1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD" ppt

42 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 319,5 KB

Nội dung

z LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD ” 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm 2 nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán, . Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thầy giáo - Tiến sỹ : Nguyễn Ngọc Huyền` và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩmCông ty DAD. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty DAD đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 06 năm 2005 Sinh viên : Nguyễn Hải Anh CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DAD 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 Công ty DAD là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. * Khái quát về Công ty DAD: - Tên tiếng Anh : Discovery and Development Company - Tên viết tắt : DAD - Địa chỉ : 121 Thanh Nhàn- Q. Hai Bà Trưng - TP Hà Nội. - Điện thoại : 04.678 4288 - Fax : 04. 678 4289 1.1. Sự hình thành Công ty DAD được thành lập năm 1996 theo luật Công ty (với tiền thân là Công ty in Hàng không thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam). Năm 1996, Công ty được chính thức thành lập do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ký quyết định. Quyết định số 862/QĐ - CHK, ban hành ngày 23/4/1996 về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Thành lập doanh nghiệp Nhà nước : Công ty Hàng Không trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Mã số kỹ thuật: 29 Được phép đặt trụ sở tại: K10 - Sân bay Gia Lâm - TP Hà Nội Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Quốc doanh Doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật. - Quyết định số 2765/QĐ-CHK ngày 19/10/1998 của Cục hàng không - Công ty in hàng không đổi tên thành Công ty DAD. + Bổ sung các nhiệm vụ sau đây: Có trách nhiệm in ấn tạp chí hàng không, sách giáo khoa, sách báo tuyên truyền phục vụ ngành. + Tổ chức quản lý hạch toán dưới sự chỉ đạo của Cục hàng không. 1.2. Quá trình phát triển : Kể từ khi có quyết định số 862/QĐ-CHK ban hành ngày 23/4/1996 đến nay đã được 9 năm. Khoảng thời gian đó Công ty có những bước phát triển đáng khích lệ - đạt được kết quả to lớn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Vì đây là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nên cũng có những tồn tại cần được khắc phục. 2. Bộ máy tổ chức của Công ty DAD 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 4 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc Ban giám đốc : bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Là người đại diện cho Công ty, có quyền hạn cao nhất trong Công ty. Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo, điều hành phòng ban chuyên môn, phòng kế hoạch, phòng kế hoạch điều độ sản xuất… Phó giám đốc: Do giám đốc đề nghị có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành Công ty, chịu sự chỉ đạo của giám đốc và nhiệm vụ theo chức năng. Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban * Phòng hành chính tổ chức : Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật. 5 - Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm. - Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. - Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của Công ty theo đúng qui định của Công ty và Nhà nước. - Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ. * Phòng kế toán: - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. - Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nền tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty. - Phản ánh trung thực về tính hình tài chính của Công ty và kết hợp các hoạt động khác của Công ty. - Định kỳ lập báo cáo theo qui định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của Công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm. - Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước. * Phòng kế hoạch điều độ sản xuất : - Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc điều độ sản xuất sản phẩm. - Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, tìm kiếm khách hàng phục vụ cho việc sản xuất cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động. - Có nghĩa vụ tìm kiếm, khai thác thị trường, lập kế hoạch về nhu cầu thị trường để trình báo lên ban giám đốc phê duyệt. * Phòng nghiệp vụ: Tham mưu cho giám đốc nhưng phòng này chịu trách nhiệm riêng mảng đề tài về kỹ thuật cũng như quản lý trang thiết bị nhà xưởng mua sắm máy móc (chủ yếu là thị trường nước ngoài). * Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm mỗi khi nhận lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch. 6 Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Công ty đ¬ược tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nư¬ớc và Điều lệ Công ty đã đ¬ược Cục hàng không phê duyệt. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty DAD theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu tổ chức được sử dụng phổ biến hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị, xoá bỏ việc 1 cấp (một bộ phận) quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh quản trị khác nhau, nó giúp cho quản lý công ty không bị chồng chéo, mâu thuẫn mặt khác nó cũng có nhược điểm : đòi Thủ trưởng các cấp phải có trình độ tổng hợp, ra quyết định thường phức tạp, hao phí lao động lớn. Người thủ trư¬ởng (Giám đốc) đ¬ược sự tham mưu và giúp việc của các phòng ban chức năng để ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của toàn Công ty theo hình thức mệnh lệnh và đ¬ược áp dụng từ trên xuống d¬ưới theo các tuyến đã quy định. Các phòng chức năng của Công ty, không có quyền ra mệnh lệnh trực tiếp cho các công ty thành viên, mà chỉ có trách nhiệm tham mư¬u cho ban lãnh đạo Công ty và các Phân xưởng cấp dư¬ới theo đúng chuyên môn của mình. Công ty thường áp dụng mô hình này trong việc nghiên cứu, xây dựng chiến l¬ược, ph¬ương h¬ướng, dự án, phư¬ơng án và chương trình trong từng lĩnh vực cụ thể. Nh¬ư Dư án đầu tư dây truyền công nghệ mới; Phương án hoạt động khi chuyển công ích,…. Công ty DAD đã đạt được thành công đáng kể các năm qua kể từ ngày thành lập. Được sự giúp đỡ của Ngành hàng không nói chung và cục hàng không nói riêng, và các ngành chức năng về mọi mặt từ quan tâm chú trọng giúp đỡ về đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị và điều quan trọng nhất là sự giúp đỡ về chế độ bảo hộ việc làm, kết hợp với sự nhạy bén trong công tác nắm bắt xu thế phát triển của khách hàng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm do đó Công ty đã tạo được niềm tin nơi khách hàng về những sản phẩm mà mình làm ra. Nhờ biết vận dụng khai thác những điều kiện thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn ban đầu giờ đây Công ty đã khẳng định được uy tín của mình đối với khách hàng. Hiện nay, quy mô và năng lực sản xuất của Công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong sản xuất kinh doanh kết hợp đầu tư cho dịch vụ sau này: - Tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng của công ty là 639 m2 . Trong năm 2002 Công ty đã dùng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh để mua thêm gần 60 m2 để cho các cơ sở in hoạt động. - Số lượng máy móc thiết bị hiện nay của công ty đã tăng lên nhiều so với trước. Hiện tại công ty đã tăng thêm 01 dây chuyền sản xuất (như vậy hiện nay công ty có 3 dây truyền) do đó năng suất đã tăng lên 1,5 lần. - Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty hiện có là 72 người, tăng gấp đôi so với ngày mới thành lập. 7 Như vậy trong những năm đầu thành lập Công ty đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ: - Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. - Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách NN . - Tạo được uy tín của Công ty trong địa bàn và trong mắt khách hàng. 3. Đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD. 3.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường: Sản phẩm của Công ty đa dạng về kích thước (quy khổ chuẩn 13 x 19), mẫu mã nhưng Mạng lưới tiêu thụ ngắn: - Đối với sản phẩm kinh doanh: Nhà sản xuất Người tiêu dùng (gồm những  mặt hàng: Biểu mẫu các loại, các hợp đồng không thuộc nhà nước đặt hàng). - Đối với sản phẩm công ích: Nhà nước đặt hàng Nhà sản xuất Người   tiêu dùng (gồm những mặt hàng: Báo, Tạp chí hàng không, tạp trí các loại, Sách giá khoa, các mặt hàng do nhà nước đặt hàng). Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường có gặp khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được nên Công ty không có được thị trường ổn định dẫn đến không chủ động trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì máy móc thiết bị cũng là một phần rất quan trọng không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Chất lượng, số lượng của máy móc thiết bị phản ánh đúng năng lực hiện có của Công ty, trình độ khoa học kỹ thuật, mức hiện đại chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất - hạ giá thành sản phẩm. Biểu số 1 DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ (Đến hết năm 2004) số tt Tên Máy Móc thiết bị Nước sx Nhập Nguyên giá Luỹ kế khấu hao Giá trị còn lại 1 Dây truyền in OPSET Nhật 10/1994 229.966 229.966 - 2 Dây truyền in OPSET Nhật 11/1994 214.377 187.942 26.435 3 Máy xén giấy T.Q 1/2002 91.428 9.143 82.285 4 Máy láng bóng T.Q 5/2000 23.100 5.300 17.800 5 Máy quét ảnh Nhật 5/1997 56.500 47.860 8.640 6 Máy Scaner Nhật 3/1999 9.950 4.670 5.280 7 Máy KOMORI Nhật 4/2000 386.300 106.300 280.000 8 8 Máy vào hồ nóng H.Q 4/2003 265.400 20.000 245.400 (Nguồn: Phòng Kế toán) (Trong số máy kể trên có một số máy có giá trị lớn như: Máy KOMORI do Nhật sản xuất, Máy vào hồ nóng do Hàn quốc sản xuất…. có công nghệ phù hợp với trình độ tay nghề công nhân) Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng lớn máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, tổng mức hao mòn từ 47% - 48% cho nên công suất sản xuất sản phẩm không cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này nên Công ty đã và đang thực hiện một số dự án nâng cấp trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiện nay do khối lượng nguồn hàng trong ngành còn hạn chế do bị chi phối đi nhiều nơi nên khả năng khai thác công xuất của máy chưa hết nên hiện tại Công ty chỉ đầu tư những thiết bị công xuất vừa phải, kỹ thuật tương đối hiện đại phù hợp với khả năng khai thác nguồn hàng và trình độ tay nghề công nhân trong Công ty. Ví dụ: Hiện nay tốc độ máy in hiện đại nếu khai thác hết năng lực của máy thì sẽ đạt 24.000 tờ/h. Tại Công ty đang sử dụng loại máy KOMORI 16 trang do Nhật sản xuất với công xuất 8.000tờ/h. Với loại máy này kỹ năng sử dụng của nó đơn giản, thuận tiện và phù hợp với trình độ tay nghề công nhân. * Hoạt động sản xuất, bố trí máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất. Máy móc thiết bị dây truyền của Công ty được bố trí trên mặt bằng có diện tích 440 m2. Nhà xưởng thuận tiện cho công việc sản xuất sản phẩm in. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, đó là những thuận lợi trong việc bố trí sắp xếp sản xuất của Công ty. Được sự quan tâm giúp đỡ về đầu tư vốn trong những năm qua Công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm trang bị phục vụ sản xuất là một dây truyền công nghệ tương đối hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố Hà Nội. Ngành in là một ngành đặc thù muốn hoàn thành sản phẩm phải trải nhiều công đoạn khác nhau, do đó chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật công nghệ, bên cạnh đó nó còn đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ từ ban Giám đốc đến công nhân đứng máy. (Sơ đồ) SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM IN 9 Nhìn chung công nghệ được áp dụng tại Công ty đều trong tình trạng lạc hậu không đồng bộ, các chỉ tiêu vận hành kém. Các nhân tố trên (Thị trường, Nhân lực, Công nghệ) đã góp phần không nhỏ trong quá trình thực hiện SXKD. Những điều đó đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 3.3. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động Công ty luôn chú trọng với việc đào tạo nhân lực. Công ty đã cho đi đào tạo tại trường và học tập kinh nghiệm về kỹ thuật in ở các Công ty In trong địa bàn thành phố nhằm bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm trong kỹ thuật in cho công nhân. Với mô hình sản xuất theo dây truyền nên ở từng công đoạn mỗi bộ phận phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm tại công đoạn đó. Trong cơ chế thị trường nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, họ có những nhu cầu tiêu dùng hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Vì vậy việc nắm bắt thị trường và khách hàng được Công ty quan tâm xem đó là một tiêu chí để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển. Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động cũng như tổ chức lao động để sử dụng lao động sao cho có kế hoạch và hợp lý nhất. Phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Để phối hợp tối đa giữa các Phòng Ban, Phân xưởng sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, hiện nay Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 72 người với cơ cấu thể hiện qua bảng sau: Biểu số 2 TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÍNH ĐẾN NĂM 2005 Chỉ tiêu Số lao động Tỷ lệ % Tổng số lao động 72 100 Đại học 4 5,55 Trung cấp 38 52,78 Trung cấp chuyên ngành In 32 (44,44) Trung cấp chuyên ngành khác 6 (8,33) Các loại khác 30 41,67 (Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức lao động - Phòng TCHC) Nhìn chung chất lượng đội ngũ người lao động trong công ty là không cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có độ tuổi trung bình cao lại ít được cập nhật các thông tin mới, tốc độ trẻ hoá đội ngũ người lao động chậm. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên thấp. Tình trạng đội ngũ người lao động như vậy sẽ khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ sản xuất mới cũng như vận dụng các phương thức kinh doanh mới. 10 [...]... doanh Công ty phải tiếp tục phát triển thế mạnh của loại sản phẩm này đồng thời phải có chiến lược, chính sách cho các sản phẩm công ích nhất là tạp chí vì sản lượng của sản phẩm này có tỷ trọng thấp nhất trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty Từ đó đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty 2 Phân tích mặt hàng tiêu thụ Tiêu thụ. .. những sản phẩm do nhà nước đặt hàng (sản phẩm công ích) để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty 1.2 Xây dựng chính sách giá cả Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Hiện nay giá cả của các sản phẩm căn cứ vào: + Đối với sản phẩm công ích: - Giá thành sản. .. doanh thu của công ty tăng chậm nhưng rất đều qua các năm điều đó làm cho thu nhập của CB-CNV cũng tăng theo từng năm CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DAD 12 I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DAD 1 Phân tích về số lượng sản phẩm - tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD Ngành in là bộ phận quan trọng phục vụ cho hoạt động truyền bá các giá trị văn hoá, phục vụ công tác... áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nên sản phẩm in của Công ty ngày càng đa dạng Công ty đã thu hút được sự chú ý của khách hàng Sản phẩm của Công ty được trực tiếp giao cho khách hàng chứ không theo hình thức tiêu thụ gián tiếp Tình hình tiêu thụ theo thị trường của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Biểu số 7: KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA KÊNH PHÂN PHỐI (Đơn vị tính: Triệu đồng)... năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty; - Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Công ty tới các cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế; Qua phân tích ở trên ta thấy rằng tình hình tiêu thụ của Công ty có biến động là do nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty về công tác tiêu thụ không những... tăng sản lượng tiêu thụ cũng như hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay của vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh tăng hiệu qủa sử dụng vốn cũng như góp phần tạo ra lợi nhuận cao nhất Qua vai trò hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy việc phát huy thế mạnh của công. .. thị trường thì Công ty phải có kế hoạch, chính sách đúng đắn và phù hợp đối với hoạt động nghiên cứu thị trường.Với mạng lưới tiêu thụ ngắn việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường có gặp khó khăn đặc biệt là đối với các sản phẩm không thuộc công ích Doanh thu của Công ty là từ các hợp đồng ký kết với khách hàng, do Công ty không có được thị trường ổn định (vì sản phẩm in là sản phẩm đặc thù... các doanh nghiệp hầu như bị triệt tiêu, hầu hết các doanh nghiệp chỉ biết sản xuất mà không quan tâm gì đến chất lượng sản phẩmcông tác tiêu thụ sản phẩm hầu như không được quan tâm Bước sang nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ mới được đặt đúng vị trí của nó, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và bắt đầu từ đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty DAD mới... thành sản phẩm cao dẫn đến giá bán sản phẩm cao - Hệ thống kênh phân phối quá mỏng, chính sách giá cả cứng nhắc (khung giá là do nhà nước quy định) quan hệ cung cầu cũng ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ: Sản phẩm của Công tysản phẩm có đặc thù riêng, nguồn hàng là do nhà nước đặt hàng hoặc do khách hàng yêu cầu vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty phải có chính sách đúng đắn - Công tác... doanh nghiệp đến chỗ phá sản Vị thế thương mại chính là một loại tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp, nó phản ánh lợi thế của doanh nghiệp đó với các đối thủ, nó thể hiện mức độ tin cậy của khách hàng về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp đó sản xuất ra Việc tổ chức tốt tiêu thụ, sẽ tạo ra hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, đó cũng đồng nghĩa cho việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp . này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất. PHẨM CỦA CÔNG TY DAD 12 I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DAD 1. Phân tích về số lượng sản phẩm - tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD Ngành

Ngày đăng: 23/12/2013, 05:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w