1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tài liệu Một số ứng dụng nở vì nhiệt, nhiệt kế và nhiệt giai doc

7 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 337,32 KB

Nội dung

BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ NHIỆT - Các chất khi co dãn nhiệt có thể sinh ra những lực rất lớn. - Băng kép là hai thanh kim loại mỏng có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau. Khi nhiệt độ thay đổi băng kép bò cong, mặt lõm hướng về phía kim loại có độ dãn nở ít hơn. Câu 1: Hãy giải thích : -Tại sao giữa các toà nhà lớn thường có khe hở ? -Tại sao các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su. -Tại sao ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ? -Tại sao không nên để xe đạp ngoài nắng ? Câu 2 : Hình vẽ sau đây mô tả một rơ–le điện, nghóa là nếu dòng điện qua rơ le quá mạnh, làm nóng dây gây nguy hiễm thì rơ-le tự ngắt dòng điện. Em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của rơ-le này. Câu 3: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo của một bàn là tự động, luôn duy trì nhiệt độ nằm trong một khoảng xác đònh. Dòng điện đi qua dây đốt làm nóng bàn là. a) Mô tả hoạt động của bàn là. 73 BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan NHIỆT KẾNHIỆT GIAI Để đo nhiệt độ, ta dùng nhiệt kế. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn. - Nhiệt kế khí (ứng dụng sự dãn nở của chất khí ) chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học , không được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. - Nhiệt kế chất lỏng (ứng dụng sự dãn nở của chất lỏng như rượu, thủy ngân…) được sử dụng rộng rãi để đo nhiệt độ môi trường thân nhiệt…. - Nhiệt kế kim loại (ứng dụng sự dãn nở của kim loại) được dùng để đo nhiệt độ cao. Câu 1: Em hãy cho biết đặt mắt như thế nào thì đọc đúng số chỉ của nhiệt kế : Câu 2 : Hãy điền các từ nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai vào các chỗ trống cho phù hợp : Để đo……………….người ta dùng các lọai nhiệt kế khác nhau như ………………thủy ngân, ………………rượu, ………………kim lọai. Ở Việt Nam sử dụng ………………Xenxiut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Farenhai. Câu 3 : Bạn A bò sốt cao. Bạn B dùng tay sờ vào trán bạn A. -Bạn B thấy trán bạn A lạnh hay nóng ? -Bạn A thấy bạn B lạnh hay nóng ? 76 BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan Làm lại các nội dung trên nếu hai bạn bò sốt như nhau. Từ đó em rút ra kết luận để đo chính xác nhiệt độ cơ thể ta phải làm gì ? Câu 4 : Khi đo nhiệt độ chất lỏng, người ta khuyên phải tuân thủ một số các quy tắc sau, em hãy cho biết lý do : A-Bầu nhiệt kế phải nhúng hoàn toàn vào trong lòng chất lỏng. B-Không nên đọc ngay mà phải chờ một thời gian sau thì mới đọc nhiệt độ. C-Không nên rút nhiệt kế ra khỏi chất lỏng rồi mới đọc. D-Không nên để nhiệt kế chạm bình. E-Không dùng nhiệt kế để khuấy chất lỏng Câu 5 : Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0 F, của hơi nước đang sôi là 212 0 F. Nhiệt độ trên nhiệt kế y tế từ 34 0 C đến 42 0 C thì tương ứng với nhiệt độ bao nhiêu trên nhiệt giai Farenhai ? Chú ý: Thủy ngân rất độc vậy nếu nhiệt kế thủy ngân bò vỡ, phải báo cáo ngay với giáo viên. Không được đùa với các giọt thủy ngân ! Câu 6 : Tại sao phía đầu trên của nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu thường phình ra? Câu 7 : Một nhiệt kế sau một thời gian sử dụng có hiện tượng sau : các vạch rượu bò đứt đọan. Em hãy cho biết tại sao cách phòng tránh. Câu 8 : Hãy điền các giá trò sau đây vào cột bên phải cho phù hợp : 6000 0 C ; 37 0 C ; 42 0 C ; -88 0 C Đối tượng Nhiệt độ Bề mặt Mặt Trời Nhiệt độ thấp nhất trên thế giới (Vostock-Nga) Nhiệt độ trong lò ấp trứng Ngày nóng nhất ở Việt Nam (Đo được trong bóng râm) 77 BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 78  HƯỚNG DẪN Câu 1 : Phải đặt mắt theo phương nằm ngang. Câu 2: Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt giai. Câu 3 : B thấy trán bạn A nóng. Còn A thấy tay bạn B lạnh. Cách lấy nhiệt độ này không chính xác, phụ thuộc vào trạng thái từng người. vậy, để đo chính xác nhiệt độ cơ thể, phải dùng nhiệt kế. Câu 4 : Câu 5 : 34 0 C = 32 0 F + (34 × 1,8 0 F) = 95,2 0 F 42 0 C = 32 0 F + (42 × 1,8 0 F) = 107,6 0 F Câu 6 : Chỗ phình ra để chứa lượng khí còn dư khi cột thủy ngân (hoặc rượu) lên cao tránh vỡ ống nhiệt kế. Câu 7: Không khí ở phần