1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ. BÁO CÁO Tổng hợp thông tin hoạt động triển vọng xuất sắt thép Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid 19

30 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương 2020, trong 3 tháng đầu năm 2020, thời kỳ bùng phát và chịu tác động mạnh mẽ nhất của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng của Việt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

BÁO CÁO

Tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu sắt thép của

Việt Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19

Hà Nội, 05/2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG BÁO CÁO 3

1 Thực trạng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trước và trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 3

1.1 Kim ngạch xuất khẩu 3

1.2 Sản lượng và giá xuất khẩu 6

1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 10

1.4 Rào cản thương mại 13

2 Đánh giá tiềm năng thị trường xuất khẩu đối với sắt thép của Việt Nam 17

2.1 Tiềm năng từ thị trường truyền thống 17

2.2 Tiềm năng từ thị trường mới 19

3 Dự báo 21

4 Một số kiến nghị 22

KẾT LUẬN 27

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đại dịch cúm Covid-19 bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2019 đang lây lan và ảnh hưởng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu (Worldometers, 2020) Bên cạnh những tác động về kinh tế, chính trị và xã hội, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế thương mại và hạn chế xuất nhập cảnh đang gây ra sự đình trệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương (2020), trong 3 tháng đầu năm 2020, thời

kỳ bùng phát và chịu tác động mạnh mẽ nhất của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng suy giảm mạnh, trong đó bao gồm cả mặt hàng sắt thép Theo dự báo, ngành sắt thép Việt Nam vẫn

sẽ tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid-19

Báo cáo này tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19 cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép một số thông tin cần thiết từ thị trường quốc tế, từ đó, doanh nghiệp

có thể xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp nhằm ứng phó với giai đoạn khó khăn và tận dụng các cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu sau thời kỳ dịch bệnh

Nội dung của báo cáo gồm 4 phần:

1 Thực trạng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trước và trong thời kỳ

Covid-19

2 Đánh giá tiềm năng một số thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam

3 Dự báo thị trường xuất khẩu sắt thép thế giới và Việt Nam sau dịch bệnh Covid-19

4 Một số kiến nghị

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO

1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẮT THÉP CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19

1.1 Kim ngạch xuất khẩu

* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19

Trong những năm qua, Việt Nam luôn đứng ở vị trí khá khiêm tốn, thứ 30 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu sắt thép (ITC, 2020) Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mặc dù giá trị xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015 – 2019, trung bình mỗi năm tăng 37,13%, song kim ngạch xuất khẩu không có sự ổn định Giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2019 (đạt 4,2

tỷ USD) tăng 148,52% so với năm 2015, song lại giảm 7,69% so với năm 2018 Nguyên nhân sụt giảm của năm 2019 có thể lý giải bởi sự giảm mạnh về giá xuất khẩu, và do việc EU sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại để giảm bớt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sắt thép quá mức từ Việt Nam

Về cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng sắt thép có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng (mã HS 721049) chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể chiếm 22,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2019 (ITC, 2020)

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng

55,172

44,444

-7,692 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60

Trang 5

* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19

Bốn tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 1,43

tỷ USD, giảm 4,6 % so với cùng kì năm 2019 (Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3) Giá trị xuất

khẩu sắt thép quý I/2020 của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2019 sang các thị trường

có xu hướng khác nhau Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có xu hướng giảm, như Campuchia (thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam) giảm 24,93%, thị trường Mỹ giảm 62%, Hàn Quốc giảm 8,68%,… Trong khi đó, giá trị xuất khẩu sang một số thị trường lại tăng mạnh, đặc biệt là Trung Quốc tăng 1629%, Malaysia tăng 12% (Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, 2020) Nguyên nhân chính là

do tăng mạnh nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng các bệnh viện dã chiến tại Trung Quốc mà điển hình là hai bệnh viện lớn Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn

359 266

384 454

Trang 6

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam trong 4

tháng đầu năm 2019 và năm 2020

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)

Từ biểu đồ 3 có thể thấy, giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam ở 4 tháng đầu năm 2020 biến động theo xu hướng giảm, trung bình mỗi tháng giảm 3,8% Tuy nhiên, nếu như trong tháng 1/2020, giá trị xuất khẩu giảm 22,13% so với tháng cùng

kỳ năm 2019, thì trong hai tháng 02/2020 và 03/2020 giá trị xuất khẩu lại có sự đảo chiều theo hướng tăng so với cùng kỳ năm 2019, tăng lần lượt là 32,87% và 24,04% Vào thời điểm tháng 4/2020, khi dịch Covid dần được kiểm soát tại một số nước thì diễn biến trên thị trường sắt thép lại cho thấy sự bất ổn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng này giảm sút so với thời điểm 2 tháng trước đó

Tháng 01/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép giảm mạnh, chỉ đạt 266 triệu USD,

giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 26% so với tháng 12/2019, chủ yếu

do tháng này có kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán Đây cũng là thời điểm dịch Covid – 19 bắt đầu xuất hiện và lây lan tại Trung Quốc, điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 6,1% (Trung tâm WTO, 2020)

Tháng 02/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép tăng mạnh, đạt 384 triệu USD, tăng

32,9% so với cùng kỳ năm 2019 (tháng 02/2019 có kì nghỉ lễ Tết Nguyên Đán của Việt Nam nên giá trị xuất khẩu trong tháng chỉ ở mức thấp), và tăng 44,3% so với tháng 01/2020 Điều này có thể lý giải bởi nhu cầu về sắt thép rất lớn từ Trung Quốc (tăng 26 lần so với cùng kỳ năm 2019) nhằm xây dựng hai bệnh viện dã chiến lớn Bên cạnh đó, ở thời điểm này dịch chưa bùng phát mạnh tại Châu Âu, vì vậy, giá trị xuất khẩu vào các khu vực châu Âu chưa bị ảnh hưởng quá lớn

Tháng 03/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép đạt 454 triệu USD, tăng 24,04% so

với cùng kỳ năm 2019 và tăng 18,23% so với tháng 02/2020 Giá trị xuất khẩu giai đoạn này tăng là do sự gia tăng mạnh trong sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu Mặc dù đây là giai đoạn cao điểm của dịch tại khu vực Đông Nam Á – thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép vào một số

Trang 7

Tháng 04/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 324

triệu USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 28,63% so với tháng 03/2020 Điều này có thể lý giải bởi sự sụt giảm mạnh về sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu Đây là khoảng thời gian dịch không còn bùng nổ tại một số nước, tuy nhiên, tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp, điển hình như Mỹ và một số quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản Đây hầu hết lại là các thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam

Nhìn chung, do tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm Nhưng trong xu hướng chung, vẫn thấy sáng lên những tín hiệu tích cực, giúp cho ngành sắt thép có thể duy trì, nỗ lực vượt qua các khó khăn trong bối cảnh đại dịch và hy vọng vào sự gia tăng trong thời gian tới

1.2 Sản lượng và giá xuất khẩu

1.2.1 Sản lượng xuất khẩu

* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19

Sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng tăng Năm 2019, sản lượng xuất khẩu sắt thép đạt 6,66 triệu tấn, tăng 6,39% so với năm 2018 và tăng 160,15% so với năm 2015

Biểu đồ 4: Sản lượng và giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015-2019)

Trang 8

* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19

Tổng sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020

đạt 2.590 nghìn tấn, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2019 (Biểu đồ 5 và Biểu đồ 6)

Trong tháng 01/2020, sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn

483 nghìn tấn, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên, con số này lại tăng mạnh vào 3 tháng tiếp theo, cụ thể tháng 02/2020 tăng 15% so với tháng 01 và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2019 Tháng 03/2020, sản lượng xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, lên đến 816 nghìn tấn, tăng 18,09% so với tháng 01 và tăng 47,29% so với cùng

kỳ năm 2019 Đến tháng 04/2020, sản lượng xuất khẩu có xu hướng giảm, chỉ còn

600 nghìn tấn, tuy nhiên, vẫn cao hơn tháng đầu của năm 2020, và tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2019

