1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

26 872 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 378,6 KB

Nội dung

TÌM HIỂU VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ NHỮNGTRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

“TÌM HIỂU VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG”

Giảng viên HD: Ths Ngô Thuỳ Dung

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của tiểu luận 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 4

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của Hợp đồng lao động 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng lao động 4

1.1.3 Ý nghĩa Hợp đồng lao động 6

1.2 Phân loại Hợp đồng lao động 7

1.3 Hình thức, nội dung và hiệu lực của Hợp đồng lao động 7

1.3.1 Hình thức Hợp đồng lao động 7

1.3.2 Nội dung Hợp đồng lao động 7

1.3.3 Hiệu lực Hợp đồng lao động 8

1.4 Thực hiện, sửa đổi, bổ sung và tạm hoãn Hợp đồng lao động 9

1.4.1 Thực hiện Hợp đồng lao động 9

1.4.2 Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động 9

1.4.3 Tạm hoãn Hợp đồng lao động 10

CHƯƠNG 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 11

2.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động 11

2.1.1 Khái niệm 11

2.1.2 Đặc điểm của đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động 11

2.1.3 Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 12

2.2 Phân loại đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động 12

2.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động 12

2.2.2 Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động 13

2.3 Các trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động 13

2.3.1 Quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động 13

Trang 3

động trái pháp luật 16

2.3.3 Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật ở người lao động 16

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 18

3.1 Những hạn chế, bất cập pháp luật về Hợp đồng lao động tại Việt Nam 18

3.1.1 Về nội dung Hợp đồng lao động 18

3.1.2 Về sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động 18

3.1.3 Về loại Hợp đồng lao động 19

3.1.4 Đối với vấn đề kết thúc thời gian thử việc 20

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng lao động 20

KẾT LUẬN 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi xã hội phát triển và bắt đầu có nhu cầu sử dụng lao động thì sẽ tạo nênquan hệ lao động Quan hệ lao động có tầm quan trọng không chỉ với mỗi cánhân và còn với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của toàn cầu Vì thế,Hợp đồng lao động xuất hiện làm công cụ pháp lí để xác lập mối quan hệ laođộng giữa người lao động và người sử dụng lao động Hiện nay, Hợp đồng laođộng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Trước hết, thông quaHợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụnglao động được thiết lập và xác định rõ ràng, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp(nếu có), là hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm chủcủa mình, được tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm, mức lương cũng như nơilàm việc phù hợp Đặc biệt, Hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiệnhợp đồng, quy định về trường hợp các bên được quyền chấm dứt Hợp đồng laođộng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên khôngcòn muốn tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động Trong một số trường hợp điềukiện lao động không được đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn, người lao động

có thể chấm dứt quan hệ lao động này để tham gia quan hệ lao động khác trên cơ

sở pháp luật Đây cũng là quyền của người lao động được pháp luật ghi nhận tạiĐiều 37 Bộ luật lao động 2012 Tuy nhiên, sự hiểu biết của mọi người, đặc biệt

là người lao động về vấn đề đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động còn hạnchế và chưa chính xác Và bên đó, vấn đề đơn phương chấm dứt Hợp đồng laođộng của người lao động ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tranh cãi, và cần tiếptục hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội

Với những lí do trên, đồng thời bản thân là sinh viên, và trong tương laibản thân em cũng sẽ trở thành người lao động Việc tìm hiểu và nghiên cứu vềHợp đồng lao động cũng như các trường hợp người lao động đơn phương chấmdứt Hợp đồng lao động sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đếnHợp đồng lao động, nhằm hoàn thiện nhận thức về bản chất pháp lý của hành vi

Trang 5

chấm dứt Hợp đồng lao động, trang bị được những kiến thức cho công việctrong tương lai Vì thế em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về Hợp đồng lao động vànhững trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt Hợp đồng laođộng” làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong nền kinh tế - xã hội đang phát triển như hiện nay, vấn đề về lao độngđặc biệt là Hợp đồng lao động luôn là chủ đề được mọi người quan tâm Do đó,hiện nay có nhiều bài luận, công trình khoa học nghiên cứu bàn về lĩnh vực laođộng, đồng thời cũng như nhiều nghiên cứu các đề tài về đơn phương chấm dứtHợp đồng lao động cũng như các hậu quả pháp lý về việc chấm dứt Hợp đồnglao động của người lao động Thế nên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu

về Hợp đồng lao động và những trường hợp người lao động được đơn phươngchấm dứt Hợp đồng lao động” để đưa ra cái nhìn cụ thể về vấn đề Hợp đồng laođộng và việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động ở người lao động

3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ các nội dung sau:

- Khái quát chung về Hợp đồng lao động như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa,phân loại các Hợp đồng lao động, các nội dung, hình thức của Hợp đồng laođộng

- Các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động,hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

- Thực trạng áp dụng pháp luật về Hợp đồng lao động tại Việt Nam và giảipháp hoàn thiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp,thống kê, khảo sát, so sánh, bình luận, quy nạp, diễn giải được làm cơ sở choviệc nghiên cứu các vấn đề tương ứng

5 Kết cấu của tiểu luận

Trang 6

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được cơ cấu gồm 3 chương chínhnhư sau:

Chương 1: Khái quát chung về Hợp đồng lao động

Chương 2: Những trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứtHợp đồng lao động

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về Hợp đồng lao động tại ViệtNam và giải pháp hoàn thiện

Trang 7

Người lao động

Theo Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012, Người lao động là người từ đủ 15tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo Hợp đồng lao động, được trảlương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động [1]

Người sử dụng lao động

Theo Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012, Người sử dụng lao động là doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sửdụng lao động theo Hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ [1]

Quan hệ lao động

Theo Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012, Quan hệ lao động là quan hệ xãhội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người laođộng và người sử dụng lao động [1]

1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng lao động

Trong Hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lí của người lao động với người sử dụng lao động

Khi tham gia quan hệ Hợp đồng lao động, mỗi người lao động thực hiệncác nghĩa vụ có tính cá nhân, đơn lẻ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính

xã hội hoá, vì thế hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tậpthể, của tất cả các quan hệ lao động Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên

Trang 8

kết, điều phối bằng các yêu cầu, đòi hỏi, ràng buộc, mệnh lệnh của chủ sở hữudoanh nghiệp [4].

Đối tượng của Hợp đồng lao động là việc làm có trả công

Mặc dù quan hệ giữa các đối tượng trong Hợp đồng lao động là một loạiquan hệ mua bán đặc biệt Thể hiện ở chỗ hàng hoá mang trao đổi – sức laođộng, luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động Do đó, khi người sử dụnglao động mua hàng hoá sức lao động thì cái mà họ được sở hữu đó là một quátrình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, thái độ, ý thức… của người lao động và để thực hiện được những yêu cầunói trên, người lao động phải cung ứng sức lao động từ thể lực và trí lực củachính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định: ngày làm việc, tuầnlàm việc… Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là laođộng trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm [4]

Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện

Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ Hợp đồng lao động Hợpđồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hoá, có tínhchuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao Vì vậy, khi người sử dụng lao động thuêngười lao động thì họ không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất… Do

đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không đượcchuyển dịch vụ cho người thứ ba [4]

Trong Hợp đồng lao động có sự thoả thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định

Đặc trưng này của Hợp đồng lao động xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duytrì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉvới tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Mặt khác, Hợpđồng lao động có quan hệ tới nhân cách của người lao động, do đó quá trìnhthoả thuận, thực hiện Hợp đồng lao động không thể tách rời với việc bảo vệ vàtôn trọng của nhân cách người lao động [4]

Trang 9

Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay

vô định

Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới mộtthời điểm nào đó hay cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc Ở đây,các bên – đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo

ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian

đã được người sử dụng lao động xác định: ngày làm việc, tuần làm việc []

1.1.3 Ý nghĩa Hợp đồng lao động

Với tư cách là một loại hợp đồng, Hợp đồng lao động có ý nghĩa là hìnhthức để các bên xác lập và thực hiện một quan hệ pháp luật và là cơ sở pháp lý

để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra Ngoài ra, dưới góc

độ quan hệ lao động Hợp đồng lao động còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba như

cơ quan quản lý nhà nước [5]

a Đối với người lao động

Đối với người lao động, Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quantrọng để thực hiện quyền làm việc và quyền tự do việc làm của mình Trong thờikinh tế thị trường, hoạt động lao động trong xã hội là các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ đây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất Hợpđồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việclàm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của mình [5]

b Đối với người sử dụng lao động

Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để người sử dụng laođộng thực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động Trongkhuôn khổ pháp luật cho phép, người sử dụng lao động có thể thoả thuận vớingười lao động các nội dung cụ thể của quan hệ lao động cho phù hợp với nhucầu sử dụng của mình Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi nội dung Hợpđồng lao động hoặc thoả thuận để chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn[5]

c Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 10

Hợp đồng lao động được coi là công cụ pháp lý quan trọng trong việc tạolập và phát triển thị trường lao động Thị trường lao động đóng một vai trò quantrọng trong vận hành nền kinh tế thị trường Hợp đồng lao động là hình thứcpháp lý phù hợp để đảm bảo sự bình đẳng, tự do và tự nguyện của các bên khixác lập quan hệ lao động Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở pháp lýquan trọng để nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động [5].

1.2 Phân loại Hợp đồng lao động

Theo Điều 22 Bộ luật lao động 2012, Hợp đồng lao động phải được giaokết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó haibên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng [1].b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xácđịnh thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian

1.3.2 Nội dung Hợp đồng lao động

Theo Điều 23 Bộ luật lao động 2012 về nội dung Hợp đồng lao động thìHợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Trang 11

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minhnhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của Hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương vàcác khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề [1]

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh,

bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động cóquyền thoả thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ

bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trườnghợp người lao động vi phạm [1]

Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tuỳ theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một

số nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động và thoả thuận bổ sung nội dung vềphương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởngcủa thiên tai, hoả hoạn, thời tiết [1]

Nội dung của Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làmgiám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định [1]

1.3.3 Hiệu lực Hợp đồng lao động

Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2012, Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật

có quy định khác [1]

Trang 12

1.4 Thực hiện, sửa đổi, bổ sung và tạm hoãn Hợp đồng lao động

1.4.1 Thực hiện Hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơbản là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bìnhđẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện cácquyền và nghĩa vụ đó

Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ tính đích danhchủ thể, tức là phải do chính người lao động thực hiện Tuy nhiên, nếu có sựđồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động có thể chuyển giao việcthực hiện cho người khác; đồng thời người lao động phải tuân thủ sự điều hànhhợp pháp của người sử dụng lao động, nội quy, quy chế của đơn vị

Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyểnquyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thìngười sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợpđồng Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải cóphương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật

1.4.2 Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động

Theo Điều 35 Bộ luật lao động 2012 về sửa đổi, bổ sung hợp đông lao độnggồm có:

a) Trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầusửa đổi, bổ sung nội dung Hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước

ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung;

b) Trong trường hợp hai bên thoả thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung Hợpđồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục Hợp đồng lao động hoặcgiao kết Hợp đồng lao động mới;

c) Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sungnội dung Hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động đã giaokết [1]

Trang 13

1.4.3 Tạm hoãn Hợp đồng lao động

Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng, Hợp đồng lao động có thể đượctạm hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bị huỷ bỏhay mất hiệu lực Người ta thường gọi đây là sự đình ước Vì vậy, sự tạm hoãnbiểu hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc vềngười lao động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp tục

Theo Điều 32 Bộ luật lao động 2012, Hợp đồng lao động được tạm hoãnthực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụnghình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vàotrường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc[1]

Hết thời gian tạm hoãn Hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy địnhtại điểm a và điểm c trên, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trởlại làm việc Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ, tạm giam khi hết thời giantạm hoãn Hợp đồng lao động do Chính phủ quy định

Ngày đăng: 07/09/2021, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w