trên đã lọt xuống phía dưới. Một phần do chất lượng của nhiệt kế, phần khác do cách sử dụng. Khi sử dụng nhiệt kế rượu cần lưu ý : -Không nên vẩy nhiệt kế quá mạnh. -Không dùng nhiệt kế rượu để nhiệt độ quá cao, khiến cột rượu dâng lên chỗ phình, khi cột rượu xuống trở lại thì không khí đã lọt vào cột. Câu 8 : Bề mặt Mặt Trời 6000 0 C Nhiệt độ thấp nhất trên thế giới -88 0 C Nhiệt độ trong lò ấp trứng 37 0 C Ngày nóng nhất ở Việt Nam 42 0 C BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan N goài nhiệt kế thủy ngân, rượu người ta còn các nhiệt kế sau : -Nhiệt kế kim loại : dựa trên sự dãn nở của kim loại, thường dùng để đo nhiệt độ cao. -Nhiệt kế bán dẫn : dựa vào hiệu ứng nhiệt của chất bán dẫn có độ nhạy độ chính xác cao. -Nhiệt kế khí : dựa vào hiện tượng dãn nở của chất khí khi nhiệt độ thay đổi, ít được sử dụng rộng rãi trong thực tế, chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm, phục vụ công tác nghiên cứu. 1- Nếu ở nhà có tủ lạnh, em hãy do nhiệt độ ở các ngăn khác nhau từ đó tìm hiểu xem phải chứa loại thực phẩm nào cho phù hợp với nhiệt độ từng ngăn. 2- Cách làm một nhiệt kế khí đơn giản : Dùng màng cao su bòt kín miệng bình thủy tinh. Lấy sợi thép uốn bao quanh miệng bình đồng thời uốn thành một lỗ nhỏ làm điểm tựa để kim quay. Đầu kia của kim tựa trên màng cao su. Khi nhiệt độ tăng, chất khí trong bình nở ra, đẩy màng cao su lên, đầu kim chuyển động xuống dưới. 79 BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan b) Nếu muốn tăng nhiệt độ của bàn là thì ta phải điều chỉnh ốc theo hướng nào? Câu 4 : Các thợ điện có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào đường dây là có thể biết nơi nào dùng điện nhiều hay ít. Điều này có cơ sỡ hay không ? Câu 5 : Em hãy tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng bình ga trong gia đình trao đổi với bạn bè để cùng nhau phòng tránh nguy hiểm. Câu 6 : Em hình dung em là kỹ sư chế tạo động cơ xe hơi. Em hãy trình bày nguyên tắc chọn lựa vật liệu để động cơ hoạt động tốt ở mọi nhiệt độ.  HƯỚNG DẪN Câu 2 : Dòng điện có cường độ mạnh đi qua làm băng kép nóng lên, bò cong, lò xo đẩy hệ thống lên làm ngắt mạch điện. Câu 3 : a) Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong lên làm ngắt mạch điện. Khi nhiệt độ bàn là hạ xuống, băng kép thẳng, nối mạch làm dòng điện đi qua bàn là, đốt nóng bàn là lên. vậy nhiệt độ bàn là được duy trì ổn đònh trong một phạm vi nào đó. b) Để hạ nhiệt độ ổn đònh của bàn là, ta hạ thanh đàn hồi xuống. Khi đó, chỉ cần nhiệt độ tăng một ít, băng kép đã cong ngắt mạch điện. Ngược lại, để tăng nhiệt độ ổn đònh cho bàn là thì ta xoay cho vít đi lên để thanh đàn hồi lên cao. Câu 4 : Dòng điện qua dây dẫn càng mạnh thì nhiệt độ của dây càng tăng, khiến dây bò dãn nở võng xuống. 74 BÀI TẬP CƠ BẢN NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan Câu 5: Không để bình ga gần lửa, ở nơi có nhiệt độ cao, không để ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp vào bình ga. Câu 6: Sau một thời gian hoạt động, nhiệt độ các bộ phận của động cơ sẽ khác nhau, Các bộ phận chòu nhiệt cao nở nhiều hơn các bộ phận có nhiệt độ thấp. vậy phải tính toán vật liệu sao cho khi động cơ hoạt động ở những nhiệt độ khác nhau, các bộ phận vẫn hoạt động ăn khớp nhau, không cản trở lẫn nhau. V ật liệu thân máy bay phải chòu các nhiệt độ rất khác nhau : Ở mặt đất là nhiệt độ bình thường khoảng từ 20 0 C đến 30 0 C, khi lên đến độ cao trên 10 km thì nhiệt độ thấp hơn 0 0 C. Còn khi bay với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh, do ma sát với không khí mà nhiệt độ đầu mũi có thể đến 153 0 C, ở cánh là 130 0 C, thân là 116 0 C. Trong những điều kiện như thế, vật liệu chế tạo máy bay vẫn phải bảo đảm độ bền, không bò rạn nứt do hiện tượng co dãn nhiệt. Ở trong các căn phòng hay trong xe ô-tô, tại sao máy lạnh thường để ở phía trên cao, còn máy sưởi thì để phía dưới thấp ? Ý kiến của em như thế nào ? 75 . ngang. Câu 2: Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt giai. Câu 3 : B thấy trán bạn A nóng. Còn A thấy tay bạn B lạnh. Cách lấy nhiệt độ này. BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG VẬT LÝ 6 Biên soạn : Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI Để đo nhiệt độ, ta dùng nhiệt kế. Nhiệt kế thường dùng

Ngày đăng: 24/12/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w