Biểu đồ 5 : Sản lượng và giá xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam từ

tháng 01/2019 đến tháng 04/2020

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Trang 9

Hình 6: Sản lượng và giá xuất khẩu sắt thép trong 4 tháng đầu năm 2019 và

2020 của Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)

1.2.2 Giá cả xuất khẩu

* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19

Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2019, giá sắt thép xuất khẩu bình quân của Việt Nam có xu hướng giảm, năm 2019 mức giá xuất khẩu là 631 USD/tấn, giảm 13,2% so với năm trước và giảm 4,39% so với năm 6 năm trước Đối với mặt hàng sắt thép (mã HS 721049), xu hướng biến động trong giá xuất khẩu của Việt Nam giống với xu hướng biến động của thế giới và top 3 quốc gia xuất khẩu sắt thép (mã

HS 721049) lớn nhất trên thế giới (Biểu đồ 7), gần bằng so với giá chung của thế giới

và Bỉ (nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới) Đặc biệt, năm 2018, mức giá xuất khẩu sắt thép HS721049 của Việt Nam đạt vị trí dẫn đầu và cao hơn mức giá thế giới

Trang 10

Biểu đồ 7: Giá xuất khẩu mặt hàng sắt thép (mã HS 721049) của Việt Nam, thế giới và top 3 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm WTO (2020)

* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19

Trong 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng sắt thép của

Việt Nam tại mức 551 USD/tấn, giảm 14,57% so với cùng kỳ năm 2019 (Biểu đồ 5

và Biểu đồ 6) Do tác động của đại dịch Covid, hoạt động thương mại hàng hóa quốc

tế bị đình trệ, khiến cho lượng sắt thép bị dư tồn tại nhiều quốc gia, tạo ra nguồn cung quá lớn dẫn đến sự giảm mạnh về giá Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, giá xuất khẩu bình quân sắt thép của Việt Nam thấp hơn, tuy nhiên trong 4 tháng năm 2020,

sự chệnh lệch giữa các tháng không quá lớn, đến tháng 04/2020, mức giá xuất khẩu

là 540 USD/tấn, giảm 2,88% so với tháng 03/2020 và giảm 2% so với tháng 01/2020 Theo đúng quy luật cung cầu, lượng cung thị trường tăng đã kéo theo sự sụt giảm giá xuất khẩu bình quân ở hầu hết các thị trường Tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, hiện tượng giảm giá diễn ra phổ biến Ví dụ, giá xuất khẩu sang Campuchia giảm 7,78%, Malaysia giảm 4,11%, Hàn Quốc giảm 12,07%, đặc biệt thị trường Trung Quốc giảm 30,73% Mặc dù vậy, tại thị trường Hoa Kỳ, giá giao dịch

ở mức 962 USD/tấn, tăng 19,06% so với năm 2019 do nhu cầu về sắt thép tại thị trường này tăng

0 100

Trang 11

Hình 8: Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng sắt thép của Việt Nam vào một số thị

trường xuất khẩu chủ yếu trong năm 2019 và 2020

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan (2020)

Như vậy, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng lên, cùng với đó, giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam giảm

vì tăng cung trên thế giới Tuy nhiên, xu hướng tăng trong kim ngạch và sản lượng trong suốt mùa dịch là những tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép, nhưng để có thể giữ mức giá ổn định, ngành sắt thép Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng cũng như những yêu cầu mà các thị trường đưa ra

1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19

Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam, trong đó, Campuchia là đối tác hàng đầu, chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Biểu đồ 10)

Trong giai đoạn 2015-2019, 5 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam là Campuchia, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc Hoa Kỳ trong một

số năm gần đây luôn đứng trong top 3 các thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam Nhưng năm 2019, do tác động của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung, Mỹ đánh thuế cao đối với các sản phẩm thép sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan, Trung Quốc Trong khi

Trang 12

đó, phần lớn sản phẩm sắt thép được tạo ra tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia này Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khẳng định có việc lẩn tránh thuế đối với sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam từ nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc, nên quyết định áp thuế "kép" chống bán phá giá lẫn trợ cấp để ngăn xuất khẩu sang Mỹ Điều này là nguyên nhân dẫn tới sản lượng xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ giảm sút Song, đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở trong nước tối ưu hóa, tăng năng lực sản xuất, hoặc lựa chọn một nguồn cung khác, giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc

Biểu đồ 9: Các thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam trong giai

đoạn 2015 -2019

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)

* Trong thời kỳ đại dịch Covid – 19

Tuy nhiên, vào thời điểm dịch Covid xảy ra, cơ cấu thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam có sự thay đổi lớn, đặc biệt với sự tăng lên về kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ

3 của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020, thêm vào đó, Hoa Kỳ với sự sụt giảm mạnh trong kim ngạch xuất khẩu, trong quý I/2020, chỉ còn chiếm 4% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam Campuchia (giảm 6%), Indonesia (giảm 2%), Malaysia (tăng 3%), Thái Lan (tăng 4%) vẫn là bốn thị trường xuất khẩu chủ yếu

Trang 13

Biểu đồ 10: Cơ cấu thị trường xuất

khẩu sắt thép Việt Nam quý I/2019

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

18%

13%

12% 11%

Trang 14

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tại một số thị trường xuất

khẩu chủ lực trong quý I năm 2020

Thị trường Tháng 1/2020

(USD)

Tháng 2/2020 (USD)

Tháng 3/2020 (USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan (2020)

Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của quý I giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu qua từng tháng của các thị trường nhập khẩu lớn hầu hết đều có xu hướng tăng Điều này cho thấy nhu cầu về sắt thép ở các thị trường này tương đối ổn định trong mùa dịch

1.4 Rào cản thương mại

1.4.1 Thuế quan

Các thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của Việt Nam hầu hết áp dụng mức thuế nhập khẩu trung bình là 0,1% Mức thuế phổ biến được áp dụng với mặt hàng này của Việt Nam là từ 0-5% Các nước Nam Mỹ, Trung Đông – Châu Phi thường áp dụng mức thuế từ 10-50% cho mặt hàng sắt thép trừ các nước đã ký kết các hiệp định thương mại với Việt Nam như Chi-lê Tại các thị trường này các mặt hàng của Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh so với các nước xuất khẩu sắt thép ở khu vực Châu Âu hay Mỹ Lý do thứ nhất là do khoảng cách địa lý, lý do thứ hai là hầu hết các nước trong những khu vực này gần như đều áp dụng mức thuế 0% với mặt hàng sắt thép

Trang 15

Bảng 2: Thuế quan và các biện pháp phi thuế được áp dụng bởi một số quốc

gia đối với mặt hàng sắt thép (HS721049) của Việt Nam

EPA ASEAN – Nhật Bản CC hoặc RVC 40%

EPA Nhật Bản – Việt Nam RVC 40% hoặc

CTH Tiêu chuẩn GPS cho các

nước có thu nhập thấp CTN + ETC

Hàn Quốc 0%

MFN CECA ASEAN – Hàn Quốc

CTH hoặc RVC 40%

FTA Hàn Quốc – Việt Nam CTH hoặc RVC

Úc

5% MFN

5 0%

RVC 40%

Tiêu chuẩn GPS cho các nước có thu nhập thấp

RVC 50% (25% với LCDs)

MFN

3 Tiêu chuẩn GPS cho các

nước có thu nhập thấp ALW

Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (2020)

Đối với thuế nhập khẩu, tại các thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của Việt Nam

là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… mức thuế nhập khẩu trung bình áp đối với sắt thép từ Việt Nam trong khoảng 0 – 5% Đây cũng là một ưu thế của các sản phẩm sắt thép Việt Nam, khi thuế suất áp dụng cho các đối thủ cạnh tranh lớn thường ở mức cao hơn, như Nhật Bản (thường bị áp mức thuế từ 0 – 15,3%), Hàn Quốc 0-13%, Trung Quốc 0-10%, Nga 0-14% Song, so với EU hay Mỹ (có chất lượng sản phẩm tốt hơn, thường được hưởng mức thuế suất nhập khẩu trung bình ở

Ngày đăng: 11/09/2021, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w