Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của dây thường xuân (hedera nepalensis var sinensis (tobler) rehder) thu thập ở việt nam

49 55 0
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của dây thường xuân (hedera nepalensis var  sinensis (tobler) rehder) thu thập ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗ LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR SINENSIS (TOBLER) REHDER) THU THẬP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội- 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗˗ LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR SINENSIS (TOBLER) REHDER) THU THẬP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2016 Y Người hướng dẫn: PGS TS Đinh Đoàn Long PGS TS Phạm Thanh Huyền Hà Nội- 2021 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên với tất lòng kính trọng biết ơn sâu sắc em xin gửi tới: PGS.TS Đinh Đoàn Long, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội và PGS.TS Phạm Thanh Huyền, trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu – Viện Dược liệu, thầy cô trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này Thầy cô không chỉ trang bị cho em kiến thức, mà còn truyền cho em niềm đam mê, lòng nhiệt huyết, kiên trì và sẵn sàng giúp đỡ mỗi em gặp khó khăn Em xin chân thành cảm ơn cô TS Phạm Thị Hồng Nhung và các thầy cô Bộ môn Y Dược học sở là người dành nhiều thời gian tâm huyết tận tình chỉ bảo, quan tâm giúp đỡ em Các thầy cịn gương về tác phong làm việc lối sống đạo đức cho em noi theo Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS Phạm Thị Ngọc, ThS Lại Việt Hưng, ThS Nguyễn Quỳnh Nga cán bộ khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu giúp đỡ, hướng dẫn cũng tạo điều kiện về kỹ thuật để em hoàn thành được nghiên cứu thực nghiệm tại Khoa Em xin cảm ơn TS Nguyễn Tuấn Hiệp khoa Công nghệ chiết xuất - Viện Dược liệu tạo điều kiện cũng giúp em nhanh chóng hoàn thiện và thu thập số liệu đầy đủ cho khóa luận này Cho em gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu tồn thể thầy giáo Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội dạy dỗ tạo điều kiện thuận lợi cho em suốt năm năm em học tập tại trường Chúng em trân trọng cảm ơn tài trợ kinh phí của Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam cho đề tài mã số NVQG-2018/02 PGS.TS Đinh Đoàn Long chủ trì để thực hiện nghiên cứu Trong trình làm thực nghiệm hồn thành khóa luận tại Viện Dược liệu, em học hỏi cố gắng để hồn thành khóa luận này Nhưng kiến thức cịn hạn hẹp nhiều thiếu sót nên khóa luận của em khơng tránh khỏi sai sót cần bổ sung hồn chỉnh Em kính mong nhận được góp ý của thầy, anh, chị để khóa luận của em được hồn thiện Ći cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn và yêu thương đến gia đình và bạn bè ở bên cổ vũ, động viên tạo điều kiện giúp đỡ em thời gian học tập thực hiện đề tài khóa luận Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Lương Đình Đức DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký tự việt tắt Tên đầy đủ ADN Acid deoxyribonucleic DPP-4 Dipeptidyl peptidase-4 EMA Cơ quan quản lý Dược châu Âu (European Medicines Agency) GC-MS Sắc kí khí ghép khối phổ (Gas Chromatography Mass Spectometry) H helix Thường xuân (Hedera helix L) H nepalensis var sinensis Dây thường xuân (Hedera nepalensis var sinensis (Tobler) Rehder) HPLC Sắc ký lỏng hiệu cao (High-performance liquid chromatography) ICH Hội nghị quốc tế về hài hịa hóa thủ tục đăng ký Dược phẩm sử dụng cho người (International Conference on Harmonization) NNA Napthyl acetic acid DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Danh sách mẫu Dây thường xuân 13 Bảng 2.1 Chương trình dung môi rửa giải 16 Bảng 3.1 Kết khảo sát tính tương thích của hệ thống 26 Bảng 3.2 Kết khảo sát khoảng tuyến tính 27 Bảng 3.3 Kết khảo sát độ lặp 28 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Vị trí phân bố chi Hedera giới Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của hederagenin 3-O-α-L arabinopyranoside pulsatilla saponin A Hình 1.3 Phân bố địa lý của Dây thường xuân 12 Hình 3.1 Một đoạn Dây thường xuân 20 Hình 3.2 Cành mạng hoa và Dây thường xuân 20 Hình 3.3 Cụm hoa Dây thường xuân 21 Hình 3.4 Hoa Dây thường xuân 21 Hình 3.5 Lát cắt ngang/ dọc và hạt Dây thường xuân 21 Hình 3.6 Lát cắt ngang lá Dây thường xuân 22 Hình 3.7 Lát cắt ngang thân Dây thường xuân 23 Hình 3.8 Lát cắt ngang thân rễ Dây thường xuân 24 Hình 3.9 Sắc ký đồ của mẫu trắng (1), chuẩn Hederacoside C (2), chuẩn alpha hederin (3), mẫu chuẩn hỗn hợp A_C (4) mẫu dịch chiết Lá Dây thường xuân (5) 25 Hình 3.10 Đồ thị mối tương quan nồng độ và diện tích peak của hederacoside C Alpha hederin 26 Hình 3.11 Thẩm định tính tương thích của hệ thống với hỗn hợp dung dịch chuẩn hederacosdie C alpha hederin có nồng đợ 50 µg/ml 27 Hình 3.12 Khảo sát đợ lặp của phương pháp 28 Hình 3.13 Hàm lượng Hederacoside C của mẫu phân tích 29 Hình 3.14 Hàm lượng Alpha-hederin của mẫu phân tích 30 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tổng quan về chi Hedera L 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu 1.1.2 Đặc điểm chung hình thái chi Hedera L 1.1.3 Thành phần loài phân bố 1.2.Tổng quan về Dây thường xuân H nepanlensis var sinensis 1.2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới 1.2.2 Các nghiên cứu thành phần hóa học 1.2.3 Tác dụng dược lý 1.2.4 Một số tác dụng dược lý chứng minh 1.2.5 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10 CHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1 Đối tượng nghiên cứu 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu 14 2.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 14 2.2.2 Phương pháp thu thập mẫu vật 15 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh 15 2.2.4 Phương pháp nghiên cứu giải phẫu 15 2.2.5 Phương pháp định lượng hoạt chất Hederacoside C AlphaHederin dược liệu Dây thường xuân 16 2.2.6 Phân tích kết 17 2.3 Vật liệu, thiết bị nghiên cứu 17 2.3.1 Hóa chất sử dụng 17 2.3.2 Thiết bị sử dụng 18 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật học 19 3.1.1 Thu thập mẫu và thẩm định tên khoa học 19 3.1.2 Đặc điểm hình thái loài Dây thường xuân 20 3.1.3 Đặc điểm vi phẫu loài Dây thường xuân 21 3.2 Thành phần hóa học Dây thường xuân thu hái tại Việt Nam 25 3.2.1 Tối ưu điều kiện sắc ký 25 3.2.2 Định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha-hederin 29 CHƯƠNG BÀN LUẬN 32 4.1 Phân tích hình thái 32 4.2 Đánh giá định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha hederin 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 Kết luận 36 Kiến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thực vật phong phú và đa dạng, đó đặc biệt phải kể đến nhóm Tài nguyên thuốc Theo kết điều tra của Viện Dược liệu năm 2016, Việt Nam có 5117 lồi thực vật nấm lớn có cơng dụng làm th́c; 100 lồi tảo biển 408 loài đợng vật 75 loại khống vật có cơng dụng làm th́c ở Việt Nam [13] Tuy nhiên, phần lớn thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và đầy đủ để dễ dàng tiêu chuẩn hóa dược liệu, tăng