1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Một số thuốc không nên dùng khi cho con bú docx

6 588 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 133,42 KB

Nội dung

Một số thuốc không nên dùng khi cho con Khi cho con bú, người mẹ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến trẻ và khả năng tiết sữa. Khi đang trong thời kỳ cho con bú, nếu người mẹ bị bệnh phải dùng thuốc, nói chung các thuốc đều có trong sữa mẹ. Khi trẻ sữa mẹ thì thuốc cũng vào cơ thể trẻ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tùy từng loại thuốc mà trẻ bị ảnh hưởng nhiều hay ít. Khi thuốc vào trong sữa, trẻ mẹ có nghĩa là thuốc được đưa vào cơ thể trẻ theo đường uống. Các tác hại có thể xảy ra với trẻ cũng phải trải qua quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ. Các thuốc ảnh hưởng đến trẻ Có nhiều loại thuốc nếu điều trị cho mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như thuốc chống chuyển hoá, thuốc an thần, thuốc phóng xạ, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh nội tiết, thuốc chống lao isoniazid (dùng được cho phụ nữ có thai nhưng lại không khuyên dùng cho phụ nữ cho con bú), kháng sinh metronidazol (klion, flagyl khi dùng làm cho sữa có vị kim loại: miệng đắng, vị tanh rất khó chịu. Đây là lý do khiến con từ chối mẹ, mẹ dễ bị mất sữa), thuốc điều trị đau nửa đầu ergotamin (tamic) cũng không dùng trong thời kỳ phụ nữ cho con bú. Những bà mẹ có con khoảng 1 tuổi việc mẹ chủ yếu là về đêm thì việc dùng thuốc đơn giản hơn rất nhiều so với các bà mẹ đang nuôi con còn rất nhỏ, mẹ liên tục và hoàn toàn sống bằng nguồn sữa của mẹ. Thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của mẹ Một số thuốc dùng cho mẹ có khả năng ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa của mẹ (kìm hãm bài tiết sữa làm mất sữa). Đó là một số thuốc như lợi tiểu thiazid, vitamin B6 (liều cao), ergotamin (tamic) cũng làm giảm bài tiết sữa, các thuốc chữa bệnh parkingson . Estrogen là hormon hay được sử dụng và có ảnh hưởng tới bài tiết sữa. Khi dùng cho phụ nữ cho con bú, thuốc vào sữa rất ít nhưng có tác dụng ức chế thụ thể prolactin ở giai đoạn sớm làm giảm bài tiết sữa. Vì thế phụ nữ cho con nên sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron đơn độc. Các biện pháp tránh thai được khuyên dùng tốt nhất thời kỳ này là dùng các biện pháp cơ học (bao cao su, đặt dụng cụ tử cung) hơn là phải uống thuốc. Ngoài ra các thuốc như metoclopramid, domperidon . lại có tác dụng kích thích bài tiết sữa đã được sử dụng trong lâm sàng. Tuy nhiên người bệnh không tư ý dùng các thuốc này. Thiếu kẽm – Rào cản của quá trình sinh trưởng và phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ . Kẽm là một yếu tố vi lượng tuy chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể con người nhưng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sức khoẻ. Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tình trạng thiếu kẽm trong cộng đồng xảy ra nhiều hơn thiếu sắt và để lại hậu quả bất lợi đối với sức khoẻ. Kẽm – Nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ Trong cơ thể sống kẽm đóng vai trò như là thành phần cấu tạo cũng như xúc tác & điều hoà hoạt động của trên 300 enzyme. Bên cạnh đó, kẽm rất cần thiết cho sự sinh trưởng, tăng trưởng của mô tế bào và cho quá trình tổng hợp, bài tiết và hoạt động của các hormone. Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng & chiều cao trẻ sinh. Điều đó cho thấy vai trò mật thiết giữa tình trạng trẻ chán ăn, chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng với việc thiếu kẽm. Kẽm cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển & chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Kẽm còn giúp bình thường hoá hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn ở da. Đặc biệt, Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm đặc biệt là ở trẻ em sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt. Bổ sung Kẽm như thế nào là hợp lý? Trước vai trò quan trọng của Kẽm cũng như tình trạng thiếu kẽm đang diễn ra tương đối phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, làm thế nào để phòng thiếu kẽm cho cộng đồng là điều mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức nông lương thế giới (FAO) đang rất quan tâm, đặc biệt là ở phụ nữ có thai, cho con và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phòng chống thiếu kẽm cho trẻ phải được quan tâm cùng với phòng chống thiếu kẽm cho các bà mẹ từ lúc mang thai. Phụ nữ trong giai đoạn này nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như ăn các bữa ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thức ăn có nguồn gốc động vật, đồng thời nuôi con bằng sữa mẹ và không cai sữa sớm trước 12 tháng. Đối với trẻ nhỏ, sau 4-6 tháng do bé phát triển nhanh và nhu cầu tăng, nếu thiếu sữa mẹ, phải cho sữa ngoài. Cần đưa thêm kẽm qua thức ăn dặm hay bổ sung kẽm bằng đường uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Hiện nay, trên thị trường có chế phẩm kẽm dạng cốm Zinc-Kid dành cho bà mẹ có thai, cho con và đặc biệt là cho trẻ em. Sản phẩm được cung cấp nguyên liệu bởi tập đoàn Dr. Paul Lohmann của Đức - một tập đoàn chuyên sản xuất vitamin và khoáng chất hàng đầu thế giới. Với sản phẩm bổ sung Kẽm cốm Zinc – Kid, các bà mẹ sẽ có thêm sự lựa chọn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Ngày đăng: 14/12/2013, 01:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN