Đauthắtlưng
· Giải phẫu vùng thắt lưng.
· Chức năng của vùng thắt lưng.
· Các nguyên nhân thường gây đauthắt lưng.
· Các nguyên nhân khác gây đauthắt lưng.
· Các nguyên nhân gây đauthắtlưng ít gặp.
· Tóm lược về đauthắt lưng.
Giải phẫu vùng thắt lưng.
Bước đầu tiên để hiểu những nguyên nhân đa dạng của đauthắtlưng là hiểu
cấu trúc bình thường (giải phẫu) các mô trong vùng. Các cấu trúc quan trọng của
vùng thắtlưng có liên quan tới triệu chứng đau gồm có cột sống thắt lưng, đĩa đệm
giữa các đốt sống, dây chằng quanh cột sống và đĩa đệm, tủy sống và thần kinh,
các cơ vùng thắt lưng, các nội tạng vùng bụng chậu, và da quanh vùng thắt lưng.
Cột sống thắtlưng được sắp xếp cho các đốt sống “chồng” lên nhau tạo
thành một cấu trúc hỗ trợ vận động đồng thời bảo vệ tủy sống khỏi tổn thương (mô
thần kinh nối dài từ não xuống cột sống tuỷ). Mỗi đốt sống có một gai sống là
vùng xương lồi ra phía sau tủy sống để che đỡ mô thần kinh của cột sống. Chúng
cũng có một “thân” xương mạnh mẽ ở phía trước tủy sống tạo thành một nền
phẳng thích hợp chịu sức nặng. Đốt sống thắtlưng chụm vào đột ngột ở trên
xương cùng nằm giữa hai mông. Ở mỗi bên, xương cùng hợp với xương chậu tạo
thành khớp cùng chậu vùng mông.
Các đĩa đệm là những miếng lót đóng vai trò như những “tấm nệm” giữa
mỗi thân đốt sống làm giảm các va chạm trên cột sống. Mỗi đĩa đệm được thiết kế
giống như một miếng thạch với cấu tạo vùng trung tâm mềm (nhân đệm), có thể
vỡ ra (thoát vị) vòng bên ngoài (bao xơ nhân đệm) gây kích thích thần kinh kế
bên.
Dây chằng là những mô xơ khoẻ bám chắc vào hai đầu vào xương. Các dây
chằng bám vào từng đốt sống và bao quanh mỗi đĩa đệm.
Những dây thần kinh dẫn truyền cảm giác và kích thích đến cơ của vùng
thắt lưng và vùng chi dưới (đùi, cẳng chân, bàn chân, các ngón) ra từ cột sống qua
các cửa xương gọi là lỗ sống.
Nhiều nhóm cơ chịu trách nhiệm phản xạ, vươn duỗi, xoay hông, cũng như
vận động chi dưới bám vào cột sống thắtlưng qua những chỗ bám gân.
Động mạch chủ và các mạch máu vận chuyển máu đến và rời khỏi chi dưới
qua vùng trước cột sống đến bụng và chậu. Bao quanh những mạch máu này có
những tuyến bạch huyết và mô hệ thần kinh tự động rất quan trọng để duy trì việc
điều khiển bàng quang và ruột.
Tử cung và vòi trứng là những cấu trúc quan trọng vùng chậu ở trước thắt
lưng người phụ nữ. Tuyến tiền liệt là cơ quan đáng lưu ý tại cùng chậu ở nam. Hai
thận nằm ở hai bên phía sau của vùng bụng, trước cột sống.
Da vùng chậu được chi phối bởi thần kinh từ các rễ sống.
Chức năng vùng chậu.
Khi đứng, vùng thắtlưng phía sau có chức năng giữ hầu hết trọng lượng cơ
thể. Khi cúi, duỗi hay xoay hông, vùng thắtlưng phía sau cũng chuyển động theo.
Do đó, tổn thương các cấu trúc vùng thắtlưng do mang nặng như cột sống, cơ,
gân, dây chằng là rất quan trọng và thường được phát hiện khi thân mình đứng
thẳng, hay khi thực hiện các cử động.
Chức năng chống đỡ của cột sống và cơ là bảo vệ những mô yếu của hệ
thần kinh và tủy sống cũng như các cơ quan lân cận của vùng bụng, chậu.
Những nguyên nhân gây đauthắtlưng thường gặp.
Cần nhớ rằng các bác sĩ không dễ gì chẩn đoán cách chính xác các nguyên
nhân gây đauthắt lưng. Những nguyên nhân thường gây đauthắtlưng gồm có
căng vùng thắt lưng, kích thích thần kinh, bệnh rễ thần kinh thắt lưng, chèn ép
xương, các tình trạng của xương và khớp. Mỗi nguyên nhân được xem xét sau
đây:
1. Căng vùng thắtlưng (cấp, mạn).
Căng vùng thắtlưng là một tổn thương gây căng dây chằng, gân hoặc cơ
vùng thắt lưng. Kết quả của căng vùng thắtlưng gây ra những vết rách rất nhỏ tại
mô với các mức độ khác nhau. Căng vùng thắtlưng được coi là nguyên nhân gây
đau thắtlưng thông thường nhất. Tổn thương những mô mềm thường được phân
loại “cấp” khi hiện diện từ vài ngày đến vài tuần. Nếu trên 3 tháng, được coi là
“mạn”.
Căng vùng thắtlưng thường xảy ra nhất ở người tuổi 40, nhưng cũng có thể
xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Tình trạng căng vùng thắtlưng đặc trưng bởi những
khó chịu khu trú ở vùng lưng bên dưới khởi phát sau những hoạt động làm căng cơ
học các mô vùng thắt lưng. Mức độ tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng dựa trên độ
căng và kết quả co thắt các cơ vùng thắt lưng.
Chẩn đoán căng vùng thắtlưng dựa trên bệnh sử thương tổn, vị trí đau, và
loại trừ các tổn thương hệ thần kinh. Thông thường chỉ có X quang là cận lâm
sàng giúp loại trừ các bất thường về xương.
Điều trị căng vùng thắtlưng nhằm để lưng nghỉ ngơi (tránh tái tổn thương),
thuốc giảm đau và chống co thắt, dùng nhiệt tại chỗ, mát-xa, và thậm chí là thể
dục hồi phục để tập luyện vùng thắtlưng và cơ bụng (sau khi giải quyết giai đoạn
cấp). Bất động lâu ngày tại giường không được khuyến khích do thực tế lại làm
chậm tiến trình hồi phục. Vận động cột sống trong khoảng thời gian dưới 1 tháng
cho thấy có ích cho những bệnh nhân không có dấu hiệu kích thích dây thần kinh.
Tránh những chấn thương thêm bằng kỹ thuật bảo vệ vùng lưng trong khi làm việc
và dùng các dụng cụ hỗ trợ cần thiết tại nhà hoặc nơi làm việc.
2. Kích thích dây thần kinh.
Các dây thần kinh vùng thắtlưng có thể bị kích thích do những va chạm cơ
học hay bệnh lý ở bất kỳ chỗ nào trên đường đi của chúng - từ rễ nơi tủy sống đến
bề mặt da. Những kích thích dây thần kinh này gồm bệnh lý đĩa đệm thắtlưng
(bệnh lý rễ thần kinh), xâm lấn xương, và viêm thần kinh do virus (bệnh zona).
Xem thêm về các bệnh này bên dưới.
3. Bệnh lý đĩa đệm thắt lưng.
Bệnh lý đĩa đệm thắtlưng liên quan đến sự kích thích dây thần kinh do tổn
thương đĩa đệm giữa các đốt sống. Tổn thương đĩa đệm xảy ra do sự thoái hoá
(‘rạn’ và ‘rách’) vòng bên ngoài đĩa đệm, do chấn thương hoặc cả hai. Kết quả là
phần nhân mềm trung tâm đĩa đệm bị thoát ra (thoát vị) qua vòng bên ngoài đĩa
đệm và tì vào tủy sống hay dây thần kinh khi ra khỏi khung xương cột sống. Sự
thoát ra ngoài này gây nên chứng đau nhói lan xuống chân, thường được gọi là
‘đau thần kinh toạ’. Đau thần kinh toạ có thể được báo trước bằng bệnh sử đau khu
trú vùng thắtlưng hay cảm giác tiếng “cụp” kèm với cảm giác tê và kiến bò. Đau
thường tăng khi cử động vùng hông, khi ho và hắt hơi. Ở những trường hợp nặng
hơn, đau thần kinh toạ có thể kết hợp với tiêu tiểu không tự chủ.
Khi có các triệu chứng trên thì nghi ngờ đau rễ thần kinh thắt lưng. Cảm
giác đau tăng lan toả khi nâng chân cao giúp hỗ trợ chẩn đoán. Các cận lâm sàng
về thần kinh như EMG (điện cơ đồ - electromyogram) và NCV (đo tính dẫn truyền
thần kinh) chi dưới cũng giúp phát hiện kích thích thần kinh. Thoát vị đĩa đệm thật
sự có thể phát hiện bằng các chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hay CT. Để hiểu
thêm, xin đọc bài viết về CT và MRI.
Điều trị đau rễ thần kinh thắtlưng có thể dùng các biện pháp từ nội khoa
cho đến phẫu thuật. Các biện pháp nội khoa gồm có giáo dục bệnh nhân, thuốc
giảm đau, giảm co thắt, chích cortisone quanh tủy sống (tiêm ngoài màng cứng),
vật lý trị liệu (nhiệt, mát-xa, siêu âm, kích thích điện) và nghỉ ngơi (không phải
nghỉ hoàn toàn trên giường, nhưng là tránh làm tái tổn thương). Những bệnh nhân
không giảm đau, suy giảm chức năng nặng, hoặc tiêu tiểu không tự chủ (có dấu
hiệu là do kích thích thần kinh thắt lưng) có thể phải cần đến phẫu thuật. Phẫu
thuật tiến hành dựa trên tình trạng chung của cột sống, tuổi tác và sức khoẻ bệnh
nhân. Phẫu thuật sẽ cắt đi đĩa đệm thoát vị bằng thủ thuật mở cung sau (lỗ nhỏ trên
cột sống thắtlưng bao quanh tủy sống), phẫu thuật cắt bỏ cung sau (cắt bỏ thành
xương), kỹ thuật kim (cắt đĩa đệm dưới da), phẫu thuật huỷ đĩa đệm (hoá huỷ
nhân) và các phẫu thuật khác.
4. Chèn ép xương
Chèn ép xương là bất kỳ tình nào gây hậu quả trên sự vận động, phát triển
của đốt sống thắtlưng làm hạn chế không gian (chèn ép) của tủy sống và dây thần
kinh. Các nguyên nhân gây chèn ép xương vào dây thần kinh tủy sống gồm hẹp lỗ
sống (hẹp cửa mà dây thần kinh từ cột sống đi ra khỏi ống sống vào cơ thể), sa đốt
sống (trượt một đốt sống ra trước có liên quan đến các đốt khác), hẹp đốt sống
(hẹp rễ thần kinh hay tủy sống do mào xương hay mô mềm khác trong ống tủy
sống). Chèn ép dây thần kinh tủy sống trong những trường hợp này có thể dẫn đến
đau thần kinh toạ lan xuống hai chân. Hẹp đốt tủy sống có thể dẫn đến đau chi
dưới tăng lên khi đi bộ, giảm khi nghỉ ngơi (giống tình trạng tuần hoàn kém). Điều
trị các chứng này rất khác nhau dựa trên độ nặng, từ nghỉ ngơi đến phẫu thuật giải
chèn ép bằng cách cắt xương chèn ép vào mô thần kinh.
5. Các bệnh xương và khớp.
Các tình trạng xương và khớp có thể dẫn đến đauthắtlưng do những tổn
thương từ lúc sinh (bẩm sinh), do rạn và rách (thoái hoá) hay tổn thương, và do
các nguyên nhân gây viêm khớp.
6. Các bệnh bẩm sinh – Các nguyên nhân bẩm sinh (tồn tại từ lúc sanh)
gây đauthắtlưng gồm chứng vẹo cột sống và tật nứt đốt sống. Chứng vẹo cột sống
là cột sống cong sang bên có thể do một chân ngắn hơn chân kia (vẹo cột sống
chức năng) hay cấu trúc cột sống bất thường (vẹo cột sống cấu trúc). Trẻ em vẹo
cột sống cấu trúc nặng cần điều trị bằng thanh nẹp hay phẫu thuật cột sống. Vẹo
cột sống người lớn ít khi phẫu thuật, nhưng thường hỗ trợ bằng nẹp có lợi hơn.
Tật nứt cột sống là tật cung đốt sống ngang qua ống sống thiếu mỏm sống
từ lúc sinh. Tật bẩm sinh này thường ảnh hưởng các đốt sống thắtlưng dưới cùng
và những xương cùng ở trên. Thình thoảng, có vài chùm lông bất thường trên da
có nứt đốt sống. Nứt đốt sống có thể không có triệu chứng do các bất thường
xương ít. Tuy nhiên, trình trạng này cũng có thể kết hợp với các bất thường dây
thần kinh nặng ở hai chi dưới.
Bệnh thoái hoá xương và khớp – Khi già đi, nước và protein trong sụn cơ
thể thay đổi. Những thay đổi này tạo nên sụn yếu hơn, mỏng và dễ vỡ hơn. Do cả
đĩa đệm và khớp của đốt sống (mặt khớp) được tạo thành một phần bởi sụn, vùng
này là nơi bị rạn và rách theo thời gian (các thay đổi thoái hoá). Thoái hoá đĩa đệm
được gọi là thoái hoá cột sống. Ta có thể thấy thoái hoá cột sống trên X quang cột
sống nhờ “khoảng đệm” bình thường giữa các đốt sống bị hẹp. Chính sự hư các
mô đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm và gây đauthắtlưng khu trú ở bệnh nhân lớn
tuổi. Viêm khớp thoái hoá (viêm xương khớp) của các mặt khớp cũng gây đauthắt
lưng khu trú, có thể phát hiện được bằng X quang. Những nguyên nhân đaulưng
do thoái hoá thường được điều trị bảo tồn bằng nhiệt gián đoạn như chiếu tia hồng
ngoại, nghỉ ngơi, luyện tập phục hồi, thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt cơ và
kháng viêm.
Tổn thương xương và khớp – Gãy cột sống thắtlưng và xương cùng là
những nguyên nhân hay gặp nhất ở người già do loãng xương, đặc biệt là đối với
những người dùng cortisone dài ngày. Ở những người này, đôi khi chỉ một sang
chấn nhỏ ở cột sống (như cúi xuống cột giày) có thể dẫn đến gãy xương. Ở những
trường hợp này có thể xẹp đốt sống (gãy nén cột sống). Gãy cột sống có thể khởi
phát ngay lập tức, gây đau khu trú dữ dội có thể lan quanh hông kiểu thắtlưng và
tăng nhiều khi cử động thân mình. Đau do gãy cột sống thường không lan xuống
hai chân. Gãy đốt sống ở bệnh nhân trẻ chỉ xảy ra ở những chấn thương nặng, như
tai nạn xe máy. Ở cả bệnh nhân trẻ lẫn già, gãy đốt sống phải mất nhiều tuần trị
bằng nghỉ ngơi và thuốc giảm đau. Những trường hợp gãy do loãng xương có thể
điều trị bằng liệu pháp hormon khích thích tạo xương mới. Để hiểu thêm, xin đọc
bài Miacalcin và Calicmar trong phần Thuốc và bài loãng xương.
Viêm khớp Bệnh lý khớp đốt sống là dạng viêm khớp ảnh hưởng vùng
dưới thắtlưng và khớp cùng chậu. Các ví dụ của bệnh lý khớp đốt sống là bệnh
Reiter, viêm cứng khớp đốt sống, viêm khớp vẩy nến, và viêm khớp do bệnh lý
viêm ruột. Mỗi bệnh trên có thể dẫn đến đau và cứng thắtlưng và đau điển hình
vào buổi sáng. Các tình trạng này thường bắt đầu ở tuổi 20, 30. Các bệnh này được
điều trị trực tiếp bằng thuốc kháng viêm. Để biết thêm, xin đọc các bài viêm khớp
hoạt động, viêm cứng khớp đốt sống, và viêm khớp vẩy nến.
. nguyên nhân khác gây đau thắt lưng.
· Các nguyên nhân gây đau thắt lưng ít gặp.
· Tóm lược về đau thắt lưng.
Giải phẫu vùng thắt lưng.
Bước đầu tiên. Đau thắt lưng
· Giải phẫu vùng thắt lưng.
· Chức năng của vùng thắt lưng.
· Các nguyên nhân thường gây đau thắt lưng.
· Các nguyên