Các thứcănkỵnhau - Một số loạithực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên của Đông y: - Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo. - Gan dê không nên ăn với măng tre. Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu. - Măng tre không dùng chung với mạch nha. - Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu). - Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán). - Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn), hay mật ong, kem (vì sẽ làm ứ trệ ở dạ dày) và bí đỏ. Cua cũng không nấu với quả cà dái dê. - Bí đỏ không nấu với tôm. - Lươn kị nấu với táo đỏ. Thịt lươn trắng kị ăn với giấm. - Bắp kị nấu với ốc; còn ốc thì không nấu với mì. (Theo Thanh Niên) Gan lợn không nên nấu cùng giá đỗ. Gan lợn xào giá là món khoái khẩu của không ít người, nhưng thực ra không nên kết hợp chúng với nhau. Nếu xào lẫn hoặc ăn hai thứ cùng lúc, chất đồng trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị ôxy hóa, gây mất chất bổ. Một số cặp thực phẩm tương kỵ khác: Sữa đậu nành và trứng gà Trong sữa đậu nành có chất protidaza, làm ức chế sự chuyển hóa của protein trong trứng gà, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và mất đi một lượng protein mà lẽ ra cơ thể được hấp thụ. Sữa đậu nành và đường đen Trong đường đen có chất acid malic, khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác, dung dịch này dễ gây đầy bụng, khó tiêu, giảm hấp thu các chất. Vậy khi uống sữa đậu nành, nếu muốn uống ngọt, bạn nên dùng đường kính trắng. Hải sản và hoa quả Cácloại hải sản đều giàu protein và canxi. Nếu trước hoặc ngay sau bữa ăn có hải sản, bạn ăn hoa quả chứa nhiều acid tanic như nho, cam, quýt . thì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của hải sản. Ngoài ra, hoa quả ăn cùng hải sản còn có tác dụng kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Sữa bò và nước hoa quả Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng nước hoa quả chua, chất cazeine sẽ kết dính, lắng đọng lại gây khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Thịt dê, thịt chó với nước chè Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu ăn thịt này xong lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic trong chè sẽ kết hợp với protein trong thịt tạo thành tannalbin. Chất này làm giảm nhu động ruột, gây khó tiêu, đầy bụng . Nước trong lòng ruột bị hấp thu nhiều, gây phân khô và táo bón. Vitamin C với các tôm, cua, ốc, hến Cácloại động vật này chứa rất nhiều asen hóa trị 5 (không gây độc cho cơ thể). Nếu ta ăncác động vật dưới nước có vỏ rồi lại dùng vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng ., asen hóa trị 5 sẽ chuyển thành asen hóa trị 3 (tức thạch tín), là chất rất độc có thể gây chết người. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) 1.Mật ong với sữa đậu nành Thứcăn cực độc dễ thành chết oan 2.Ba ba sào với rau sam Trở nên vô bổ còn làm bụng đau 3.Thịt gà kinh giới cùng nhau Sây da, phồng ngứa, dạ hầu không yên 4.Chuối hột ăn với đường phèn Coi chừng chướng bụng ta nên đề phòng 5.Tỏi là vị thuốc rất nóng Xào với trứng vịt coi chừng thiệt to 6.Cam quýt ăn với sữa bò Gây nên lắng đọng cơ hồ khó tiêu 7.Đã ăn chất sữa quá nhiều Lại ăn hoa quả kho tiêu khôn lường 8.Nấu sữa lẫn với nấu đường Thành chất độc tố ta thường cho qua 9.Sữa đậu nành với trứng gà Vừa mất chất bổ vừa là bện thêm 10.Sữa đụa nành với đường đen ăn vào đau bụng, trẻ em chớ dùng 11.Con chai,con hến, con chông Ăn với nho, hồng đau bụng nôn nao 12.Ăn thịt chó, uống nước trà Bị khô tắc ruột dễ mà ung thư 13.khoai lang với quả hồng u Gây nên viêm loét, làm hư dạ dày 14.Chai, sò, ốc, hến béo thây Uống C, hoa quả gây nên chết người 15.Gan lợn xào với giá tươi Thứcăn vô bổ , ai ơi chớ dùng. Những kiêng kỵ khi ăn đồ biển Ths. Hoàng Khánh Toàn Bài viết này nhằm cung cấp những điều kiêng kỵ theo kinh nghiệm dân gian trong việc ăn đồ biển. Chớ ăn tôm cùng thịt dê! Tôm biển là loạithực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt lợn nạc, lượng đạm của tôm biển cao hơn 20%, ít chất béo hơn khoảng 40%, lượng vitamin A cao hơn chừng 40%. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, khử độc. Tuy nhiên, những người bị dị ứng tôm, bị viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ .) thì hạn chế dùng. Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng thì không được uống vitamin C. Cua kỵ . thỏ! Cứ mỗi 100g cua biển thì có tới 15g chất đạm, 2,6g chất béo, 141 mg can-xi (Ca), 191 mg phốt-pho (P), 0,8 mg sắt (Fe), nhiều nguyên tố vi lượng khác và vitamin, đặc biệt là vitamin A. Theo y học cổ truyền, cua có tính lạnh, vị hàn có công dụng thanh nhiệt, tán ứ, thông kinh lạc và giúp nhanh liền xương. Tuy nhiên, những người có tỳ vị hư yếu biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát ., những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua thì không được dùng. Cần chú ý không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Không nên ăn cua không được tươi vì chất đạm trong cua rất dễ phân hủy và biến thành chất độc hại cho cơ thể. Uống thuốc bắc nên cẩn thận khi ăn mực Mực là đồ biển rất dễ ăn và dễ chế biến. Trong 100g mực có chứa 13g chất đạm, 0,7g chất béo, nhiều Ca, P, Fe . và các vitamin B1, B2, PP. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mực vị mặn, tính bình, có công dụng bổ can thận, bổ tâm thông mạch, dưỡng huyết tư âm, dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, thiếu sữa sau sinh . Tuy nhiên, những người tỳ thận dương hư (biểu hiện bằng các triệu chứng như: tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, di tinh, liệt dương .) thì không nên dùng. Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập. Ăn hàu không được dùng Tetracylin Hàu - loại đồ biển rất giàu các acid amin cần thiết, các vitamin và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Cu và Zn. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, hàu vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ ngũ tạng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng thuốc Tetracylin. Ăn hải sâm phải tránh cam thảo Hải sâm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu chất đạm: các a-xít amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Fe và Iốt, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất thấp, rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, bệnh lý mạch vành . Theo dinh dưỡng học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo, thường được dùng cho những người bị suy nhược, lao lực, thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh con, thận dương hư nhược gây nên tình trạng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, di niệu. Tuy nhiên, những người bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh thì không nên dùng. Khi ăn hải sâm không dùng các đơn thuốc có cam thảo. . Các thức ăn kỵ nhau - Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc. không nên ăn với ốc bươu, cam thảo. - Gan dê không nên ăn với măng tre. Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu. - Măng tre