Trên đây là một tác dụng của việc đi du lịch đối với chúng ta và chúng ta còn có thể kể ra rất nhiều điều có ích nữa cua du lịch đối với một cá nhân đó là trong chuyến đi mình đã thu lượ
Trang 1Học viện ngân hàng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 2Giới thiệu chung………4
I, Điểm mạnh của du lịch việt nam……….…….5
1, Vị trí địa lý thuận lợi……… ……5
2 An ninh chính trị ổn định……… … 7
3 Tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng……….….8
4.Tiềm năng con người ,cơ sở vật chât ,đường lối………9
II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại ……… ……9
1, cơ sở hạ tầng vật chất ………9
2, Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao………10
3, Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức………11
4, Thiếu nhân lực lành nghề……….13
III/Cơ hội:( Oportunities)……….…….14.
1, Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu……… 14
2 Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao……….…16
3 Tình hình an ninh xã hội của các nước có hoạt động du lịch mạnh diễn biến phức tạp và bất ổn……….……….27
4.Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất……… …29
5 Quan điểm phát triển về ngành du lịch ………35
IV/Thách thức(Threats ) ……… 37
1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu………37
2, Ý thức ,văn hoá ,ứng xử của người dân việt nam……… 39
Trang 33, Du khách sẽ một đi không trở lại……….42
4, Ảnh hưởng của các thị trường du lịch trong khu vực……… 46
5,Thủ tục còn rườm rà………48
V/Một số giải pháp phát triển du lịch……… 49
Kết:……… 51
BẢNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH DU LỊCH
Trang 4Giới thiệu chungNghành du lịch việt nam
( Vũng Tàu)
Bạn hãy thử tưởng tượng vào một ngày bạn chợt nhận ra mình đang bị bao gánh nặng, bao điều phiền toái vây quanh bạn thực sự rất căng thẳng bạn thấy mình tự nhiên cáu gắt với những thứ chẳng đáng để làm điều đó thế là bạn đang bị coi là strees rồi đó Trong cuộc sống hiện đại việc bị các áp lực công việc, áp lực xã hội, từ phía gia đình và bản thân chúng ta Làm cho chúng ta những lúc cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi Lúc này một liều thuốc khá hữu hiệu để có được tâm trạng cân bằng trở lại là bạn hãy bỏ xa khỏi môi trường gây strees cho chúng ta một thời gian Và khi đó cách bạn có thể dùng đến là đi du lịch Trên đây là một tác dụng của việc đi du lịch đối với chúng
ta và chúng ta còn có thể kể ra rất nhiều điều có ích nữa cua du lịch đối với một cá nhân đó là trong chuyến đi mình đã thu lượm được bao kiến thức mới, được thấy tận mắt một phong cảnh đẹp
mà mình đã ao ước một lần được đi đến đó khi nhìn thấy nó trên tivi.Còn đối với một quốc gia, đó
là được coi là nghành công nghiệp không ống khói.Hàng năm tổng doanh thu của ngành du lịch lên tới 944 tỷ USD và tạo ra khoảng 6-7% việc làm trên toàn cầu
Tại nhiều quốc gia ngành du lịch đang đóng góp khoảng 5% GDP của cả nước Con số này thực tế còn cao hơn nhiều ở các nước châu Á như: Thái Lan, Singapore… Số liệu được ông Tim
Bartlert nêu ra tại hội thảo còn cho thấy cứ 2,4 giây, ngành du lịch lại tạo ra một việc làm mới(ông Tim Bartlert cố vấn của UNWTO tổ chức Du lịch Thế giới )
Và ở nước ta theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng cho biết: Năm 2009, ngành du lịch đã mang về cho đất nước khoảng 4 tỷ USD Đây đang là một trong 5
Trang 5ngành có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước ta Hàng năm ngành này đóng góp khoảng 6,5% vào GDP của cả nước và đã phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng lao động khác nhau ở khắp các vùng
Như vậy với vai trò to lớn không phải bàn cãi của mình, nghành du lịch trong nhiều năm qua đã được Đàng và Nhà nước coi trọng đươcj thẻ hiện băngd các chính sách và văn bản pháp luật khuyến khích và chỉ dẫn nghành du lịch đi đúng đường theo còn đường đi phát triển của đất nước
đang hướng đến Đó là luật du lịch 2005,CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG của ngành Du lịch
Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
giai đoạn 2007 - 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007)
Do nước ta là nước xuất phát chậm hơn rất nhiều các nền du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới và do nghành du lịch liên quan đến nhiều nghành như giao thông vận tải, thương mại,
cơ sở hạ tầng Nên nghành nước ta đã đạt được các thành tưu và cũng bộ lộ mhững hạn chế Nên bài sau đây sẽ cố gắng làm rõ mặt mạnh để có thể phát huy và mặt yếu để tìm giải pháp khắc phục trong mối tương quan với cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để làm sao nghành
du lịch đạt được những mục tiêu đề ra
I, Điểm mạnh của du lịch việt nam
1, Vị trí địa lý thuận lợi.
Như mọi người đã biết Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông với 3260 km bờ biển Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tươi Một đặc điểm nổi bật nữa của Việt Nam
là nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích, cũng là quốc gia có nhiều đảo nhỏ và phân bố rải rác, có hai khu vực đảo tập trung nhất là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan Có hai quần đảo rộng lớn là Hoàng
Sa và Trường Sa Do đó nghành du lịch trong nhiều năm qua tập chung khai thác vào tiềm năng rừng biển và vị trí địa lý mà thiên nhiên ban tặng cho việt nam Như du lịch biển, du lịch sinh thái
có những bước phát triển
Điều này được minh chứng bằng Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang
Tính đến hết năm 2007 Việt Nam được UNESCO công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới
đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ
-Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát,
Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng
Trang 6Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Tháp Bà Nha Trang, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.
Cũng vì vị trí địa lý Việt Nam có đường biên giới khá lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn biển Trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có tới 1400 km đường biên giới, giữa Việt Nam và Lào 2067 km, giữa Việt Nam và Campuchia là 1080 km Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng trên bản đồ thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng Việt Nam như một bao lơn trông ra Thái Bình Dương, là cửa ngõ giao thương trong khu vực điều này được biểu hiện qua việc di chuyển rất thuận lợi về đường bộ, đường biển, và đường hàng không
Trên bộ với vị trí chiến lược từ việt nam có thể dẽ dàng đi lên trung quốc, hay đi về hướng tây qua lào thái lan, myanmar là đến được đất nước đông dân ấn độ Đạc biệt là đà nẵng là điểm cực đông củ hành lang kinh tế đông tây đi qua bốn nước xuất phát từ myanmar qua lào, thái lan rồi đến việt nam Trên hành lang này với mục đích chung là phát triển kinh tế giữa bốn nước mà hành lang chạy qua, nó là điều kiện rất tốt để việt nam có thể kết nối các trung tâm du lich trong khu vực từ tuyến đương này có thể xây dựng các tour đi xuyên 4 nước góp phần thu hút các khách quốc tế ở các trung tâm như bankoc, pataya đến việt nam
Trên biển Đông, biển Việt Nam cũng tiếp giáp với biển Trung Quốc, Đài Loan, Philipin,
Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Thái Lan và Campuchia.Việt Nam và chín nước (và lãnh thổ) khác bao quanh biển Đông, nơi có nhiều hàng qua lại nhất thế giới Đài Loan, với cảng Cao Hùng, và Trung Quốc, với những cảng Hồng Kông và Thượng Hải, là những điểm đến và đi của những tuyến tàu biển nối liền với cảng Singapore Con đường hàng hải đi qua biển Ðông là một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới Theo một tính toán, một phần ba vận chuyển thương mại thế giới đi qua vùng biển này nhờ vị trí chiến lược của việt nam có một vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải nối các cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới singapore, honkong, đài loan Nên việt nam trở thành điểm dưng chân lý tưởng để các con tàu du lịch, hàng hoá có thể cập bến để có thể bốc thêm hàng ở việt nam Dưng lại cho du khách nghỉ ngơi tham quan sau một chuyến hành trình dài để tiếp tục đi tiếp đến các điểm du lịch nổi tiếng như honkong, singapore
Đây là một lợi thế của Việt Nam vì Malaysia quá gần Singapore còn Philippines và Indonesia là những quần đảo không có hậu phương Như vậy ta đã thấy vị trí của việt nam là một điểm mạnh của nghành du lịch nó giúp việt nam có thê thu hút thêm luợng khach từ các tour du lịch kết nối giữa các địa điểm nổi tiếng trong khu vực
Về đường hàng không Nhìn bản đồ Đông Nam Á thì thấy rằng, trừ Jakarta, thủ đô Indonesia,
tất cả thủ đô các nước ASEAN đều cách Tp.HCM non hai giờ máy bay Đài Bắc và Dakka, thủ đô Bangladesh, cũng chỉ cách Hà Nội có hơn hai giờ bay Miền Nam Trung Quốc, vùng có kinh tế
Trang 7phát triển mạnh nhất của nước này, ở trọn trong tầm hai giờ bay từ Hà Nội Ba cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới, Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng, cách Hà Nội hay Tp.HCM non hai giờ bay
Nói một cách khác, Việt Nam nằm ngay giữa vùng kinh tế sôi động nhất thế giới Vị trí trung tâm này đã là một trong số những nguyên nhân của bốn chục năm chiến tranh mà Việt Nam đã phải chịu đựng Bây giờ, với hòa bình được lập lại, vị trí đó có thể được dùng vào mục đích phát triển kinh tế Trong đó có du lịch
2 An ninh chính trị ổn định
Có một điều người dân việt nam luôn tự hào với bạn bè thế giới là đất nước việt nam thanh bình con người việt nam thân thiện và điều này cũng được thế giới công nhận qua chỉ số hoà bình toàn
cầu do tổ chức International Monetary Fund Bình chọn việt nam đứng thứ 39 trên 144 được bình
chọn đây đúng là một điều đáng tự hào với việt nam Trong khi các chỉ số khác của việt nam không mấy sáng sủa
Viện Kinh tế và Hoà bình Chỉ số Hoà bình Toàn cầu 39 trên 144
Heritage Foundation/The Wall Street
The Economist Chỉ số Chất lượng cuộc sống toàn cầu, 2005 61 trên 111
Phóng viên không biên giới Chỉ số tự do báo chí toàn cầu 155 trên 167
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc Chỉ số Phát triển Con người 109 trên 177
Trang 83 Tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng
Nhờ được thiên nhiên ưu đãi vào cảnh quan nên việt nam sở hữu nhiều phong cản đẹp cộng với nền văn hiến 4000 năm việt nam là một đất nước có bề dày lịch sử với 54 dân tộc anh em mnag nhiều bản sắc văn hoá khác nhau Do đó việt nam được đánh giá với tiềm năng du lịc rất lớn dựa trên cở sở về thiên nhiên văn hoá có thể thu hút được rất nhiều du khách quốc tế, trong nước đi khám phá và tìm hiểu tiềm năng du lịch của việt nam có thể được thống kê bằng các số liệu dưới đây
Tính đến năm 2006, Việt Nam có 2888 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia Trong
Trong đó có 110 di tích được xếp hạng đặc biệt
- Đặc biệt tới năm 2007,có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Di tích lịch sử:khu di tích Đền Hùng,đền Cổ loa ,khu di tích Hoa Lư,phố cổ Hội An ,tháp chàm khơ me,thành cổ Quảng Trị,khu di tích làng Sen, khu di tích Điện Biên Phủ,Khu di tích ATK,địa đạo Vĩnh Mốc ,địa đạo Củ Chi…
- Việt nam con được biết tới là quốc gia đa văn hóa ,đất nước của những lễ hội Hằng năm trên cả nước có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ Một số lễ hội lớn như:lễ hội đền Hùng ,LH Chùa
Hương,hội Lim,hội Gióng ,lễ hội Đua Voi…
- Hiện nay cả nước có 1450 làng nghề ,các làng nghề có sức thu hút khách du lịch Một số làng nghề nổi tiếng :Gốm Bát Tràng ,tranh Đô Hồ ,chiếu Cói Nga Sơn,đúc đồng Ngũ Xá,đồ gỗ Đồng Kị,gốm Đông Triều ,lụa Vạn Phúc…
- Không chỉ có các di sản vật thể ma VN còn có những di sản phi vật thể như :quan họ Bắc Ninh,nhã nhạc cung đình Huế,ca trù ,cồng chiêng Tây Nguyên…
- Việt nam còn thu hút khách du lịch bởi những món ăn truyền thống độc đáo như phở ,bánh đậu xanh Hải Dương,rượu sán Lùng ,thắng cố (sapa _lào cai)…
- Cả nước có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79 Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia
- Cả nước hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch
4)Tiềm năng con người ,cơ sở vật chât ,đường lối.
Trang 9- Trong thời gian qua nguồn lao động du lịch của nước ta đã tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng,bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch Tính đến năm 2005 số lao động trong ngành du lịch là 704.000 người chiếm 1,5% lao động cả nước.
- Cơ sở hạ tầng được nhà nước quan tâm đầu tư ,cải thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch Tới năm 2005 nhà nước đã đầu tư 2146 tỉ đồng để nâng cấp ,xây dựng cơ sơ hạ tầng phát triển du lịch Do đó CSHTDL đã và đang từng bước được cải thiện
- Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành du lịch ,Đảng và nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư phát triển du lịch,coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Đặc biệt trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì những khuyến khích
ưu đãi của nhà nước sẽ thúc đẩy du lịch phát triển
Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại
1, cơ sở hạ tầng vật chất
- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các vùng miền, giữa các khu, điểm du lịch
Việc này dễ dàng được nhận thấy ở khắp mọi địa điểm du lịch của việt nam hiện nay Từ không
có chỗ cho khách du lịch đến lưu trú hoặc quá yếu với quy mô nhỏ, thiếu từ khách sạn cao cấp để đón khách cao cấp đến chỗ được coi là bình dân thì quá xuyềnh xoàng thiếu thốn tiện nghi Đi du lịch mà phải chịu tiếng ồn của động cơ do chạy máy nổ phát điện Đó là tình trạng mất nước, mất điện thường xuyên
Hay trong các chuyến du lịch đương dài bằng đường bộ du khách không thể ngồi trên xe suốt cuộc hành trình từ điểm xuất phát đén điểm cuối Du khách cần một chỗ nghỉ ngơi, vệ sinh, ăn uống lại vừa có thể tìm hiểu thêm các địa diểm trong chuyến hành trình nắm được điều này nghành du lịch đã đầu tư các địa điẻm dừng xe nhưng thật đáng buồn là những điểm này không hoạt động hiệu quả không những thiếu ( trên cả nước mới có 5 điểm dừng chân trên quốc lộ 1A)
mà còn yếu trong việc khảo sát gây lãng phí vì đặt sai địa điểm không đáp ứng được nhu cầu khách du lịch vì thiếu dịch vụ nghỉ dưỡng, không đảm bảo vệ sinh
2, Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu
tư chưa cao
Hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn của khu vực còn bộc lộ nhiều hạn chế Dù từ năm 2000 tới nay, Nhà nước đầu tư khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, nhưng xem ra, cái cách tiếp cận thị trường của ngành du lịch vẫn còn lửng lơ, thiếu thông tin và thiếu cả trách nhiệm
Trang 10Thiếu chuyên nghiệp suốt 10 năm
Gần 10 năm qua, ngân sách trung ương chi cho hoạt động xúc tiến du lịch vào khoảng 150 tỷ đồng nhưng ông Nguyễn Quý Phương, Vụ phó Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) vẫn cho rằng khoản kinh phí đó là quá eo hẹp Điều đó lý giải vì sao hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài thiếu tính chuyên nghiệp và luôn gặp khó khăn
Theo ông Phương, thay vì tổ chức các hoạt động xúc tiến liên tục tại một số thị trường trọng điểm, ngành du lịch mới thực hiện được 1 sự kiện/năm (hoặc tại hội chợ, hoặc tại road show - quảng bá điểm đến) Với hình thức xúc tiến như vậy, du lịch Việt Nam không tạo được tiếng vang với giới truyền thông và các hãng lữ hành ở nước ngoài Trong khi đó, các nước trong khu vực thường dành cho xúc tiến du lịch khoảng vài chục triệu USD/năm Một số nước như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia đã chi ít nhất 1 triệu USD cho một lần tham gia hội chợ ITB Berlin (Đức)
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh cũng thừa nhận, trong khi ở nhiều nước trên thế giới có quỹ dự phòng du lịch thì Việt Nam lại không có Do đó, khi chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam" trong năm 2009 được triển khai, ngành du lịch chỉ đủ sức quảng bá ở trong nước chứ không thể khuếch trương ra nước ngoài Nếu được quảng bá rầm rộ, chắc chắn lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 sẽ không dừng lại ở con số 3,8 triệu lượt người
"Hơn 10 năm nay, việc đề nghị mở văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài đã được đưa
ra bàn luận Thậm chí Tổng cục Du lịch (TCDL) đã tuyên bố sẽ thí điểm tại 5 thị trường trọng điểm trong năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả", ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL TP Hồ Chí Minh bức xúc
Trong khi đó, việc quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài hiện đang theo kiểu "mạnh ai nấy làm" Đại diện Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, tại tất cả hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, mỗi quốc gia tham dự đều có một gian hàng với các sản phẩm tương đồng Chẳng hạn như Trung Quốc, khi tham dự một hội chợ họ chỉ tổ chức duy nhất gian hàng giới thiệu với du khách tất cả điểm đến, khách sạn và công ty lữ hành của đất nước mình Còn gian hàng của Việt Nam lại trong tình trạng "cát cứ", mỗi DN được chia một sạp để tự phát card, các ấn phẩm và giới thiệu sản phẩm của riêng mình Điều này cho thấy, công tác xúc tiến du lịch của Việt Nam tại nước ngoài thiếu tính chuyên nghiệp
Theo ông Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, hằng năm, ngành du lịch đã phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để tổ chức các hội chợ, roadshow (chương trình xúc tiến điểm đến) ở nước ngoài Tuy nhiên, khi sự kiện kết thúc cũng là lúc ban tổ chức "thở phào" vì coi như
đã hoàn thành nhiệm vụ, còn không có đơn vị nào đứng ra đảm nhận vai trò tiếp tục là cầu nối để giữ mối quan hệ với các đối tác Điều đó khiến cho mọi thông tin về tiềm năng du lịch Việt Nam không được cập nhật thường xuyên đến bạn bè quốc tế
"Trông người" để "ngẫm đến ta"
Vì chưa có văn phòng đại diện nên khi diễn ra các sự kiện ở nước ngoài, ngành du lịch nước ta mới vội vàng thành lập các đoàn xúc tiến trong nước tham gia Trong khi đó, lẽ ra, khi quảng bá,
Trang 11xúc tiến du lịch, các DN bán sản phẩm của mình hay Nhà nước quảng bá hình ảnh quốc gia thì đều cần phải có tầm nhìn dài hạn Chẳng hạn, hoạt động xúc tiến của năm nay đã phải quảng bá cho du lịch năm tới, thậm chí cho nhiều năm tiếp theo, để khách du lịch nước ngoài lên kế hoạch.
Nhìn sang "láng giềng" Thái Lan để thấy hoạt động xúc tiến du lịch của họ được triển khai bài bản và chuyên nghiệp thế nào Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), hiện Thái Lan có 22 văn phòng đại diện du lịch trên thế giới Những văn phòng này được đặt tại các thị trường trọng điểm Tùy vào đặc điểm từng thị trường mà TAT xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá dài hơi phù hợp Nhờ vậy, mỗi năm, Thái Lan đón hơn 15 triệu lượt khách quốc tế, trong khi Việt Nam chỉ đón hơn 4 triệu lượt Từ năm 2007, TAT đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam Trung bình mỗi năm, có gần 400 nghìn du khách Việt Nam sang Thái Lan, trong khi Việt Nam chỉ thu hút được 200 nghìn khách du lịch Thái Lan
Đến bao giờ tiềm năng du lịch Việt Nam mới thực sự tạo được ấn tượng đối với du khách nước ngoài thông qua những văn phòng đại diện? Ông Trần Chiến Thắng cho rằng, việc thành lập văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài vốn khó thực hiện vì đòi hỏi kinh phí rất cao Nhưng ông Lã Quốc Khánh lại có lời giải ngay cho bài toàn này, đó là hợp tác với Vietnam Airlines vì hàng không quốc gia Việt Nam có văn phòng đại diện ở hầu hết thị trường trọng điểm Còn về con người, TCDL có thể cử cán bộ sang Thái Lan, Singapore để học tập kinh nghiệm làm thế nào để văn phòng đại diện hoạt động hiệu quả
Theo TCDL, việc lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm sẽ khiến lượng khách du lịch quốc tế tăng thêm khoảng 100 nghìn lượt mỗi năm Đã thấy rõ hiệu quả, sao không làm?
3, Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức.
- Nhiều nơi khai thác TNDL còn bừa bãi ,thiếu sự quản lí của nhà nước ,làm cho các TNDL ngày càng suy kiệt
- Đảm bảo an toàn cho khách du lịch còn thiếu triệt để, chưa đồng bộ, một số giải pháp có tính tình thế An toàn của du khách ở nhiều khu, điểm và tuyến du lịch vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết Vẫn còn không ít hiện tượng cướp giật, đeo bám, chèo kéo khách, vi phạm các quy định về vận chuyển khách, vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Khai thác TNDL chưa gắn liền với việc bảo vệ và phục hồi ý thức của khách du lịch ,của người kinh doanh du lịch còn chưa cao.Việc phá hoại TNDL như vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan của các TNDL còn khá phổ biến tại các khu du lịch
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan tâm sự rằng, khi nghĩ về du lịch ông thấy buồn, các sản phẩm du lịch của ta - những thứ mà thiên nhiên đã phải mất hàng triệu năm kiến tạo đang xuống cấp nghiêm trọng Hang Pác Bó đẹp là thế, bỗng một ngày, một bãi bê tông hiện lên rộng mênh
Trang 12mông, tan nát hết cả cảnh quan Điểm mặt các bãi biển từ Trà Cổ tới Đồ Sơn, môi trường cảnh quan, bị các loại công trình kiến trúc lấn át Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có thói quen đến thăm chùa Trấn Quốc những lúc rảnh rỗi, nhưng giờ ông bảo, không muốn đến nữa vì sợ cái màu vàng mới tinh của chùa và lạ lẫm trước cái cổng mới được xây dựng
Nhiều năm trước đây, Nhà nước đã từng quyết định giữ lại khu di tích danh thắng Yên Tử, không cho triển khai dự án khai thác than trong khu vực di sản quan trọng này, nhưng lại cũng phải chấp nhận điều chỉnh thu nhỏ lại khu vực đệm và khu vực bảo vệ các di tích Tràng Kênh - Bạch Đằng (Hải Phòng), phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) để nhường bớt một số núi
đá cho các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng khai thác đá nguyên liệu Nhiều đại biểu tham dự hội thảo phải kêu trời khi tình trạng xâm hại tài nguyên môi trường du lịch ở một số nơi
đã ở mức báo động Tình trạng phá rừng, ngăn suối, chặt cây làm thủy điện ở một số vùng du lịch
đã phá vỡ nghiêm trọng cảnh quan, môi trường tài nguyên du lịch quý giá của đất nước
Để xảy ra tình trạng này nguyên nhân chính là tư duy “tiểu nông” vẫn tồn tại trong ngành du lịch Ngành du lịch mới chỉ quan tâm đầu tư vào hạ tầng dịch vụ, những cái thu được tiền ngay mà chưa quy hoạch được vào việc khai thác những tiềm năng to lớn của những giá trị lịch sử Nhiều giá trị lịch sử đã bị bỏ qua, ví như nơi từng diễn ra trận Bạch Đằng giang nổi tiếng trong lịch sử nhà Trần đã không được nghiên cứu đến nơi đến chốn để đưa vào phục vụ du lịch là một sự lãng phí lớn
Cảnh quan thiên nhiên của khu vực này, đặc biệt là rặng núi án ngữ cửa biển nay đã bị các nhà máy xi măng “ngốn” sạch Nhiều khách du lịch đến Việt Nam không khỏi xót xa, lo cho “núi xác máy bay B52” ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Không quân, hay ở giữa hồ Hữu Tiệp, bởi những xác máy bay kia dù làm bằng những chất liệu bền vững nhất, mà cứ phơi sương phơi nắng thế kia thì rồi cũng có ngày tan biến Mà trên hành tinh này, chỉ có duy nhất Việt Nam bắn hạ được B52
Khi mỗi di sản thiên nhiên hay di tích xuống cấp, người ta vẫn đổ tội cho ngành văn hóa, nhưng còn du lịch thì sao? Du lịch cũng không phải vô can khi chỉ biết đầu tư để khai thác cái ngắn hạn, còn lâu dài thì bỏ qua Và nói theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “thì chúng ta đang lãng phí những giá trị lịch sử mà tổ tiên để lại.”
4, Thiếu nhân lực lành nghề
Điểm yếu nhất là ngoại ngữ , thiếu nụ cười thân thiện.
Bản báo cáo mới đây củ Tổng cục du lịch cho biết, hơn một nửa số nhân viên du lịch trong nước không biết ngoại ngữ, ngay cả các thứ tiếng 'phổ thông' như tiếng Anh, tiếng Pháp
Khỏi nói tới các thứ tiếng mới thịnh hành như tiếng Hàn, tiếng Nhật, hay 'quý hiếm' hơn là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả rập Trình độ ngoại ngữ bị cho là điểm yếu nhất của nhân lực ngành du lịch Việt Nam
Trang 13Con số đưa ra đã gặp phải phản đối dữ dội từ các chuyên gia đào tạo ngành du lịch
Tiến sỹ, Phó giáo sư Đinh Trung Kiên, Chủ nhiệm khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói thống kê như vậy là không chính xác
"Nếu tính lao động thời vụ tại các khu du lịch thì có thể, nhưng còn nói tới nhân viên du lịch chuyên nghiệp thì phải đạt trình độ A mới được tuyển"
Nhiều người trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch cũng cho rằng, nhận xét của Tổng cục Du lịch có vẻ như quá bi quan
Anh Nguyễn Đức Quỳnh, phụ trách marketing khách sạn Melia Hà Nội nói khách sạn của anh luôn lấy ngoại ngữ làm tiêu chí tuyển chọn nhân viênTuy nhiên anh thừa nhận, tại một số cơ sở của nhà nước với đội ngũ nhân viên đã có tuổi thì mặt bằng trình độ có thể còn hạn chế
Báo chí Việt Nam trích lời nhóm chuyên gia xây dựng chương trình nhân lực du lịch nói rằng nếu không giải được bài toán nhân lực thì du lịch Việt Nam sẽ khó mà phát triển
Trình độ chuyên môn, cung cách phục vụ chưa tốt
Nguồn lao đông tuy đông đảo nhưng còn yếu kém về trình độ chuyên môn ,số lao động có trình
độ chuyên môn chiếm 58,3% số lao động.Chưa đáp ứng kịp thời về phát triển du lịch Đặc biệt ,phẩm chất người lao động du lịch còn thiếu tác phong công nghiệp ,tính kỉ luật ,tính hợp tác còn thấp …
Việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng
“ Người ta nói VN có rừng vàng biển bạc mà không biết khai thác hết Đó là điểm yếu của mình”
Đó là do Sự quản lí của nhà nước còn chưa đúng mức ,tình trạng chồng chéo quyền hạn ,trách nhiệm trong quản lí du lịch
III/Cơ hội:( Oportunities)
1, Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu.
1.1.Du lịch với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam