1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vần đề cần chú ý về biên soạn câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học

20 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 176,32 KB

Nội dung

KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Khái niệm • TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. • Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 2. Phân loại Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions) Trắc nghiệm đúng sai (YesNo questions). Trắc nghiệm điền khuyết (Supply iteams) hoặc trả lời ngắn (Short answer). Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items). 3. So sánh giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan. Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1 Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn 2 Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn 3 Đo năng lực nhận thức Như nhau 4 Đo năng lực tư duy Như nhau 5 Đo kỹ năng, kỹ xảo Như nhau 6 Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn 7 Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn 8 Ra đề Dễ hơn Khó hơn 9 Chấm điểm Thiếu chính xác và thiếu khách quan hơn Chính xác và khách quan hơn 10 Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn II. QUY TRÌNH VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Các bước xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan 2. Các bước biên soạn câu hỏi thô III. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu MCQ gồm 2 phần: Phần 1: Câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM) Phần 2: Các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS). 1. Câu dẫn Chức năng chính của câu dẫn Đặt câu hỏi; Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; Đặt ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõhiểu Câu hỏi cần phải trả lời; Yêu cầu cần thực hiện; Vấn đề cần giải quyết. Chú ý: Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm gì. Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. Ví dụ 1: Dãy nào sau đây làm mất màu nước brom? A. C2H4, CH4, C2H6. B. C3H6, C2H6, C2H2. C. C2H4, C4H10, C2H2. D. C3H6, C2H2, C2H4. Phần dẫn này không cung cấp định hướng rõ ràng về những gì tác giả muốn biết, phương án nào cũng đúng. Nên sửa thành: Dãy nào sau đây gồm các chất đều làm mất màu nước brom? => Chọn đáp án D. Ví dụ 2: Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom: A. Dung dịch vẫn có màu nâu. B. Dung dịch chuyển màu vàng. C. Dung dịch mất màu. D. Dung dịch bị vẩn đục. Câu trắc nghiệm này có nhiều lỗi sai Nên sửa thành: Hiện tượng xảy ra khi sục khí SO2 đến dư vào dung dịch brom là A. dung dịch vẫn có màu nâu. B. dung dịch chuyển màu vàng. C. dung dịch mất màu. D. dung dịch bị vẩn đục. Chú ý: Thực tế màu của dung dịch brom tùy thuộc vào nồng độ. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn: Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. SO2. B. H2. C. CO2. D. N2. Nên sửa thành: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. SO2. B. H2. C. CO2. D. N2. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định. Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm hoặc gạch chân; Ví dụ: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử? A. Cho FeO vào dung dịch HNO3. B. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. C. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. D. Cho Zn vào dung dịch H2SO4. Nếu câu dẫn là ở dạng câu hỏi thì đầu câu trả lời phải viết hoa và có dấu hỏi; Ví dụ 1: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3? A. metan B. etilen C. benzen D. propin Sửa thành: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư? A. Metan. B. Etilen. C. Benzen. D. Propin. Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây sai A. chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no. B. chất béo còn gọi là triglixerit hay triaxylglixerol. C. xà phòng hóa chất béo là phản ứng thuận nghịch. D. dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu. Sửa thành: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no. B. Chất béo còn gọi là triglixerit hay triaxylglixerol. C. Xà phòng hóa chất béo là phản ứng thuận nghịch. D. Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu. Nếu câu dẫn không phải câu hỏi thì sau câu dẫn không có dấu và phương án trả lời không viết hoa hoặc dấu : nếu câu trả lời có từ 3 ý trở lên, khi đó câu trả lời phải viết hoa ý đầu. Ví dụ 1: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn: A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron. D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Nên sửa thành: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn A. thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. C. thứ tự các lớp và phân lớp electron. D. sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Ví dụ 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là: A. AlCl3 và Al2O3. B. Al(NO3)3 và Al. C. Al2O3 và Al. D. Al2(SO4)3 và Al2O3. Nên sửa thành: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. X1 và X5 lần lượt là A. AlCl3 và Al2O3. B. Al(NO3)3 và Al. C. Al2O3 và Al. D. Al2(SO4)3 và Al2O3. Ví dụ 3: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tìm Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. anilin, glucozơ, etylamin. B. etylamin, glucozơ, anilin. C. etylamin, anilin, glucozơ. D. glucozơ, etylamin, anilin. Nên sửa thành: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với thuốc thử được khi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tìm Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng X, Y, Z lần lượt là: A. Anilin, glucozơ, etylamin. B. Etylamin, glucozơ, anilin. C. Etylamin, anilin, glucozơ. D. Glucozơ, etylamin, anilin. Không nên dùng cụm từ “Cho các nhận xét”, “Nhận xét nào sau đây đúng?” mà nên dùng “Cho các phát biểu sau”, “Phát biểu nào sau đây đúng?”, “Phát biểu nào sau đây không đúngsai?”, … Về câu đếm, hiện nay thống nhất đánh thứ tự các mệnh đề theo (a), (b), (c) (bảng chữ cái tiếng Việt, không có j, z, w, …) chứ không còn (1), (2), (3) như trước; thống nhất dùng các cụm từ “Cho các phát biểu sau:” hay “Thực hiện Tiến hành các thí nghiệm sau:”; Ví dụ: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (2) Cho FeS vào dung dịch HCl. (3) Cho Al vào dung dịch NaOH. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3. (6) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Nên sửa thành: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl. (c) Cho Al vào dung dịch NaOH. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3. (g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. 2. Các phương án ) Chức năng chính Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài. Sau mỗi phương án phải có dấu chấm. ) Các chú ý khi soạn các phương án Tránh phương án đúng bao gồm các phương án thành phần như A, B, C đều đúng. Có hơn 1 phương án đúng trong 1 câu hỏi. Các phương án là mẹ con của nhau. Ví dụ 1: Trong đơn chất và hợp chất, lưu huỳnh có những số oxi hóa nào sau đây? A. −2, −1, 0, +4, +6. (Mẹ) B. −2, 0, +4, +6. (Con) C. +6, +4, 0, −2. D. −2, −1, +4, +6. (Con) Ví dụ 2: Tính chất nào sau đây không phải của amoniac? A. Hòa tan tốt trong nước. B. Nặng hơn không khí. C. Tác dụng với HNO3 tạo phân đạm. D. Khử được tất cả các oxit kim lọai. Phương án trả lời phải trong phạm vi kiến thức chương trình, phần tinh giảm cũng không được ra trong đáp án. Ví dụ: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường? A. Metylphenyl ete. B. Ancol benzylic. C. Phenol. D. Stiren. Nhận xét: Không được dùng phương án metylphenyl ete vì không có trong chương trình phổ thông, HS có thể chọn hoặc không chọn đều được. Độ dài các đáp án phải cân đối, tránh một đáp án quá dài so với các đáp án còn lại. Ví dụ: Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất hóa học của H2SO4? A. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được Ag. B. Dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước, hấp thụ nước từ các hợp chất gluxit. C. Dung dịch H2SO4 loãng có tính axit, tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2. D. Dung dịch H2SO4 loãng không có tính oxi hóa. Nên sửa thành: Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được Ag. B. Dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước, hấp thụ nước từ các hợp chất gluxit. C. Dung dịch H2SO4 loãng có tính axit, tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2. D. Dung dịch H2SO4 loãng không có tính oxi hóa, không oxi hóa được Cu. Ra đề cần chú ý cận của đáp án đúng và cận của đáp án sai phải hài hòa. Ví dụ: không nên để giá trị đáp án đúng quá nhiều giá trị nhỏ nhất hoặc lớn nhất hoặc khoảng giữa mà phải đều ở các giá trị. Việc xây dựng phương án nhiễu hết sức quan trọng, câu nhiễu phải xuất phát từ các tình huống xử lý sai của học sinh. Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 9,45 gam Al và 27,84 gam Fe3O4 với hiệu suất phản ứng là 80%. Cho thêm V lít dung dịch NaOH 0,5M vào hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng. Lượng dung dịch NaOH dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Giá trị của V là A. 0,84. B. 0,6144. C. 0,875. D. 0,64. Phân tích: Phương án đúng là A. Phương án B: HS không để ý đến Al dư ⇒ nNaOH cần = 0,256 mol, ví dụ: NaOH cần = 0,256.0,5 = 0,512 lít ⇒ Vdd NaOH = 0,512.1,2 = 0,6144 lít. Phương án C: HS không hiểu rõ bản chất của khái niệm “dùng dư 20%”. HS đã nhầm tưởng “dùng dư 20%” tức là “đã hao hụt 20% so với lượng cần thiết” (lượng dư dùng để bù đắp cho phần hao hụt) và áp đặt công thức tính giống như khái niệm trên (lấy kết quả từ đáp án): Vd NaOH lấy = 0,7.10080 = 0,875 lít. Phương án D: Tương tự như phương án C (lấy kết quả từ phương án B): Vd: NaOH lấy = 0,512.10080 = 0,64 lít. Ví dụ 2: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M, H2SO4 0,3M thu được dung dịch X và 5,376 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn X là A. 23,04 gam. B. 31,54 gam. C. 20,77 gam. D. 27,04 gam. Phương án A: Học sinh nhầm chỉ có H2SO4 nên áp dụng CT mmuối = 10+ 0,24.96 = 23,04. Phương án C: Học sinh nhầm do bảo toàn H quên nhân 2 ở số mol khí. Phương án D: Học sinh nhầm chỉ có HCl nên áp dụng CT mmuối = 10+ 0,24.71 =27,04. IV. CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TRONG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung, vấn đề đã học khi được yêu cầu. Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra, … Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,… Ví dụ: Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS có thể chỉ ra công thức nào biểu diễn hợp chất este; Trong một số chất hóa học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận được những chất nào phản ứng được với anilin (C6H5NH2) (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK) Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình, … Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi, … Ví dụ: SGK nêu quy tắc gọi tên amin và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi tên được một vài amin không có trong SGK; SGK có một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự không có trong SGK. Vận dụng Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. HS có khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống cụ thể, tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông thường). Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề, …), sắm vai và đảo vai trò, … Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành, … Ví dụ: SGK nêu “Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ về amin có 4 nguyên tử C, HS có thể viết được cấu tạo của các đồng phân amin có 3 hoặc 5 nguyên tử C. HS có thể sử dụng các tính chất hóa học để phân biệt được ancol, anđehit, axit, ... bằng phản ứng hóa học. HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết phương trình hoá học và tính toán định lượng. Vận dụng ở mức độ cao hơn Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. Chú ý:  Xác định cấp độ tư duy dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: + Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”; + Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”; + Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”. Tuy nhiên: + Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”. + Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”. + Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn. Ví dụ: Phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH → H2O là A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O. C. 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O. D. Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O. Nếu câu hỏi này được tính là mức 1 thì câu hỏi Cho các phản ứng có phương trình hóa học sau: (a) NaOH + HCl → NaCl + H2O. (b) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O. (c) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O. (d) Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O. Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH → H2O là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Được tính là mức 2. Nhận xét: Nếu câu hỏi đang ở mức độ phân vân 2 cấp độ thì tính là cấp độ cao hơn (làm lợi cho học sinh). V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. 1. Đề thi có thể hay hoặc không hay theo ý kiến chủ quan của mỗi người, nhưng nhất thiết phải chính xác. Đề thi “đúng” quan trọng hơn đề thi “hay”. Ví dụ: Sản phẩm phản ứng giữa Cr và F2 là A. CrF2. B. CrF3. C. CrF4. D. CrF6¬. Câu hỏi này sách giáo khoa chỉ đề cập Cr phản ứng với F2 ở nhiệt độ thường, không ghi sản phẩm. Thực tế tùy điều kiện tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, cân nhắc khi biên soạn các câu hỏi theo kiểu này. 2. Câu hỏi phải nằm trong kiến thức phổ thông, tránh phần giảm tải (kể cả giảm tải trong đáp án). Ví dụ: Cho các phát biểu sau: (a). N2 có liên kết ba nên bền với O2 ở mọi nhiệt độ. (b). Độ dài liên kết của NH3 lớn hơn PH3. (c). Tính khử của NH3 mạnh hơn PH3. (d). Độ bền liên kết của PH3 lớn hơn NH3. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Nội dung kiến thức này chỉ dành cho thi học sinh giỏi. 3. Tránh ra các câu hỏi không rõ ràng, không khống chế được các quá trình xảy ra. Ví dụ: Cho 10,000 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu được dung dịch X. Lấy 50,000 gam dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là A. 33,33%. B. 45%. C. 50%. D. 66,67%. Câu hỏi này chỉ giải được khi giả sử Cl2 tan trong nước nhưng không có phản ứng, vì phản ứng sẽ tạo thêm kết tủa. Có thể chuyển đổi thành câu sau: Cho 0,2 mol Cl2 tác dụng với 0,4 mol H2 thu được hỗn hợp X chứa 43,8% HCl về khối lượng. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là A. 45%. B. 90%. C. 40%. D. 80%. 4. Các số liệu trong bài toán định lượng phải đảm bảo tính thực tế, “không âm”. Ví dụ 1: Cho 12 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch X và 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch X là A. 54,6 gam. B. 45,0 gam. C. 69,6 gam. D. 60,0 gam. Phân tích: bài này nếu dùng định luật bảo toàn hay công thức tính nhanh sẽ ra đáp án là A. Thực tế số mol hỗn hợp = 0,6 mol => Mtb = 20 không thể tồn tại với hỗn hợp Mg, Zn, Fe. Ví dụ 2: Cho 6,69 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO tan hết trong nước thu được dung dịch X và 2,24 lít khí (đktc). Dung dịch X phản ứng tối đa với 3,36 lít CO2 (đktc). Nếu cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là A. 5,91 gam. B. 7,88 gam. C. 9,85 gam. D. 3,94 gam. Phân tích: Nếu dùng bảo toàn thì giải bình thường, nếu quy hỗn hợp giải ra số mol âm. Kinh nghiệm: Có thể cho số mol từng chất cụ thể rồi lấy số liệu đó cho vào bài toán, hoặc dùng Mtb để chặn khoảng giá trị phù hợp. 5. Chú ý đến thực tiễn của bài toán. Không ra những hỗn hợp không có trong thực tiễn. Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm valin, axit glutamic, metylamin và etylamin cần dùng 1,17 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 52,88 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,36 lít (đktc). Nếu cho E tác dụng với dung dịch KOH dư, lượng KOH phản ứng là m gam. Giá trị của m là A. 8,40. B. 7,28. C. 6,16. D. 5,04. Phân tích: Bài này amino axit ở thể rắn, amin thể khí nên không tồn tài hỗn hợp đó. Có thể xây dựng lại câu hỏi này như sau: Hỗn hợp X gồm valin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm x mol X và y mol Y cần dùng 1,17 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 52,88 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,36 lít (đktc). Nếu cho x mol X vào dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Giá trị của m là A. 8,40. B. 7,28. C. 6,16. D. 5,04. 6. Không dùng từ “thấy” trong các khái niệm định lượng. Ví dụ: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch nước vôi giảm 8,4 gam so với ban đầu. Giá trị của m là A. 15,0. B. 18,5. C. 45,0. D. 7,5. 7. Khi đề hỏi khối lượng, thể tích, phần trăm, ... thì đáp án có đơn vị đi kèm và không viết tắt gam thành g, lít thành l, …; còn hỏi giá trị của m thì đáp án không có đơn vị. Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm NaCl, NaBr, NaI trong đó Na chiếm 20% về khối lượng. Cho 18,4 gam X phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thì khối lượng kết tủa thu được là A. 22,96 gam. B. 30,08 gam. C. 32,00 gam. D. 35,68 gam. Ví dụ 2: Chia m gam hỗn hợp gồm metyl fomat và phenyl fomat thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3NH3 đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Phần 2 tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol KOH. Giá trị của m là A. 7,24. B. 10,96. C. 14,48. D. 21,92. 8. Các đại lượng phải rõ ràng, tránh nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Hòa tan m gam bột Al trong dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và HCl, thu được 2,24 hỗn hợp khí Y ở đktc gồm H2 và N2O và dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa. Cho từ từ lượng NaOH dư vào dung dịch Z thì thấy có 0,82 mol NaOH phản ứng. Giá trị m của là A. 4,05. B. 5,40. C. 6,75. D. 7,42. Đề này học sinh sẽ không rõ 0,1 mol là của riêng HNO3 hay là hỗn hợp HNO3 và HCl. Nên sửa thành: Hòa tan m gam bột Al trong dung dịch chứa HNO3 (0,1 mol) và HCl, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, N2O và dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa. Cho từ từ NaOH dư vào Z thì lượng NaOH phản ứng là 0,82 mol. Giá trị m của là A. 4,05. B. 5,40. C. 6,75. D. 7,42. 9. Không dùng câu dẫn: cho các dung dịch tác dụng với khí mà phải nói ngược lại vì thực tế dẫn khí vào dung dịch chứ không cho dung dịch vào khí. 10. Khi hỏi về đồng phân phải cẩn thận. Chú ý: đồng phân của X là không tính X. Nếu hỏi số đồng phân cấu tạo thì không xét đồng phân hình học, còn hỏi số đồng phân, hoặc số chất thì phải tính đồng phân hình học. Ví dụ: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H8 là 3, còn số chất mạch hở hay số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H8 là 4. 11. Hiện nay chưa có khái niệm amin thơm trong sách giáo khoa nên khi viết câu hỏi không nên viết số đồng phân thơm mà viết số đồng phân có vòng benzen. Ví dụ: Số đồng phân cấu tạo chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H9N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Ở đây C6H5–CH2–NH2 theo nhiều tài liệu không tính là đồng phân thơm (đồng phân thơm N phải liên kết trực tiếp với cacbon của vòng benzen. 12. Không nên hỏi pH, môi trường của amino axit mà chỉ nên hỏi dung dịch amino axit có đổi màu quỳ tím hay không. Ví dụ: Dung dịch glyxin có môi trường axit, pH < 7 nhưng không đổi màu quỳ tím. 13. Không hỏi fructozơ tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo sobitol vì thực tế tạo ra nhiều đồng phân khác nhau. Nếu hỏi thì nên ghi tạo thành poliancol hoặc chất có CTPT C6H14O6. 14. Phản ứng của Ag với muối FeCl3 không nên ra vì có phản ứng, do: Kết tủa AgCl đã làm giảm nồng độ Ag+ dẫn đến làm giảm thế điện cực của cặp Ag+Ag, vì vậy mà tạo điều kiện cho phản ứng của Ag với muối Fe3+. Nên đồi thành Ag + Fe2(SO4)3 cho an toàn. 15. Không nên hỏi công thức cấu tạo của amino axit là ... vì amino axit có 2 dạng phân tử và muối nội. Chỉ nên dùng từ công thức của amino axit là … 16. Theo thói quen, nhiều người ra đề cho rằng phản ứng sau thực hiện dễ dàng: CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3 Tuy nhiên rất khó thực hiện. Người ta chỉ áp dụng phản ứng vôi tôi xút với RCOONa. 17. Cẩn thận với nhận xét không chắc chắn sau: Phản ứng sau không xảy ra: FeO + HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O Vì rằng: Phản ứng trên có thể xảy ra rồi sau đó mới là phản ứng oxi hóa khử. 18. Đã dùng từ “hình vẽ” thì không dùng từ “sơ đồ”. 19. Hỏi x : y thì phải thêm từ tỉ lệ (tỉ lệ x :y). 20. Không nên dùng cụm từ chất tham gia phản ứng , nên dùng thuật ngữ chất phản ứng, vì chất xúc tác cũng có thể tham gia vào quá trình phản ứng nhưng không được xem là chất phản ứng. 21. Không dùng glucozơ hòa tan Cu(OH)2, thay bằng dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2. 22. Cần lưu ý: MgO cho vào dung dịch NaOH vẫn có phản ứng chậm của MgO với nước. 23. Theo thói quen: Cho hỗn hợp peptit, sau đó tách riêng từng chất rồi tiến hành phản ứng, ... Điều này là vô lí vì rất khó tách riêng từng peptit ra khỏi hỗn hợp. 24. Cẩn thận với câu hỏi: Số đồng phân có phản ứng tráng bạc ứng với công thức phân tử C4H8O2 vì HO–CH2–CO–CH2–CH3 chuyển vị thành OHC–CH(OH)CH2CH3 lại có phản ứng tráng bạc. 25. Phải rất cẩn thận với loại bài tập hợp chất tạp chức vì rằng có rất nhiều trường hợp mà bản thân người ra đề không lường hết được. Vì vậy mà đề thi đại học, chỉ ra những bài toán đốt cháy hoặc thủy phân những hợp chất đơn giản. Ví dụ: (Đề thi thử chuyên Lê Khiết Quãng Ngãi) Cho m gam X (có công thức CxHyO4N) tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m + a) gam muối Y của amino axit no, mạch hở và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn một lượng muối Y bất kì, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng khối lượng Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tổng số nguyên tử trong X là 27. B. X có 2 đồng phân cấu tạo. C. 2 ancol trong Z hơn kém nhau 2 nhóm CH2. D. Muối Y khi tác dụng với lượng dư axit HCl sẽ tạo thành chất có CTPT C4H9O4NCl. Đề này theo quan điểm thì không có đáp án phù hợp. 26. Nếu phản ứng hoàn toàn phải nói rõ trong đề, chữ dư hay không dư cũng rất quan trọng trong bài toán. Ví dụ: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 4,032 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 10,08. B. 15,12. C. 5.04. D. 6,72. Nên sửa thành: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, kết thúc phản ứng thu được 4,032 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 10,08. B. 15,12. C. 5.04. D. 6,72. 27. Kí hiệu chất cần ghi đậm, kí hiệu hỗn hợp thì không cần ghi đậm (năm 2015 theo quy tắc này định dạng như hsgqg, đến năm 2016 bỏ) Ví dụ: Sau phản ứng, thu được hỗn hợp X gồm chất Y và chất Z, ... 28. Lưu ý: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thì khi Cu2+ hết có thể ion H+ bị điện phân ở catot (H+ chuyển từ khu vực cực dương sang). Vì vậy, không nên nói “cho đến khi nước bị điện phân ở catot”. 29. Khi ra đề về điện phân tạo khí thì dẫn: các khí sinh ra không tan trong dung dịch. 30. Chú ý nồng độ các chất trong thực tế, ví dụ dung dịch Ca(OH)2 không thể tồn tại 1M hay dung dịch HCl nồng độ 73%. 31. Khi cho các chất tác dụng với HNO3 phải thận trọng có sự tạo thành muối amoni nên nếu không có muối amoni thì ghi rõ (hoặc có dữ kiện chứng minh được không có muối amoni). Ví dụ: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO, 0,03 mol N2. Giá trị của m là A. 5,4. B. 2,7. C. 8,1. D. 10,8. Bài toán này chưa nói có tạo muối amoni hay không, Nên sửa thành: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO, 0,03 mol N2 (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là A. 5,4. B. 2,7. C. 8,1. D. 10,8. 32. Không nên dùng phản ứng tráng gương mà thay bằng phản ứng tráng bạc. Riêng fructozơ, không hỏi fructozơ tráng bạc, sửa thành tác dụng với dung dịch AgNO3NH3. 33. Chú ý là phenol không tác dụng với NaHCO3 nhưng tác dụng với Na2CO3 để tránh ra trong đề. 34. Khi cho các chất thỏa mãn sơ đồ phản ứng thì cần ghi “theo đúng tỉ lệ mol” (Nếu tỉ lệ mol có ảnh hưởng đến việc biện luận các chất) Ví dụ: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng ti lệ mol: Cho biết: X là hợp chất hừu cơ có công thức phân tử C10H10O4, X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phản từ khối cùa X5 là A. 118. B. 194. C. 222. D. 202. 35. Không nói là phản ứng điều chế cao su mà nói là điều chế polime thành phần chính của cao su 36. Tránh ra phản ứng nhiệt phân của hỗn hợp NaHCO3, Ca(HCO3)2 vì Ca(HCO3)2 chỉ tồn tại ở trạng thái dung dịch. 37. Tránh ra bài toán hỗn hợp Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng liên quan tới số mol khí thoát ra vì còn nhiều bàn cãi về các phản ứng xảy ra. 38. C6H5 có nhiều công thức cấu tạo thỏa mãn nên khi thiết kế câu hỏi phải đề cập rõ đó là gốc phenyl. 39. Không dùng các kí tự A, B, C, D hoặc H, O, N, K để đặt tên cho chất hoặc một đại lượng bất kì có trong đề nhằm tránh gây nhầm lẫn với kí tự các đáp án hoặc trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học. 40. Bài tập đồ thị phải vẽ theo đúng tỉ lệ các chất. 41. Không sử dụng phương ngữ trong đề (cái, chúng, nó, đó, …), tránh các từ không chính thống trong thể thức văn bản (người ta, thấy, sẽ, khi nói về, …), tránh dùng từ địa phương, vùng miền, đảm bảo đúng qui định trong soạn thảo văn bản.

KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khái niệm • TNKQ phương pháp kiểm tra, đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Cách cho điểm TNKQ hồn tồn khơng phụ thuộc vào người chấm Phân loại - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions) - Trắc nghiệm sai (Yes/No questions) - Trắc nghiệm điền khuyết (Supply iteams) trả lời ngắn (Short answer) - Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) So sánh tự luận trắc nghiệm khách quan Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1- Độ tin cậy Thấp Cao 2- Độ giá trị Thấp Cao 3- Đo lực nhận thức Như 4- Đo lực tư Như 5- Đo kỹ năng, kỹ xảo Như 6- Đo phẩm chất Tốt Yếu 7- Đo lực sáng tạo Tốt Yếu 8- Ra đề Dễ Khó 9- Chấm điểm Thiếu xác thiếu khách quan Chính xác khách quan 10- Thích hợp Qui mơ nhỏ Qui mơ lớn II QUY TRÌNH VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Các bước xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan 1 Các bước biên soạn câu hỏi thô 2 3 III CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu MCQ gồm phần: - Phần 1: Câu phát biểu bản, gọi câu dẫn câu hỏi (STEM) - Phần 2: Các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, có phương án đúng, phương án lại phương án nhiễu (DISTACTERS) Câu dẫn Chức câu dẫn - Đặt câu hỏi; - Đưa yêu cầu cho HS thực hiện; - Đặt tình huống/ hay vấn đề cho HS giải Yêu cầu viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu - Câu hỏi cần phải trả lời; - Yêu cầu cần thực hiện; - Vấn đề cần giải Chú ý: - Đảm bảo hướng dẫn phần dẫn rõ ràng việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết xác họ yêu cầu làm Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng câu phải rõ ràng, xác, khơng có sai sót khơng lẫn lộn Ví dụ 1: Dãy sau làm màu nước brom? A C2H4, CH4, C2H6 B C3H6, C2H6, C2H2.C C2H4, C4H10, C2H2 D C3H6, C2H2, C2H4 Phần dẫn không cung cấp định hướng rõ ràng tác giả muốn biết, phương án Nên sửa thành: Dãy sau gồm chất làm màu nước brom? => Chọn đáp án D Ví dụ 2: Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom: A Dung dịch có màu nâu B Dung dịch chuyển màu vàng C Dung dịch màu D Dung dịch bị vẩn đục Câu trắc nghiệm có nhiều lỗi sai Nên sửa thành: Hiện tượng xảy sục khí SO đến dư vào dung dịch brom A dung dịch có màu nâu B dung dịch chuyển màu vàng 4 C dung dịch màu D dung dịch bị vẩn đục Chú ý: Thực tế màu dung dịch brom tùy thuộc vào nồng độ - Tránh dài dòng phần dẫn: Một số tiểu mục chứa từ, cụm từ, câu khơng có liên quan với trọng tâm tiểu mục Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính tượng trái đất ấm dần lên xạ có bước sóng dài vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không xạ ngồi vũ trụ Chất khí sau ngun nhân gây hiệu ứng nhà kính? A SO2 B H2 C CO2 D N2 Nên sửa thành: Chất khí sau nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính? A SO2 B H2 C CO2 D N2 - Nên trình bày phần dẫn thể khẳng định Khi dạng phủ định sử dụng, từ phủ định cần phải nhấn mạnh cách đặt in đậm gạch chân; Ví dụ: Thí nghiệm sau khơng xảy phản ứng oxi hóa khử? A Cho FeO vào dung dịch HNO3 B Cho Fe vào dung dịch CuSO4 C Cho Fe(OH)3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng D Cho Zn vào dung dịch H2SO4 - Nếu câu dẫn dạng câu hỏi đầu câu trả lời phải viết hoa có dấu hỏi; Ví dụ 1: Chất sau tác dụng với dung dịch AgNO3 NH3? A metan B etilen C benzen D propin Sửa thành: Chất sau tác dụng với dung dịch AgNO NH3 dư? A Metan B Etilen C Benzen D Propin Ví dụ 2: Phát biểu sau sai A chất béo rắn chứa chủ yếu gốc axit béo no B chất béo gọi triglixerit hay triaxylglixerol C xà phịng hóa chất béo phản ứng thuận nghịch D dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu Sửa thành: Phát biểu sau không đúng? A Chất béo rắn chứa chủ yếu gốc axit béo no 5 B Chất béo gọi triglixerit hay triaxylglixerol C Xà phịng hóa chất béo phản ứng thuận nghịch D Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu - Nếu câu dẫn khơng phải câu hỏi sau câu dẫn khơng có dấu phương án trả lời không viết hoa dấu : câu trả lời có từ ý trở lên, câu trả lời phải viết hoa ý đầu Ví dụ 1: Cấu hình electron ngun tử biểu diễn: A Thứ tự mức phân mức lượng B Sự phân bố electron phân lớp thuộc lớp khác C Thứ tự lớp phân lớp electron D Sự chuyển động electron nguyên tử Nên sửa thành: Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn A thứ tự mức phân mức lượng B phân bố electron phân lớp thuộc lớp khác C thứ tự lớp phân lớp electron D chuyển động electron nguyên tử Ví dụ 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X1, X2, X3, X4, X5 chất khác nguyên tố nhôm Các chất X1 X5 là: A AlCl3 Al2O3 B Al(NO3)3 Al C Al2O3 Al D Al2(SO4)3 Al2O3 Nên sửa thành: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X1, X2, X3, X4, X5 chất khác nguyên tố nhôm X1 X5 A AlCl3 Al2O3 B Al(NO3)3 Al C Al2O3 Al D Al2(SO4)3 Al2O3 Ví dụ 3: Kết thí nghiệm chất X, Y, Z với thuốc thử bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tìm Y Dung dịch AgNO3/NH3 Z Nước brom Các chất X, Y, Z A anilin, glucozơ, etylamin anilin C etylamin, anilin, glucozơ anilin Nên sửa thành: Kết thí nghiệm bảng sau: Quỳ tím chuyển màu Tạo xanhkết tủa Ag Tạo kết tủa trắng B etylamin, glucozơ, D glucozơ, etylamin, chất X, Y, Z với thuốc thử Chất Thuốc Hiện tượng X Quỳ tìm Quỳ tím chuyển màu thử Y Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo xanhkết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng X, Y, Z là: A Anilin, glucozơ, etylamin B Etylamin, glucozơ, anilin C Etylamin, anilin, glucozơ D Glucozơ, etylamin, anilin - Không nên dùng cụm từ “Cho nhận xét”, “Nhận xét sau đúng?” mà nên dùng “Cho phát biểu sau”, “Phát biểu sau đúng?”, “Phát biểu sau không đúng/sai?”, … - Về câu đếm, thống đánh thứ tự mệnh đề theo (a), (b), (c) (bảng chữ tiếng Việt, khơng có j, z, w, …) khơng cịn (1), (2), (3) trước; thống dùng cụm từ “Cho phát biểu sau:” hay “Thực / Tiến hành thí nghiệm sau:”; Ví dụ: Thực thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (2) Cho FeS vào dung dịch HCl (3) Cho Al vào dung dịch NaOH (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3 (5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3 (6) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 Số thí nghiệm có xảy phản ứng A B C D Nên sửa thành: Thực thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (b) Cho FeS vào dung dịch HCl (c) Cho Al vào dung dịch NaOH (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3 (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3 (g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 Số thí nghiệm có phản ứng xảy A B C D Các phương án *) Chức - Là câu trả lời hợp lý (nhưng khơng xác) câu hỏi vấn đề nêu câu dẫn - Chỉ hợp lý HS khơng có kiến thức khơng đọc tài liệu đầy đủ - Không hợp lý HS có kiến thức, chịu khó học - Sau phương án phải có dấu chấm *) Các ý soạn phương án - Tránh phương án bao gồm phương án thành phần A, B, C - Có phương án câu hỏi - Các phương án mẹ Ví dụ 1: Trong đơn chất hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hóa sau đây? A −2, −1, 0, +4, +6 (Mẹ) B −2, 0, +4, +6 (Con) C +6, +4, 0, −2 D −2, −1, +4, +6 (Con) Ví dụ 2: Tính chất sau khơng phải amoniac? A Hòa tan tốt nước B Nặng khơng khí C Tác dụng với HNO3 tạo phân đạm D Khử tất oxit kim lọai - Phương án trả lời phải phạm vi kiến thức chương trình, phần tinh giảm khơng đáp án Ví dụ: Chất sau khơng tác dụng với dung dịch Br2 điều kiện thường? A Metylphenyl ete B Ancol benzylic C Phenol D Stiren 8 Nhận xét: Không dùng phương án metylphenyl ete khơng có chương trình phổ thơng, HS chọn không chọn - Độ dài đáp án phải cân đối, tránh đáp án q dài so với đáp án cịn lại Ví dụ: Nhận xét sau khơng tính chất hóa học H2SO4? A Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa Ag B Dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước, hấp thụ nước từ hợp chất gluxit C Dung dịch H2SO4 lỗng có tính axit, tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2 D Dung dịch H2SO4 lỗng khơng có tính oxi hóa Nên sửa thành: Phát biểu sau sai? A Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa Ag B Dung dịch H2SO4 đặc có tính háo nước, hấp thụ nước từ hợp chất gluxit C Dung dịch H2SO4 lỗng có tính axit, tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2 D Dung dịch H2SO4 lỗng khơng có tính oxi hóa, khơng oxi hóa Cu - Ra đề cần ý cận đáp án cận đáp án sai phải hài hịa Ví dụ: khơng nên để giá trị đáp án nhiều giá trị nhỏ lớn khoảng mà phải giá trị - Việc xây dựng phương án nhiễu quan trọng, câu nhiễu phải xuất phát từ tình xử lý sai học sinh Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 9,45 gam Al 27,84 gam Fe 3O4 với hiệu suất phản ứng 80% Cho thêm V lít dung dịch NaOH 0,5M vào hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng Lượng dung dịch NaOH dùng dư 20% so với lượng cần thiết Giá trị V A *0,84 B 0,6144 C 0,875 D 0,64 Phân tích: Phương án A Phương án B: HS không để ý đến Al dư ⇒ nNaOH cần = 0,256 mol, ví dụ: NaOH cần = 0,256.0,5 = 0,512 lít ⇒ Vdd NaOH = 0,512.1,2 = 0,6144 lít Phương án C: HS khơng hiểu rõ chất khái niệm “dùng dư 20%” HS nhầm tưởng “dùng dư 20%” tức “đã hao hụt 20% so với lượng cần thiết” (lượng dư dùng để bù đắp cho phần hao hụt) áp đặt cơng thức tính giống khái niệm (lấy kết từ đáp án): Vd NaOH lấy = 0,7.100/80 = 0,875 lít 9 Phương án D: Tương tự phương án C (lấy kết từ phương án B): Vd: NaOH lấy = 0,512.100/80 = 0,64 lít Ví dụ 2: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M, H2SO4 0,3M thu dung dịch X 5,376 lít khí (đktc) Khối lượng muối khan thu cô cạn X A 23,04 gam B 31,54 gam C 20,77 gam D 27,04 gam Phương án A: Học sinh nhầm có H 2SO4 nên áp dụng CT mmuối = 10+ 0,24.96 = 23,04 Phương án C: Học sinh nhầm bảo toàn H quên nhân số mol khí Phương án D: Học sinh nhầm có HCl nên áp dụng CT m muối = 10+ 0,24.71 =27,04 IV CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TRONG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Cấp độ tư Nhận biết 10 Mơ tả * Nhận biết hiểu học sinh nêu nhận khái niệm, nội dung, vấn đề học yêu cầu * Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, ra, … * Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết là: xác định, liệt kê, đối chiếu gọi tên, giới thiệu, ra,… * Ví dụ: - Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS cơng thức biểu diễn hợp chất este; - Trong số chất hóa học cho có SGK, HS nhận chất phản ứng với anilin (C6H5NH2) (Tóm lại HS nhận thức kiến thức nêu SGK) * Học sinh hiểu khái niệm bản, có khả diễn đạt kiến thức học theo ý hiểu sử dụng câu hỏi đặt tương tự gần với ví dụ học sinh học lớp 10 Thông hiểu Vận dụng 11 * Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy ví dụ theo cách hiểu mình, … * Các động từ tương ứng với cấp độ thơng hiểu là: tóm tắt, giải thích, mơ tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi, … * Ví dụ: - SGK nêu quy tắc gọi tên amin ví dụ minh hoạ, HS gọi tên vài amin khơng có SGK; - SGK có số PTHH, HS viết số PTHH tương tự khơng có SGK * Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn sử dụng, xử lý khái niệm chủ đề tình tương tự khơng hồn tồn giống tình gặp lớp HS có khả sử dụng kiến thức, kĩ học tình cụ thể, tình tương tự khơng hồn tồn giống tình học lớp (thực nhiệm vụ quen thuộc thông thường) * Các hoạt động tương ứng với vận dụng cấp độ thấp là: xây dựng mơ hình, vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề, …), sắm vai đảo vai trò, … * Các động từ tương ứng với vận dụng cấp độ thấp là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính tốn, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành, … * Ví dụ: - SGK nêu “Amin thường có đồng phân mạch cacbon, vị trí nhóm chức bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ amin có nguyên tử C, HS viết cấu tạo đồng phân amin có nguyên tử C - HS sử dụng tính chất hóa học để phân biệt ancol, anđehit, axit, phản ứng hóa học - HS giải tập tổng hợp bao gồm kiến 11 thức số loại hợp chất hữu số loại chất vô học kèm theo kĩ viết phương trình hố học tính tốn định lượng Học sinh có khả sử dụng khái niệm để giải Vận dụng vấn đề không quen thuộc chưa mức độ cao học trải nghiệm trước đây, giải kỹ kiến thức dạy mức độ tương đương Các vấn đề tương tự tình thực tế học sinh gặp ngồi mơi trường lớp học Chú ý: − Xác định cấp độ tư dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ chương trình GDPT: + Kiến thức chuẩn ghi biết thường xác định cấp độ “biết”; + Kiến thức chuẩn ghi hiểu thường xác định cấp độ “hiểu”; + Kiến thức chuẩn ghi phần kĩ xác định cấp độ “vận dụng” Tuy nhiên: + Kiến thức chuẩn ghi “hiểu được” mức độ nhận biết kiến thức SGK xác định cấp độ “biết” + Những kiến thức, kĩ kết hợp phần “biết được” phần “kĩ năng” xác định cấp độ “vận dụng” + Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ vận dụng mức cao Ví dụ: Phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O A NaOH + HCl → NaCl + H2O B Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O C 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O D Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O Nếu câu hỏi tính mức câu hỏi Cho phản ứng có phương trình hóa học sau: (a) NaOH + HCl → NaCl + H2O 12 12 (b) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O (c) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (d) Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O A B C D Được tính mức Nhận xét: - Nếu câu hỏi mức độ phân vân cấp độ tính cấp độ cao (làm lợi cho học sinh) V MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đề thi hay không hay theo ý kiến chủ quan người, thiết phải xác Đề thi “đúng” quan trọng đề thi “hay” Ví dụ: Sản phẩm phản ứng Cr F2 A CrF2 B CrF3 C CrF4 D CrF6 Câu hỏi sách giáo khoa đề cập Cr phản ứng với F nhiệt độ thường, không ghi sản phẩm Thực tế tùy điều kiện tạo nhiều sản phẩm khác Do đó, cân nhắc biên soạn câu hỏi theo kiểu Câu hỏi phải nằm kiến thức phổ thông, tránh phần giảm tải (kể giảm tải đáp án) Ví dụ: Cho phát biểu sau: (a) N2 có liên kết ba nên bền với O2 nhiệt độ (b) Độ dài liên kết NH3 lớn PH3 (c) Tính khử NH3 mạnh PH3 (d) Độ bền liên kết PH3 lớn NH3 Số phát biểu không A B C D Nội dung kiến thức dành cho thi học sinh giỏi Tránh câu hỏi không rõ ràng, khơng khống chế q trình xảy Ví dụ: Cho 10,000 lít H2 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với hoà tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu dung dịch X Lấy 50,000 gam dung 13 13 dịch X tác dụng với dung dịch AgNO thu 7,175 gam kết tủa Hiệu suất phản ứng H2 Cl2 A 33,33% B 45% C 50% D 66,67% Câu hỏi giải giả sử Cl tan nước khơng có phản ứng, phản ứng tạo thêm kết tủa Có thể chuyển đổi thành câu sau: Cho 0,2 mol Cl2 tác dụng với 0,4 mol H2 thu hỗn hợp X chứa 43,8% HCl khối lượng Hiệu suất phản ứng tổng hợp A 45% B 90% C 40% D 80% Các số liệu toán định lượng phải đảm bảo tính thực tế, “khơng âm” Ví dụ 1: Cho 12 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu dung dịch X 13,44 lít khí (đktc) Khối lượng muối khan cạn dung dịch X A 54,6 gam B 45,0 gam C 69,6 gam D 60,0 gam Phân tích: dùng định luật bảo tồn hay cơng thức tính nhanh đáp án A Thực tế số mol hỗn hợp = 0,6 mol => M tb = 20 tồn với hỗn hợp Mg, Zn, Fe Ví dụ 2: Cho 6,69 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO tan hết nước thu dung dịch X 2,24 lít khí (đktc) Dung dịch X phản ứng tối đa với 3,36 lít CO2 (đktc) Nếu cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X khối lượng kết tủa thu A 5,91 gam B 7,88 gam C 9,85 gam D 3,94 gam Phân tích: Nếu dùng bảo tồn giải bình thường, quy hỗn hợp giải số mol âm Kinh nghiệm: Có thể cho số mol chất cụ thể lấy số liệu cho vào tốn, dùng Mtb để chặn khoảng giá trị phù hợp Chú ý đến thực tiễn tốn Khơng hỗn hợp khơng có thực tiễn Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm valin, axit glutamic, metylamin etylamin cần dùng 1,17 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O N2 dẫn qua bình nước vơi dư, thấy khối lượng bình tăng 52,88 gam, khí khỏi bình tích 3,36 lít (đktc) Nếu cho E tác dụng với dung dịch KOH dư, lượng KOH phản ứng m gam Giá trị m 14 14 A 8,40 B 7,28 C 6,16 D 5,04 Phân tích: Bài amino axit thể rắn, amin thể khí nên khơng tồn tài hỗn hợp Có thể xây dựng lại câu hỏi sau: Hỗn hợp X gồm valin axit glutamic Hỗn hợp Y gồm metylamin etylamin Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm x mol X y mol Y cần dùng 1,17 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O N2 dẫn qua bình nước vơi dư, thấy khối lượng bình tăng 52,88 gam, khí khỏi bình tích 3,36 lít (đktc) Nếu cho x mol X vào dung dịch KOH dư lượng KOH phản ứng m gam Giá trị m A 8,40 B 7,28 C 6,16 D 5,04 Không dùng từ “thấy” khái niệm định lượng Ví dụ: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng 90%) Hấp thụ hồn tồn lượng khí CO2 sinh vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch nước vôi giảm 8,4 gam so với ban đầu Giá trị m A 15,0 B 18,5 C 45,0 D 7,5 Khi đề hỏi khối lượng, thể tích, phần trăm, đáp án có đơn vị kèm không viết tắt gam thành g, lít thành l, …; cịn hỏi giá trị m đáp án khơng có đơn vị Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm NaCl, NaBr, NaI Na chiếm 20% khối lượng Cho 18,4 gam X phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch AgNO khối lượng kết tủa thu A 22,96 gam B 30,08 gam C 32,00 gam D 35,68 gam Ví dụ 2: Chia m gam hỗn hợp gồm metyl fomat phenyl fomat thành phần Phần tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3/NH3 đun nóng thu 21,6 gam Ag Phần tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol KOH Giá trị m A 7,24 B 10,96 C 14,48 D 21,92 Các đại lượng phải rõ ràng, tránh nhiều cách hiểu khác Ví dụ: Hịa tan m gam bột Al dung dịch chứa 0,1 mol HNO HCl, thu 2,24 hỗn hợp khí Y đktc gồm H N2O dung dịch Z chứa muối trung hòa Cho từ từ lượng NaOH dư vào dung dịch Z thấy có 0,82 mol NaOH phản ứng Giá trị m A 4,05 B 5,40 C 6,75 D 7,42 15 15 Đề học sinh không rõ 0,1 mol riêng HNO hỗn hợp HNO3 HCl Nên sửa thành: Hòa tan m gam bột Al dung dịch chứa HNO (0,1 mol) HCl, thu 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H 2, N2O dung dịch Z chứa muối trung hịa Cho từ từ NaOH dư vào Z lượng NaOH phản ứng 0,82 mol Giá trị m A 4,05 B 5,40 C 6,75 D 7,42 Không dùng câu dẫn: cho dung dịch tác dụng với khí mà phải nói ngược lại thực tế dẫn khí vào dung dịch khơng cho dung dịch vào khí 10 Khi hỏi đồng phân phải cẩn thận Chú ý: đồng phân X không tính X - Nếu hỏi số đồng phân cấu tạo khơng xét đồng phân hình học, cịn hỏi số đồng phân, số chất phải tính đồng phân hình học Ví dụ: Số đồng phân mạch hở có cơng thức phân tử C4H8 3, cịn số chất mạch hở hay số đồng phân mạch hở có cơng thức phân tử C4H8 11 Hiện chưa có khái niệm amin thơm sách giáo khoa nên viết câu hỏi không nên viết số đồng phân thơm mà viết số đồng phân có vịng benzen Ví dụ: Số đồng phân cấu tạo chứa vịng benzen có công thức phân tử C 7H9N A B C D Ở C6H5–CH2–NH2 theo nhiều tài liệu khơng tính đồng phân thơm (đồng phân thơm N phải liên kết trực tiếp với cacbon vịng benzen 12 Khơng nên hỏi pH, mơi trường amino axit mà nên hỏi dung dịch amino axit có đổi màu quỳ tím hay khơng Ví dụ: Dung dịch glyxin có mơi trường axit, pH < khơng đổi màu quỳ tím 13 Khơng hỏi fructozơ tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo sobitol thực tế tạo nhiều đồng phân khác Nếu hỏi nên ghi tạo thành poliancol chất có CTPT C6H14O6 14 Phản ứng Ag với muối FeCl3 không nên có phản ứng, do: Kết tủa AgCl làm giảm nồng độ Ag+ dẫn đến làm giảm điện cực cặp Ag+/Ag, mà tạo điều kiện cho phản ứng Ag với muối Fe 3+ Nên đồi thành Ag + Fe2(SO4)3 cho an toàn 16 16 15 Không nên hỏi công thức cấu tạo amino axit amino axit có dạng phân tử muối nội Chỉ nên dùng từ công thức amino axit … 16 Theo thói quen, nhiều người đề cho phản ứng sau thực dễ dàng: CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3 Tuy nhiên khó thực Người ta áp dụng phản ứng vôi xút với RCOONa 17 Cẩn thận với nhận xét không chắn sau: Phản ứng sau không xảy ra: FeO + HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O Vì rằng: Phản ứng xảy sau phản ứng oxi hóa khử 18 Đã dùng từ “hình vẽ” khơng dùng từ “sơ đồ” 19 Hỏi x : y phải thêm từ tỉ lệ (tỉ lệ x :y) 20 Không nên dùng cụm từ chất tham gia phản ứng , nên dùng thuật ngữ chất phản ứng, chất xúc tác tham gia vào q trình phản ứng không xem chất phản ứng 21 Không dùng glucozơ hòa tan Cu(OH)2, thay dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 22 Cần lưu ý: MgO cho vào dung dịch NaOH có phản ứng chậm MgO với nước 23 Theo thói quen: Cho hỗn hợp peptit, sau tách riêng chất tiến hành phản ứng, Điều vơ lí khó tách riêng peptit khỏi hỗn hợp 24 Cẩn thận với câu hỏi: Số đồng phân có phản ứng tráng bạc ứng với cơng thức phân tử C4H8O2 HO–CH2–CO–CH2–CH3 chuyển vị thành OHC– CH(OH)CH2CH3 lại có phản ứng tráng bạc 25 Phải cẩn thận với loại tập hợp chất tạp chức có nhiều trường hợp mà thân người đề không lường hết Vì mà đề thi đại học, toán đốt cháy thủy phân hợp chất đơn giản Ví dụ: (Đề thi thử chuyên Lê Khiết Qng Ngãi) Cho m gam X (có cơng thức CxHyO4N) tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu (m + a) gam muối Y amino axit no, mạch hở hỗn hợp Z gồm hai ancol Đốt cháy hoàn toàn lượng muối Y bất kì, thu tổng khối lượng CO H2O khối lượng Y Phát biểu sau đúng? 17 17 A Tổng số nguyên tử X 27 B X có đồng phân cấu tạo C ancol Z nhóm CH2 D Muối Y tác dụng với lượng dư axit HCl tạo thành chất có CTPT C4H9O4NCl Đề theo quan điểm khơng có đáp án phù hợp 26 Nếu phản ứng hồn tồn phải nói rõ đề, chữ dư hay không dư quan trọng tốn Ví dụ: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu 4,032 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử nhất) Giá trị m A 10,08 B 15,12 C 5.04 D 6,72 Nên sửa thành: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, kết thúc phản ứng thu 4,032 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử nhất) Giá trị m A 10,08 B 15,12 C 5.04 D 6,72 27 Kí hiệu chất cần ghi đậm, kí hiệu hỗn hợp khơng cần ghi đậm (năm 2015 theo quy tắc - định dạng hsgqg, đến năm 2016 - bỏ) Ví dụ: Sau phản ứng, thu hỗn hợp X gồm chất Y chất Z, 28 Lưu ý: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ Cu2+ hết ion H+ bị điện phân catot (H+ chuyển từ khu vực cực dương sang) Vì vậy, khơng nên nói “cho đến nước bị điện phân catot” 29 Khi đề điện phân tạo khí dẫn: khí sinh không tan dung dịch 30 Chú ý nồng độ chất thực tế, ví dụ dung dịch Ca(OH) tồn 1M hay dung dịch HCl nồng độ 73% 31 Khi cho chất tác dụng với HNO3 phải thận trọng có tạo thành muối amoni nên khơng có muối amoni ghi rõ (hoặc có kiện chứng minh khơng có muối amoni) Ví dụ: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO thu hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO, 0,03 mol N2 Giá trị m A 5,4 B 2,7 C 8,1 D 10,8 Bài tốn chưa nói có tạo muối amoni hay không, Nên sửa thành: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO thu hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO, 0,03 mol N2 (khơng có sản phẩm khử khác) Giá trị m A 5,4 B 2,7 C 8,1 D 10,8 18 18 32 Không nên dùng phản ứng tráng gương mà thay phản ứng tráng bạc Riêng fructozơ, không hỏi fructozơ tráng bạc, sửa thành tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 33 Chú ý phenol không tác dụng với NaHCO tác dụng với Na2CO3 để tránh đề 34 Khi cho chất thỏa mãn sơ đồ phản ứng cần ghi “theo tỉ lệ mol” (Nếu tỉ lệ mol có ảnh hưởng đến việc biện luận chất) Ví dụ: Cho sơ đồ phản ứng theo ti lệ mol: t (a) X + 2NaOH  → X1 + X + H O (b) X1 + H 2SO → X + Na 2SO t , xt (c) nX + nX  → poli(etylen terephtalat) + 2nH 2O H 2SO4 dac,t  → X + 2H 2O (d) X + 2X ¬   Cho biết: X hợp chất hừu có cơng thức phân tử C10H10O4, X1, X2, X3, X4, X5 hợp chất hữu khác Phản từ khối cùa X5 A 118 B 194 C 222 D 202 35 Khơng nói phản ứng điều chế cao su mà nói điều chế polime thành phần cao su 36 Tránh phản ứng nhiệt phân hỗn hợp NaHCO 3, Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 tồn trạng thái dung dịch 37 Tránh toán hỗn hợp Fe, Fe 2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng liên quan tới số mol khí cịn nhiều bàn cãi phản ứng xảy 38 C6H5- có nhiều công thức cấu tạo thỏa mãn nên thiết kế câu hỏi phải đề cập rõ gốc phenyl 39 Khơng dùng kí tự A, B, C, D H, O, N, K để đặt tên cho chất đại lượng có đề nhằm tránh gây nhầm lẫn với kí tự đáp án trùng với kí hiệu ngun tố hóa học 40 Bài tập đồ thị phải vẽ theo tỉ lệ chất 41 Không sử dụng phương ngữ đề (cái, chúng, nó, đó, …), tránh từ khơng thống thể thức văn (người ta, thấy, sẽ, nói về, …), tránh dùng từ địa phương, vùng miền, đảm bảo qui định soạn thảo văn 19 19 20 ...2 Các bước biên soạn câu hỏi thô 2 3 III CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu MCQ gồm phần: - Phần 1: Câu phát biểu bản, gọi câu dẫn câu hỏi (STEM) - Phần 2: Các... (DISTACTERS) Câu dẫn Chức câu dẫn - Đặt câu hỏi; - Đưa yêu cầu cho HS thực hiện; - Đặt tình huống/ hay vấn đề cho HS giải Yêu cầu viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu - Câu hỏi cần phải trả... loại Cu vào dung dịch FeCl3 Số thí nghiệm có phản ứng xảy A B C D Các phương án *) Chức - Là câu trả lời hợp lý (nhưng khơng xác) câu hỏi vấn đề nêu câu dẫn - Chỉ hợp lý HS khơng có kiến thức không

Ngày đăng: 10/09/2021, 21:38

w