Tài liệu Chuyên đề luật kinh tế trong thẩm định giá pptx

14 434 0
Tài liệu Chuyên đề luật kinh tế trong thẩm định giá pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề Luật kinh tế Các nội dung cơ bản về luật đất đai năm 2003. Trước khi có Luật đất đai năm 2003, ở Việt Nam đã từng có Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993 vào các năm 1998 và năm 2001. Tuy nhiên, các Luật đất đai đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Vì vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ra nghị quyết về việc xây dựng Luật đất đai sửa đổi để thay thế cho Luật đất đai năm 1993 và các Luật đất đai sửa đổi bổ sung. Chính phủ đã giao nhiệm vụ này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp soạn thảo từ tháng 1/2003. Với 4 lần soạn thảo, dự thảo này được đưa ra lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, nhiều ý kiến chưa đồng ý với các quan điểm của ban soạn thảo. Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI đã đề nghị ban soạn thảo chỉnh lý lại và hoàn thành dự thảo lần thứ 6 và lấy ý kiến nhân dân cả nước từ ngày 1/8 đến 20/9/2003. Đây là đợt nghiên cứu và sinh hoạt chính trị pháp lý của nhân dân cả nước nhằm đóng góp ý kiến cho một dự luật vô cùng quan trọng liên quan đến mọi tầng lớp trong xã hội, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI, Luật đất đai mới được thông qua và sẽ có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/7/2004, sẽ thay thế cho Luật đất đai năm 1993 và các Luật đất đai sửa đổi bổ sung. I. Quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Luật đất đai năm 2003 là: 1. Đây là Luật đất đai mới nhằm thể chế các quan điểm cơ bản được đề cập trong Nghị quyết trung ương Đảng về đổi mới chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Luật đất đai mới vẫn dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai. 3. Trên cơ sở kế thừa các Luật đất đai trước đây, xây dựng luật đất đai mới với tinh thần đơn giản hoá hệ thống pháp luật đất đai, pháp điển hoá với tinh thần cao nhất. Các văn bản pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phù hợp với thực tế sẽ được chọn lọc đưa vào luật, luật hoá một số Nghị định của Chính phủ để giảm thiểu các văn bản thi hành của Chính phủ và các bộ ngành vốn dĩ làm cho hệ thống pháp luật đất đai của chúng ta trở nên phức tạp. II. Quan điểm về sở hữu đất đai. Trước đây việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là chưa rõ ràng, chung chung và rất trìu tượng. Xét về phương diện pháp lý thì nhà nước không phải là chủ sở hữu, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước chỉ là người thực hiện quyền thống nhất quản lý trong phạm vi cả nước. Nếu trong Luật đất đai năm 2003 chúng ta không nhận thức lại vấn đề sở hữu, thì chắc rằng, trong văn bản luật đó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ của sự bảo thủ, duy ý chí và chưa hướng tới quy luật chung của sự phát triển. Vì vậy, trong Luật đất đai 2003 thể hiện các quan điểm quan trọng sau: 1. Nhà nước thực hiện 2 vai trò, một là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thứ hai là người thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. ( ở bất cứ giai đoạn nào thì nhà nước cũng vẫn là người thống nhất quản lý đất đai, song trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thì nhà nước lần đầu tiên được khắc hoạ rõ trong Luật đất đai năm 2003 ). Xuất phát từ vấn đề đó nhà nước có quyền của người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Khoản 2 Điều 5 xác định quyền định đoạt của nhà nước như sau: + Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. + Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất. + Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. + Định giá đất. 2. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính về đất đai như: + Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. + Thu các loại thuế, phí và lệ phí + Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do sự đầu tư từ phía người sử dụng đất. 3. Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: + Hình thức giao đất. + Hình thức cho thuê đất. + Công nhận quyền sử dụng đất. + Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 4. Nhà nước phân công phân cấp trong việc thực hiện vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai ( Điều 7 ). + Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao trong quản lý và sử dụng đất. + Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc quản lý sử dụng đất ở các địa phương. + Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai củâ các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. + Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai ở địa phương mình. + Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Như vậy, Luật đất đai năm 2003 thể hiện các vấn đề rất rõ ràng không còn tình trạng chung chung và trừu tượng như trước đây. III. Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản hoàn thành đối với đất nông nghiệp, đạt tỷ lệ cao đối với đất lâm nghiệp song còn quá chậm đối với đất khu dân cư, đặc biệt là đất đô thị. Luật đất đai năm 2003 ra đời sẽ góp phần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước. 1. Các quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo một mẫu thống nhất và do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Điều đó có nghĩa là, từ trước tới nay các mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều do cơ quan quản lý đất đai trung ương phát hành, có một thời là Tổng cục quản lý ruộng đất, Tổng cục địa chính. Các giấy chứng nhận do các cơ quan phát hành nêu trên cấp theo các Luật đất đai đều có giá trị pháp lý như nhau, tránh tình trạng phân biệt như tại Thông tư liên tịch 02 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính vào năm 1997 gây khó dễ cho các đương sự khi giải quyết tranh chấp đất đai. + Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai thì trong trường hợp có nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất thì nhà ở, công trình kiến trúc đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định về đăng ký bất động sản. + Giấy chứng nhận được cấp theo thửa, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì trên giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ họ tên vợ chồng. Nếu quyền sử dụng đất là tài chung của hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ. Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện mua nhà theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật đất đai thì ghi tên vợ hoặc chồng là cá nhân trong nước. + Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng. + Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức tôn giáo thì giấy chứng nhận cấp cho tổ chức tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của tổ chức tôn giáo. + Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1993 hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP thì không phải đổi giấy theo mẫu quy định của Luật đất đai năm 2003. Khi họ thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất được cấp giấy theo quy định của Luật đất đai năm 2003. 2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Đây là điều luật cực kỳ quan trọng và có nhiều điểm mới mà người sử dụng đất sẽ đặc biệt quan tâm. Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp và có một trong những giấy tờ được coi là hợp lệ đựơc quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền Thứ hai, để giải quyết một thực tế rất lớn trong giao dịch dân sự về đất đai trong thời gian qua của người sử dụng đất, khoản 2 Điều 50 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà giấy tờ hợp lệ họ đang sở hữu lại mang tên người khác, các bên giao dịch chỉ có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất và cho đến trước ngày 1/7/2004 mà chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì nay được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền. Như vậy, vấn đề đặt ra là, không chỉ người trực tiếp có giấy tờ hợp lệ được cấp giấy chứng nhận mà ngay cả trong trường hợp giấy tờ hợp lệ đó mang tên người khác cũng được cấp giấy và không phải nộp tiền. Thứ ba, để thực hiện chính sách đất đai với đồng bào ở những nơi có điều kiện tự nhiên xã hội khó khăn, khoản 3 Điều 50 quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thu tiền đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp. Thứ tư, điều mà nhiều người sử dụng đất đặc biệt quan tâm là những trường hợp sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và được chính quyền địa phương xác nhận về thời điểm sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không phải nộp tiền sử dụng đất. Thứ năm, đối với hộ gia đình, cá nhân không có các giấy tờ hợp lệ nhưng đã sử dụng ổn định từ 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 nay được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nộp tiền theo quy định của Chính phủ. Thứ sáu, đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất thì họ được cấp giấy chứng nhận khi có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận và được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng chung của cộng đồng và không có tranh chấp. 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức. Điều luật này hướng tới mục tiêu trong quản lý đối với đất giao hoặc cho thuê đối với tổ chức trong nước. Khoản 1 xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức nếu đất đó sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, không chấp nhận một thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp bao chiếm nhiều đất song sử dụng lãng phí và không hiệu quả. Tới đây sẽ có chỉ đạo của chính phủ trong việc tổng rà soát toàn bộ quỹ đất của tổ chức trong nước để thực hiện mục tiêu nói trên. Đối với đất sử dụng không đúng mục đích, lãng phí sẽ kiên quyết thu hồi giao cho địa phương quản lý sử dụng. Riêng đối với đất ở đã được tạo dựng trong quỹ đất của tổ chức, thì tổ chức phải bố trí lại diện tích đất ở trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. Theo chúng tôi đây là một quy định tuy hướng tới việc bàn giao quỹ đất cho địa phương quản lý theo nguyên tắc lãnh thổ song cũng là điều dễ gây tiêu cực đối với tổ chức, ví dụ tổ chức kinh tế biết rõ việc kinh doanh không hiệu quả nhưng không có phương án khắc phục và họ biết chắc hậu quả là sẽ bàn giao cho địa phương quản lý cho nên tự ý chia đất cho cán bộ, nhân viên biến từ đất kinh doanh phi nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp vào mục đích đất ở một cách bất hợp pháp. Vì vậy theo chúng tôi cần nghiêm cấm các tổ chức kinh tế tạo lập các khu dân cư trong quỹ đất nhà nước giao hoặc cho thuê. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Đối với tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi tổ chức của họ được nhà nước cho phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có đơn đề nghị bằng văn bản để cấp giấy và có xác nhận của chính quyền sở tại về nhu cầu sử dụng đất của tổ chức tôn giáo . IV. Các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1. Về các hình thức giao đất và cho thuê đất Nhìn chung, xét về mặt hình thức thì giữa Luật đất đai năm 2003 so với Luật đất đai năm 1993 và các Luật đất đai sửa đổi bổ sung về cơ bản không có nhiều sự thay đổi lớn. Các thay đổi chỉ là, họ có quyền lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất. Điều 108 xác định: + Tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng vì mục đích kinh doanh; tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền hoặc thuê đất. + Người Việt nam định cư ở nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được quyền lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền hoặc thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê hàng năm hoặc trả tiền một lần. + Tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình cá nhân và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất vào mục đích kinh doanh đã thuê đất của nhà nước nay có thể chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền nếu có nhu cầu và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Sự thay đổi lớn thứ hai là, không còn hình thức cho thuê trả tiền thuê nhiều năm như trước đây. 2. Chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 36 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất được chia thành 2 loại: chuyển mục đích phải xin phép và chuyển mục đích không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 1 quy định các trường hợp phải xin phép bao gồm: + Chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và đất nuôi trồng thuỷ sản. + Chuyển đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác. + Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. + Chuyển đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. + Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thành đất ở. Đối với việc chuyển mục đích cần phải lưu ý những điểm sau: - Đối với những trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều 36 thì không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc uỷ ban nhân dân cấp xã. - Khi chuyển mục đích thì nghĩa vụ tài chính và thời hạn cũng như các quyền và nghĩa vụ được áp dụng cho loại đất đã được chuyển mục đích sử dụng mới. - Đối với loại đất khi chuyển mục đích mà phải nộp tiền sử dụng đất thì người sử dụng phải nộp tiền theo mục đích sử dụng. V. Vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Từ trước đến nay, vấn đề quy hoạch sử dụng đất được nói đến nhiều tại các diễn đàn, hội nghị song dường như công tác quy hoạch vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của sự phát triển, đó là sự xa rời thực tiễn của nhiều quy hoạch, quy hoạch thường đi sau một bước so với thực trạng nhà ở, đất ở đã và đang sử dụng, khi thực hiện quy hoạch thường gây nhiều tốn kém trong giải phóng mặt bằng và đôi khi không thể thực hiện được đúng quy hoạch, còn bê trễ trong quản lý quy hoạch khiến các quy hoạch không thống nhất có tính cục bộ vùng miền, không thống nhất giữa quy hoạch ngành và lãnh thổ. Nhìn chung các quy định trong Luật đất đai năm 1993 còn chung chung chỉ mang tính nguyên tắc là chủ yếu mà chưa xác định được rõ các nội dung cụ thể như nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền, cơ chế lập, trình duyệt và quyết định quy hoạch, việc công bố quy hoạch và thực thi quy hoạch. Trên thực tế, Chính phủ đã có Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, song với phạm vi điều chỉnh chỉ là lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì văn bản nêu trên vẫn chưa đáp ứng được quá trình xây dựng quy hoạch cho công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 từ Điều 21 đến Điều 30 dành một mục trong chương quản lý nhà nước về đất đai để quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai với những điểm cần lưu ý sau đây: + Các quy định đã chính thức luật hoá và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 tạo khuôn khổ pháp lý để xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất có nề nếp và kỷ cương hơn. + Lần đầu tiên chúng ta quy định tại Điều 21 về nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Đây là quy định mang tính chỉ đạo về mặt đường lối khi xây dựng quy hoạch, vì thiếu nó chúng ta sẽ thiếu các định hướng có tầm vĩ mô khi hoạch định chính sách. Quy hoach sử dụng đất trước hết phải có cái nhìn tổng thể, hướng tới tương lai trong sự phát triển, là sự hài hoá giữa kinh tế và môi trường sống, là sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá đương đại. Cho nên khi lập quy hoạch sử dụng đất, các nhà xây dựng chính sách phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước được đề cập trong các văn kiện của Đảng, được xây dựng có tầm bao quát rộng về mặt không gian và thời gian. + Cơ chế lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, nội dung, thẩm quyền quyết định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được xây dựng một cách đồng bộ từ trung ương đến các địa phương, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động chuyên ngành của cơ quan chuyên môn. + Một vấn đề mà nhiều người quan tâm không chỉ là người dân thuần tuý mà ngay cả nhiều tổ chức quản lý sử dụng đất đai đều mong muốn là quy hoạch khi xây dựng, khi công bố quy hoạch chi tiết phải có tiếng nói của nhân dân đóng góp ý kiến. Thông qua quá trình này, chắc rằng quy hoạch sử dụng đất không chỉ gắn với một không gian rộng lớn của sự phát triển mà có sự hài hoà về truyền thống, nét đẹp về văn hoá được gìn giữ cho muôn đời sau. Với việc góp ý cho việc giữ gìn làng đào truyền thống của người Hà nội hay tôn tạo, bảo vệ các khu phố cổ ở Hà Nội, Huế, Hội An không chỉ giữ gìn các giá trị văn hoá mà còn là điểm hẹn du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và nước ngoài là những ví dụ cụ thể về chiến lược này. + Trong quy định của Luật đất đai năm 2003 đã có cái nhìn dứt khoát đối với những quy hoạch được xây dựng nhưng không mang tính khả thi thì cần xem xét lại để điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch. Bởi vì, những người sử dụng đất nằm trong quy hoạch luôn chịu một sức ép từ quy hoạch được phê duyệt nhưng không biết bao giờ thực hiện. Nhiều người dân phản ánh là đất đai của họ nằm trong quy hoạch và quy hoạch đó được vạch ra từ hàng chục năm qua, bản thân gia đình họ không được nhập hộ khẩu vì đất quy hoạch, không được xây dựng cải tạo cơi nới nhà ở vì không được phép xây dựng trên đất quy hoạch, bán nhà không ai mua vì khu vực quy hoạch. Tình hình đó không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và bao giờ thì quy hoạch được triển khai, người dân chỉ biết chờ đợi trong sự thất vọng. Cho nên” quy hoạch” treo là hiện tượng phổ biến ở nhiều nơi, nếu sau 3 năm kể từ ngày công bố thu hồi đất để thực hiện dự án mà không thực hiện được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đó và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. VI. Về quyền của người sử dụng đất. So với Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai mới thể hiện một số điểm mới như sau: Thứ nhất, lần đầu tiên trong Luật đất đai quyền của mọi người sử dụng đất, dù đó là tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay hộ gia đình, cá nhân trong nước đều được quy định chính thức trong luật, không có tình trạng được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và thể hiện sự phân biệt giữa các chủ thể khác nhau. Thứ hai, người sử dụng đất có quyền lựa chọn giữa hình thức giao đất có thu tiền hoặc được nhà nước cho thuê đất, từ đó cân nhắc về quyền cụ thể của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Thứ ba, quyền của người sử dụng đất được mở rộng hơn nhiều so với quy định trước đây, ví dụ như tổ chức trong nước được nhà nước giao đất có thu tiền có thêm quyền tặng cho quyền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất hoặc tặng nhà tình nghĩa gắn liền với đất cho người có công với nước. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có thêm quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho người thừa kế theo quy định của pháp luật và cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Đây là các quyền lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật đất đai dành cho hộ gia đình, cá nhân trong nước. Thứ tư, các thủ tục hành chính về thực hiện quyền của người sử dụng đất được quy định trong luật thay thế các quy định trước đây tại các Nghị định của Chính phủ với cơ chế đơn giản, dễ thực hiện và có sự cải cách đáng kể về thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. Người sử dụng đất tự xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định trong Bộ luật dân sự mà không nhất thiết phải theo các mẫu hợp đồng được quy định trong những văn bản pháp luật đất đai trước đây. Mặt khác, hồ sơ của người sử dụng đất được quy định khá đơn giản, chỉ còn hai loại giấy tờ là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ hợp lệ được nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và người sử dụng cũng nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ nơi nộp hồ sơ theo cơ chế một cửa. Thứ năm, nếu như trong Luật đất đai năm 1993 và các Luật đất đai sửa đổi bổ sung còn ghi nhận nhiều hình thức cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì nay chỉ còn hình thức cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm. Hình thức cho thuê đất trả tiền một lần chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài khi xây dựng trụ sở làm việc hoặc thực hiện các dự án đầu tư tại việt Nam. Từ đó để xác định quyền cho người sử dụng đất. VII. Các quy định về tài chính đất đai và giá đất Một trong những tiêu chí khi xây dựng Luật đất đai năm 2003 là xuất phát từ việc coi đất đai là nguồn nội lực, nguồn tài chính tiềm năng lớn của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Nhà nước cần phải xác định rõ ràng các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất để điều tiết nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác tạo sự công bằng trong việc bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vì lợi ích của nhà nước và xã hội. 1. Các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai. [...]... một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, giá đất phải phù hợp với thị trường và đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường mà không thoát ly với các định hướng của Nhà nước và thực tế cuộc sống VIII Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai So với các quy định trước đây, cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai có những điểm mới quan trọng cần phải lưu ý Thứ nhất, theo quy định tại... tế đó, Luật đất đai năm 2003 quy định từng vấn đề cụ thể sau đây: 2 Căn cứ xác định giá đất Theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật đất đai năm 2003 thì giá đất do UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương công bố hàng năm vào ngày 1/1 căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp và khung giá các loại đất đất mà Chính phủ quy định làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và... Như vậy, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định rõ ràng, dù đó là cơ chế tư pháp hay cơ chế hành chính Luật đất đai năm 2003 và Nghị định thi hành đã có bước phát triển mới khi xác định thẩm quyền tư pháp và thẩm quyền hành chính trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, góp phần giải quyết dứt điểm những tranh chấp khiếu kiện đang xẩy ra khá phức tạp trong thời gian... hiện sự công bằng trong việc thụ hưởng lợi ích từ mọi đối tượng sử dụng đất 1 Các quy định về giá đất Từ sau khi có Luật đất đai năm 1993, Chính phủ đã quy định khung giá các loại đất để thực hiện các khoản thu cho ngân sách Nhà nước và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất Mặc dù Chính phủ đã điều chỉnh bằng nhiều văn bản khác nhau song giá đất Nhà nước quy định vẫn thấp... có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật đất đai năm 1993 Tuy nhiên, với thực tế những loại giấy tờ mà các bên tranh chấp được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003, toà án nhân dân không gặp quá nhiều những khó khăn trong việc xác định quyền sử dụng của các bên đương sự Bởi vì, các giấy tờ đó do các cơ quan nhà nước cấp trong từng thời kỳ thực hiện các chính... sử dụng đất thì đều do toà án nhân dân thụ lý giải quyết theo thủ tục chung Căn cứ vào các văn bản pháp luật về dân sự và pháp luật đất đai, toà án giải quyết theo từng đường lối cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên Thứ ba, theo quy định tại Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì trong trường hợp các bên tranh chấp không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm... cấp tỉnh trên cơ sở các quy định của Chính phủ và căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để xác định giá đất phù hợp với thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường Điều đó có nghĩa là, giá đất mà uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố về cơ bản sẽ sát với giá đất thị trường, để tránh tình trạng có sự chênh lệnh quá lớn giữa gía đất Nhà nước và giá đất thị trường Chúng tôi... cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa họ với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, các bên có quyền làm đơn xin giải quyết tranh chấp đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quyết định của Bộ trưởng là quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật Như... với giá đất ngoài thị trường Điều đó dẫn đến một hậu quả là, khi Nhà nước giao đất với giá đất thấp thì người được giao đất hưởng lợi cho nên có thể bao chiếm nhiều đất đai mà khai thác không hiệu quả để lãng phí đất đai, trong khi đó người bị thu hồi đất không chịu nhận bồi thường với giá đất thấp hơn nhiều so với thị trường gây khiếu kiện rất nghiêm trọng ở nhiều nơi trong cả nước Từ thực tế đó, Luật. .. ban nhân dân cấp xã là một cơ chế bắt buộc trước khi các bên tranh chấp trong trường hợp hoà giải không thành được quyền yêu cầu cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo luật định Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân đã có sự mở rộng đáng kể so với Luật đất đai năm 1993 Cụ thể, toà án nhân dân giải quyết các trường hợp . Chuyên đề Luật kinh tế Các nội dung cơ bản về luật đất đai năm 2003. Trước khi có Luật đất đai năm 2003, ở Việt Nam đã từng có Luật đất đai năm 1987, Luật. nước. Từ thực tế đó, Luật đất đai năm 2003 quy định từng vấn đề cụ thể sau đây: 2. Căn cứ xác định giá đất. Theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật đất đai

Ngày đăng: 24/12/2013, 02:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan