1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Đau đầu (Phần 2) ppt

8 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đau đầu (Phần 2) Đau đầu thứ phát được chẩn đoán như thế nào ? Một số bệnh gây đau đầu rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng, như viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, cao huyết áp, máu tụ dưới màng cứng hay ngoài màng cứng. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác kịp thời là rất cần thiết. Xét nghiệm máu, chụp cắt lớp não (CT Scan), chọc dịch não tủy, rất cần để thiết lập chẩn đoán. Thách thức cho người thầy thuốc là quyết định xem bệnh nhân liệu có phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt đó hay không. Muốn vậy, thầy thuốc cần thực hiện tốt việc hỏi bệnh sử cũng như khám lâm sàng thật kĩ lưỡng. Cần quan tâm đến những điều sau đây : 1. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau cũng như cách mà cơn đau xuất hiện. Ví dụ : đau đầu do xuất huyết dưới nhện thường khởi phát dữ dội đột ngột, nhưng cũng có thể xuất hiện sau gắng sức (chẳng hạn như sau giao hợp), cơn đau nửa đầu thì tăng dần theo thời gian,. 2. Tuổi bệnh nhân. Ðau đầu do viêm động mạch thái dương hầu như chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, rất hiếm gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi. Ðau đầu nguyên phát thường xuất hiện từ khi còn nhỏ với những cơn đau tương tự nhau. Vì vậy nếu đau đầu xuất hiện sau 50 tuổi hoặc đột nhiên thay đổi tính chất đau thì cần dè chừng đó là đau đầu thứ phát do một bệnh lí nào đó. 3. Vị trí đau. Nếu đau chỉ ở một bên rất có thể do một bệnh lí nào trong não gây ra, u não hay dị dạng mạch máu não chẳng hạn. 4. Ðau kèm theo sốt, cổ gồng cứng. Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm, diễn triển khá nhanh, thường kèm theo sốt và cứng cổ, giảm sút các hoạt động đầu óc. Viêm não do virus Herpes Simplex làm chết mô não, triệu chứng gồm sốt, đau đầu, hoạt động trí não suy giảm. Việc điều trị ngay bằng các thuốc kháng sinh, kháng virus có thể làm giảm tổn thương não, tăng khả năng sống cho bệnh nhân. 5. Ðau kèm các rối loạn thần kinh, động kinh, yếu liệt các chi, liệt mặt, có thể do khối u trong não. 6. Ðau kèm yếu liệt thoáng qua chi hay mặt, có thể do thiếu máu não thoáng qua. Thường do dòng máu cung cấp cho một vùng nào đó trong não bị gián đoạn tạm thời, tuy nhiên đó là dấu hiệu báo trước cho một cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai và gây tổn thương não vĩnh viễn. 7. Vừa bị chấn thương đầu trước đó. Ðau đầu có thể do máu tụ ngoài hay dưới màng cứng. Các xét nghiệm cận lâm sàng nào cần làm để chẩn đoán đau đầu thứ phát? Bệnh sử và khám lâm sàng rất quan trọng trong quyết định chẩn đoán nguyên nhân đau đầu. Và qua thăm khám bác sĩ sẽ quyết định những phương tiện khác để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. 1. Xét nghiệm máu : Bạch cầu tăng cao gợi ý một tình trạng nhiễm trùng như viêm màng não. Tăng độ lắng máu gợi ý viêm động mạch thái dương. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp chẩn đoán các bệnh của tuyến giáp. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện suy thận làm tăng canxi máu, gây nhức đầu. 2. Chụp cắt lớp não (CT Scan) : Chụp cắt lớp rất hữu ích trong phát hiện các khối máu tụ, như máu tụ dưới màng cứng, máu tụ ngoài màng cứng hay xuất huyết dưới nhện. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng khá nhạy để phát hiện các khối u trong não, nguyên nhân của các trường hợp đột quỵ không phải do xuất huyết não. 3. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phát hiện xuất máu tụ ngoài hay dưới màng cứng, viêm não do Herpes Simplex, u não, xuất huyết não, phình động mạch não. 4. Chọc dò dịch não tủy : Dịch não tủy là lớp dịch bao quanh não và tủy sống, có thể rút ra bằng cách dùng một kim nhỏ đưa vào tủy sống ở vùng thắt lưng. Khảo sát dịch có thể phát hiện nhiễm trùng (viêm màng não do vi trùng thường hay do lao), phát hiện xuất huyết khi thấy máu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện, chụp CT hay MRI bình thường, nhưng lại được chẩn đoán vì phát hiện máu trong dịch não tủy. Khi nào bệnh nhân đau đầu cần đến với bác sĩ ? Nhiều bệnh nhân cố chịu những cơn đau đầu của mình bằng cách dùng thuốc giảm đau thông thường mà không cần kê đơn, không có một hình thức chăm sóc sức khỏe thích hợp nào. Ðiều đó lại làm cho các triệu chứng đau đầu lúc ban đầu bị che lấp. Hơn nữa, ở một bệnh nhân có tiền căn đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng lại có thể xuất hiện một chứng đau đầu thứ phát nào đó. Và chứng bệnh này nếu đáp ứng với thuốc điều trị bệnh cũ thì có thể gây nhầm lẫn nguy hiểm, nhất là khi bệnh mới xuất hiện nặng hơn. Do đó cần tham vấn bác sĩ khi gặp một trong các tình huống say đây : - Ðau đầu dữ dội, chưa từng bị trước đây. - Ðau khác mọi khi. - Xuất hiện đột ngột khi đang gắng sức. - Ðau tăng khi gắng sức, khi ho, khi cúi người, khi giao hợp. - Ðau kèm buồn nôn hay nôn dai dẳng. - Ðau kèm cứng gáy, sốt, choáng váng, mờ mắt, mất thăng bằng, bước loạng choạng, yếu liệt dị cảm ở đầu chi, mất tỉnh táo, lơ mơ. - Ðau sau khi bị chấn thương vào đầu. - Ðau không đáp ứng điều trị, đau tăng dần. - Ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. - Ðau phải cần dùng thuốc giảm đau lớn hơn liều giới hạn (liều được khuyến cáo là nguy hiểm). Ðiều trị đau đầu do căng thẳng thần kinh như thế nào ? Với chứng đau đầu này, có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường mà không cần theo đơn thuốc của bác sĩ. Nhiều loại thuốc giảm đau này khá hiệu quả và an toàn cho những cơn đau ngắn (kể cả các loại đau thông thường khác như nhức mỏi cơ, thống kinh, sốt) nếu dùng theo chỉ dẫn có trên thuốc. Có hai nhóm thuốc giảm đau thường dùng : acetaminophen và thuốc kháng viêm non-steroide (NSAIDs) (thuốc kháng viêm không phải steroide) NSAIDs gồm : aspirin và non-aspirin (không phải aspirin) (như ibuprofen - tên thương mại có thể có Advil, Nuprin, Motrin IB và Medipren, naproxen - Aleve). Vài loại NSAIDs khi dùng phải được kê đơn theo bác sĩ. Những trường hợp này thuốc dùng để điều trị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân cơ. Sự khác biệt giữa hai cách dùng thuốc này ở hàm lượng thuốc trong mỗi liều. Như naproxen (Aleve) chứa 220 mg naproxen trong mỗi liều, trong khi đó cũng naproxen nhưng được kê đơn (Naprosyn) thì chứa nhiều hơn từ 375mg-500mg mỗi liều. NSAIDs sở dĩ được gọi là thuốc kháng viêm không phải steroide vì chúng làm giảm đau bằng cách hạn chế quá trình viêm, và có bản chất hoá học khác các loại corticosteroid thông thường (như prednisone, prednisolone) (cũng có tác dụng kháng viêm giảm đau nhưng dùng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm). NSAIDs thì không gây tác dụng phụ như vậy. Aspirin hay non - aspirin như Aleve, Motrin, Advil đều có tác dụng kháng viêm giảm đau tương tự. Ðiểm khác biệt là ở tác dụng phụ lên tiểu cầu (những tế bào nhỏ trong máu có tác dụng kết hồng cầu thành những cục máu đông, rất quan trọng trong quá trình đông máu, cầm máu). Aspirin chống ngưng tập tiểu cầu, làm tăng thời gian máu chảy, hiệu quả trong việc chống tạo thành những cục máu đông trong lòng mạch có thể gây tắc mạch vành (gây nhồi máu cơ tim), mạch não (gây đột quỵ). Các thuốc non-aspirin cũng có tác dụng kháng tiểu cầu nhưng yếu hơn và không kéo dài. Acetaminophen làm giảm đau và sốt bằng cách tác động trực tiếp lên trung tâm đau của não bộ. Acetaminophen dung nạp khá tốt tại dạ dày hơn NSAIDs, nhưng nếu dùng liều cao hoặc kéo dài thì gây tổn thương thận, gan. Nhất là những bệnh nhân uống nhiều rượu thì không cần liều cao cũng có thể gây hoại tử gan nặng nề. Vì vậy không nên dùng thường xuyên hoặc dùng liều cao acetaminophen hơn liều khuyến cáo ghi trên thuốc. Aspirin, acetaminophen và caffein có thể phối hợp với nhau trong điều trị đau đầu (như Pain-aid, Excedrin, Fioricet, Fiorinal). Tìm kiếm một loại thuốc chung hay một công thức kết hợp thuốc cho nhiều người thường không thành công vì đáp ứng của mỗi người với từng thuốc khác nhau thì khác nhau. Thường thì bệnh nhân nên dùng lại loại thuốc mà họ đã dùng trước đây, điều này làm tăng hiệu quả của thuốc và làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn. Vài điều cần lưu ý khi dùng thuốc giảm đau mà không kê đơn. - Trẻ em và thiếu niên không nên dùng aspirin để giảm đau và hạ sốt vì có nguy cơ bị hội chứng Reye, gây hôn mê và có thể bị tử vong. - Bệnh nhân bị mất thăng bằng hay rối loạn thính giác (rối loạn hệ thống tiền đình ốc tai) không nên dùng aspirin vì thuốc có thể làm các triệu chứng trên nặng hơn. - Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông (như warfarin - Coumadin) không nên dùng thêm NSAIDs, vì thuốc có thể gây chảy máu khi làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông đang dùng. - Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng giai đoạn hoạt động cũng không nên dùng NSAIDs vì có thể gây xuất huyết tiêu hoá từ chỗ loét và làm loét lâu lành hơn. - Bệnh nhân có bệnh gan đang tiến triển không nên dùng NSAIDs. Thuốc này làm suy thận kết hợp và vì vậy làm bệnh gan tiến triển nhanh hơn, nguy hiểm cho bệnh nhân. - Cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau, dù đó là thuốc không cần kê đơn. Vì nếu dùng quá liều có thể làm tăng sự dung nạp thuốc, phải dùng liều cao hơn mới có hiệu quả và làm giảm thời gian tác dụng của thuốc. Từ đó không khống chế được cơn đau đầu, gây ra một vòng luẩn quẩn đó là thuốc giảm đau dùng càng nhiều, cơn đau càng khó thuyên giảm và càng dễ xuất hiện. . chứng đau đầu lúc ban đầu bị che lấp. Hơn nữa, ở một bệnh nhân có tiền căn đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng lại có thể xuất hiện một chứng đau đầu thứ. Đau đầu (Phần 2) Đau đầu thứ phát được chẩn đoán như thế nào ? Một số bệnh gây đau đầu rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm

Ngày đăng: 23/12/2013, 04:16

Xem thêm: Tài liệu Đau đầu (Phần 2) ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN