Khóthở(Phần2) LỜI KHUYÊN THỰC TẾ Trong trường hợp dị ứng nặng. Nếu bạn bị dị ứng với hạt đậu phộng, côn trùng cắn, và với penicilline, bạn nên luôn thủ trong người một ống chích có adrénaline( nước ngoài có bán tự do tại các nhà thuốc với tên thương mại là Epipen). Trong trường hợp tiếp xúc với dị nguyên, bạn cần phải chích Epipen ngay lập tức. Nếu có thể, bạn nên dùng thêm thuốc viên uống kháng histamin hoặc dạng sirô như chlopheniramine hoặc Phénergan, Benadryl sirô. Tiếp theo bạn nên đến khoa cấp cứu bệnh viện. Bạn chớ quên thời điểm mà bạn đã dùng Epipen trước đây. Nghĩ ngơi. Nếu bạn khó thở, bạn nên nghỉ ngơi vài phút trước khi bạn hoạt động nhẹ nhàng trở lại. Phòng ngừa tạo cục máu đông. Nếu bạn di chuyển nhiều giờ trên xe hoặc máy bay, bạn nên thường xuyên dừng lại để bạn thư dãn 2 chân nhằm phòng ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, người ta khuyến cáo nên dùng thuốc kháng đông tiêm dưới da (loại héparine có trọng lượng phân tử thấp) dành cho những người có huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. Đối với những ai ngồi lâu, trong những chuyến bay dài ( >5 giờ bay), cần phải chích thuốc nhằm phòng ngừa cục huyết khối trong mạch máu. Bạn hãy báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn dự định bay. Người lớn tuổi và những người có tiền căn cá nhân, gia đình bị thuyên tắc phổi cũng phải mang vớ ép chân, đặc biệt trong trường hợp bất động lâu. Những chiếc vớ này phải đàn hồi, được bán ở các nhà thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn, giúp cho sự lưu thông máu được dễ dàng hơn, vì vậy tránh được viêm tắc tĩnh mạch. Giữ cho vóc dáng được mạnh khoẻ. Một vóc dáng khoẻ mạnh sẽ giúp bạn dẽo dai với gắng sức. Nếu như bạn là người ít vận động, bạn nên tập vận động từ từ bằng cách đi bộ mỗi tuần 3 lần, mỗi lần tối thiểu là 20 phút . Bạn đừng quên làm nóng trước khi vận động đấy nhé ! Được thông tin. Để thu được những thông tin quí báu, những lời khuyên và sự trợ giúp. Không hút thuốc. thuốc lá làm tắc nghẽn đường hô hấp và giảm tuổi thọ. Trong trường hợp tăng thông khí, thở khác đi. Nếu bạn bị cơn tăng thông khí, bạn hãy hít thở chậm lại, và không được thở sâu. Bạn hãy thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. Mẹo trong trường hợp này, là cho người bệnh thở trong túi khí bằng giấy nhằm chống lại hiện tượng giảm khí CO2 trong máu, nhưng cách này không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Để có được thông tin của người tăng thông khí và chỉ cho họ cách thở bằng cơ hoành. Trong một số nơi, bệnh nhân cần cần phải đến phòng khám để tập thở. KHI NÀO ĐI KHÁM BÁC SĨ ? Bạn đột ngột thở nhanh và cảm thấy nghẹt thở. Khóthở đột ngột và kéo dài trên 15 phút. Trẻ con có triệu chứng của viêm thanh thiệt cấp( thở có tiếng rít, đau họng, sốt). Bạn đột ngột thở nhanh và cảm thấy nghẹt thở. Khóthở đột ngột và kéo dài trên 15 phút. Thở có tiếng rít. Thêm vào đó khó thở, khóthở kèm đau ngực. Trẻ con có triệu chứng của viêm thanh thiệt cấp( thở có tiếng rít, đau họng, sốt). ĐIỀU GÌ DIỄN RA KHI KHÁM ? Khi khám, bác sĩ sẽ cho chụp X-quang phổi, xét nghiệm khí máu động mạch.Trong một số trường hợp cần phải làm xét nghiệm y học hạt nhân để giúp chẩn đoán. Nếu trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ sẽ khám những dấu hiệu sinh tồn, đánh giá lượng khí vào phổi. ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ? Viêm phổi Viêm phổi do vi trùng, thường được điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh, dùng trong 10 ngày. Viêm phế quản mãn, khí phế thủng và hen Các bệnh này được điều trị bằng thuốc dãn phế quản và thuốc kháng viêm. Trong những trường hợp viêm phế quản mãn tiến triển và khí phế thủng, người bệnh cần phải được cho thở oxy, do đó người bệnh cần phải dùng máy tạo oxy (tức là tạo oxy từ môi trường không khí từ 21% lên 95%). Một số bệnh nhân cần thở oxy khi gắng sức, còn một số khác thì cần oxy thường xuyên (ngày cũng như đêm). Dị ứng hô hấp nặng Các sĩ sẽ chích adrenaline để làm dãn phế quản. Dùng corticoid bằng đường tĩnh mạch hoặc dùng kháng histamine nhằm giảm phản ứng viêm của mặt, lưỡi, hầu, họng, thanh quản, dây