức tính làm người. Trong Đương đầu, hòa giải bắt đầu từ sự đón nhận Sibel trở về quê hương, nơi mà cô đã từng căm ghét. Rồi chính Cahit, người dám vứt hết tiếng mẹ đẻ cũng đã quay lại với cố quận của mình, thành phố Mersin. Sự hòa giải đã cưu mang những tâm hồn và số phận nhỏ bé. Và nếu xã hội Hồi giáo khắc nghiệt với người phụ nữ bao nhiêu thì trong phim mình, Akin đã giải thoát họ bằng vẻ đẹp hình thể, khỏa thân và bàn về tình dục tự nhiên. Một khát vọng hòa giải con người tôn giáo và con người trần thế chăng? Cũng xuất phát từ điểm nhìn về tôn giáo, trong phim tài liệu Bóng đá và khăn trùm đầu (Football Under Cover) tiếng nói hi vọng về một sự thay đổi và bình quyền được dồn vào từng bước chạy của hai đội bóng đá nữ Iran và Berlin trên sân cỏ. Là những người phụ nữ theo đạo Hồi, họ không được tự do đến sân nhưng bản thân họ thì muốn chống lại qui định bất công đó. Bóng đá đem lại niềm vui và tinh thần đoàn kết cho những người phụ nữ khăn trùm đầu này. Và đó là gợi ý thú vị mà đạo diễn David Assman chuyển đến cho các nhà chính trị tìm đến tiếng nói chung trong nhiều lĩnh vực xã hội văn hóa. Một thế hệ điện ảnh mới của Đức? Đa số các đạo diễn đều ở độ tuổi 30 và đang tạo lập được uy tín nghề nghiệp của mình thông qua các tác phẩm đầu tay: David Assman sinh năm 1978 [...]... còn trẻ và đang bước (tác phẩm Bóng đá và khăn vào độ tuổi sáng tạo sung mãn, điện ảnh Đức trùm đầu của anh được giải đương đại chắc chắn sẽ còn gây tiếng vang trên Khán giả tại LHP Berlinale trường quốc tế Sự trở lại của điện ảnh Đức 2008); Fatih Akin sinh năm không chỉ được ghi nhận qua các giải thưởng ở 1973 (Đương đầu nhận giải Gấu các Liên hoan phim Quốc tế gần đây mà theo tôi, vàng tại LHP Berlinale... nơi có chung đường biên thẩm mĩ với họ Một nước Đức đáng yêu, hài hước và lạc quan đang nảy nở trong từng thước phim của họ Chính điều này sẽ làm nên sức sống của một nền điện ảnh vốn rất cần sự tái thiết và chỉnh trang như điện ảnh Đức ... màu sắc và ánh sáng Sự biến ảo của màu phim Làn sóng) sinh năm 1973; sắc - ánh sáng trong nhiều cảnh phim là phương F Donnersmarck (đạo diễn thức diễn đạt tính cách nhân vật rất tài tình Chủ phim Cuộc sống của những động sử dụng nhiều cảnh quay tối, kết hợp với người khác, giải Oscar năm sắc đỏ và vàng trong Đương đầu, Fatih Akin 2007) sinh năm 1973… dồn đẩy niềm đam mê, tình yêu và bạo lực theo những... những gì diễn ra trên màn ảnh Họ phải tham dự từ vị trí của họ Ngoài Fatih Akin, các đạo diễn khác, dù là tác phẩm đầu tay (trường hợp David Assman, Donnersmarck, Reyels) thì cách mà họ tạo lập ngôn ngữ điện ảnh của mình cũng có nhiều nỗ lực độc đáo riêng Họ cũng tận dụng sự hiểu biết văn hóa dân tộc của mình để khán giả khắp nơi có chung đường biên thẩm mĩ với họ Một nước Đức đáng yêu, hài hước và... của nó Qua Marcus H Rosenmuller (đạo những phim này, điều dễ nhận thấy là sự ló dạng diễn phim Nghịch tử) sinh năm và đa dạng trong phong cách điện ảnh, mỗi đạo 1973; Ann-Kristin Reyels sinh diễn tự tìm đến một cách định hình phong cách năm 1976 (phim Chó săn đựoc riêng Fatih Akin qua Phía bên kia chân trời và giải Fipresci tại LHP Berlinale Đương đầu đã chứng tỏ anh ưa chuộng sự pha 2007); Dennis Gansel . Vài cảm nhận về Điện ảnh Đức đương đại Trong bài viết này, một cách hạn hẹp, chỉ đề cập đến những phim truyện (có lướt qua một vài phim tài liệu) . tạo sung mãn, điện ảnh Đức đương đại chắc chắn sẽ còn gây tiếng vang trên trường quốc tế. Sự trở lại của điện ảnh Đức không chỉ được ghi nhận qua các giải

Ngày đăng: 24/12/2013, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan