1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tài liệu Giáo án hóa học : Oxit docx

2 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Tiết 40: oxit A. Mục tiêu bài học :  Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm oxit, phân loại và cách gọi tên.  Kỹ năng:- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập công thức hóa học của oxit và lập phương trình hóa học có sản phẩm là oxit. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích môn học. B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ,tìm tòi, thảo luận, cung cấp thuật ngữ. C. Phương tiện: 1.Thầy: - Bảng phụ ghi 1 số bài tập . 2. Trò: - Nghiên cứu trước bài mới. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài củ: (7) * Nêu định nghĩa sự oxi hóa và phản ứng hóa hợp? Lấy ví dụ minh họa. * Nêu những ứng dụng của oxi. III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Sử dụng của học sinh(về sự oxi hóa) và giới thiệu: Các chất tạo thành ở các phản ứng trên thuộc loại oxit. +Hãy nhận xét về thành phần của các oxit đó? + Hãy định nghĩa oxit? - Treo bảng phụ bài tập1:Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit: a.CaO b.Na 2 S. c.FeCl 3 . d. SO 3 e. CuSO 4 f. Al 2 O 3 g. CaCO 3 h. MgS +Vì sao CaCO 3 (hoặc CuSO 4 ) không phải oxit ? - Thông báo: các phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp. Vậy phản ứng hóa hợp là gì? - Yêu cầu học sinh nhắc lại 1 số khái niệm: +Nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 NTHH? Nhắc lại thành phần của oxit? +Hãy viết công thức chung của oxit? -> Hệ thống lại. - Thông báo: Dựa vào thành phần, có thể chia oxit thành 2loại chính(và ghi lên bảng). I. định nghĩa: (10’) - Quan sát và nhận xét. *Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. - Lắng nghe và nêu định nghĩa. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. * Các hợp chất oxit: a.CaO d. SO 3 f. Al 2 O 3 * Vì phân tử CaCO 3 (hoặc CuSO 4 ) có 1nguyên tố oxi, nhưng lại gồm 3 nguyên tố hóa học. Ii. công thức :(5’) - Theo dõi và trả lời các câu hỏi-> nhận xét bổ sung . *Công thức chung của oxit: M x O y . * Kết luận : SGK<89> iIi. phân loại :(7’) - Theo dõi và ghi bài. a. Oxit axit: thường là oxit củaphi kim và tương ứng với một axit. + Hãy cho biết kí hiệu của một số phi kim thường gặp? Lấy ví dụ về các oxit axit . - Giới thiệu thêm: CO 2 tương ứng với axit cacbonic: H 2 CO 3 . P 2 O 5 tương ứng với axit photphoric H 3 PO 4 . SO 3 tương ứng với axit sunfuaric H 2 SO 4 . - Giới thiệu về oxi bazơ. + Hãy cho biết kí hiệu của một số kim loại thường gặp? Lấy ví dụ về các oxit bazơ . - Giới thiệu thêm: K 2 O tương ứng với bazơ : Kali hiđroxit: KOH. CaO: tương ứng với bazơ :canxi hiđroxit Ca(OH) 2 . MgO: tương ứng với bazơ : Magie hiđroxit Mg(OH) 2 . - Treo bảng phụ ghi : nguyên tắc gọi tên oxit. - Yêu cầu học sinh gọi tên các oxit bazơ ở phần trên. - Giới thiệu: Nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hóa trị và phi kim nhiều hóa trị. + Hãy gọi tên các oxit sau: FeO và Fe 2 O 3 . - Giới thiệu : các tiền tố(tiếp đầu ngữ): Mono nghĩa là 1; đi là 2; tri: 3; tetra: 4; penta:5. + Hãy gọi tên các oxit sau: SO 2 , SO 3 , P 2 O 5 ? - Yêu cầu học sinh làm bài tập2: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit? Oxit nào là oxit bazơ: Na 2 O, CuO, Al 2 O 3 , CO 2 , N 2 O 5 , SiO 2 .Hãy gọi tên các oxit đó. *Các phi kim thường gặp: C,P, S, Si, Cl…. Ví dụ1: CO 2 , P 2 O 5 ,SO 3 ,N 2 O 5 ,Cl 2 O 7 . - Lắng nghe và ghi nhớ. b. Oxit bazơ: thường là oxit kim loại tương ứng với 1 bazơ. * Các kim loại thường gặp: K,Fe,Al, Mg,Ca . Ví dụ2: K 2 O, CaO, MgO, Al 2 O 3 . Iv. Cách gọi tên :(10’) - Theo dõi tranh và ghi bài. Tên oxit: tên nguyên tố + oxit. * Gọi tên: K 2 O: kali oxit; CaO: canxi oxit; MgO: magie oxit - Lắng nghe và ghi bài. *Nếu KL có nhiều hóa trị: Tên oxit bazơ: Tên KL(kèm theo HT)+ oxit. Ví Dụ 3: FeO: Sắt (II)oxit; Fe 2 O 3 : Sắt (III) oxit. *Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit axit: Tên PK(có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim)+oxit(có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Ví Dụ4 : SO 2 : lưu huỳnh đioxit. SO 3 : lưu huỳnh trioxit; P 2 O 5 : điphopho pentaoxit. * Các oxit bazơ: Na 2 O: Natri oxit. CuO: Đồng (II) oxit; Al 2 O 3 : nhôm oxit. * Các oxit axit: CO 2 : cacbon đioxit. N 2 O 5 : đinitơ pentaoxit; SiO 2 : silic đioxit. - Đại diện các nhóm trả lời-> nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung. Kết luận: Sgk<86> IV.kiểm tra đánh giá:(4’) - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 1<91>SGK V. Dặn dò:(1’) - Học bài, làm các bài tập ở SGK<91> - Nghiên cứu trước bài” ĐIều chế oxi – phản ứng phân hủy” . : SO 2 : lưu huỳnh đioxit. SO 3 : lưu huỳnh trioxit; P 2 O 5 : điphopho pentaoxit. * Các oxit baz : Na 2 O: Natri oxit. CuO: Đồng (II) oxit; Al 2 O 3 :. Gọi tên: K 2 O: kali oxit; CaO: canxi oxit; MgO: magie oxit - Lắng nghe và ghi bài. *Nếu KL có nhiều hóa tr : Tên oxit baz : Tên KL(kèm theo HT)+ oxit.

Ngày đăng: 22/12/2013, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w