1 BẢN TIN TUẦN 2 3 / 0 8 - 2 7 / 0 8 / 2 0 1 0 TIÊU ĐIỂ M • Nhận định thị trường • Thống kê cổ phiếu • Kinh tế vĩ mô • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng/ thực phẩm tiêu thụ trong nước - những điều cần lưu ý NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Phiên giao dịch ngày thứ 6, một hình nến với bóng dài đã xuất hiện trên đồ thị của VnIn- dex. Lực cầu nhen nhóm tăng trở lại khi xuất hiện tin đồn về việc hạ lãi suất cơ bản xuống mức 7%. Số điểm +2,61 không lớn nhưng có ý nghĩa tại ngưỡng hỗ trợ tâm lý 450 điểm. Nếu kết hợp 2 phiên giao dịch ngày thứ 5 và thứ 6, chúng ta thấy hình mẫu Engulfing Bullish đã xuất hiện. Nếu đen nhỏ ngày thứ 5 bị che khuất gần như toàn bộ bởi phần thân của nến trắng ngày thứ 6 (vòng tròn đỏ trên đồ thị), ám chỉ lực cầu bắt đầu giành lại thế chủ động. Khi hình mẫu này xuất hiện trong một xu hướng đi xuống, gợi ý về một mức đáy tạm thời đang được hình thành. Tuy nhiên, đây chỉ là ý nghĩa trong việc phân tích hình nến, chưa có dấu hiệu khẳng định để ra quyết định đầu tư mà cần qua sát các mức giá của một vài phiên tiếp theo. Trong Bản tin tuần số 86 ngày 09/08, chúng tôi có nói đến áp lực mới xuất hiện từ phía các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước. Đó là việc sắp xếp các Tổng Công ty hoạt động thua lỗ trong bối cảnh đầu tư chéo, đầu tư ngoài ngành khá nhiều sẽ tạo áp lực thoái vốn trên TTCK. Như vậy, Chỉ thị 1568/CT-TTg ngày 19/08 với mục tiêu hướng các DNNN tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ sẽ tạo nên một nguồn cung cổ phiếu mới, ảnh hưởng đến thị trường từ nay đến cuối năm. Tuần qua,VnIndexđãcó sự phục hồi kỹ thuật tại ngưỡng tâm lý 450 điểm như chúng tôi đã nhận định. 2 điểm tăng lên trong tuần so với 30 điểm mất đi tuần liên trước cho thấy, áp lực bán đã tạm thời mất ưu thế. 2 Về mặt kỹ thuật, thị trường đang trong một xu hướng đi xuống mạnh và có thể sẽ có nhiều sóng xuống cũng như nhiều đợt phục hồi. Do vậy, để xác định điểm đáy thực sự, ít nhất chúng ta cần thấy một phiên giảm nhưng đóng cửa ở mức cao, kèm theo giao dịch với khối lượng lớn (absorbing volume), thể hiện dòng tiền đang hấp thụ tất cả các cổ phiếu. Điều này chưa xảy ra vì áp lực tăng vốn, nguồn cung dày đặc và bất ổn vĩ mô vẫn đang ảnh hưởng không tích cực đến thị trường chung. THỐNG KÊ CỔ PHIẾU Cổ phiếu tốt giảm giá – Cơ hội cho nhà đầu tư trung và dài hạn Khá nhiều cổ phiếu giảm quá đà trong thời gian vừa qua, trong đó, bên cạnh những cổ phiếu làm ăn kém hiệu quả, những cổ phiếu tăng giá do hiện tượng làm giá trong thời gian vừa qua đã giảm về giá trị thực thì cũng có những cổ phiếu tốt bị ảnh hưởng. Những cổ phiếu tốt có tiềm năng tăng trưởng tốt, có báo cáo kết quả kinh doanh QI, QII/2010 rất khả quan giảm giá do ảnh hưởng của xu thế chung của thị trường thời gian vừa quan hứa hẹn sẽ mang đến những khoản lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trung đến dài hạn. Artex thống kê, lọc cổ phiếu dựa vào các yếu tốt EPS QI, QII/2010 so với EPS 4 quý gần nhất, P/E, mức độ giảm giá so với đỉnh VNIndex gần nhất (ngày 14/07/2010) và cả yếu tố thanh khoản để giúp nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, tiềm năng. Tuy vậy, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn. Vì vậy, chúng tôi lưu ý các nhà đầu tư chỉ nên giải ngân khi đã rõ xu thế của thị trường, không mạo hiểm bắt đáy để tránh rủi ro. (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Artex) STT Mã CK Giá ngày 20/08/2010 Giá ngày 14/7/2010 % Tăng giảm %EPS QI,QII/10 / EPS 4Q %EPS QII/10 / EPS 4Q EPS 4Q điều chỉnh Book Value P/E cơ bản P/B KLGD trung bình 10 ngày VND VND VND VND VND VND VND Lần Lần Cổ phiếu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 14 1 MCG 30,200 43,800 -31.05% 51.73% 31.13% 3,325 16,419 9.08 1.84 278,397 2 STP 34,500 49,600 -30.44% 62.46% 45.85% 4,391 23,670 7.86 1.46 138,430 3 TS4 28,700 39,600 -27.53% 55.58% 50.57% 3,704 21,638 7.75 1.33 202,657 4 FDC 31,500 41,200 -23.54% 59.68% 27.83% 4,375 17,585 7.20 1.79 543,188 5 SD6 25,600 33,230 -22.96% 55.33% 35.32% 3,370 19,459 7.60 1.32 62,660 6 DBC 38,900 50,300 -22.66% 71.72% 66.88% 5,716 27,146 6.81 1.43 236,240 7 LCG 35,100 41,000 -14.39% 50.65% 25.37% 6,501 29,426 5.40 1.19 361,673 8 CII 34,300 40,000 -14.25% 59.91% 45.02% 6,585 19,044 5.21 1.80 442,638 9 L44 22,400 25,800 -13.18% 69.55% 51.31% 2,652 13,584 8.45 1.65 38,360 10 PVS 27,600 31,600 -12.66% 56.96% 32.58% 3,510 16,813 7.86 1.64 139,720 11 SMC 26,600 29,600 -10.14% 52.76% 33.71% 6,658 23,546 4.00 1.13 79,778 12 NBP 25,800 28,500 -9.47% 73.19% 38.01% 4,825 14,563 5.35 1.77 102,960 13 ABT 48,600 53,000 -8.30% 53.10% 34.36% 10,495 43,910 4.63 1.11 56,888 14 LSS 32,100 34,100 -5.87% 64.16% 35.26% 7,856 25,435 4.09 1.26 120,605 15 EID 15,600 16,500 -5.45% 59.92% 56.14% 1,621 7,208 9.63 2.16 96,920 16 XMC 41,500 43,000 -3.49% 62.38% 37.21% 6,765 21,928 6.13 1.89 58,160 17 DPM 29,700 30,600 -2.94% 60.61% 34.12% 3,933 15,434 7.55 1.92 374,631 18 BMP 50,000 51,500 -2.91% 50.47% 30.59% 6,988 22,374 7.15 2.23 52,092 19 DAD 13,000 13,200 -1.52% 64.88% 59.59% 2,128 11,455 6.11 1.13 63,780 3 KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế thế giới Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa đồng NDT Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho phép thực hiện dự án thử nghiệm để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận tốt hơn với thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa nhằm khuyến khích giao dịch đồng nhân dân tệ liên biên giới và tạo ra kênh đầu tư thực hiện đồng nhân dân tệ tốt hơn. Chương trình thử nghiệm sẽ được áp dụng với hạn ngạch nhất định dành cho các ngân hàng và Ngân hàng Trung ương nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc ngoài ra cũng ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ của 7 nước, tổng giá trị các thỏa thuận đạt hơn 800 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ trong các hoạt động thương mại như một phần trong kế hoạch dài hạn để đưa đồng tiền này thành đồng tiền dự trữ, giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng USD Mỹ vốn đang được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động thương mại của nước này. Đến cuối tháng 6/2010, giá trị các hợp đồng thương mại liên biên giới được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ chỉ là 20 tỷ nhân dân tệ, trong khi đó tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2009 của Trung Quốc đạt 9.400 tỷ nhân dân tệ. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt bởi tăng trưởng tín dụng chững lại. Năm 2009, tổng giá trị các khoản vay mới tại Trung Quốc lên tới con số kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD. Tháng 7/2010, sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 11 tháng, tăng trưởng doanh số bán lẻ hạ nhiệt và tổng giá trị các khoản vay mới tăng thấp hơn dự báo của các chuyên gia. Tuy vậy, tuần qua, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 7/2010 tăng 29,2% lên mức 6,92 tỷ USD và ghi nhận tháng tăng trưởng thứ 12 liên tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc 7 tháng đầu năm tăng 20,7% lên 58,35 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của FDI 6 tháng đầu năm mới chỉ là 20,7%. IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 10,5% trong năm nay, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ nhờ chính sách hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư của chính phủ. Số liệutừ Nhật cho thấy Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Kinh tế trong nước Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đã đạt gần 6,03 tỷ USD, giảm 4,6% so với tháng 6. Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 cũng đạt gần 7,01 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước đó. Nhưng do xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu, nhập siêu trong tháng qua đã vào khoảng 980 triệu USD, tăng hơn so với con số thấp kỷ lục lập được trong tháng 6, 740 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh ở đá quý, kim loại quý và sản phẩm, tương ứng giảm 97% so với tháng trước; tiếp theo là quặng và khoáng sản giảm 62,7%; dầu thô 43%; than đá 20,5% . Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản (trừ sắn) tiếp tục tăng hơn tháng trước. Về phía nhập khẩu, có đến 1/2 trong tổng số 43 mặt hàng được liệt kê giảm về kim ngạch so với tháng trước, có những mặt hàng giảm khá mạnh như phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 57,1%; sắt thép giảm 12,4%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 12,2%; vải các loại giảm 5,1% . Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu phân bón đã tăng 88,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 15,7%; bông các loại tăng 5,5%; máy tính điện tử và linh kiện tăng 6,1%; ô tô nguyên chiếc tăng 7,7% . 4 Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ và bằng 63,1% kế hoạch cả năm; kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ và bằng 61,9% kế hoạch cả năm. Như vậy, nhập siêu đến thời cuối tháng 7 đã đạt 7,26 tỷ USD, bằng 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ. Có thể thấy, số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan có sự chênh lệch nhất định, tuy vậy, lũy kế 7 tháng, số liệu đều chỉ ra nhập siêu đã trên 7 tỷ đồng. Mặc dù cán cân thương mại khá ổn định trong 3 tháng trở lại đây, nhưng theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn. Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm hơn 2% Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố kể từ 18/8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ lên 18.932 VNĐ đổi một USD, thay vì mức 18.544 VNĐ với mục tiêu là để kiểm soát nhập siêu. Biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên mức 3%, khống chế giá trần giao dịch tại các ngân hàng không quá 19.500VNĐ/USD. Đây lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai của Ngân hàng Nhà nước kể từ tháng 2 năm nay và lần thứ ba trong vòng gần 9 tháng qua. Ngày 11/2/2010, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941VNĐ/USD lên mức 18.544VNĐ/USD và áp dụng ngay trong ngày. Trước đó, tháng 11/2009, NHNN đồng thời hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3% và nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44% lên mức 17.961VNĐ/USD. Sau khi tỷ giá các ngân hàng được giữ ở khoảng 19.300VNĐ đổi 1USD trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, tới nay hầu hết các ngân hàng đều nâng tỷ giá lên hết biên độ, gần 19.500VNĐ đổi 1USD. Mặc dù mục tiêu của chính sách này là kiềm chế nhập siêu, tuy nhiên, chúng tôi nghi ngại sự hiệu quả của nó khi mà các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiểu vào nhập khẩu; kể cả với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như gạo, thủy sản, dệt may tỷ lệ nhập nguyên vật liệu đầu vào là khá cao. Nếu nhìn vào các lần can thiệp tỷ giá trước đây của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy nhập siêu tăng xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và cân đối cung – cầu chứ không chỉ đến từ tỷ giá. Hơn nữa, lo ngại về việc giá nguyên vật liêu tăng làm tăng giá sản phẩm cũng như nhập khẩu lạm phát sẽ gây sức ép lên lạm phát trong các tháng còn lại của năm, chưa kể tới giá trị vay nợ nước ngoài cũng sẽ tăng lên. CPI tháng 8 sẽ vẫn ở mức thấp Theo báo cáo chính thức từ Cục quản lý giá Bộ Tài Chính, giá cả hàng hoá trong nước đầu tháng 8/2010 nhìn chung ổn định hoặc giảm so với cùng kỳ tháng 7. Giá vàng trong nước trong nửa đầu tháng 8/2010 biến động theo hướng tăng khoảng 35.000-37.000 đồng/chỉ từ 2,777-2,782 triệu đồng/chỉ (đầu tháng) lên 2,812-2,819 triệu đồng/chỉ (giữa tháng). Diễn biến nhập siêu 7 tháng 2010 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 TCTK 1,30 0,80 1,30 1,30 0,80 1,20 1,15 TCHQ 0,95 1,33 1,16 1,16 0,87 0,74 0,98 - 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 Nguồn: Tổng cục Thống kê & Tổng cục Hải quan 5 Trong khi trên thị trường tự do, tỷ giá bán ra tăng khoảng 40-60 đồng từ 19.230-19.240VNĐ/USD (đầu tháng) lên 19.270-19.300VNĐ/USD (giữa tháng). Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn tiếp tục ổn định ở mức 18.544VNĐ/USD trong nửa đầu tháng 8/2010 và được điều chỉnh lên 18.932VNĐ/USD từ ngày 18/08. Trong vài ngày tới Tổng cục Thống kê sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng của cả nước. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố đã giảm 0,25% so với tháng 7. Trong khi đó, theo Cục Thống kê Hà Nội, CPI tháng 8 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 8,09% so với cùng kỳ năm ngoái - đây là mức tăng thấp nhất trong 4 tháng gần đây tính từ tháng 5/2010. TIN DOANH NGHIỆP Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng/ thực phẩm tiêu thụ trong nước- những điều cần lưu ý Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng/ thực phẩm tiêu thụ trong nước thường có khuynh hướng mang lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định, nhóm cổ phiếu này được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và thường được đưa vào khoản mục đầu tư dài hạn. Những cổ phiếu đầu ngành, thị phần chiếm đa số, thương hiệu được khẳng định theo thời gian hứa hẹn mức tăng trưởng ổn định trong tương lai. Tuy vậy, không phải cổ phiếu nào trong ngành cũng mang lại mức tăng trưởng ổn định, có những cổ phiếu để lại khoản lỗ đáng kể cho nhà đầu tư nếu không xem xét doanh nghiệp một cách kỹ càng và đầu tư theo “đội lái”. Một số điểm chú ý về ngành Tiêu dùng thực phẩm được dự báo tăng trưởng tốt Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014.Tuy nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ từ 15,5% (năm 2009) xuống 14,8% (năm 2014). Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng nhưng ở mức tương đối chậm. Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Trong ngắn hạn, dự báo giá thực phẩm tăng Mới đây hai công ty thực phẩm Nestle, Thụy Sỹ và CSM, Hà Lan cho biết sẽ tăng giá các sản phẩm trong năm nay, do giá lúa mỳ và nguyên liệu tăng cao. Trong nước, mặt hàng thực phẩm được dự báo sẽ tăng giá. Nhiều công ty thực phẩm đang đứng trước khó khăn do nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng. Chi phí nguyên liệucó chiều hướng gia tăng Ngành bánh kẹo: nguyên liệu đầu vào chính bao gồm bột mì, đường, sữa, dầu ăn, trứng. Ngành sữa: Nguyên liệu chính bao gồm: bột sữa, sữa tươi, đường, dầu thực vật. Trong đó bột sữa chủ yếu được nhập khẩu. Nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% còn lại 70% là nhập khẩu. Ngành dầu ăn: Nguyên liệu bao gồm dầu cọ, dầu nành, dầu mè, dầu phộng, dầu dừa. Trong đó 90% nguyên liệu nhập khẩu (chủ yếu là dầu cọ). Ngành đồ uống có cồn: nguyên liệu chính là mạch nha, gạo, đường, hương liệu, nước. Trong đó biến động giá mạch nha, giá đường ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Nguồn: BMI 6 Các nguyên liệu chính của ngành như: đường, sữa bột, mạch nha, bột mì, dầu cọcó xu hướng tăng. Giá đường ở mức cao (Giá đường hiện cao hơn từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với tháng 5/2010); giá lúa mỳ tăng đột biến từ cuối tháng 6/2010 (chủ yếu do hạn hán và cháy rừng ở Nga - một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn trên thế giới); giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm tiếp tục tăng. Rủi ro tỷ giá Phần lớn nguyên liệu sản xuất ngành thực phẩm được nhập khẩu, do vậy biến động tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới kết quả kinh doanh của nhóm này. Theo thống kê của chúng tôi, tỷ giá USD/VND 12 tháng NDF đã tăng lên 21,625. Do đó ngoài việc giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng thì nguy cơ tỷ giá tăng sẽ gây ra hiệu ứng tăng kép chi phí. Lợi thế thuộc về công ty đầu ngành, thị phần lớn; thương hiệu được khẳng định qua thời gian; công ty kiểm soát tốt các yếu tố chi phí Doanh nghiệp có lợi thế về kinh tế giúp duy trì được sức mạnh trong kinh doanh, đó là lợi thế kinh tế về quy mô, lợi thế thương hiệu vững và mạnh, lợi thế về kênh phân phối và những mối quan hệ. Đặc thù riêng của ngành là nhanh chóng rơi vào tình trạng bão hòa; các doanh nghiệp “yếu” có nguy cơ bị thôn tính, hợp nhất; tăng trưởng doanh thu thấp; chi phí phát triển sản phẩm mới thường khá tốn kém; giá nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới. Do đó, doanh nghiệp nào cócơ cấu hoạt động SXKD hợp lý, có biện pháp kiểm soát chi phí một cách hiệu quả sẽ có lợi thế lớn trong kinh doanh. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách quản lý giá của chính phủ Do đặc thù ngành, sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng nên chất lượng sản phẩm cũng như giá bán được chính phủ rất quan tâm. Thời gian gần đây giá sữa tăng liên tục gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng cũng như sự cố melamine đã tạo sức ép cho cơ quan quản lý. Điều này sẽ tạo nên lợi thế cũng như bất lợi đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có sản phẩm an toàn, giá cạnh tranh sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao. Lựa chọn cổ phiếu ngành Khi lựa chọn cổ phiếu ngành này, nhà đầu tư nên lựa chọn theo các tiêu chí: Thị phần: Những công ty với thương hiệu mạnh hiện đang thống trị thị trường thông thường sẽ tiếp tục ở vị trí thống lĩnh đó, do sự thay đổi về thị phần giữa các công ty thường khá nhỏ từ năm này sang năm khác. Xây dựng thương hiệu: Để ý công ty thường xuyên đầu tư vào thương hiệu quảng bá, nhưng cảnh giác với DN thường giảm giá bán Sản phẩm mới: lưu tâm tới những công ty đưa ra sản phẩm mới (không phải cải tiến sản phẩm cũ) Dòng tiền: không như các doanh nghiệp non trẻ phải đầu tư phần lớn dòng tiền ngược trở lại vào hoạt động kinh doanh để tăng quy mô và đáp ứng nhu cầu đang gia tăng, những doanh nghiệp lớn tạo ra nhiều dòng tiền tự do. Với việc có rất nhiều tiền thừa thãi, những công ty này thường phân phối lại một phần số tiền này cho cổ đông dưới dạng cổ tức hoặc mua lại để làm cổ phiếu quỹ. Các chỉ tiêu tai chính lành mạnh, mức giá hợp lý so với định giá cổ phiêu VNM – Doanh nghiệp tốt nhất trong ngành Xem xét các DNNY trong ngành, chúng tôi ưa thích VNM. Đây là DN đầu ngành, chiếm thị phần chi phối, thường xuyên đầu tư quảng bá thương hiệu, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích, dòng tiền tự do nhiều, tình hình tai chính lành mạnh. 7 Thị phần lớn với sản phẩm chính (sữa chua, sữa đặc), sản phẩm mới đang tăng dần thị phần: sữa chua chiếm 97%, sữa đặc chiếm 70%, sữa nước chiếm 50%, sữa bột chiếm 20% Hoạt động marketing, bán hàng, phân phối được đầu tư mạnh các năm qua. DN đang bước vào giai đoạn gặt hái thành quả từ hoạt động quảng bá sản phẩm. Tiếp tục mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất, công suất sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại vào năm 2012 từ 2 nhà máy: nhà máy mega đi vào hoạt động cuối năm 2012 với công suất 300.000 tấn sữa/năm và nhà máy die- lac 2. Luôn trả cổ tức bằng tiền mặt trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng tốt, cổ phiếu ít bị pha loãng. Dòng tiền lớn, chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính. KQKD 6 tháng đầu năm 2010: LNST 6 tháng đạt 1.748 tỷ đồng, tăng trưởng 67,4% so với cùng kỳ 2009, doanh thu thuần tăng 52,6% so với cùng kỳ 2009. Hoàn thành 65,47% kế hoạch LNTT năm 2010. EPS 6 tháng đạt 4.960 đồng. Nguồn bài viết: artex, các thông tin đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng ĐÍNH CHÍNH THÔNG TIN Trong Bản tin tuần số 87, công bố ngày 16/08/2010, do lỗi đánh máy chúng tôi có đưa cổ phiếu FDC vào “Danh sách cổ phiếu báo lỗ (LNTT) quý II/2010 và 6 tháng đầu năm 2010” với nội dung FDC lỗ trước thuế quý II/2010 và 6 tháng đầu năm 2010 lần lượt là 55 tỷ đồng và 64,86 tỷ đồng trong khi công ty lãi trước thuế lần lượt là 23,3 tỷ đồng và 45,55 tỷ đồng. Cổ phiếu chúng tôi đề cập tới là FPC của CTCP Full Power. Nay chúng tôi xin đính chính thông tin. Thành thật cáo lỗi với nhà đầu tư. 2007 2008 2009 Tăng trưởng doanh thu thuần N/A 23,5% 29,3% Tỷ suất lãi gộp 27,3% 31,6% 36,5% Tỷ suất lãi từ hoạt động kinh doanh 13% 16% 24,5% Tỷ suất lãi ròng 14,5% 15,2% 22,4% Tăng trưởng tổng tai sản N/A 10% 42,2% Tăng trưởng vốn chủ sở hữu N/A 10,3% 39,4% ROE 22,81% 26,79% 36,8% EPS 5.496 7.116 6.736 8 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Số 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn . Lựa ch n c phiếu ng nh Khi lựa ch n c phiếu ng nh n y, nh đ u tư n n lựa ch n theo c c tiêu chí: Th ph n: Nh ng c ng ty v i th ơng hiệu m nh hi n đang. tự do nhiều, t nh h nh tai ch nh l nh m nh. 7 Th ph n l n v i s n ph m ch nh (s a chua, s a đ c) , s n ph m m i đang tăng d n th ph n: s a chua chiếm 97%,