TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐẠI DỊCH COVID19 VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ

22 76 0
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐẠI DỊCH COVID19 VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại dịch Covid 19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, sau đó đã lan ra toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Đại dịch tác động trên toàn cầu trong tất cả các lĩnh vựcvới những đặc điểm khác tác động của các đại dịch bệnh trước đây. Có thể nói, dịch bệnh đưa đến và kéo theo sự “tam trùng” của ba cuộc khủng hoảng liên đới với nhau, đó là : cuộc khủng hoảng về y tế, cuộc khủng hoảng suy thoái về kinh tế, và cuộc khủng hoảng về xã hội. Với sức lây lan nhanh chóng của đại dịch buộc các quốc gia phải thực hiện các các giải pháp khẩn cấp cách ly xã hội trên diện rộng trong nước và giữa các quốc gia, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Từ đó hoạt động về kinh tế rơi vào trì trệ; kéo theo một loạt những vấn đề xã hội: tình trạng mất việc làm của hàng chục triệu lao động trong hầu hết các lĩnh vực, thu nhập giảm sút, an sinh xã hội đứng trước thách thức rất lớn, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội tăng lên. Tác động của đại dịch Covid 19 là rất lớn và toàn diện trên toàn cầu, cho đến nay chúng vẫn tiếp diễn rất phức tạp. Các quốc gia chưa có đủ cơ sở hay những công trình nghiên cứu tổng hợp đánh giá về đại dịch Covid một cách toàn diện nhất. Những khó khăn, thách thức ấy đã phản ánh một thực trạng toàn cầu mới đòi hỏi các quốc gia, các Chính phủ và nhân dân đồng lòng thích nghi, từng bước vượt qua. Đặc biệt, qua đại dịch, tầm quan trọng của vấn đề hợp tác quốc tế được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết. MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU 1 MỞ BÀI 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Câu hỏi nghiên cứu 3 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 3 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 4 5. Tổng quan tài liệu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Bố cục đề tài 4 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1. Khái niệm các vấn đề toàn cầu 6 2. Khái quát về đại dịch Covid – 19 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG 8 1. Thực trạng dịch bệnh Covid đe dọa sức khỏe con người 8 2. Thực trạng ấy còn ảnh hưởng tiêu cực ở mọi khía cạnh 8 2.1. Các con số thống kê 8 2.2. Hậu quả nghiêm trọng đến nhân dân thế giới 9 2.3. Tác động tiêu cực kinh tế, văn hóa – giáo dục, chính trị 10 3. Thực trạng một quốc gia không thể tự thân chống chọi dịch 12 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TOÀN CẦU HÓA 14 1. Tạo ra một mạng lưới chia sẻ thông tin toàn cầu 14 2. Tạo nên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các nước 14 3. WHO là tổ chức y tế thế giới có vai trò liên kết các quốc gia 15 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHỤ LỤC 19 MỞ BÀI: 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta có thể thấy, đại dịch Covid hiện nay đã trở thành một vấn đề toàn cầu, tác động không chỉ về mặt y tế là sức khỏe nhân loại, mà còn tác động toàn diện lên mọi khía cạnh, mọi ngành nghề, đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia để giải quyết. Từ lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Đại dịch Covid19 – Vấn đề toàn cầu mới và sự cần thiết của hợp tác quốc tế” để làm chủ đề nghiên cứu. Bằng tất cả tâm huyết tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu một cách hăng say và trân trọng khách quan, tôi hi vọng sẽ đóng góp cái nhìn tổng thể, mới mẻ về chủ đề này 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu chính là thực trạng về đại dịch Covid 19 là một vấn đề toàn cầu mới và sự hợp tác quốc tế là điều vô cùng cần thiết của các quốc gia. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cơ sở lý luận về đại dịch Covid 19 hiện nay và vấn đề toàn cầu mới. Thực trạng về tình hình dịch bệnh đã trở thành một vấn đề toàn cầu mới. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở hợp tác, đoàn kết, đồng lòng quốc tquooceer thích nghi hoàn cảnh và từng bước ẩy lùi dịch bệnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 trên toàn cầu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Thông qua thực tế, các con số, thông tin biểu thị trên các phương tiện truyền thông, tài liệu nghiên cứu về dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 112019 – 1082021 4. Câu hỏi nghiên cứu: 4.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo Thực trạng dịch bệnh Covid19 hiện nay gây ra những khăn, thách thức gì cho toàn cầu? 4.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ Trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành, vấn đề toàn cầu mới hiện nay được biểu hiện như thế nào? Giải pháp toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế trong thời điểm dịch bệnh hiện nay? 5. Tổng quan tài liệu Bài nghiên cứu dựa trên sự tổng hợp của các nguồn tài liệu uy tín, đa dạng: Tài liệu nước ngoài: thông tin trên website chính thức của WHO, các tài liệu nghiên cứu, số liệu thống kê về dịch bệnh của Statista một tập đoàn của Đức chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng Tài liệu trong nước: GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Cổng thông tin của Bộ Y Tế; nguồn tin từ các báo điện tử (báo Nhân dân, báo Dân trí, báo Tuổi trẻ,…); Ứng dụng sức khỏe Việt Nam, thư viện điện tử ĐHQG Hà Nội; thông tin từ các tạp chí uy tín. 6. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu dựa trên sự kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên thao tác nghiên cứu những tài liệu, bài nghiên cứu, sách chuyên ngành, tạp chí có liên quan đến chủ đề để có cái nhìn sâu rộng và đa chiều hơn về vấn đề. Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ những tài liệu đã tìm hiểu, các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp các nguồn tin, dữ liệu một cách bài bản, khoa học với lập luận chặt chẽ và logic Phương pháp so sánh: Bài nghiên cứu tiếp cận vấn đề dựa trên nhiều khía cạnh tiếp cận nguồn tin khác nhau, do vậy việc so sánh giữa các nguồn tin để đem lại kết quả chọn lọc, đa dạng là điều cần thiết. 7. Bố cục đề tài: Ngoài những mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cầu trúc nội dung chính đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề dịch bệnh Covid và vấn đề toàn cầu Chương 2: Thực trạng về vaans đề toàn cầu mới: dịch bệnh Covid 19 Chương 3: Đề xuất giải pháp toàn cầu hóa nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia chung tay đoàn kết về mọi mặt đẩy lùi dịch bệnh. NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm các vấn đề toàn cầu Khái niệm “vấn đề toàn cầu” xuất hiện phổ biến trong những năm 60 của thế kỷ XX và được đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu của các trường phái khoa học, trào lưu tư tưởng, và điều đó đã chứng tỏ tầm quan trọng của nó. Theo GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, vấn đề toàn cầu là vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích loài người, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới (mang tính toàn cầu) và đòi hỏi phải được giải quyết bằng nỗ lực quốc tế 1 như: chiến tranh, vũ khí hủy diệt, bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu, đói nghèo, tội phạm quốc tế, vấn đề thất nghiệp, … Như vậy, xét về bản chất, các vấn đề toàn cầu đều là sản phẩm của toàn cầu hóa, phát sinh từ toàn cầu hóa. 2. Khái quát về đại dịch Covid – 19 Bước sang thế kỷ XXI, các vấn đề toàn cầu ngày càng trở nên nổi cộm hơn, gây ra tác động đến hầu hết các quốc gia thế giới và đòi hỏi cần phải được giải quyết. Bên cạnh những khía cạnh truyền thống kinh tế, an ninh – chính trị, xã hội – môi trường và văn hóa, sức khỏe toàn cầu cũng là một vấn đề đặc biệt được quan tâm và cải thiện, nhất là kể từ cuối năm 2019 – thời điểm bắt đầu đại dịch Covid – 19 trên toàn thế giới. Đại dịch Covid – 19 là một đại dịch toàn cầu do coronavirus (hay còn gọi là SARSCoV2) gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. WHO cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp này là Covid19 2. Coronavirus được xác định lần đầu tiên vào tháng 122019 tại một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Nam Trung Quốc. Thông qua đường truyền hô hấp giữa người với người, chỉ sau 100 ngày, virus này đã lan ra toàn cầu gây ra đại dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe nhân loại, và tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội toàn cầu. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đánh giá về mức độ nguy hiểm của đại dịch Covid19: “Đây là kẻ thù nguy hiểm với sự kết hợp của các đặc điểm nguy hiểm: lây lan nhanh chóng và gây chết người. Nó có thể hoạt động trong bóng tối, âm thầm lây lan nếu chúng ta không chú ý, sau đó nó bất ngờ bùng phát nếu chúng ta không sẵn sàng ứng phó” 3. Hiện nay, các quốc gia đều nỗ lực trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch khủng khiếp này và chưa có thuốc đặc trị chính thức toàn cầu. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI ĐẠI DỊCH COVID Như chúng ta có thể thấy, đại dịch Covid đã trở thành một vấn đề toàn cầu, thực trạng ấy đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia để giải quyết. Điều đó được chứng minh qua các điểm sau: 1. Thực trạng dịch bệnh Covid đe dọa sức khỏe nhân loại và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hàng đầu của các quốc gia Dịch bệnh Covid – 19 được nhìn nhận rõ ràng đang lây lan trên toàn thế giới, đe dọa đến sự sinh tồn của nhân loại. Trong khi đó, con người vốn là nhân tố quyết định trong việc duy trì giống nòi, tạo dựng và gìn giữ những tiến bộ, những tinh hoa của thế giới. Đối với các quốc gia, cả những nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển, con người là nhân tố mang ý nghĩa chìa khóa của sự thành công. Con người cùng với tri thức như một phương tiện, không chỉ tạo ra của cải, truyền thống văn hóa mà còn tạo ra những tiến bộ, giá trị nhân văn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, là yếu tố quyết định trong việc hình thành một vị thế lớn mạnh cho quốc gia trên vũ đài chính trị thế giới. Bởi vậy, đại dịch Covid19 đang tàn phá “cốt lõi” của sự sống, tàn phá lợi ích hàng đầu của các quốc gia, và nếu nó không được ngăn chặn thì tương lai của nhân loại, các bước phát triển tiếp theo của xã hội toàn cầu sẽ bị tiêu diệt. Trong tình trạng khẩn cấp này, bất cứ quốc gia nào, bất cứ tổ chức hay cá nhân nào đều có chung một nhiệm vụ hàng đầu là phòng và chống dịch, đảm bảo cho sự sinh tồn của nhân loại. Chính nhiệm vụ chung ấy đã gắn kết các nước, công dân toàn cầu thành một khối và đặt ra yêu cầu bức thiết là cần phải có sự hợp tác quốc tế. 2. Thực trạng ấy diễn ra trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia không chỉ ở lĩnh vực y tế – sức khỏe con người mà còn ở mọi khía cạnh 2.1. Các con số thống kê thực trạng báo động Hiện nay, theo báo cáo của WHO, tính đến 1082021, 225 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người dân nhiễm bệnh Covid19 với tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới lên tới 204.800.030 ca nhiễm với 4.327.154 ca bệnh tử vong 4 . Trong đó, Châu Âu và Châu Á là hai tâm dịch lớn với nhiều ổ dịch khó kiểm soát như Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Pháp – đây cũng là 5 nước có số ca mắc Covid19 nhiều nhất thế giới. Như vậy, đại dịch Covid19 bùng phát và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Không có quốc gia nào là không có ca nhiễm, trừ đất nước Triều Tiên vào ngày 1152021 đã được WHO công nhận là không có ca nhiễm Covid19 nào sau khi tiến hành xét nghiệm gần 26.000 người dân 5 2.2. Đại dịch Covid19 gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân toàn thế giới. Theo thống kê, tính đến 1082021, tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới lên tới 204.800.030 ca 4. Đây là một con số đáng báo động đối với sức khỏe nhân loại. Tất cả các bệnh nhân, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, virus sẽ xâm nhập và hủy hoại phổi – mức độ nặng nhất của bệnh. Ngoài ra nó còn gây ra các vấn đề tim mạch như nhịp tim không đều, tim bơm không đủ máu hoặc các mô, gây tổn thương gan, suy gan. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân có nhiều bệnh nền, coronavirus tấn công sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ở một số quốc gia không thể kiểm soát dịch bệnh như Trung Quốc (đợt bùng dịch cuối năm 2019) và Ấn Độ, Malaysia (hiện nay), số ca tử vong tăng liên tục. Dường như nhà nước không thể chống đỡ sức tàn phá của căn bệnh này, và gây ra một tình cảnh hỗn loạn và hết sức đau thương. Tại Trung Quốc, đợt bùng dịch cuối năm 2019 – đầu năm 2020, công cuộc chống dịch bị “vỡ trận” khiến nhân dân Vũ Hán hoang mang tột cùng. Các bệnh viện tại đây bị quá tải do người dân và bệnh nhân chen lấn nhau đi khám, đòi điều trị y tế, xác chết nằm la liệt và các bác sĩ phải làm tăng ca, liên tục thâu đêm, thậm chí phải mặc bỉm để không phải đi vệ sinh 6. Đến tận bây giờ, khi Trung Quốc thành công trong việc dập đợt bùng dịch đầu tiên đó, thì đây vẫn là một nỗi ác mộng không bao giờ có thể quên của người dân Vũ Hán. Ấn Độ là nước có tổng số ca nhiễm và ca tử vong xếp hàng đầu thế giới. Đây là quốc gia đông dân, chất lượng cuộc sống thấp và dân trí lạc hậu nên khó phổ biến cách thức chống dịch đúng đắn. Hậu quả là người dân tử vong nhiều đến mức nhà hỏa táng ở Ấn Độ vỡ trận và thi thể người chết nằm la liệt trên đường. Nói về tình trạng này, Kumar – người dân Ấn Độ phải bật khóc và thốt lên rằng: “Tôi đi khắp mọi nơi để tìm nơi hỏa táng mẹ nhưng mọi cơ sở đều từ chối vì một lý do nào đó, ví dụ như họ nói rằng họ hết gỗ” hay Shunty – một người dân khác khóe mắt cay xè nói: “Không một ai ở Delhi từng chứng kiến cảnh tượng này. Trẻ con mới 5 tuổi, thiếu niên 15 tuổi hay thanh niên 25 tuổi bị hỏa táng. Cặp đôi mới cưới cũng bị hỏa táng. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh này” 7. Tất cả người dân Ấn Độ đều trong tình trạng hoang mang tột cùng, lo sợ và trên thực tế, tình cảnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Hay tại Malaysia – quốc gia được đánh giá là “có nguy cơ bị nhấn chìm trong thảm họa đại dịch Covid19” do có số lượng ca nhiễm và ca tử vong tăng đột biến vượt qua Ấn Độ. Theo thống kê, cứ 1 triệu người Malaysia thì có tới 205,1 trường hợp mắc coronavirut chiếm gầm 1.200 giường bệnh chăm sóc đặc biệt khiến hệ thống y tế Malaysia gần như sụp đổ. Tệ hơn nữa, chỉ trong tháng 52021, đất nước này ghi nhận 1.289 ca tử vong và các bác sĩ tại các bệnh viện phải đưa ra lựa chọn đau lòng là ưu tiên chăm sóc những bệnh nhân có khả năng hồi phục cao hơn 8. Đó là hậu quả của việc không tuân thủ giãn cách xã hội hay hạn chế di chuyển ở cuối tháng lễ Ramadan. Có thể thấy rằng, đại dịch Covid19 này nguy hiểm, mang tính khẩn cấp chưa từng thấy trong lịch sử, gấp nhiều lần so với dịch Ebola ở Tây Phi, dịch tả, dịch AIDS cả về mức độ tử vong, khó phòng chống và tốc độ lây lan. Căn bệnh Covid19 này trở thành “kẻ sát nhân hàng loạt” đối với nhân loại, là kẻ thù của nhân loại, gây ra tình trạng đau thương khắp các nước bị nó tàn phá. 2.3. Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, bệnh dịch Covid19 tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa – giáo dục, thậm chí cả chính trị. Về kinh tế, đại dịch Covid19 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trầm trọng, có nghĩa là nền kinh tế bắt đầu bị thu hẹp và ngừng tăng trưởng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) cho biết năm 2020, nền kinh tế toàn cầu tăng trường ở mức 3,5% là một kết quả tồi tệ hơn rất nhiều so với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các nền kinh tế mạnh dự kiến sẽ sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2021 như Mỹ giảm 5,9%, Nhật Bản giảm 5,2%, Anh giảm 6,5%, Đức giảm 7%, Pháp giảm 7,2%, Ý giảm 9,1% và Tây Ban Nha giảm 8% trong khi các nền kinh tế tiên tiến bị ảnh hưởng nặng nề hơn sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2021 9. Trong đại dịch này, các nước đều phải cảnh giác và hạn chế hoạt động xuất – nhập khẩu nhằm tránh lây lan dịch bệnh, thực hiễn giãn cách xã hội, kiểm dịch và tốn rất nhiều tiền cho việc phòng, chữa bệnh Covid19. Tại nước Mỹ, chính phủ đã cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế song do số ca nhiễm liên tục tăng trong khi các chương trình cứu trợ đã sắp kết thúc khiến cho quốc gia này đang gặp rất nhiều khó khăn 10. Mặt khác, đại dịch này đẩy người dân các nước vào cảnh không có việc làm, khiến chi tiêu của họ giảm, nhu cầu mua sẵm cũng sụt giảm khiến các cơ sở kinh doanh cũng không thể duy trì. Theo thống kê, do nhu cầu sụt giảm của con người trong đại dịch đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp, các nhãn hàng nổi tiếng lâu đời đã phải phá sản, trong đó có các thương hiệu thời trang cao cấp như: Brooks Brother (Mỹ), HM (Thụy Điển), Victoria’s Secret (Mỹ), … Đáng lo lắng hơn cả, đại dịch Covid19 đã tác động nghiêm trọng đến nền an ninh lương thực toàn cầu. Các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế có thể dẫn đến sự gia tăng lâu dài của trình trạng đói nghèo trên toàn cầu và mất an ninh lương thực. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết đại dịch Covid19 đã đẩy thêm từ 88 – 115 triệu người vào tình cảnh nghèo cùng cực, và làm tăng thêm từ 83 – 132 triệu người vào tổng số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới vào năm 2020 11. Về văn hóa – giáo dục, đại dịch Covid19 đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo thanh niên. Kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2020, chính phủ ở 73 quốc gia đã tuyên bố hoặc thực hiện việc đóng cửa trường học, bao gồm 56 quốc gia đóng cửa trường học trên toàn quốc và 17 quốc gia đóng cửa trường học địa phương 12. Mặt khác, theo nhận định của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), hơn 70% thanh niên học tập hoặc kết hợp học tập với công việc đã bị ảnh hưởng tiêu cực do việc đóng cửa các trường học, trường đại học và trung tâm đào tạo kể từ khi đại dịch bùng phát 13. Như vậy, có thể thấy, chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều, thế hệ trẻ bị gián đoạn học tập, hoặc thậm chí phải học qua các nền tảng trực tuyến khiến độ tương tác kém, chất lượng giảng dạy cũng sụt giảm. Thêm vào đó, việc học qua các nền tảng này đòi hỏi phải có mạng lưới Internet tốc độ cao – một khó khăn cho các nước kém phát triển. Từ đó, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nhóm nước phát triển, đang phát triển và nhóm nước kém phát triển lại bị kéo dài thêm. Về chính trị – xã hội, đại dịch Covid19 dẫn đến tình trạng hỗn loạn diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến Ấn Độ. Trước diễn biến dịch phức tạp và khó kiểm soát, ngày 352021, 13 đảng phái đối lập tại Ấn Độ đã kêu gọi chính phủ trung ương tiến hành chương trình tiêm vaccine phòng COVID19 miễn phí và đảm bảo cung cấp oxy y tế không gián đoạn tới tất cả các bệnh viện 14. Đó là cuộc chiến giữa Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi và 13 đảng đối lập này và kết quả là chính quyền phải nhượng bộ. Mặt khác, Ấn Độ vốn là quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo, người dân nơi đây luôn tin vào thần linh và cho rằng bệnh dịch là do thần linh nổi giận nên khước từ mọi lời tuyên truyền của chính phủ về cách thức chống dịch nên gây ra nhiều khó khăn trong công cuộc chống lại bệnh Covid19. Tóm lại, đại dịch Covid19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người dân ở tất cả các quốc gia mà dịch bệnh đang tàn phá. Thêm vào đó, đại dịch còn tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu, trì trệ nền giáo dục và gây ra những bất ổn về chính trị ở các quốc gia. Tất cả những tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu đó đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc chống lại căn bệnh Covid19 này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN oOo TIỂU LUẬN CUỐI KÌ ĐỀ TÀI: ĐẠI DỊCH COVID-19- VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thanh Vân ThS Nguyễn Thị Kim Lân Hà Nội, tháng 8/ 2021 LỜI MỞ ĐẦU: Đại dịch Covid - 19 bùng phát Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, sau lan tồn cầu với tốc độ chóng mặt Đại dịch tác động toàn cầu tất lĩnh vựcvới đặc điểm khác tác động đại dịch bệnh trước Có thể nói, dịch bệnh đưa đến kéo theo “tam trùng” ba khủng hoảng liên đới với nhau, : khủng hoảng y tế, khủng hoảng - suy thoái kinh tế, khủng hoảng xã hội Với sức lây lan nhanh chóng đại dịch buộc quốc gia phải thực các giải pháp khẩn cấp cách ly xã hội diện rộng nước quốc gia, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Từ hoạt động kinh tế rơi vào trì trệ; kéo theo loạt vấn đề xã hội: tình trạng việc làm hàng chục triệu lao động hầu hết lĩnh vực, thu nhập giảm sút, an sinh xã hội đứng trước thách thức lớn, nghèo đói bất bình đẳng xã hội tăng lên Tác động đại dịch Covid - 19 lớn toàn diện toàn cầu, chúng tiếp diễn phức tạp Các quốc gia chưa có đủ sở hay cơng trình nghiên cứu tổng hợp đánh giá đại dịch Covid cách tồn diện Những khó khăn, thách thức phản ánh thực trạng tồn cầu địi hỏi quốc gia, Chính phủ nhân dân đồng lịng thích nghi, bước vượt qua Đặc biệt, qua đại dịch, tầm quan trọng vấn đề hợp tác quốc tế khẳng định rõ nét hết MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU MỞ BÀI Lý chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ Tổng quan tài liệu Phương pháp nghiên cứu Bố cục đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm vấn đề toàn cầu Khái quát đại dịch Covid – 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Thực trạng dịch bệnh Covid đe dọa sức khỏe người Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực khía cạnh 2.1 Các số thống kê 2.2 Hậu nghiêm trọng đến nhân dân giới 2.3 Tác động tiêu cực kinh tế, văn hóa – giáo dục, trị 10 Thực trạng quốc gia tự thân chống chọi dịch 12 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TOÀN CẦU HÓA 14 Tạo mạng lưới chia sẻ thơng tin tồn cầu 14 Tạo nên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nước 14 WHO tổ chức y tế giới có vai trò liên kết quốc gia 15 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHỤ LỤC 19 MỞ BÀI: Lý chọn đề tài: Như thấy, đại dịch Covid trở thành vấn đề tồn cầu, tác động khơng mặt y tế sức khỏe nhân loại, mà tác động tồn diện lên khía cạnh, ngành nghề, đòi hỏi hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn quốc gia để giải Từ lí trên, tơi lựa chọn đề tài “ Đại dịch Covid-19 – Vấn đề toàn cầu cần thiết hợp tác quốc tế” để làm chủ đề nghiên cứu Bằng tất tâm huyết tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cách hăng say trân trọng khách quan, tơi hi vọng đóng góp nhìn tổng thể, mẻ chủ đề Mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đại dịch Covid- 19 vấn đề toàn cầu hợp tác quốc tế điều vô cần thiết quốc gia 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích sở lý luận đại dịch Covid- 19 vấn đề tồn cầu - Thực trạng tình hình dịch bệnh trở thành vấn đề tồn cầu - Đề xuất giải pháp sở hợp tác, đồn kết, đồng lịng quốc tquooceer thích nghi hoàn cảnh bước ẩy lùi dịch bệnh Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tồn cầu - Phạm vi nghiên cứu khơng gian: Thông qua thực tế, số, thông tin biểu thị phương tiện truyền thông, tài liệu nghiên cứu dịch bệnh phạm vi toàn cầu - Phạm vi nghiên cứu thời gian: 11/2019 – 10/8/2021 Câu hỏi nghiên cứu: 4.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo Thực trạng dịch bệnh Covid-19 gây khăn, thách thức cho tồn cầu? 4.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ Trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành, vấn đề toàn cầu biểu nào? Giải pháp toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế thời điểm dịch bệnh nay? Tổng quan tài liệu Bài nghiên cứu dựa tổng hợp nguồn tài liệu uy tín, đa dạng: - Tài liệu nước ngồi: thơng tin website thức WHO, tài liệu nghiên cứu, số liệu thống kê dịch bệnh Statista- tập đoàn Đức chuyên thị trường liệu người tiêu dùng - Tài liệu nước: GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Những vấn đề toàn cầu hai thập niên đầu kỷ XXI”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Cổng thơng tin Bộ Y Tế; nguồn tin từ báo điện tử (báo Nhân dân, báo Dân trí, báo Tuổi trẻ,…); Ứng dụng sức khỏe Việt Nam, thư viện điện tử ĐHQG Hà Nội; thơng tin từ tạp chí uy tín Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu dựa kết hợp nhuẫn nhuyễn phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa thao tác nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu, sách chun ngành, tạp chí có liên quan đến chủ đề để có nhìn sâu rộng đa chiều vấn đề - Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ tài liệu tìm hiểu, thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp nguồn tin, liệu cách bản, khoa học với lập luận chặt chẽ logic - Phương pháp so sánh: Bài nghiên cứu tiếp cận vấn đề dựa nhiều khía cạnh tiếp cận nguồn tin khác nhau, việc so sánh nguồn tin để đem lại kết chọn lọc, đa dạng điều cần thiết Bố cục đề tài: Ngồi mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, cầu trúc nội dung đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề dịch bệnh Covid vấn đề toàn cầu Chương 2: Thực trạng vaans đề toàn cầu mới: dịch bệnh Covid -19 Chương 3: Đề xuất giải pháp tồn cầu hóa nhằm tạo điều kiện cho quốc gia chung tay đoàn kết mặt đẩy lùi dịch bệnh NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm vấn đề toàn cầu Khái niệm “vấn đề toàn cầu” xuất phổ biến năm 60 kỷ XX đề cập đến nhiều nghiên cứu trường phái khoa học, trào lưu tư tưởng, điều chứng tỏ tầm quan trọng Theo GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn, vấn đề toàn cầu vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích lồi người, ảnh hưởng đến hầu hết quốc gia giới (mang tính tồn cầu) đòi hỏi phải giải nỗ lực quốc tế [1] như: chiến tranh, vũ khí hủy diệt, bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu tồn cầu, đói nghèo, tội phạm quốc tế, vấn đề thất nghiệp, … Như vậy, xét chất, vấn đề toàn cầu sản phẩm tồn cầu hóa, phát sinh từ tồn cầu hóa Khái qt đại dịch Covid – 19 Bước sang kỷ XXI, vấn đề toàn cầu ngày trở nên cộm hơn, gây tác động đến hầu hết quốc gia giới đòi hỏi cần phải giải Bên cạnh khía cạnh truyền thống kinh tế, an ninh – trị, xã hội – mơi trường văn hóa, sức khỏe tồn cầu vấn đề đặc biệt quan tâm cải thiện, kể từ cuối năm 2019 – thời điểm bắt đầu đại dịch Covid – 19 toàn giới Đại dịch Covid – 19 đại dịch tồn cầu coronavirus (hay cịn gọi SARS-CoV-2) gây hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng WHO cho biết tên gọi thức bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 [2] Coronavirus xác định lần vào tháng 12/2019 chợ hải sản Hồ Nam, Vũ Hán, miền Nam Trung Quốc Thông qua đường truyền hô hấp người với người, sau 100 ngày, virus lan toàn cầu gây đại dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe nhân loại, tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội toàn cầu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá mức độ nguy hiểm đại dịch Covid-19: “Đây kẻ thù nguy hiểm với kết hợp đặc điểm nguy hiểm: lây lan nhanh chóng gây chết người Nó hoạt động bóng tối, âm thầm lây lan khơng ý, sau bất ngờ bùng phát khơng sẵn sàng ứng phó” [3] Hiện nay, quốc gia nỗ lực chiến chống lại bệnh dịch khủng khiếp chưa có thuốc đặc trị thức tồn cầu CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI- ĐẠI DỊCH COVID Như thấy, đại dịch Covid trở thành vấn đề toàn cầu, thực trạng đòi hỏi hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn quốc gia để giải Điều chứng minh qua điểm sau: Thực trạng dịch bệnh Covid đe dọa sức khỏe nhân loại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hàng đầu quốc gia Dịch bệnh Covid – 19 nhìn nhận rõ ràng lây lan tồn giới, đe dọa đến sinh tồn nhân loại Trong đó, người vốn nhân tố định việc trì giống nịi, tạo dựng gìn giữ tiến bộ, tinh hoa giới Đối với quốc gia, nước phát triển, phát triển hay phát triển, người nhân tố mang ý nghĩa chìa khóa thành công Con người với tri thức phương tiện, không tạo cải, truyền thống văn hóa mà cịn tạo tiến bộ, giá trị nhân văn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, yếu tố định việc hình thành vị lớn mạnh cho quốc gia vũ đài trị giới Bởi vậy, đại dịch Covid-19 tàn phá “cốt lõi” sống, tàn phá lợi ích hàng đầu quốc gia, khơng ngăn chặn tương lai nhân loại, bước phát triển xã hội tồn cầu bị tiêu diệt Trong tình trạng khẩn cấp này, quốc gia nào, tổ chức hay cá nhân có chung nhiệm vụ hàng đầu phòng chống dịch, đảm bảo cho sinh tồn nhân loại Chính nhiệm vụ chung gắn kết nước, cơng dân tồn cầu thành khối đặt yêu cầu thiết cần phải có hợp tác quốc tế Thực trạng diễn phạm vi toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết quốc gia không lĩnh vực y tế – sức khỏe người mà cịn khía cạnh 2.1 Các số thống kê thực trạng báo động Hiện nay, theo báo cáo WHO, tính đến 10/8/2021, 225 quốc gia vùng lãnh thổ có người dân nhiễm bệnh Covid-19 với tổng số ca nhiễm toàn giới lên tới 204.800.030 ca nhiễm với 4.327.154 ca bệnh tử vong [4] Trong đó, Châu Âu Châu Á hai tâm dịch lớn với nhiều ổ dịch khó kiểm sốt Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Pháp – nước có số ca mắc Covid-19 nhiều giới Như vậy, đại dịch Covid-19 bùng phát lan rộng phạm vi tồn cầu Khơng có quốc gia khơng có ca nhiễm, trừ đất nước Triều Tiên vào ngày 11/5/2021 WHO cơng nhận khơng có ca nhiễm Covid-19 sau tiến hành xét nghiệm gần 26.000 người dân [5] 2.2 Đại dịch Covid-19 gây hậu nghiêm trọng đến sức khỏe người dân toàn giới Theo thống kê, tính đến 10/8/2021, tổng số ca nhiễm toàn giới lên tới 204.800.030 ca [4] Đây số đáng báo động sức khỏe nhân loại Tất bệnh nhân, tùy mức độ nặng nhẹ bệnh, virus xâm nhập hủy hoại phổi – mức độ nặng bệnh Ngồi cịn gây vấn đề tim mạch nhịp tim không đều, tim bơm không đủ máu mô, gây tổn thương gan, suy gan Đặc biệt, bệnh nhân có nhiều bệnh nền, coronavirus công gây nguy hiểm đến tính mạng Ở số quốc gia khơng thể kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (đợt bùng dịch cuối năm 2019) Ấn Độ, Malaysia (hiện nay), số ca tử vong tăng liên tục Dường nhà nước chống đỡ sức tàn phá bệnh này, gây tình cảnh hỗn loạn đau thương Tại Trung Quốc, đợt bùng dịch cuối năm 2019 – đầu năm 2020, công chống dịch bị “vỡ trận” khiến nhân dân Vũ Hán hoang mang Các bệnh viện bị tải người dân bệnh nhân chen lấn khám, đòi điều trị y tế, xác chết nằm la liệt bác sĩ phải làm tăng ca, liên tục thâu đêm, chí phải mặc bỉm để khơng phải vệ sinh [6] Đến tận bây giờ, Trung Quốc thành công việc dập đợt bùng dịch đó, nỗi ác mộng khơng qn người dân Vũ Hán Ấn Độ nước có tổng số ca nhiễm ca tử vong xếp hàng đầu giới Đây quốc gia đông dân, chất lượng sống thấp dân trí lạc hậu nên khó phổ biến cách thức chống dịch đắn Hậu người dân tử vong nhiều đến mức nhà hỏa táng Ấn Độ vỡ trận thi thể người chết nằm la liệt đường Nói tình trạng này, Kumar – người dân Ấn Độ phải bật khóc lên rằng: “Tơi khắp nơi để tìm nơi hỏa táng mẹ sở từ chối lý đó, ví dụ họ nói họ hết gỗ” hay Shunty – người dân khác khóe mắt cay xè nói: “Khơng Delhi chứng kiến cảnh tượng Trẻ tuổi, thiếu niên 15 tuổi hay niên 25 tuổi bị hỏa táng Cặp đôi cưới bị hỏa táng Thật khủng khiếp chứng kiến cảnh này” [7] Tất người dân Ấn Độ tình trạng hoang mang cùng, lo sợ thực tế, tình cảnh ngày trở nên tồi tệ Hay Malaysia – quốc gia đánh giá “có nguy bị nhấn chìm thảm họa đại dịch Covid-19” có số lượng ca nhiễm ca tử vong tăng đột biến vượt qua Ấn Độ Theo thống kê, triệu người Malaysia có tới 205,1 trường hợp mắc coronavirut chiếm gầm 1.200 giường bệnh chăm sóc đặc biệt khiến hệ thống y tế Malaysia gần sụp đổ Tệ nữa, tháng 5/2021, đất nước ghi nhận 1.289 ca tử vong bác sĩ bệnh viện phải đưa lựa chọn đau lòng ưu tiên chăm sóc bệnh nhân có khả hồi phục cao [8] Đó hậu việc khơng tn thủ giãn cách xã hội hay hạn chế di chuyển cuối tháng lễ Ramadan Có thể thấy rằng, đại dịch Covid-19 nguy hiểm, mang tính khẩn cấp chưa thấy lịch sử, gấp nhiều lần so với dịch Ebola Tây Phi, dịch tả, dịch AIDS mức độ tử vong, khó phịng chống tốc độ lây lan Căn bệnh Covid-19 trở thành “kẻ sát nhân hàng loạt” nhân loại, kẻ thù nhân loại, gây tình trạng đau thương khắp nước bị tàn phá 2.3 Bên cạnh hậu nghiêm trọng đến sức khỏe người, bệnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tất lĩnh vực khác kinh tế, văn hóa – giáo dục, chí trị Về kinh tế, đại dịch Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thối trầm trọng, có nghĩa kinh tế bắt đầu bị thu hẹp ngừng tăng trưởng Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) cho biết năm 2020, kinh tế toàn cầu tăng trường mức 3,5% kết tồi tệ nhiều so với khủng hoảng tài tồn cầu năm 2008 Các kinh tế mạnh dự kiến sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2021 Mỹ giảm 5,9%, Nhật Bản giảm 5,2%, Anh giảm 6,5%, Đức giảm 7%, Pháp giảm 7,2%, Ý giảm 9,1% Tây Ban Nha giảm 8% kinh tế tiên tiến bị ảnh hưởng nặng nề tăng trưởng -6% năm 2021 [9] Trong đại dịch này, nước phải cảnh giác hạn chế hoạt động xuất – nhập nhằm tránh lây lan dịch bệnh, thực hiễn giãn cách xã hội, kiểm dịch tốn nhiều tiền cho việc phòng, chữa bệnh Covid-19 Tại nước Mỹ, phủ cam kết chi 3.000 tỷ USD để giải cứu kinh tế song số ca nhiễm liên tục tăng chương trình cứu trợ kết thúc khiến cho quốc gia gặp nhiều khó khăn [10] Mặt khác, đại dịch đẩy người dân nước vào cảnh khơng có việc làm, khiến chi tiêu họ giảm, nhu cầu mua sẵm sụt giảm khiến sở kinh doanh khơng thể trì Theo thống kê, nhu cầu sụt giảm người đại dịch khiến hàng loạt doanh nghiệp, nhãn hàng tiếng lâu đời phải phá sản, có thương hiệu thời trang cao cấp như: Brooks Brother (Mỹ), H&M (Thụy Điển), Victoria’s Secret (Mỹ), … Đáng lo lắng cả, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu Các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế dẫn đến gia tăng lâu dài trình trạng đói nghèo tồn cầu an ninh lương thực Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết đại dịch Covid-19 đẩy thêm từ 88 – 115 triệu người vào tình cảnh nghèo cực, làm tăng thêm từ 83 – 132 triệu người vào tổng số người bị suy dinh dưỡng giới vào năm 2020 [11] Về văn hóa – giáo dục, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục đào tạo niên Kể từ ngày 16 tháng năm 2020, phủ 73 quốc gia tuyên bố thực việc đóng cửa trường học, bao gồm 56 quốc gia đóng cửa trường học toàn quốc 17 quốc gia đóng cửa trường học địa phương [12] Mặt khác, theo nhận định Tổ chức Lao động giới (ILO), 70% niên học tập kết hợp học tập với công việc bị ảnh hưởng tiêu cực việc đóng cửa trường học, trường đại học trung tâm đào tạo kể từ đại dịch bùng phát [13] Như vậy, thấy, chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều, hệ trẻ bị gián đoạn học tập, chí phải học qua tảng trực tuyến khiến độ tương tác kém, chất lượng giảng dạy sụt giảm Thêm vào đó, việc học qua tảng đòi hỏi phải có mạng lưới Internet tốc độ cao – khó khăn cho nước phát triển Từ đó, khoảng cách chất lượng giáo dục nhóm nước phát triển, phát triển nhóm nước phát triển lại bị kéo dài thêm Về trị – xã hội, đại dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng hỗn loạn diễn nhiều quốc gia giới, phải kể đến Ấn Độ Trước diễn biến dịch phức tạp khó kiểm sốt, ngày 3/5/2021, 13 đảng phái đối lập Ấn Độ kêu gọi phủ trung ương tiến hành chương trình tiêm vaccine phịng COVID-19 miễn phí đảm bảo cung cấp oxy y tế không gián đoạn tới tất bệnh viện [14] Đó chiến Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi 13 đảng đối lập kết quyền phải nhượng Mặt khác, Ấn Độ vốn quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo, người dân nơi tin vào thần linh cho bệnh dịch thần linh giận nên khước từ lời tuyên truyền phủ cách thức chống dịch nên gây nhiều khó khăn cơng chống lại bệnh Covid-19 Tóm lại, đại dịch Covid-19 diễn phạm vi toàn cầu, gây hậu nghiêm trọng cho sức khỏe người dân tất quốc gia mà dịch bệnh tàn phá Thêm vào đó, đại dịch tác động tiêu cực đến lĩnh vực khác đời sống xã hội làm suy thoái kinh tế tồn cầu, trì trệ giáo dục gây bất ổn trị quốc gia Tất tác động tiêu cực phạm vi tồn cầu địi hỏi phải có hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn công chống lại bệnh Covid-19 Covid-19 loại bệnh dịch mới, biến chủng lây lan với tốc độ nhanh khiến nước tự thân, đủ nhân lực – vật lực để nghiên cứu kịp đáp ứng việc phòng dịch chữa bệnh Bệnh viêm đường hơ hấp vốn có từ lâu, điển hình vào năm 2003 với virus SARS Tuy nhiên, Covid-19 bệnh viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng chưa có lịch sử lồi người với biến chủng tốc độ lây lan nhanh, mức độ tàn phá nặng nề sức khỏe người Bệnh dịch Covid-19 có tác nhân SARS-Covid-2 Đây loại virus corona với SARS (hội chứng hơ hấp tính cấp nặng xảy vào năm 2003), MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông mức độ nhẹ) loại khơng nguy hiểm khác SARS-Covid-2 đánh giá có liên quan đến SARS nên đặt tên dựa loại virus bệnh dịch năm 2003 Tuy nhiên, thật, SARD-Covid-2 chưa xác định trước đó, bệnh dịch xảy Vũ Hán, Trung Quốc nên cịn gọi “Virus Vũ Hán” [15] Vì vậy, bệnh dịch với tác nhân hoàn toàn mới, gây thách thức cho nhà nghiên cứu hệ thống y tế toàn cầu SARD-Covid-2 virus tạo nhiều biến chủng tốc độ lây lan nhanh, khó phát Loại virus tồn động vật (lạc đà, mèo, dơi) người, lây truyền từ người sang người khác thông qua đường hô hấp Theo đó, virus lây lan khơng khí, xâm nhập vào thể người người đứng gần, nói chuyện với người mắc bệnh Thậm chí, virus ẩn chứa sau đồ vật mà bệnh nhân chạm vào [16] Vì vậy, bệnh dịch Covid-19 có tốc độ lây lan cực nhanh khó để phịng tránh Thêm vào đó, SARD-Covid-2 virus nhiều biến chủng biến chủng có tốc độ lây lan nhanh thời gian ủ bệnh lâu nhiều so với loại ban đầu Trong đó, ba loại biến chủng nguy hiểm là: biến chủng Nam Phi (B.1.351), biến chủng Anh (B.1.1.7) với tốc độ lây lan tăng 70% so với biến chủng Nam Phi biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) có tốc độ lây lan tăng 40-50% so với biến chủng Anh Đặc biệt, biến chủng Ấn Độ đánh giá có khả lây lan mức độ tàn phá sức khỏe lớn WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại” [17] Các biến chủng có thời gian ủ thể người từ 14-21 ngày trước phát thành bệnh SARS-Covid-2 ban đầu từ 3-5 ngày Tóm lại, Covid-19 bệnh dịch viêm đường hơ hấp cấp nghiêm trọng với tác nhân SARS-Covid-2 hoàn toàn Với tốc độ lây lan nhanh, nhiều không ngừng tăng thêm biến chủng thời gian ủ bệnh tăng theo gây nhiều khó khăn cho nhà nghiên cứu hệ thống y tế tồn cầu Điều khiến nước khơng thể tự thân mình, khơng thể đủ nhân tài – vật lực phục vụ cho việc nghiên cứu cách thức phòng chống dịch chữa bệnh kịp thời thực trạng bệnh dịch ngày biến chủng lây lan nhanh hơn, chưa kể đến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Vì vậy, cần thiết phải có nỗ lực hợp tác tồn cầu việc nghiên cứu vaxin, thuốc chữa bệnh, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch thành thành tựu khác nhằm nhanh chóng đẩy lùi đại dịch tồn giới CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TỒN CẦU HĨA TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC NƯỚC CHIA SẺ NHỮNG NỖ LỰC NGHIÊN CỨU, CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 Khơng thể phủ nhận tồn cầu hóa tảng cho bệnh dịch Covid-19 lan rộng khắp giới thông qua tự di chuyển người, giao thương, hoạt động xuất – nhập khẩu, … Tuy nhiên, tồn cầu hóa tạo điều kiện cho quốc gia chung tay chống đại dịch Điều thể điểm sau: Trước tiên, toàn cầu hóa tạo mạng lưới chia sẻ thơng tin tồn cầu Điều có nghĩa người dân quốc gia cập nhật thơng tin, tình hình dịch bệnh quốc gia khác, từ người dân, cán lãnh đạo quốc gia tự rút kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh giới Trang thông tin đáng tin cậy cho người dân tồn cầu tìm hiểu dịch bệnh WHO, chưa kể đến nước thành lập kênh riêng đăng tải tình hình dịch bệnh Mặt khác, nước chia sẻ kết nỗ lực nghiên cứu loại virus với nhiều biến chủng, từ tiết kiệm đáng kể nhân lực, vật lực chiến “hiểu kẻ thù” Tuy chưa quốc gia giới tìm phương thuốc chữa trị đặc thù cho loại bệnh dịch Covid-19 song nhiều loại vaxin phòng ngừa virus nghiên cứu, thử nghiệm đưa vào sử dụng Trước tình hình đó, sóng xuất – nhập vaxin lan rộng toàn cầu – thuận lợi cho nước chưa chế tạo vaxin mà nhập vaxin sử dụng Một ví dụ Việt Nam, bối cảnh bùng dịch trở lại vào dịp Tết năm 2021, quốc gia nhập 117.000 liều vaxin AstraZeneca để tiêm cho đội ngũ cán bộ, bác sĩ đầu tuyến chống dịch lãnh đạo quốc gia [18] Thứ hai, tồn cầu hóa với cốt lõi hợp tác tạo nên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nước đại dịch Covid-19 Trước tình hình dịch bệnh gia tăng đầy phức tạp Ấn Độ, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ 209 máy thở 325 máy tạo oxi, 1.300 bình oxi 50.000 trang với tổng viện trợ lên tới 1,5 triệu USD [19] Hay Việt Nam công chống dịch Trung Quốc hỗ trợ 320.000 trang y tế [20] Đó hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn đại dịch, nhỏ có tầm quan trọng cực lớn quốc gia Thứ ba, WHO với vai trị tổ chức y tế tồn cầu có tác động lớn tới quốc gia việc phòng chống dịch WHO- Tổ chức Y tế giưới với nguồn nhân lực, vật lực chất lượng cao đến từ quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, có nhiều cố gắng việc nghiên cứu bệnh dịch cách phịng chống Mặt khác, trang thơng tin WHO trở thành nguồn thông tin xác thực người muốn tìm hiểu coronavirus cập nhật tin tức, tình hình bệnh dịch tồn cầu cách nhanh chóng xác Hầu hết, thông tin virus corona WHO đưa ra, việc đặt tên cho bệnh dịch đặt tên cho virus Tóm lại, tồn cầu hóa mở điều kiện thuận lợi cho quốc gia hỗ trợ, giúp đỡ lẫn việc phòng chống đại dịch Covid-19 Điều chứng minh cần thiết hợp tác quốc tế chiến định đắn, phù hợp với toàn cầu hóa – quy luật khách quan đời sống xã hội KẾT LUẬN: Như vậy, thấy Đại dịch Covid-19 thực vấn đề toàn cầu Cả hai yếu tố “toàn cầu” “mới” chứng minh hợp tác quốc tế hoàn tồn cần thiết cơng chiến đấu chống lại sức tàn phá nghiêm trọng đại dịch Đại dịch đe dọa đến sống nhân loại, khiến quốc gia nào, cá nhân nằm giới phải có trách nhiệm chung tay chống lại Thêm vào đó, coronavius virus mới, biến chủng nhiều, tốc độ lây lan nhanh có xu hướng tăng gây nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu vaxin – thuốc đặc trị, tàn phá đến sức khỏe người toàn kinh tế – xã hội giới vơ lớn Vì vậy, quốc gia cần hợp tác với nhau, chung tay để đủ nhân lực, vật lực nghiên cứu cách phòng, chống chữa bệnh, kiểm soát đẩy lùi đại dịch Mặt khác, bối cảnh tồn cầu hóa thuận lợi lớn để quốc gia dễ dàng tương trợ, giúp đỡ lẫn Do vậy, quốc gia cần tranh thủ, biến thuận lợi thành hội nhằm nhanh chóng dập tắt đại dịch, đảm bảo sống an toàn, lành mạnh trở lại cho toàn nhân loại TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Những vấn đề toàn cầu hai thập niên đầu kỷ XXI”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 12-13 [2] VNVC, “Virus Corona 2019 (Covid 19, SARS Cov-2): Nguyên nhân triệu chứng”, https://vnvc.vn/virus-corona-2019/ , truy cập ngày 10/8/2021 [3] Hoàng Hà (19/5/2020), “WHO nhấn mạnh vai trị đồn kết chống Covid-19”, Báo Nhân Dân điện tử, https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/who-nhan-manh-vai-trocua-doan-ket-chong-covid-19-458686/ , truy cập ngày 10/8/2021 [4] Xem thêm: WHO (1/6/2021), “Số ca mắc Covid-19 phạm vi tồn cầu”, https://covid19.who.int/ [5] Bình An (11/5/2021), “WHO xác nhận Triều Tiên khơng có ca Covid-19 nào”, Tuổi Trẻ Online, https://tuoitre.vn/who-xac-nhan-trieu-tien-khong-co-ca-covid-19nao-20210511144652301.htm [6] CafeBiz (26/1/2020), “Loạt ảnh “vỡ Hán”, trận” bệnh viện Vũ https://cafebiz.vn/loat-anh-vo-tran-trong-benh-vien-vu-han-xac-chet-la-liet- nguoi-dan-chen-lan-doi-dieu-tri-y-te-bac-si-mac-bim-ca-ngay-vi-khong-the-di-vesinh-20200126084735746.chn [7] Đức Hoàng (23/4/2021), “Lò hỏa táng Ấn Độ vỡ trận, thi thể nạn nhân Covid-19 nằm la liệt đường”, Dân Trí, https://dantri.com.vn/the-gioi/lo-hoa-tang-an-do-votran-thi-the-nan-nhan-covid-19-nam-la-liet-tren- duong %C2%A020210423120423374.htm [8] Cao Trung (30/5/2021), “Malaysia trải qua ngày tồi tệ kể từ dịch COVID-19 bùng phát”, Công An Nhân Dân Online, https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Malaysiatrai-qua-ngay-toi-te-nhat-ke-tu-dich-COVID-19-bung-phat-i607371/ [9] Hải Đăng (12/1/2021), “Tác động đại dịch COVID-19 đến kinh tế giới nào?”, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tac-dongcua-dai-dich-covid19-den-nen-kinh-te-the-gioi-nhu-the-nao-327414.html [10] Explained Desk (5/1/2021), “Explained: How Covid-19 has affected the global economy”, The Indian Express, https://indianexpress.com/article/explained/explainedhow-has-covid-19-affected-the-global-economy-6410494/ [11] Hải Đăng (3/9/2020), “Tác động đại dịch COVID-19 đến kinh tế giới nào?”, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tac-dongcua-dai-dich-covid19-den-nen-kinh-te-the-gioi-nhu-the-nao-327414.html [12] Matteo Marchisio (2/3/2021), “What impact will the COVID-19 pandemic and the Ifad, global economic downturn have on world food security?”, https://www.ifad.org/en/web/latest/-/what-impact-will-the-covid-19-pandemic- and-the-global-economic-downturn-have-on-world-food-security[13] Xem thêm: UNESCO, “Covid-19 Educational Disruption and Response”, https://en.unesco.org/covid19/educationresponse [14] KL (13/8/2020), “COVID-19 tác động tiêu cực lĩnh vực giáo dục đào tạo niên”, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/covid-19tac-dong-tieu-cuc-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-thanh-nien-561501.html [15] Hà Linh (4/5/2021), “Dịch COVID-19 lây lan ảnh hưởng đến trị Ấn Độ”, Báo Tin tức TTX Việt Nam, https://baotintuc.vn/the-gioi/dich-covid19-lay-lan-anhhuong-den-chinh-tri-an-do-20210504074224234.htm [16] Tâm Anh Hospital, “Virus Corona chủng SARS-Covid-2: Nguồn gốc cách phòng ngừa”, https://tamanhhospital.vn/virus-corona/ [17] Bộ Y Tế (31/5/2021), “Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm chủng virus SARS-CoV-2 mới”, https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/ [18] Bộ Y Tế (24/2/2021), “10h sáng nay, lô vaccine COVID-19 tới Việt Nam”, https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-1707 [19] Huy Lê (2/6/2021), “Việt Nam trao tặng thiết bị y tế hỗ trợ Ấn Độ chống dịch COVID- 19”, Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-trao-tang-thiet-bi-yte-ho-tro-an-do-chong-dich-covid19/714344.vnp [20] Bộ Y Tế (29/9/2020), “Trung Quốc trao tặng Việt Nam 320.000 trang y tế phòng chống dịch COVID-19”, https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6851664-2 PHỤ LỤC: Các trường hợp COVID-19 toàn giới từ ngày 23 tháng năm 2020 đến ngày tháng năm 2021 Nguồn: John Elflein, Statista ngày tháng năm 2021 Bảng thống kê số lượng ca nhiễm Covid toàn cầu số quốc gia tính đến ngày 1/6/2021 Nguồn: Ứng dụng sức khỏe Việt Nam Hình ảnh người dân Malaysia xếp hàng mua vaccine AstraZeneca thủ đô Kuala Lumpur hơm 29/5 Nguồn: TheStar Hình ảnh hỏa táng hàng loạt nạn nhân chết đại dịch Covid New Delhi, Ấn Độ ngày 26/04/2021 Nguồn: REUTERS - ADNAN ABIDI Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng với Đại sứ Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh buổi trao hàng hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 cho nước Việt Nam Nguồn: Lâm Khánh/TTXVN ... trạng đại dịch Covid- 19 vấn đề toàn cầu hợp tác quốc tế điều vô cần thiết quốc gia 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích sở lý luận đại dịch Covid- 19 vấn đề toàn cầu - Thực trạng tình hình dịch. .. cịn tác động tồn diện lên khía cạnh, ngành nghề, đòi hỏi hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn quốc gia để giải Từ lí trên, tơi lựa chọn đề tài “ Đại dịch Covid-19 – Vấn đề toàn cầu cần thiết hợp tác quốc. .. phù hợp với tồn cầu hóa – quy luật khách quan đời sống xã hội KẾT LUẬN: Như vậy, thấy Đại dịch Covid-19 thực vấn đề toàn cầu Cả hai yếu tố ? ?toàn cầu? ?? ? ?mới? ?? chứng minh hợp tác quốc tế hồn tồn cần

Ngày đăng: 09/09/2021, 01:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU:

  • MỤC LỤC:

  • MỞ BÀI:

    • 1. Lý do chọn đề tài:

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    • 4. Câu hỏi nghiên cứu:

    • 5. Tổng quan tài liệu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu:

    • 7. Bố cục đề tài:

    • NỘI DUNG:

    • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

      • 1. Khái niệm các vấn đề toàn cầu

      • 2. Khái quát về đại dịch Covid – 19

      • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU MỚI- ĐẠI DỊCH COVID

        • 1. Thực trạng dịch bệnh Covid đe dọa sức khỏe nhân loại và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hàng đầu của các quốc gia

        • 2. Thực trạng ấy diễn ra trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia không chỉ ở lĩnh vực y tế – sức khỏe con người mà còn ở mọi khía cạnh

        • 3. Covid-19 là một loại bệnh dịch mới, biến chủng và lây lan với tốc độ nhanh khiến các nước không thể tự thân, đủ nhân lực – vật lực để nghiên cứu kịp đáp ứng việc phòng dịch và chữa bệnh

        • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TOÀN CẦU HÓA TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC NƯỚC CHIA SẺ NHỮNG NỖ LỰC NGHIÊN CỨU, CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

        • 1. Trước tiên, toàn cầu hóa tạo ra một mạng lưới chia sẻ thông tin toàn cầu.

        • 2. Thứ hai, toàn cầu hóa với cốt lõi là sự hợp tác đã tạo nên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các nước trong đại dịch Covid-19.

        • 3. Thứ ba, WHO với vai trò là tổ chức y tế toàn cầu đã có tác động lớn tới các quốc gia trong việc phòng chống dịch.

        • KẾT LUẬN:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan