Thamkhảovềcácứngviêntuyểndụng Tìm hiểu thông tin thamkhảovềcácứngviên thông qua các quan hệ của họ trong những công việc trước đây là việc làm quan trọng trong quá trình tuyển dụng, giúp doanh nghiệp chọn “đúng người đúng việc”. Thế nhưng không ít doanh nghiệp cho rằng việc này chỉ mất thời gian mà không có tác dụng gì. Theo các chuyên gia vềtuyển dụng, trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phạm phải một số sai lầm sau đây. 1. Cho rằng những thông tin xấu đồng nghĩa với rắc rối. Nếu doanh nghiệp phát hiện ra rằng ứngviên là một người “hay có ý kiến” thì đó có thể là một điều tốt nếu doanh nghiệp muốn thay đổi không khí trầm lắng hiện tại và khuyến khích sự sáng tạo trong tổ chức. Các chuyên gia cho rằng những “tín hiệu xấu” có thể chỉ là kết quả của những xung đột cá nhân chứ chưa đủ căn cứ để kết luận rằng ứngviên có thành tích làm việc không tốt. Vì vậy, khi nhận được những thông tin xấu vềứng viên, doanh nghiệp cần phải xác minh lại những thông tin đó. 2. Vừa phỏng vấn vừa lấy thông tin tham khảo. Nếu phỏng vấn một ứngviên và cảm thấy thích người đó, bạn sẽ không thể hiện được tính khách quan khi nói chuyện với người ở chỗ làm cũ của ứngviên để tìm hiểu (thường đặt những câu hỏi sao cho có thêm nhiều thông tin tốt vềứng viên). 3. Đặt những câu hỏi quá trực tiếp. Những câu hỏi như “Anh (hoặc chị) có thể nêu giùm những điểm yếu của người nhân viên cũ ấy?” sẽ làm cho người được hỏi cảm thấy lúng túng và có thể từ chối trả lời. Thay vào đó, hãy hỏi “Anh (hoặc chị) nghĩ rằng tôi cần phải đào tạo thêm cho nhân viên ấy những gì?”. Nên đặt những câu hỏi mở hơn là những câu hỏi đóng để người được hỏi cảm thấy thoải mái. 4. Tìm hiểu thông tin thamkhảo quá trễ. Lấy thông tin thamkhảo thường là một trong những bước sau cùng trong quá trình tuyển dụng, nhưng không nên làm việc này quá muộn. Tốt nhất là lấy thông tin thamkhảo ngay khi doanh nghiệp đã rút ngắn danh sách ứngviên cho đợt phỏng vấn lần thứ hai. 5. Sử dụng những mối quan hệ thamkhảo do chính ứngviên cung cấp. Doanh nghiệp cần phải xác định những mối quan hệ thamkhảo mà mình muốn để tìm hiểu thông tin vềứng viên. Nói chung, cần phải có những thông tin đa chiều để đảm bảo tính khách quan. Chẳng hạn nên tìm hiểu thông tin từ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới của ứng viên. Nếu ứngviên dự tuyển vào vị trí bán hàng thì có thể lấy thông tin từ khách hàng. 6. Cho rằng những thông tin tốt sẽ đảm bảo chất lượng của ứng viên. Đôi khi người được hỏi sẽ chẳng nói điều gì xấu vềứng viên. Người ta ngại nói xấu về người khác có thể vì sợ mất quan hệ hoặc thậm chí sợ bị kiện tụng. Nhưng khi ứngviên bị nói xấu thì cũng có thể vì doanh nghiệp đang thuê anh ta không muốn bị mất anh ta cho các đối thủ cạnh tranh. Nguyên tắc ở đây là doanh nghiệp cần phải xác minh mọi thông tin mà mình có được vềứng viên. 7. Không tận dụng công nghệ. Mạng Internet đôi khi cung cấp nhiều thông tin vềcác cá nhân mà các doanh nghiệp không thể tìm kiếm từ những nguồn khác. Những trang web tạo dựng quan hệ xã hội và kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp liên lạc với những mối quan hệ cá nhân hay nghề nghiệp của ứng viên. . Tham khảo về các ứng viên tuyển dụng Tìm hiểu thông tin tham khảo về các ứng viên thông qua các quan hệ của họ trong những. tin xấu về ứng viên, doanh nghiệp cần phải xác minh lại những thông tin đó. 2. Vừa phỏng vấn vừa lấy thông tin tham khảo. Nếu phỏng vấn một ứng viên và