chất lượng và tăng giá trị sử dụng Vì vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái phục vụ phân loại dược liệu nhằm bảo tồn, chọn, tạo nhân giống để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền công nghiệp chế biến dược liệu bền vững Chi Hedera (L.) hệ thống phân loại thực vật thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), có khoảng 15 lồi [5] Mợt sớ loài được biết có giá trị làm th́c Hai loài đến được sử dụng rộng rãi nghiên cứu nhiều về dược học Thường xuân - H helix Dây thường xuân - H nepalensis var sinensis đều có phạm vi phân bố tương đối hẹp giới Trong đó thì H helix dược liệu được sử dụng lâu đời ở châu Âu, được phát triển thành nhiều dược phẩm Prospan, đem tới doanh số lên đến 37,8 triệu tính riêng ở Mỹ năm 2019 Tuy nhiên, Thường xuân - H helix thì lại hoàn toàn thuốc địa ở Việt Nam Trong đó, ở Việt Nam ghi nhận lồi H nepalensis var sinensis phân bớ phong phú ở một số tỉnh miền núi cao phía Bắc với trữ lượng ước tính ban đầu khoảng hàng chục lại chưa được nghiên cứu khai thác phát triển Các nghiên cứu về H nepalensis var sinensis cũng hạn chế giới so với H helix mặc dù ở Việt Nam được sử dụng y học cổ truyền từ lâu Trong “Danh lục loài thực vật Việt Nam”, Dây thường xuân được ghi nhận có mợt sớ tác dụng giải độc, trị phong huyết, đau lưng, chữa sưng hạch, mắt mờ [2] Trên giới, nghiên cứu dược lý liên quan đến H nepalensis var sinensis được tập trung khoảng 10 năm trở lại cho thấy nhiều tác dụng dược lý tương đồng với H helix Theo đó, các dịch chiết sản phẩm H nepalensis var sinensis được tìm thấy có khả bảo vệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống chọn và hệ thống phân tích sử dụng phù hợp cho quá trình phân tích, đảm bảo ổn định của phương pháp Bảng 3.1 Kết khảo sát tính tương thích hệ thống Chất Hederacoside C RT Area Height 15,46 197682 15,43 Chất RT Area Height 26042 26,70 382916 38449 194543 26343 26,67 379514 36922 15,42 195843 26352 26,65 380846 36994 15,43 196053 26545 26,66 382305 37183 15,43 196537 26559 26,66 383510 37310 15,43 197138 26730 26,66 384431 37372 TB 15,43 RSD 0,09 196299,33 26428,50 0,56 0,90 Alpha hederin TB 26,67 RSD 0,07 382253,67 37371,67 0,47 1,49 Hình 3.10 Thẩm định tính tương thích hệ thống với hỗn hợp dung dịch chuẩn hederacosdie C alpha hederin có nồng đợ 50 µg/ml 26 3.2.1.2 Khoảng tún tính và đường chuẩn của phương pháp phân tích HPLC Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn chứa Hederacoside C Alpha hederin điều kiện mô tả ở Kết khảo sát khoảng tuyến tính của chất chuẩn hederacoside C và alpha hederin được trình bày ở bảng 3.2 Với hệ số tương quan R2 lần lượt là 0,9993 0,9994 (Hình 3.11), có thể kết luận khoảng nồng độ Hederacoside C và Alpha hederin từ nồng đợ 50 – 1000 µg/ml có tương quan tuyến tính nồng độ và diện tích đỉnh tương ứng Hình 3.11 Đồ thị mới tương quan nồng đợ và diện tích đỉnh hederacoside C alpha hederin Bảng 3.2: Kết khảo sát khoảng tuyến tính Mẫu Nồng đợ µg/ml Diện tích peak Hederacoside C Alpha hederin 25 99487 191851 50 195843 380846 100 286849 570365 200 562849 1121960 500 1373993 2749619 1000 2605857 5190277 27 3.2.1.4 Độ lặp của phương pháp phân tích HPLC Hình 3.12 Khảo sát đợ lặp phương pháp Bảng 3.3 Kết khảo sát độ lặp Hederacoside C MẪU KL Area Hàm lượng (%) Alpha hederin Area Hàm lượng (%) 0,5016 408430 1,61 430287 0,78 0,504 430958 1,7 436029 0,79 0,5051 430340 1,69 432604 0,78 0,5042 419300 1,65 439531 0,79 0,5057 411219 1,61 456842 0,83 0,5025 422247 1,67 426848 0,77 Xtb 420415,67 1,66 437023,50 0,79 SD 9407,09 0,04 10663,05 0,02 RSD 2,24 2,35 2,44 2,66 28 Độ lặp lại của phương pháp được xác định cách phân tích lặp lại lần mẫu thử dược liệu lá thường xuân với quy trình phân tích xây dựng Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%) của hàm lượng hederacosdie C và alpha hederin lần lượt là 2,35% và 2,66% (bảng 3.3, hình 3.12) Kết này cho phép áp dụng điều kiện sắc ký lựa chọn để định lượng đồng thời hederacoside C và alpha hederin mẫu lá dây thường xuân với độ chính xác cao RSD < 2,7 % theo AOAC 3.2.2 Định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha-hederin Các chất chiết xuất từ H nepalensis var sinensis và H helix được phân tích một hệ thống và điều kiện HPLC Dựa sắc ký đồ, diện tích pic của Hederacoside C Alpha-hederin cũng các phương trình hồi quy tuyến tính xây dựng, số lượng của hai hợp chất 21 mẫu dịch chiết lá tươi từ H nepalensis var sinensis và H helix được tính tốn thể hiện (hình 3.13; 3.14) Hàm lượng của Hederacoside C Alpha-hederin được tìm thấy khác mẫu được phân tích mức Hederacoside C dồi dào Alpha-hederin Hình 3.13 Hàm lượng Hederacoside C mẫu phân tích 29 Bằng phương pháp HPLC chúng tơi xác định được thành phần hóa học Hederacoside C của 21 mẫu thu thập Hàm lượng Hederacoside C trung bình 19 mẫu của loài H nepalensis var sinensis là 1,51 ± 1,17 Ngoài ra, Hederacoside C có hàm lượng thấp là mẫu được kí hiệu N18 với 0,124% được thu thập Đèo Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai; Hederacoside C có hàm lượng cao là mẫu được kí hiệu N2 với 4,129% được thu thập tại TT Phó Bảng, Đồng Văn, Hà Giang Nhận thấy, hàm lượng Hederacoside C trung bình 1,74 ± 1,13 tại Hà Giang cao lần hàm lượng Hederacoside C trung bình 0,28 ± 0,18 tại Lào Cai Trong đó, hàm lượng Hederacoside C trung bình của mẫu H helix là 7,55 ± 2,61 Nhìn chung hàm lượng Hederacoside C H helix cao 5,1 lần so với các mẫu H nepalensis var sinensis Các kết cho thấy hàm lượng hoạt chất Dây thường xuân thu ở các địa điểm khác có dao động khá lớn, yếu tố thời gian thu hái cũng làm thay đổi giá trị hàm lượng các mẫu Dây thường xuân Hàm lượng Hederacoside C thu từ các vùng địa lý khác thay đổi khoảng 0,124% - 4,129% tính theo khối lượng khô tuyệt đối (hình 3.13) Hình 3.14 Hàm lượng Alpha-hederin mẫu phân tích 30 Sử dụng phương pháp HPLC chúng xác định được thành phần hóa học của Alpha-hederin của 21 mẫu Trong đó, Alpha-hederin có hàm lượng thấp là mẫu được kí hiệu N12 với 0% được thu thập Hồ Thầu, Hồng Su Phì, Hà Giang có thể mẫu có hàm lượng Alpha-hederin mẫu có hàm lượng quá thấp nên với kỹ thuật HPLC không phân tích được hàm lượng có mẫu N12 Ngoài ra, Alpha-hederin có hàm lượng cao là mẫu được kí hiệu N14 với 2,191% được thu thập ngoài tự nhiên tại Hồ Thầu, Hồng Su Phì, Hà Giang; Hàm lượng Alpha-hederin trung bình của 19 mẫu từ N1 - N19 thuộc loài H nepalensis var sinensis là 0,53 ± 0,68 Các mẫu thu thập tại Hà Giang hàm lượng Alpha-hederin trung bình 0,55 ± 0,73 cao 1,2 lần so với các mẫu thu thập tại Lào Cai hàm lượng Alpha-hederin trung bình 0,43 ± 0,38 Trong đó, hai mẫu thuộc loài H helix cho thấy hàm lượng Alpha- hederin ở mẫu H20 được nhập trồng tại TT SaPa, Lào Cai cao lần so với hàm lượng Alpha-hederin ở mẫu H21 nhập trồng tại Lâm Đồng, Đà Lạt Các kết cho thấy hàm lượng hoạt chất Dây thường xuân thu ở các địa điểm khác có dao động khá lớn, yếu tố thời gian thu hái có thể làm thay đổi giá trị hàm lượng các mẫu Dây thường xuân Hàm lượng Alpha-hederin thu từ các vùng địa lý khác thay đổi khoảng 0% - 2,191% tính theo khối lượng khô tuyệt đối (hình 3.14) Qua số liệu thống kê hình 3.10 cho thấy hàm lượng Alpha-hederin ở mẫu N14, N15 cao 2,4 lần so với mẫu H20, H21 Chính vì vậy, mẫu N14 và N15 là nguồn gen tiềm để phát triển dược liệu cung cấp hàm lượng Alpha-hederin 31 CHƯƠNG BÀN LUẬN 4.1 Phân tích hình thái Dây thường xuân với tên khoa học Hedera nepalensis K Koch được mô tả và đặt tên theo hệ thống phân loại lần đầu tiên bởi tác giả K Koch vào năm 1853 Năm 1929, tác giả Wien gợp mợt lồi khác Hedera sinensis vào loài H nepalensis, cho loài Hedera nepalensis K Koch một tên đồng danh của Hedera sinensis Tuy nhiên đến năm 2002, Jun Wen nghiên cứu về đặc điểm hình thái di truyền của chi Hedera giới cho lồi Hedera nepalensis có thứ H nepalensis var sinensis H nepalensis var nepalensis Theo hình thái, thứ H nepalensis var nepalensis thứ var sinensis được phân biệt dựa hai đặc điểm bao gồm số lượng thùy (5 var nepalensis var sinensis) số lượng thùy bên (nhiều var nepalensis hầu không có var sinensis) Tuy nhiên, một số mẫu của H nepalensis var sinensis cho thấy thay đổi về số lượng thùy (từ đến 5) Sự trùng lặp xảy H nepalensis var nepalensis var sinensis vì các đặc điểm được sử dụng để phân biệt chúng không quán [11] Trong nghiên cứu này chỉ được các đặc điểm hình thái chung với loài chi gồm: dạng dây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh; khơng có gai; Lá mọc so le; lá đơn không có lá kèm Qua đó, chúng nhận thấy loài Dây thường xuân tương đồng với các loài khác chi về đặc điểm hình thái chung Tuy nhiên Dây thường xuân cũng có một số đặc điểm hình thái riêng biệt đặc trưng như: phiến lá dài, nhẵn, không chia thùy, gốc hẹp; cuống mảnh, qủa mọng, hình cầu, dài 5-7 mm, màu vàng lục hoặc vàng cam, chín có màu đỏ hoặc màu đen ở phần cuống, có thịt nạc, rộng 5-10mm Qua nghiên cứu giải phẫu mẫu Dây thường xuân cho thấy về đặc điểm giải phẫu lá, thân, rễ của mẫu giống Do chúng tơi có mơ tả mợt sớ đặc điểm giải phẫu của loài Dây thường xuân (Hedera nepalensis var sinensis) ở Việt Nam sau: Biểu bì và cấu tạo bởi mợt hàng tế bào hình trứng xếp liên tục, đều đặn Thành hóa cutin Mô dày cấu tạo từ - lớp tế bào hình trịn, thành dày, xếp sát lớp biểu bì Mơ mềm tế bào hình đa giác hay tròn, thành mỏng, có kích thước không đều Tiếp theo mô mềm là đám mô cứng tạo thành cung rải rác bao quanh bó libe-gỡ 32 Ở gân bó libe - gỡ, libe tạo thành vịng bao quanh gỡ, bó gỡ xếp hình cung lỡ (ớng) tiết được cấu tạo bởi một hàng tế bào trụ đơn bao quanh lỡ, ở tâm có mơ mềm ruột 4.2 Đánh giá định lượng hoạt chất Hederacoside C và Alpha-hederin Thành phần có hàm lượng lớn H nepalensis var sinensis saponin chủ yếu có chứa Hederacoside C một số Hederacoside khác Một lượng nhỏ monodesmosides Alpha-hederin Hederagenin-3-O-ß-Dglucoside sinh trình sấy từ bisdesmoside lá tươi phân cắt thủy phân ch̃i đường tại C-28 Saponin Hederasaponin C (hederacoside C) với các hederasaponin khác (B, D, E, F, G, H và I) cũng có mặt Hederacoside C (tiền chất) vào thể chuyển thành Alpha-hederin (hoạt chất) Thơng qua q trình lên men hoặc thủy phân bản, người ta nhận được Alpha-hederin, dẫn xuất monodesmosidic của Hederacoside C Có nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng khẳng định hiệu của cao định chuẩn thường xuân chiết với dung dịch cồn có nồng độ khác nhiều tác dụng giãn trơn, chống co thắt phế quản, giảm tiết nhày, long đờm, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, bảo vệ gan, chớng oxy hóa, hạ đường huyết Hederacoside C Alpha-hederin thành phần hoạt tính sinh học chính được phân lập từ thường xuân, được sử dụng y học dân gian từ kỷ XIX để điều trị rối loạn hô hấp, chống viêm, giảm ho, giảm co thắt trơn, giãn phế quản, điều trị viêm đường hô hấp, bệnh gout, thấp khớp, kháng khuẩn [4] Sau đánh giá các liệu lâm sàng thu được trình nghiên cứu, quan quản lý dược châu Âu (EMA – European Medicines Agency) đưa chuyên luận thường xuân vào Dược điển châu Âu để áp dụng cho tất quốc gia tại châu lục vốn tiếng khắt khe về việc quản lý chất lượng dược phẩm này Điều đó cho thấy tính an tồn giá trị sử dụng của dược liệu Các nhà khoa học giới chứng minh có nhiều tác dụng dược lý điều trị bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, bảo vệ gan … và được phát triển thành thuốc điều trị với một số sản phẩm Prospan, Siro ho thường xuân Ivylix…Trong nghiên cứu cho thấy chi Hedera ở Việt Nam chứa nhiều hợp chất Hederacoside C Alpha-hederin được biết có tác dụng chớng viêm, đặc biệt là đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính [13] 33 Trong 21 mẫu thu thập, 19 mẫu nghiên cứu được phân loại H nepalensis var sinensis và mẫu tḥc lồi H helix Nghiên cứu cho thấy hàm lượng của Hederacoside C Alpha-hederin ở mẫu H nepalensis var sinensis trung bình lần lượt 1,51 ± 1,17 0,53 ± 0,67 Ở mẫu H helix hàm lượng của Hederacoside C Alpha-hederin trung bình 7,55 ± 2,61 0,89 ± 0,77 Hederacoside C H nepalensis var sinensis từ mẫu N1 – N13 ở mức cao Alpha-hederin thu được từ dịch chiết lá tươi Điều thú vị từ mẫu N14 đến N18 hàm lượng Alpha-hederin tương tự hoặc chí cao hàm lượng Hederacoside C Hơn nữa, người ta biết Hederacoside C được chuyển hóa tích cực tạo tác dụng của Alpha-hederin thể [18] Những phát hiện gợi ý có giá trị cho việc sử dụng H nepalensis var sinensis được nuôi cấy từ mẫu N14 đến mẫu N18 phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam Hàm lượng Hederacoside C mẫu thu thập tại Phó Bảng, Đồng Văn, Hà Giang cao 1,4 lần so với mẫu thu thập tại Phố Là, Đồng Văn, Hà Giang Qua đó, cho thấy khác biệt hàm lượng Hederacoside C Dây thường xuân tại các địa điểm thu mẫu Tại Hồng Su Phì, Hà Giang theo kết hàm lượng hoạt chất Hederacoside C thấp hàm lượng hoạt chất của Alpha-hederin ở mức từ 0,10% đến 2,75% cho thấy tại vùng phân bố địa lý có khác biệt rõ rệt hàm lượng hoạt chất so với mẫu thu thập tại Đồng Văn, Hà Giang chỉ chứa lượng ít hàm lượng của Alpha-hederin 0,10% đến 1,2% Tại Lâm Đồng, Đà Lạt tḥc lồi Hedera helix nhận thấy mẫu được nhập trồng tại Lâm Đồng cho kết với Hederacoside C Alpha-hederin lần lượt; 9,399% 0,523% Qua đánh giá sơ bộ nhận thấy Hedera helix ở mẫu H21 là loài có hàm lượng hoạt chất Hederacoside C cao 9,339% mẫu được đánh giá Tiềm nghiên cứu phát triển Dây thường xuân Ngoài hợp chất Hederacoside C và Alpha-hederin được đánh giá nghiên cứu này, nhiều nghiên cứu khác tìm thấy nhiều hợp chất có tiềm phát triển thành thuốc ở Dây thường xuân Một nghiên cứu ở Anh năm 2016 cho thấy dịch chiết và các phân đoạn H nepalensis chứa hợp chất tự nhiên lupeol có hoạt tính điều hịa sinh tổng hợp tiết hormon incretine, qua đó tăng cường tiết insulin phụ tḥc nồng đợ glucozơ, giải thích 34 tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường typ của Dây thường xuân [37] Waleed Javed Hashmi cộng (2018) sử dụng chiết xuất thô của H nepalensis (HNC) chuột cho kết làm giảm đáng kể mức đường huyết theo cách phụ thuộc thời gian dấu hiệu chức gan được phục hồi về mức bình thường tăng cao đáng kể (P

Ngày đăng: 16/09/2021, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan