1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1 B N TIN TU N 09/05-13/05/2011 NH N Đ NH TH TRƯ NG TIÊU ĐI M • • • Nh n đ nh th trư pptx

10 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 546,37 KB

Nội dung

1 BẢN TIN TUẦN 0 9 / 0 5 - 1 3 / 0 5 / 2 0 1 1 TIÊU ĐIỂM • Nhận định thị trường • Tin vĩ mô • Câu chuyện kinh tế trong tuần (1) Kinh doanh đa ngành – con dao 2 lưỡi (2) Nhập siêu chưa giảm như mong muốn • Thống kê thị trường NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Tuần giao dịch ngắn sau kỳ nghĩ lễ không có sự khác biệt nào đáng kể so với kịch bản trước đó. Khối lượng giao dịch trên cả hai sàn tiếp tục đi xuống, đồng thời giữ nguyên nét đặc trưng trong thời gian gần đây là khối lượng giao trên sàn HOSE luôn thấp hơn so với sàn HASE. HNX-Index vẫn tiếp tục phản ánh trung thực sự chìm nghỉm của thị trường chứng khoán khi tiếp tục hướng về mức đáy 77 điểm đầu năm 2009. Trong khi đó, VN-Index giảm điểm mạnh trở lại khi các cổ phiếu VNM, MSN và BVH đi vào các phiên điều chỉnh. Nhìn trên đồ thị, HNX-Index vẫn đang trong một downtrend rất mạnh, liên tục phá vỡ các mức đáy, còn VN-Index đã trở nên méo mó rất nhiều với một cuộc bứt phá giả tạo vào cuối tháng tư vừa qua. Sự méo mó của VN-Index còn có thể nhìn thấy ở góc độ kỹ thuật khi chỉ báo dòng tiền MFI tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại tiếp tục giảm xuống, đồng thời không tạo ra một số phiên có tính hấp thụ, đặc trưng của thị trường giai đoạn tạo đáy. Lạm phát vẫn đang vào giai đoạn căng thẳng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Mặc dù có nhiều nhận định về mức giảm của CPI tháng 5 này, nhưng thực tế cho thấy, nhiều loại hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá. Mới đây, Bộ Công thương cho biết, 10/12 mặt hàng thiết yếu sẽ tăng giá trong tháng 5 như lương thực, thực phẩm, muối, than, dược phẩm, xăng dầu Nếu CPI của tháng này, dẫu có giảm một nửa so với tháng trước đó thì vẫn ở mức rất cao và tính lan tỏa của đợt tăng giá mới là rất khó dự đoán. Các yếu tố vĩ mô vẫn chưa rõ ràng, dòng tiền vẫn đang trú ẩn tại đâu đó và chưa có dấu hiệu quay lại. Mặc dù, HNX-Index đang có dấu hiệu phân kỳ giữa đường giá và chỉ báo RSI, nghĩa là khả năng phục hồi kỹ thuật của sàn HASE có khả năng xảy ra, nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa khi tính thanh khoản được cải thiện. 2 TIN VĨ MÔ Kinh tế thế giới Dự trữ ngoại hối Trung Quốc sẽ mất gần 600 tỷ USD do USD giảm giá Giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách tài chính của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cho biết: tính tới cuối năm 2010, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã mất khoảng 271,1 triệu USD do sự mất giá của đồng USD. Nếu đồng USD tiếp tục mất giá và tỷ giá hối đoái ở mức 6 Nhân dân tệ/USD một thời gian dài trong tương lai, Trung Quốc có thể thiệt hại tới 578,6 tỷ USD. Gần 2/3 lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc là các tài sản bằng USD. Chuyên gia này cho biết, số tiền thiệt này này rất lớn và không thể bù đắp bằng các khoản thu nhập đầu tư nước ngoài của quốc gia. Ông cũng kêu gọi Chính phủ thúc đẩy hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư dự trữ ngoại hối một cách nhanh chóng, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Các nước châu Á đồng loạt tăng lãi suất chống lạm phát Trong khi Mỹ và châu Âu giữ lãi suất ở mức thấp kéo dài thì các nước châu Á liên tục tăng lãi suất vì áp lực lạm phát đã quá cao. Philippine và Malaysia cùng với Ấn Độ và Việt Nam nâng lãi suất khi các quốc gia trong khu vực tăng cường cuộc chiến chống lại lạm phát. Ngân hàng Trung ương Philippine ngày hôm 5/5 đã tăng lãi suất cho vay qua đêm từ 4,25% lên 4,5%. Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng nâng lãi suất cơ bản lên 3% trong ngày 5/5. Ngày 3/5, ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng đã tăng lãi suất thêm 0,5%, mức tăng lớn và bất ngờ đối với thị trường. Giá thực phẩm và giá dầu tăng cao làm gia tăng áp lực lạm phát ở châu Á, khiến các nhà hoạch định chính sách đẩy nhanh tiến độ thắt chặt tiền tệ, ngay cả khi điều đó sẽ làm chậm tăng trưởng. Đồng Peso của Philipine và đồng Ringgit của Malaysia đều giảm giá so với USD trước các quyết định tăng lãi suất. Vào cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lên 1 điểm phần trăm, lần lượt là 13% và 14% trước áp lực lạm phát 4 tháng đầu năm ở mức 9,64%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 7% cả năm được Chính phủ đề ra trước đó. Giá dầu giảm mạnh nhất trong lịch sử Giá dầu giảm gần 17 USD trong tuần đầu tháng 5. Giá dầu thô trên thị trường thế giới vừa trải qua 5 ngày giảm liên tiếp và kết thúc tuần với mức giảm tính theo đồng USD mạnh nhất kể từ khi dầu giao dịch trên Sở giao dịch kỳ hạn New York vào năm 1983. USD tăng mạnh và nỗi lo nhu cầu sụt giảm khiến nhà đầu tư bán tháo. Tính chung cả tuần đầu tháng 5, giá dầu giảm 14,7%, tương đương 16,75 USD. Tính theo giá trị phần trăm, giá dầu tuần này giảm nhiều nhất kể từ tuần kết thúc ngày 19/12/2008 khi giá rớt 26,8%. Trở về những ngày cuối năm 2008, giá dầu chỉ còn hơn 35 USD/thùng trong ngày 19/12 vì hoạt động bán tháo của nhà đầu tư khi tất toán hợp đồng giao sau 1 tháng (tức tháng 1/2009). Giá dầu giảm vì dự trữ dầu của Mỹ trong tuần trước đó đã tăng tới 21% lên mức cao nhất trong hơn 1 năm do kinh tế sa sút làm giảm nhu cầu. Giá dầu vẫn lao dốc dù OPEC đã phải cắt giảm sản lượng kỷ lục 2,46 triệu thùng/ngày để cứu thị trường, khiến người ta nghi ngại OPEC không còn khả năng điều khiển giá năng lượng. 3 Giá bạc còn 35,3 USD/ounce, vàng chốt tuần ở 1.491 USD/ounce Sức ép từ việc tăng margin tiếp tục khiến bạc mất hơn 2%. Giá bạc giao kỳ hạn đã mất tổng cộng 27% trong tuần này sau khi CME Group Ltd., chủ sở hữu của sàn Comex, quyết định nâng số tiền mặt đặt cọc tối thiểu thêm 84% chỉ trong 2 tuần. Lượng bạc nắm giữ của các quỹ đầu tư ETFs sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm. Đóng cửa phiên 6/4, giá bạc giao tháng 7 giảm 95,3 cent, tương đương 2,6% còn 35,287 USD/ounce. Hôm 25/4, giá bạc cao nhất 31 năm ở 49,845 USD/ounce. Chốt phiên 6/5, giá vàng giao tháng 6 tại Comex tăng 10,2 USD, tương đương 0,7% lên 1.491,60 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá rơi xuống 1.462,5 USD/ounce - thấp nhất kể từ 14/4. Kim loại vàng mất 4,2% giá trị trong tuần này - giảm nhiều nhất kể từ tháng 5/2010. Trong khi nhiều quỹ bán vàng ra thì Barclays Capital lại mua vàng trong phiên hôm qua, sau khi xả 4,9% trong 3 phiên trước đó. Ngân hàng này nhận thấy vàng có tiềm năng tăng mạnh trở lại. Kinh tế Việt Nam TP.HCM: Kiều hối tháng 4 giảm gần 20%, cho vay tiêu dùng giảm mạnh Kiều hối tháng 4 giảm gần 20% Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết lượng kiều hối chuyển về qua hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế trên địa bàn trong tháng 4-2011 chỉ đạt khoảng 367,6 triệu USD, giảm 19,6% so với tháng 3 do kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhiều lao động VN phải trở về nước khiến lượng kiều hối chuyển về cho thân nhân bị sụt giảm và do các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động ngoại tệ, cao nhất còn 3%, khiến lượng ngoại tệ chuyển về VN gửi ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất giảm hẳn. Trong bốn tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước TP.HCM đã thu hồi hai giấy phép của hai đại lý thu đổi ngoại tệ, do hai đơn vị này hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng số ngoại tệ tối thiểu phải bán cho các ngân hàng ủy nhiệm theo quy định trong hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ. Hiện tại TP.HCM chỉ còn 74 đại lý thu đổi ngoại tệ phân bổ tại các cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch. Cho vay tiêu dùng giảm mạnh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết tính đến ngày 30-4 dư nợ cho vay phi sản xuất trên địa bàn khoảng 138.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay bất động sản: 97.000 tỉ đồng, cho vay tiêu dùng: 34.000 tỉ đồng, cho vay chứng khoán: 7.000 tỉ đồng. So với cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: 7,4%, cho vay chứng khoán giảm 2,8%, trong khi cho vay bất động sản giảm 1,3%. Tín dụng trong tháng 4 tại địa bàn TP.HCM chỉ tăng gần 2.200 tỉ đồng do lãi suất cho vay quá cao (có ngân hàng lãi suất cho vay gần 26%) và các ngân hàng đang tích cực thu nợ với các khoản cho vay phi sản xuất để về đích đúng hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn VND của các ngân hàng trong tháng 4 tiếp tục sụt giảm dù lãi suất huy động VND tại nhiều ngân hàng đã vượt xa mức trần. So với cuối năm 2010, huy động vốn VND trên địa bàn TP.HCM giảm gần 7%, chỉ đạt 572.148 tỉ đồng. Huy động ngoại tệ cũng chững lại sau khi Ngân hàng Nhà nước ấn định trần lãi suất ngoại tệ cao nhất còn 3%/năm. Trong tháng 4 huy động vốn ngoại tệ chỉ tăng 0,06%, tương đương khoảng 100 tỉ đồng. 4 Nhập siêu từ Trung Quốc gần 4 tỷ đôla Tính chung 4 tháng đầu năm, nhập siêu lên tới 4,9 tỷ USD, chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, riêng con số nhập siêu từ Trung Quốc là gần 4 tỷ USD. Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 8,7 tỷ USD, giảm 1,8% so với tháng 3. Trong đó, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn trong nước, nước ngoài ước đạt 4,8 và 3,9 tỷ USD. Tinh chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 31,83 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt 7,3 tỷ USD, giảm 2,0% so với tháng 3. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư nước ngoài lần lượt ước đạt 2,9 và 4,4 tỷ USD. Tính chung 4 tháng so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,94 tỷ USD, tăng 35,7%. Theo Bộ Công Thương, nhập siêu tháng 4 ước khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm khoảng 19,2% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 4 tháng đầu năm, con số này lên tới khoảng 4,9 tỷ USD, chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu. Ngoại trừ dầu thô nhập siêu trên 1,15 tỷ USD, thì khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 1,3 tỷ USD. Bộ Công Thương cho hay do kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh, dẫn đến nhập siêu từ nước này lên tới gần 4 tỷ USD. CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN Kinh doanh đa ngành – con dao 2 lưỡi “Kinh doanh đa ngành” hiện đang là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi không chỉ trên lý thuyết mà còn ăn sâu vào thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp khi xin cấp phép thành lập hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh đều đăng ký kinh doanh đa ngành. Tuy vậy đa số doanh nghiệp không kinh doanh đến 1/3 số lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Không chỉ các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn mà ngay cả những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cũng không nằm ngoài trào lưu này. Từ Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, tới Tập đoàn Viễn thông, Than đều thành lập các công ty con, các bộ phận kinh doanh ngoài ngành nghề chính: tài chính, chứng khoán, bất động sản, quản lý quỹ Kinh doanh đa ngành có sự đóng góp khá lớn vào kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp. Một mặt kinh doanh đa ngành sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy được nguồn lực, huy động được nguồn vốn xã hội, bước đầu mang lại hiệu quả, và góp phần phát triển thị trường. Những doanh nghiệp phát triển đa ngành vững chắc, hiệu quả thường có tiềm lực tài chính mạnh với đội ngũ quản lý chất lượng và một điều rất quan trọng là nó góp phần làm tăng doanh thu, từ đó tăng kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như tính hấp dẫn của cổ phiếu công ty dẫn tới khả năng tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Có thể nói, kinh doanh đa ngành là một trong những chiến lược tạo thế vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế. Mặc dù vậy, không phải lúc nào kinh doanh đa ngành cũng mang lại hiệu quả cao. Trên thực tế, có một số doanh nghiệp chuyển sang ngành nghề kinh doanh mới với phương châm đi dần từng bước để có kinh nghiệm, trước khi chuyển sang đầu tư lớn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên đã có nhiều doanh nghiệp, do muốn nhanh chóng tăng doanh thu, lợi nhuận, đã đầu tư quá nhiều vào những ngành nghề phi truyền thống. Hậu quả, đầu tư mới dẫn tới thua lỗ, gây ra tình trạng vốn tự có bị ứ đọng, thậm chí làm ảnh hưởng đến 5 tình hình tài chính doanh nghiệp. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu doanh nghiệp đầu tư đa ngành đi đúng hướng, triển khai thành công sẽ đạt được hiệu quả; nếu "chệch hướng" có thể dẫn tới thua lỗ, thậm chí phá sản. Phải khẳng định một thực tế rằng không phải bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng thu được hiệu quả từ hoạt động kinh doanh đa ngành vì nếu thiếu những điều kiện cần thiết, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về hoạt động quản trị, điều hành, nguồn nhân lực, tài chính  thì sẽ có thể dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ, trì trệ và không phát triển. Khi tiến hành xâm nhập các ngành nghề khác không phải thế mạnh, một điều chắc chắn là do- anh nghiệp sẽ bị phân tán về nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực, xao nhãng đầu tư vào ngành nghề chính khiến cho khả năng cạnh tranh có thể bị suy yếu, thương hiệu truyền thống bị lu mờ trong khi sức ép cạnh tranh ngày một lớn. Nếu doanh nghiệp không am hiểu thị trường, có thể dẫn tới tình trạng đầu tư chàn lan, lãng phí, đầu cơ, tranh giành, cạnh tranh không lành mạnh, gây tác động xấu tới thị trường. Đáng lo ngại hơn cả, với khả năng quản trị còn nhiều hạn chế như hiện nay của đại đa số doanh nghiệp Việt Nam, đa dạng hóa đầu tư thực sự là vấn đề cần được xem xét và tính toán kỹ lưỡng. Trong mấy năm gần đây, đầu tư đa ngành thường được các doanh nghiệp đổ vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản, chứng khoán Việc đầu tư dàn trải dẫn đến việc triển khai quá nhiều dự án, lĩnh vực trong cùng thời kỳ, không phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó việc nghiên cứu triển khai các dự án mới sơ sài, không tính toán kỹ hiệu quả đã kéo theo không ít hệ lụy. Do vậy, Doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án. Những dự án không hiệu quả, những dự án hay khoản đầu tư đa ngành vượt quá tỷ lệ quy định, cần kiên quyết cắt bỏ để thu hồi vốn dù thua lỗ thì vẫn phải thực hiện để tập trung vốn vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Ban quản trị doanh nghiệp không nên có những tham vọng phi thực tế rằng phải nhanh chóng trở thành tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu phải có doanh thu - lợi nhuận tăng trưởng hằng năm bằng việc triển khai các dự án kém hiệu quả. Trên thực tế, rất ít tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành kinh doanh hiệu quả. Đây không chỉ là kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong khi đó, phát triển, đầu tư theo chiều sâu - chiến lược duy nhất có thể tạo ra sức bật cho nền kinh tế - lại bị xem nhẹ. Nhập siêu chưa giảm như mong muốn Theo Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2011 tiếp tục xu hướng tăng trưởng nhanh. Mặc dù tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, song mức nhập siêu hàng hóa bốn tháng vẫn còn cao, chưa giảm xuống mức kỳ vọng. Cụ thể, tháng 4 xuất khẩu ước đạt 7,3 tỉ đô la Mỹ, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu chung trong bốn tháng đầu năm 2011 lên hơn 26,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu khá ấn tượng, với mức tăng trên 50%. Riêng ba mặt hàng có tốc độ tăng ấn tượng, trên 110% so với cùng kỳ năm 2010, là cà phê, cao su và sắn. Ngoài ra, hạt tiêu cũng tăng tới 57% và rau quả tăng 44% Không hề thua kém về mức tăng trưởng xuất khẩu là các mặt hàng công nghiệp chế biến, tăng 31,9%, chủ yếu là hàng dệt may, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo, thép các loại, túi xách, va li, ô, dù Điểm đáng lưu ý là các mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản. Dù mức tăng xuất khẩu không bằng hai nhóm trên, nhưng vẫn rất cao, tăng 30,8%, trong khi chủ trương hạn chế xuất khẩu nhóm hàng này đã được ban hành. Duy chỉ có than đá là mặt hàng giảm cả về lượng và giá trị, còn các mặt hàng khác vẫn tăng kim ngạch trên 40% so với cùng kỳ năm 2010. Tính ra, khối lượng hàng hóa xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2011 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên 6 gần 19,3%, tương ứng tăng hơn 3,82 tỉ đô la Mỹ. Còn giá cả thị trường thế giới tăng cũng giúp kim ngạch chung tăng thêm 3,26 tỉ đô la Mỹ. Dự báo trong hai tháng tới kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng cao, bởi nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng lên và giá cả hàng hóa cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.Không tăng nhanh như xuất khẩu, nhưng nhập khẩu bốn tháng đầu năm vẫn đạt hơn 31,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 29,1% so cùng kỳ năm 2010. Quan trọng hơn, kim ngạch nhóm hàng hóa “cần hạn chế nhập khẩu” đã tăng chậm lại, chỉ 17,4%, trong khi các mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu như xăng dầu, bông sợi tăng 28,4%, còn hàng cần thiết phải kiểm soát nhập khẩu, là vàng nguyên liệu, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc lại tăng rất mạnh đến 44,3% so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, tổng mức nhập siêu bốn tháng đầu năm 2011 sẽ lên đến 4,89 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 18,2% kim ngạch xuất khẩu, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nguồn: Tổng hợp 7 THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG Tương quan chỉ số và KLGD Chênh lệch KL Mua và KL bán Giao dịch của NĐTNN 8 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DN THỦY SẢN NIÊM YẾT QÚY 1/2011 Mặc dù các yếu tố đầu vào như giá thức ăn, giá điện, xăng dầu tăng mạnh. Lãi suất ngân hàng từ 20-22% và cả sự hạn chế cho vay khiến nhiều Doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn. Bên cạnh đó các DN ngàn thủy sản còn phải đối mặt với khá nhiều rào cản từ các nước Nhập khẩu, song kết quả kinh doanh của đa phần các DN thủy sản trong Quý 1/2011 vẫn đang đà tăng trưởng. Theo đánh giá của chúng tôi, nhiều vùng nuôi cá tra, ba sa và tôm, nghêu được khôi phục sẽ cung cấp cho DN nguồn nguyên liệu dồi dào hơn kể từ Quý 2/2011. Dưới đây là KQKD của các DNNY trên 2 sàn, ngoại trừ một vài DN như CAD – BAS – CMX vẫn gập nhiều khó khăn, nhưng tựu chung là kết quả KD khá tốt trong điều kiên như hiện nay. STT M ã CK Quý 1/2011 Tên Công ty KLCP lưu hành DTT LNST EPS Quý 1 1 AAM Thủy sản Mekong 10,239,864 125,864 14,926 1,316 2 ABT Thủy sản Bến Tre 13,607,207 152,621 30,030 2,207 3 ACL Thủy sản CL An Giang 11,000,000 251,583 20,235 1,840 4 AGD Thủy sản Gò Đàng 8,000,000 175,489 20,263 2,533 5 AGF Thủy sản An Giang 12,779,288 666,254 12,979 1,009 6 ANV Thủy sản Nam Việt 65,605,250 250,555 379 6 7 ATA NTACO 10,000,000 116,647 2,347 235 8 AVF Thủy sản Việt An 22,500,000 298,830 21,490 955 9 BAS Hải sản Basaco 9,600,000 7,780 (3,172) (330) 10 CMX Chế biến Thủy sản Cà Mau 11,496,797 237,740 (20,470) (1.780) 11 FMC Thủy sản Sao Ta 7,222,630 299,078 4,048 560 12 MPC Thủy hải sản Minh Phú 70,000,000 1,601,178 11,414 163 13 TS4 Thủy sản số 4 11,390,948 126,342 3,007 262 14 VHC Thủy sản Vĩnh Hoàn 45,952,523 800,666 72,762 1,583 15 VNH Thủy hải sản Việt Nhật 8,023,071 16,314 1,010 126 16 VTF Thủy sản Việt Thắng 18,025,509 651,454 23,634 1,311 17 SJ1 Thủy sản Số 1 3,500,000 38,184 2,697 771 9 GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA THÀNH VIÊN NỘI BỘ - CỔ ĐÔNG LỚN Mã CK Ngày thông báo Tổ chức/Người GD Chức vụ người liên quan Kiểu giao dịch CP sở hữu trước GD CP đăng ký GD HBS 05/05/2011 Hoàng Minh Đoàn Bán 1,734,909 157,700 SMT 05/05/2011 Phạm Ngọc Tuấn Tviên HĐQT Mua 9,100 20,000 VFC 05/05/2011 Nguyễn Phương Mai Tviên HĐQT Bán 57,029 57,000 NDN 05/05/2011 Nguyễn Văn Nam PCT HĐQT Mua 0 100,000 LDP 05/05/2011 CTCP Đầu tư & PT Nguyễn Kim Bán 619,565 309,782 DLG 04/05/2011 Nguyễn Xuân Hoan Trưởng BKS Bán 16,500 4,500 DLG 04/05/2011 Phạm Minh Việt Phó TGĐ Bán 2,000 2,000 HBC 04/05/2011 CTCP Chứng khoán BSC Bán 272,861 200,000 ASP 04/05/2011 Trương Hữu Phước PCT HĐQT Mua 15,666 500,000 DHG 04/05/2011 Trần Thị Ánh Như Trưởng BKS Bán 16,833 9,000 CJC 04/05/2011 Nguyễn Trường Thành Tviên HĐQT Mua 800 10,000 VC7 04/05/2011 Nguyễn Trọng Tấn CT HĐQT/GĐ Mua 268,009 21,000 PMS 04/05/2011 CTCP PT Nhà DAEWON- THỦ ĐỨC Bán 1,299,550 50,000 APP 04/05/2011 Hoàng Trung Dũng Tviên HĐQT Mua 295,572 30,000 MCP 04/05/2011 Nguyễn Quí Tviên HĐQT Mua 284,163 20,000 CTN 04/05/2011 Nguyễn Thanh Hoàn Tviên HĐQT Mua 84,780 50,000 TCS 04/05/2011 Asia Value Investment Ltd. Bán 822,200 332,200 CTA 04/05/2011 Lê Quốc Hưng Bán 746,000 0 SAV 04/05/2011 Quỹ tầm nhìn SSI Mua 1,221,970 295,000 SAV 04/05/2011 Quỹ tầm nhìn SSI Bán 1,221,970 295,000 DLG 04/05/2011 Nguyễn Xuân Hoan Trưởng BKS Bán 16,500 4,500 DCL 04/05/2011 Quỹ Đầu tư CK Y tế Bản Việt Bán 633,590 300,000 DCL 04/05/2011 Quỹ Đầu tư CK Y tế Bản Việt Mua 633,590 300,000 IMP 04/05/2011 Quỹ Đầu tư CK Y tế Bản Việt Mua 977,056 300,000 IMP 04/05/2011 Quỹ Đầu tư CK Y tế Bản Việt Bán 977,056 300,000 LBE 04/05/2011 Nguyễn Văn Hồ Trưởng BKS Mua 179,400 100,000 1 0 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Tầng 2, tòa nhà CEO, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn . kinh doanh đ u đ ng ký kinh doanh đa ng nh. Tuy vậy đa số doanh nghiệp kh ng kinh doanh đ n 1/ 3 số l nh vực kinh doanh đ đ ng ký. Kh ng chỉ các doanh nghiệp tư nh n, cổ ph n, c ng ty Trách nhi m. hạ nhiệt.Kh ng t ng nhanh nh xuất khẩu, nh ng nh p khẩu b n th ng đ u n m v n đ t h n 31, 8 tỉ đ la M , t ng 29 ,1% so c ng kỳ n m 2 010 . Quan tr ng h n, kim ng ch nh m h ng hóa “c n h n chế nh p. do- anh nghiệp sẽ b ph n t n về ngu n v n c ng nh ngu n nh n lực, xao nh ng đ u tư vào ng nh nghề ch nh khi n cho khả n ng c nh tranh có th b suy yếu, th ng hiệu truy n th ng b lu m trong

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w