1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Nhìn thị trường chứng khoán qua lăng kính MB pptx

5 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 258,93 KB

Nội dung

Chứng khoán: Nhìn thị trường qua lăng kính MB Vượt qua năm cũ với hàng loạt các sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đang mang lại nhiều cảm xúc cho giới đầu tư vời nhiều đợt sụt giảm đáng sợ của chỉ số Vn-index, Hastc-index để rồi kéo theo đó lại là những đợt tăng giá khá “nóng” giúp các chỉ số này phần nào phục hồi điểm số và nhen nhóm trên thị trường niềm hy vọng về một sự khởi đầu mới. Thị trường thời gian tới sẽ đem lại những cơ hội gì ? * Điểm lại tình hình khoảng một năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam qua hàng loạt các biến động khó ngờ đã thể hiện một diện mạo hoàn toàn khác so với thời kỳ trước đó. Xu hướng chủ đạo của thị trường là sự giảm sút ngày một mạnh đối với tất cả các hình thức giao dịch chứng khoán thông qua Sở Giao dịch Tp.Hồ Chí Minh (Hose), Trung tâm Giao dịch Hà Nội (Hastc) và thị trường OTC. Trong xu hướng đi xuống của thị trường này, có thể nhận diện một số đặc điểm đáng chú ý như: - Biến động của Vn-index mang tính đại diện cho toàn bộ thị trường và các đáy của chỉ số trong mỗi thời kỳ đã bị phá vỡ liên tục, đáy sau sâu hơn đáy trước. Cùng với đó, giá trị giao dịch toàn thị trường cũng giảm dần dù rằng số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết vẫn tăng lên đáng kể - Các cơ quan quản lý nhà nước đã can thiệp rất nhiều và mạnh vào thị trường và các lần can thiệp này đều gây tranh cãi gay gắt về sự cần thiết cũng như tính hiệu quả của biện pháp can thiệp. Điển hình nhất của động thái can thiệp là việc Uỷ ban Chứng khoán liên tiếp ra quyết định về thay đổi biên độ giao dịch (4 lần trong năm 2008) và hô hào của SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước) về việc mua vào cổ phiếu nhằm “cứu giá” chứng khoán. Can thiệp của UBCK đối với biên độ giao dịch trong năm 2008 Thời điểm Biên độ giao dịch của HoSE 27. 3. 2008 Giảm từ ± 5% xuống còn ± 1% 7. 4. 2008 Tăng từ ± 1% lên ±2% 16. 6. 2008 Tăng từ ± 2% lên ±3% 18. 8. 2008 Tăng từ ± 3% lên ± 5% Nguồn: Tổng hợp của tác giả. - Bất kể thị trường tăng hay giảm, biên độ giao dịch điều chỉnh như thế nào, một tồn tại từ nhiều năm nay của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không thay đổi: đó là các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. 2008 vẫn là năm “được mùa” của các quyết định xử phạt và thống kê sơ bộ cho thấy đến tháng 12.2008, khoảng 130 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được Uỷ ban Chứng khoán công bố. Diễn biến 4 tháng đầu năm 2009 cũng chưa cho thấy tiến bộ nào đáng kể trong lĩnh vực này, đấy là còn chưa nói tới sự thiếu rõ ràng trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết với những khác biệt khá lớn giữa báo cáo đã kiểm toán và thông tin doanh nghiệp công bố trước đó. * Trong bối cảnh chung của thị trường như vậy, đâu sẽ là điểm nhấn của năm 2009 ? Cảm nhận của tất cả các chủ thể thị trường đều cho rằng ngoài sự giảm sút đến thảm hại với hậu quả là đánh mất tới 60% giá trị vốn hoá thì thị trường chứng khoán năm 2008 còn thể hiện tâm lý đầu tư nặng nề với các động thái giao dịch nằm trong vòng “kìm kẹp” từ nhiều phía. Biên độ giao dịch bị thu hẹp, tính thanh khoản trong nhiều thời điểm gần như mất hẳn và thị trường OTC - phương thức giao dịch của một khối lượng rất lớn các loại cổ phiếu doanh nghiệp chính là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với hầu hết các mặt hàng bị “đóng băng”, hoàn toàn mất đi tính thanh khoản. Mặc dù diễn biến thị trường hiện tại đã sôi động hơn rất nhiều với Vn-index tăng lên tới mức đỉnh tạm thời là 347,07 điểm vào ngày 14.4.2009 nhưng trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nước chưa thực sự sáng sủa thì triển vọng của năm 2009 vẫn đang được các chủ thế của thị trường quan tâm với những suy đoán khác nhau. Ngoài những toan tính thường trực về việc liệu giá chứng khoán năm 2009 sẽ tăng hay giảm, một câu hỏi khác đồng thời cũng được không ít người đặt ra: tính thanh khoản của cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu OTC liệu có được cải thiện ? Đến thời điểm này, hoàn toàn có thể khẳng định rằng thanh khoản chính là điểm nhấn đáng quan tâm nhất của thị trường giai đoạn hiện nay và một hiện tượng của thị trường OTC thời gian vừa qua có thể trở thành lăng kính để các thành viên thị trường soi xét triển vọng giao dịch tương lai. Hiện tượng đó chính là giao dịch hết sức sôi động của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (cổ phiếu MB) bất chấp mọi diễn biến tăng giảm thất thường của thị trường chính thức. Chúng ta thấy gì từ “hiện tượng” MB ? Các đặc điểm nổi bật của trường hợp này có thể kể tới: - Tính thanh khoản của cổ phiếu MB được coi là cao nhất trong các loại cổ phiếu OTC và giao dịch mua bán luôn sôi động ngay cả trong những thời khắc ảm đạm nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam. - Thanh khoản rất tốt của cổ phiếu MB có được một phần là do đây là loại “hàng nóng” có thể dễ dàng chuyển nhượng bất kỳ lúc nào với thủ tục hết sức đơn giản, gọn nhẹ. Có thể mua MB vào buổi tối và bán lại ngay lúc nửa đêm cùng ngày hôm đó. Phổ biến nhất là giao dịch giữa các môi giới với nhau: mua vào buổi sáng và bán vào buổi chiều hoặc chốt giá cổ phiếu vào tối và bán lại vào sáng ngày hôm sau. Cách làm này khiến cho thời hạn thanh toán của cổ phiếu MB là T+0, đặc tính mà không một sàn giao dịch chính thức nào của Việt Nam có được. Biến động giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu MB Nguồn: Sanotc.com * Hiện tượng MB cho thấy điều gì ? Thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn qua lăng kính MB cho phép rút ra một vài nhận định đáng lưu ý: - Trước hết, cổ phiếu MB đại diện cho sự nổi trội của nhóm cổ phiếu ngân hàng ngay trong những thời điểm khó khăn nhất của thị trường. Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt của nền kinh tế và sẽ là nhóm có “sức bật” cao ngay khi các khó khăn của thời kỳ khủng hoảng được khắc phục. - Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả được nhận diện thông qua hiện tượng MB chính là kỳ vọng của giới đầu tư vào sự nâng cấp công nghệ và cải tiến thủ tục của thị trường chứng khoán trong năm 2009. Sự sôi động trong giao dịch cổ phiếu MB ngay trong những thời điểm khó khăn nhất có được là do không bị hạn chế biên độ và đặc điểm thanh toán T+0 - tức là “tiền tươi, thóc thật” được đáp ứng ngay khi thực hiện xong giao dịch. Từ đó MB nhanh chóng trở thành bằng chứng cho thấy viễn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam (Hose, Hastc) có thể phát triển tốt đến mức nào nếu như thời hạn thanh toán được rút ngắn còn T+0 (thay vì phải chờ đợi đến 4 ngày như hiện nay). Như vậy, hoàn toàn có thể kết luận rằng diễn biến giao dịch cổ phiếu MB trong suốt nhiều năm qua đến nay đã trở thành tấm gương soi phản ánh một cách chân thực mong muốn của nhà đầu tư về những cải tiến nên có về biên độ giao dịch và thời hạn thanh toán của thị trường chính thức trong năm mới 2009. Hiện thực hoá được điều này tất yếu sẽ tạo ra một lực đẩy quan trọng góp phần cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển đi lên. . tượng MB cho thấy điều gì ? Thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn qua lăng kính MB cho phép rút ra một vài nhận định đáng lưu ý: - Trước hết, cổ phiếu MB đại. Chứng khoán: Nhìn thị trường qua lăng kính MB Vượt qua năm cũ với hàng loạt các sự kiện có ảnh hưởng

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w