thanh âm. Dùng thuốc dãn phế quản đường khí dung. Trong trường hợp suy hô hấp nặng, đôi lúc cũng phải cần đến thông khí cơ học, dùng ống nội khí quản, hoặc mở khí quản nhằm giải phóng sự tắc nghẽn đường hô hấp trên. Thuyên tắc phổi Cho bệnh nhân nhập viện trong vài ngày hoặc có thể điều trị tại nhà tuỳ theo trường hợp. Cho người bệnh dùng thuốc kháng đông,( heparine dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da) nhằm ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Khi người bệnh ra viện, phải tiếp tục cho người bệnh dùng thuốc kháng đông như warfarine ( Coumadin, Sintron) trong nhiều tháng nhằm phòng ngừa tái phát. Tràn khí màng phổi ( gây suy hô hấp cấp) Thông thường, khí trong khoang màng phổi được hấp thu trong vài ngày mà không cần điều trị, nhưng người bệnh cần phải được giữ lại trong bệnh viện vài giờ để theo dõi. Nếu như triệu chứng nặng hơn, cần phải dẫn lưu khí trong khoang màng phổi nhanh chóng để phổi nở ra. Để giảm đau, thường người ta dùng thuốc giảm đau. Viêm thanh thiệt cấp Bệnh nhân được cho nhập viện và được dùng kháng sinh diệt khuẩn. Trước trường hợp tắc nghẽn hô hấp trên nặng, cần phải đặt nội khí quản cho người bệnh hoặc mở khí quản. Hội chứng tăng thông khí Bác sĩ phải trấn an người bệnh : tăng thông khí không có gì nguy hiểm đối với sức khoẻ. Cho người bệnh lời khuyên để họ an tâm và kiềm chế sự tăng thông khí, chỉ cho họ chương trình tập thở. Đôi khi cần phải dùng thuốc an thần. Xơ phổi Tuỳ theo nguyên nhân của xơ phổi, một số bệnh nhân có thể đáp ứng tốt với thuốc điều trị corticoide (cortisone). Bệnh xơ nang phổi Bệnh không tự khỏi, tuổi thọ của người bệnh không vượt quá 30 tuổi. Mục đích dùng thuốc chỉ là làm cho dịch tiết được loãng hơn đôi chút mà thôi. Người bệnh cũng cần phải được vỗ lưng thường xuyên nhằm giúp cho chất tiết bong ra dễ khạc. Béo phì bệnh lý Việc điều trị nhằm giảm bớt cân nặng. Có nhiều loại thuốc có thể được chỉ định để làm ốm. Cũng có thể cắt một phần dạ dày hoặc cắt bớt ruột non nhằm làm giảm thời gian hấp thu thức ăn. Để giúp người bệnh thở tốt hơn, bác sĩ có thể cho họ thở oxy. Gù-vẹo cột sống Trong trường hợp vẹo nặng( một góc > 45°), cần phải phẫu thuật sửa chữa, nhất là ở người trẻ. Khi vẹo cột sống gây suy hô hấp nặng, cần phải cho người bệnh thở máy hỗ trợ qua mask (áp lực dương thì hít vào và thở ra hay còn gọi là BiPAP). Loạn dưỡng cơ Vật lý trị liệu sẽ giúp bảo tồn lâu dài sức cơ. Khi có biểu hiện suy hô hấp, người bệnh có thể dẽ phải dùng máy tạo oxy để thở. Trong những trường hợp nặng nhất cần phải thở BiPAP. Đó là một cái máy hỗ trợ hô hấp qua mask (áp lực dương thì hít vào và thở ra). Bệnh lý của màng phổi Cần phải điều trị khẩn trương. Suy hô cấp Rối loạn hô hấp này cần phải nhập viện, đôi khi nằm ở khoa săn sóc đặc biệt, bác sĩ sẽ điều trị bệnh nguyên gây ra suy hô hấp, tuỳ theo bệnh nền là gì (như viêm phổi chẳng hạn) hay bệnh lý mãn tính ( như khí phế thủng). NGẠT THỞ DO DỊ VẬT Nếu người bệnh bị khóthở đột ngột, tay ôm cổ, không thể nào nói được, nước da xanh tái, điều đó chứng tỏ họ đang bị nghẹt thức ăn hay một vật gì đó. Bạn hãy bảo họ ho mạnh ra nếu có thể được. Nếu họ không đủ mạnh để ho tống những thứ mắc kẹt , và họ ngày càng cảm thấy khó chịu ở ngực, bạn hãy thực hiện ngay nghiệm pháp Heimlich : bạn đứng sau lưng nạn nhân, 2 bàn tay nắm lại và đặt ở thượng vị của nạn nhân, và thúc mạnh về phía sau và hướng lên trên làm cho dị vật rơi ra và rớt ra ngoài. Nếu như nghiệm pháp này không hiệu quả, bạn hãy cho nạn nhân nằm ngữa, xoay đầu qua một bên. Bạn ngồi phía dưới nạn nhân, ngồi chống gối 2 bên .Đặt 2 bàn tay giữa rốn và lồng ngực, ấn mạnh lên trên thật nhanh. Chú ý : đối với trẻ em và em bé. Bạn đặt bé nằm sắp ngang đùi bạn, cho đầu chút xuống, và bạn đấm nhẹ trên lưng bé. Để cẩn thận hơn, bạn hãy đưa nạn nhân đến ngay bác sĩ. . ngột thở nhanh và cảm thấy nghẹt thở. Khó thở đột ngột và kéo dài trên 15 phút. Thở có tiếng rít. Thêm vào đó khó thở, khó thở kèm đau ngực. Trẻ con có. thở. Khó thở đột ngột và kéo dài trên 15 phút. Trẻ con có triệu chứng của viêm thanh thiệt cấp( thở có tiếng rít, đau họng, sốt). Bạn đột ngột thở