Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
653,17 KB
Nội dung
Chương III: Lập dự án đầutưChương III LẬP DỰ ÁN ĐẦUTƯ Trong thực tế các loại hình dự án hết sức đa dạng, mỗi loại hình có những đặc điểm yêu cầu và nội dung nghiên cứu khác nhau. Trong bải giảng này chúng tôi tập trung giới thiêu phương pháp nghiên cứu lập các dư án đầutư phát triển; đây là loai dự án khá đặc trưng có thể giúp chúng rút ra được các điểm chung về mặt phương pháp. Khi tiến hành công tác nghiên cứu lập dự án đối với các loại hình dự án khác, người lập dự án cần phải tìm hiểu sự khác biệt để thực hiện công việc một cách hiệu quả và khoa học. 1. SƯ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦUTƯ THEO DƯ ÁN Đầutư phát triển (gọi là đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầutư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinhtế nói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nóí riêng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này. Do đó, đối vớ i nền kinh tế, hoạt động đầutư phát triển là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầutư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp. Hoạt động đầutư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầutư khác, đó là: - Hoạt động đầutư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. - Hoạt động đầutư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầutư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật ph ục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. - Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầutư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Các thành quả của hoạt động đầutư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc của thế giới điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầutư phát triển. KTĐT&QTDA 1/33 Chương III: Lập dự án đầutư - Ngoài ra các thành quả hoạt động đầutư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầutư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầutư này. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầutư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinhtế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinhtế kỹ thuật tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý … có liên quan đến quá trình thực hiện đầutư đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư: phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầutư cho đến khi kết thức hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tình toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầutư (lập dự án đầu tư), có nghĩa là đầutư phải được thực hiện theo một dự án đã được soạn thảo với chất lượng tốt. 2. DỰ ÁN ĐẦUTƯ : 2.1 Khái niệm và yêu cầu của một dự án đầutư : 2.1.1 Khái niệm về dự án đầutư : Dự án đầutư là tế bào có bản của hoạt động đầu tư. Đó là một tập hợp các biện pháp có căn c ứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinhtế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầutư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được. Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định” Theo quy chế quản lý đầutư và xây dựng, dự án đầutư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở nhất định nh ằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầutư trực tiếp). Dự án đầutư có thể được xem xét từ nhiều góc độ : - Về mặt hình thức : dự án đầutư là một tập hồ sơ tàiliệutrình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét trên góc độ quản lý : dự án đầutư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinhtế xã hội trong một thời gian dài. KTĐT&QTDA 2/33 Chương III: Lập dự án đầutư - Trên góc độ kế hoạch hoá : dự án đầutư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầutư sản xuất kinh doanh, phát triển kinhtế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầutư và tài trợ. Xét góc độ này dự án đầutư là một hoạt động kinhtế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinhtế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án) - Xét về mặt nội dung : dự án đầutư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, một dự án đầutư bao gồm các thành phần chính : + Mục tiêu của dự án: Được thể hiện ở hai mức, mục tiêu phát triển là những lợi ích kinhtế xã hội do thực hiện dự án đem lại, còn mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. + Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạ o ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. + Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầutư cần cho dự án. + Thời gian: Bất cứ một dự án nào cũng được giới hạn trong một khung thời gian nhất định, vì một dự án khả thi vào thời gian này có thể không khả thi vào một thời gian khác. 2.1.2 Yêu cầu của một dự án đầutư : Một dự án đầutư mang tính khả thi khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : - Tính khoa học : để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi người xây dựng dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, tính toán chính xác từng nội dung của dự án. Đặc biết đối với những nội dung phức tạp như phân tích khía cạnh tài chính, kỹ thuật . cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầutư trong quá trình soạn thảo dự án. - Tính thực tiễn : muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư. - Tính pháp lý : dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là dự án phải chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn vậy, KTĐT&QTDA 3/33 Chương III: Lập dự án đầutư người xây dựng dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính thống nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, dự án được xây dựng phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầutư và những quy định chung mang tính chất quốc tế. Có đảm bảo được yêu cầu này mới tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án và Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho dự án. 2.2 Công dụng của dự án đầutư : - Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: dự án đầutư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án. - Đối với chủ đầu tư: + Dự án đầutư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư. + Dự án đầutư là cơ sở để xin giấy phép được đầutư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấ p giấy phép hoạt động. + Dự án đầutư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, gọi vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. + Dự án đầutư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. + Dự án đầutư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn. + Dự án đầutư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầutư va cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư. + Dự án đầutư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. Như vậy, dự án đầutư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinhtế của doanh nghiệp, của ngành, của địa phương và của cả nước, nhằm biến kế hoạch thành hành động cụ thể và đem lại lợi ích kinhtế - xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư. 3.TRÌNHTỰ VÀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LẬP DỰ ÁN ĐẦ U TƯ : Quá trình soạn thảo các dự án đầutư trải qua 3 cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh cơ bản của dự án. Các cấp độ KTĐT&QTDA 4/33 Chương III: Lập dự án đầutư nghiên cứu đó là : Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầutư - Nghiên cứu tiền khả thi - Nghiên cứu khả thi. 3.1 Nghiên cứu cơ hội đầutư : Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinhtế xã hội của vùng, của đất nước. N/C cơ hội đầutư N/C tiền khả thi N/C khả thi Thẩm định và quyết định Thương lượng và đầu thầu Thiết kế Xây dựng và đào tạo Khởi động III- Vận hành II- Đầutư IV- Đánh giá I- Tiền đầutư Các nghiên cứu hỗ trợ Các giai đoạn của chu trìnhđầutư (Nguồn UNIDO) Cần phân biệt hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư. Cơ hội đầutư chung và cơ hội đầutư cụ thể : KTĐT&QTDA 5/33 Chương III: Lập dự án đầutư + Cơ hội đầutư chung: là cơ hội đầutư được xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầutư chung nhằm phát triển những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinhtế xã hội cần và có thể đầutư trong từng thời kỳ phát triển kinhtế xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc của từng loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ. Các cấp quản lý kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế (nếu được mời), các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc các dự án, chọn ra một số dự án thích hợp với tình hình phát triển và khả năng của nền kinhtế với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinhtế xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và hứa hẹn hiệu quả kinhtếtài chính khả quan. + Cơ hội đầutư cụ thể: là cơ hội đầutư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinhtế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầutư trong từng thời kỳ kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, vùng và đấ t nước. Để phát hiện các cơ hội đầutư cần xuất phát từ những căn cứ sau đây: - Chiến lược phát triển kinhtế xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển. - Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó. - Hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư. - Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế . có thể khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và thế giới. Những lợi thế so sánh với thị trường ngoài nước so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước. - Những kết quả về tài chính, kinhtế xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ h ội đầutư là xác định một các nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầutư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầutư phải cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không. Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầutư là khá sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra và hiệu quả tài chính, kinhtế xã hội của cơ hội đầutư thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án tương tự đang hoạt động ở trong nước hoặc ngoài nước. KTĐT&QTDA 6/33 Chương III: Lập dự án đầutư Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầutư ở mọi cấp độ phải được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầutư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế hoạch. Sau khi nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư, những thông tin cơ bản về từng cơ hội đầutư được hệ thống hóa trong báo cáo thống kê - kỹ thuật về cơ hội đầu tư. Kết cấu của báo cáo này như sau : Báo cáo kinhtế - kỹ thuật về cơ hội đầutư : a/Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư: + Tên dự án + Sự cần thiết đầutư + Mục tiêu, nhiệm vụ đầutư + Vị trí ưu tiên của hoạt động đầutư b/ Vốn đầutư dự tính : Tổng vốn đầutư trong đó : + Vốn đầutư vào tài sản cố định + Vốn đầutư vào tài sản lưu động c/ Các nguồn vốn dự tính : + Vốn tự có + Vốn vay + Vốn khác d/ Ước tính hiệu quả kinhtế : + Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính + Các chỉ tiêu hiệ u quả kinhtế - xã hội 3.2 Nghiên cứu tiền khả thi : Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầutư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn, có quy mô đầutư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầutư còn thấ y phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầutư (đã được xác định ở cấp độ ngành, vùng, hoặc cả nước) hoặc để khẳng định lại cơ hội đầutư đã lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không. Đối với các cơ hội đầutư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi này. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây : - Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án - Nghiên cứu thị trường về sản phẩm dịch vụ có liên quan đến cơ hội đầutư KTĐT&QTDA 7/33 Chương III: Lập dự án đầutư - Nghiên cứu tài chính dự án - Nghiên cứu các lợi ích kinhtế - xã hội của dự án (Những nội dung này cũng được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi sau này nhưng ở mức độ sâu hơn, chi tiết hơn). Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính kinhtế của cơ hội đầutư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư, do đó, độ chính xác chưa cao. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo đầutư xây dựng công trình. Nội dung chủ yếu của báo cáo đầutư xây dựng công trình (Theo Quy chế QLDDT&XD, số 16/NĐ-CP ban hành 07-02-2005 ) 3.3 Nghiên cứu khả thi : Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầutư có khả thi hay không, có vững chắc, có hiệu quả hay không. Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tứ c là có tính đến yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án hiệu quả. Nội dung nghiên cứu của giai đoạn khả thi gồm những vấn đề sau: - Xem xét các khía cạnh kinhtế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc phát triển vfa phát huy tác dụng của dự án đầu tư. - Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc thị trường sử dụng dịch vụ của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. - Phân tích khía cạnh kinhtế - xã hội của dự án. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu khả thi là d ự án đầutư xây dựng công trình Nội dung chủ yếu của dự án đầutư xây dựng công trình (Theo Quy chế QLDDT&XD, số 16/NĐ-CP ban hành 07-02-2005 ) Các nghiên cứu hỗ trợ: Nội dung nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau thường khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án, về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển kinhtế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới. KTĐT&QTDA 8/33 Chương III: Lập dự án đầutư + Đối với các dự án có quy mô sản xuất lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, sản phẩm so dự án cung cấp sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để từ đó khẳng định lại quy mô của dự án và thời gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu hoặc phải thực hiện các biện pháp tiếp thị ra sao để tiêu thụ hết sản phẩm của dự án có lãi. + Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu đối với khối lượng lớn mà việc cung cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu hoặc đòi hỏi phải có nhiều thời gian (trồng tre, nứa, gỗ để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy) và bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên (phải có đủ số diện tích đất đai thích hợp cho việc trồng tre, nứa, gỗ trong thí dụ trên). + Nghiên cứu hổ trợ để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị được tiến hành với các dự án đầutư có chi phí đầutư cho công nghệ và thiết bị là lớn mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp với giá khác nhau, các thông số kỹ thuật (công suất tuổi thọ ), thông số kinhtế (chi phí sản suất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau. + Nghiên cứu quy mô kinhtế của dự án cũng là một nội dung trong nghiên cứu hỗ trợ có nghĩa là nghiên cứu các khía cạnh của dư án v ề các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật, từ đó lựa chọn các quy mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả kinhtềtài chính cao nhất cho chủ đầutư và cho đất nước. + Nghiên cứu hỗ trợ vị trí trí thực hiện dự án đặt biệt quan trọng đối với các dự án có chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra (kể cả hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển) lớn. Nhiệm vụ của nghiên cứu hỗ trợ ở đây là nhằm xác định được vị trí thích hợp nhất về mặt địa lý vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động vừa đảm bảo chi phí vận chuyển là thấp nhất. Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghien cứu khả thi,và cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc thời điểm phát hiện các khía cạnh cần phải tổ chức sâu hơn. Tóm lại, cả ba giai đoạn nghiên cứu trên phải được tiến hành đối với các dự án đầutư có quy mô vốn lớn nhằm đảm bảo từng bước phân tích sâu hơn, đầy đủ và chi tiết hơn, phát hiện và khắc phục dần những sai sót ở giai đoạn nghiên cứu trước. Đi ều này sẽ đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu khả thi đạt được mức độ chíng xát cao. Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầutư nhằm loại bỏ ngay những dự án rõ ràng không khả thi mặt dù không cần đi sâu vào chi tiết. Tính không khả thi này được chứng minh bằng các số liệu thống kê, các tàiliệu thông tin kinhtế dễ tìm. Điều đó giúp cho tiết kiệm được thì giờ, chi phí của các nghiên cứu kế tiếp. KTĐT&QTDA 9/33 Chương III: Lập dự án đầutư Việc nghiên cứu tính khả thi nhằm loại bỏ các dư án bấp bênh (về thị trường, về kỹ thuật) những dư án mà kinh phí đầutư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược kinhtế -xã hội hoặc chiến lược phát triển sản suất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầutư có thể hoặc loại bỏ dự án để khỏi tốn thời gian và phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn. Còn nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinhtế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầutư chính thức. Đối với các dư án đầutư có quy mô nhỏ, quá trình nghiên cứu có thể gom lại làm một bước. 4. LẬP DỰ ÁN ĐẦUTƯ THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦUTƯ 4.1 Nghiên cứu tiền khả thi: 4.1.1 Các dự án đầutư có xây dựng : Nội dung bao gồm : 1- Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc : 2- Các că n cứ,cơ sở xác định sự cần thiết nghiên cứu : -Các căn cứ: tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, các chính sách kinh tế-xã hội và các chủ trương của các cấp chính quyền và điều kiện kinhtế xã hội . - Phân tích đánh giá, dự báo về thị trường, khả năng thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng thêm sản phẩm và dịch vụ. 3- Dự kiến hình thức đầu tư, quy mô và phương án sản xuất (và dịch vụ) - Mục tiêu của dự án: - Sơ bộ phân tích các phương án sản phẩm và dịch vụ. - Đề xuất các phương án về hình thức đầutư và lựa chọn (cải tạo, mở rộng, đầutư mới .) - Tính toán đề xuất quy mô (sản xuất và dịch vụ) tăng thêm hoặc xây dựng mới. 4- Xác định nhu cầu các yếu t ố đầu vào, khả năng, giải pháp đảm bảo : - Xác định nhu cầu sử dụng, nguyên liệu, năng lượng, nước, khí . - Phân tích khả năng về nguồn, điều kiện, đảm bảo nhu cầu trên. - Đề xuất định hướng về các giải pháp đảm bảo các yếu tố đầu vào. 5- Khu vực địa điểm : Phân tích, đề nghị khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến địa điểm cụ thể. Cần có từ hai phương án trở lên để so sánh lựa chọn. Mỗi phương án cần phân tích trên các mặt sau: - Các yêu cầu về mặt bằng cần thoả mãn dự kiến nhu cầu sử dụng đất. KTĐT&QTDA 10/33 [...]... Thủ tư ng Chính phủ KTĐT&QTDA 20 /33 Chương III: Lập dự án đầutư Phụ lục số 2 Chủ đầutư Số: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦUTƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHKính gửi: - Căn cứ Nghị định số ngày của Chính phủ về quản lý dự án đầutư xây dựng công trình; - Các căn cứ pháp lý khác có liên quan; Chủ đầu tư trình. .. dự án đầutư mua sắm hàng hóa thiết bị (không có xây dựng): 1- Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc 2- Phân tích nhu cầu 3- Mục tiêu – hình thức – quy mô dự án 4- Lựa chọn kỹ thuật, công nghệ 5- Phân tích tài chính, lợi ích và các giải pháp tài chính 4.2 Nghiên cứu khả thi 4.2.1 Các dự án đầutư có xây dựng: Nội dung nghiên cứu khả thi bao gồm: KTĐT&QTDA 11 /33 Chương III: Lập dự án đầutư 1- Chủ đầutư liên... thuật, kinh nghiệm, tình hình tài chính của từng thành viên trong liên danh 3 Doanh thu hàng năm trong 3 năm gần đây của từng thành viên liên danh KTĐT&QTDA 31 /33 Chương III: Lập dự án đầutư Bảng 2 Năng lực huy động để thực hiện gói thầu Nội dung câu hỏi I Về kinh nghiệm Công trình, gói thầu đã và đang thực hiện tư ng tự về: - Quy mô, giá trị ,tính chất - Điều kiện thi công (về địa lý, tự nhiên, kinh tế. .. biến nông, lâm KTĐT&QTDA 19 /33 Chương III: Lập dự án đầutư sản 6 Các dự án đầutư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, Trên 200 tỷ đồng phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác III Nhóm B 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai Từ 30 đến 600 tỷ đồng thác dầu khí,... tạo - bảo hiểm 10- Phân tích tài chính – kinhtế : a) Phân tích tài chính: Xác định tổng vốn đầutư cần thiết cho dự án Tổng vốn đầutư được xác định bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư, chuẩn bị sản xuất-sản xuất thử-vốn lưu động để đảm bảo huy động dự án vào hoạt động đạt công suất theo mục tiêu dự án đề ra Thành phần vốn: Vốn cố định (đầu tư cơ bản) nhằm tạo ra năng... hành đầutư (tính đồng bộ, tính tiên tiến, tuổi thọ của dự án ) - Đối với thiết bị đầutư mới - Phân tích lựa chọn công nghệ thiết bị (như mục A.6) 5- Phương án tài chính, kinhtế 6- Các kiến nghị kết luận 4 .3 Các phụ lục 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản l ý d ự án đầu t ư x â y dự n g c ô n g t r ì n h : Phụ lục số 1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦ U TƯ XÂY DỰ NG CÔNG TRÌNH Loại dự án đầutư xây dựng công trình. .. dự án, quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình ) Các công việc tư vấn tư ng tự đã thực hiện trong 5 năm gần đây KTĐT&QTDA 32 /33 Chương III: Lập dự án đầutư Các công việc tư vấn đang thực hiện Nhân lực của nhà thầu tư vấn xây dựng (số lượng, chức danh, trình độ đào tạo) Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất Trường hợp nhà thầu là một liên danh thì phải có thêm các thông... án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau: 1 Tên dự án: 2 Chủ đầu tư: 3 Tổ chức tư vấn lập dự án: 4 Chủ nhiệm lập dự án: 5 Mục tiêu đầu tư xây dựng: 6 Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: 7 Địa điểm xây dựng: 8 Diện tích sử dụng đất: 9 Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): 10 Loại, cấp công trình: 11 Thiết bị công nghệ (nếu có): 12 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): 13. .. tờ trình số ngày và báo cáo kết quả thẩm định của , Q U YẾT ĐỊ NH: Điều 1 Phê duyệt dự án đầutư xây dựng công trình với các nội dung chủ yếu sau: 1 Tên dự án: 2 Chủ đầu tư: 3 Tổ chức tư vấn lập dự án: 4 Chủ nhiệm lập dự án: 5 Mục tiêu đầutư xây dựng: 6 Nội dung và quy mô đầutư xây dựng: 7 Địa điểm xây dựng: 8 Diện tích sử dụng đất: 9 Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): 10 Loại, cấp công trình: ... 20 đến 400 tỷ 2 - Các dự án đầutư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông đồng (khác ở điểm II -3) , cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông, 3 Các dự án đầutư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô Từ 15 đến 30 0 tỷ đồng thị mới, công nghiệp . tiêu đầu tư: + Tên dự án + Sự cần thiết đầu tư + Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư + Vị trí ưu tiên của hoạt động đầu tư b/ Vốn đầu tư dự tính : Tổng vốn đầu tư. bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư, do