1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI QUYẾT vấn đề & RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ

31 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---- ---------  ------------- MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh HVTH: Nhóm 08 KHOÁ 20-LỚP ĐÊM 10 TP.HCM, 03/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -------------  ------------- MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh HVTH: Nhóm 08 Trang 2 KHOÁ 20-LỚP ĐÊM 10 Tp.HCM, 03/2011 Trang 3 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Thái Phương Thảo 2. Đỗ Trường Giang 3. Trần Thị Hồng Hà 4. Nguyễn Thị Ngọc Hà 5. Nguyễn Thị Hà 6. Lê Thúy Hà 7. Bùi Đức Hải Trang 4 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Lời mở đầu Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi con người phải giải quyếtra quyết định. Nếu giải quyết vấn đềra quyết định tốt, chúng ta sẽ thành công; ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Đối với nhà quản trị, việc giải quyết vấn đềra quyết định càng trở nên quan trọng hơn và là một yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động thường nhật. Ra quyết định chỉ là bước cuối cùng trong cả quá trình giải quyết vấn đề gồm: tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu và thực thi quyết định. Việc ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Do đó, nhóm 8 xin chọn đề tài “Giải quyết vấn đềra quyết định trong quản trị” để tìm hiểu và phân tích sâu hơn công đoạn quan trọng này. Nội dung của đề tài được thể hiện chủ yếu qua ba phần là cơ sở lý thuyết, thực trạng ứng dụng lý thuyết đó hiện nay và cuối cùng là phần kiến nghị của các thành viên trong nhóm. Qua đây cho nhóm được gửi lời cám ơn tới Thầy Hoàng Lâm Tịnh và các nhà quản trị đã cung cấp tài liệu, thông tin giúp nhóm hoàn thành bài tiểu luận này. Nhóm cũng xin chân thành cám ơn sự đóng góp của các bạn trong lớp. Trang 5 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học MỤC LỤC I. Cơ sở lý thuyết: 8 1. Vấn đề: .8 2. Giải quyết vấn đềra quyết định: .8 3. Các loại quyết định: .8 a. Theo tính chất của vấn đề: .8 b. Theo thời gian thực hiện: .9 c. Theo phạm vi thực hiện: .9 d. Theo chức năng quản trị: .9 e. Theo phương thức soạn thảo: .9 4. Các chức năng và yêu cầu của quyết định quản trị: .10 a. Chức năng: .10 b. Các yêu cầu cơ bản: .10 5. Quá trình ra quyết định: .10 a. Nhận diện và xác định vấn đề: .11 b. Xác định tiêu chuẩn cho giải pháp: 14 c. Tìm kiếm các giải pháp: .14 d. Đánh giá giải pháp: 18 e. Chọn giải pháp tối ưu: 18 f. Thực hiện quyết định: .19 II. Thực trạng ứng dụng lý thuyết đó hiện nay: .21 1. Tình huống: 22 III. Tầm quan trọng của lý thuyết và những hạn trong trong thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết vấn đềra quyết định: .28 Trang 6 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đềra quyết định: .28 2. Những hạn chế cần khắc phục trong việc giải quyết vấn đề tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .31 Trang 7 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học I. Cơ sở lý thuyết: 1. Vấn đề: Vấn đề là một mục tiêu nhưng chưa biết cách thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện nào là tối ưu. Ví dụ: Mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhưng chưa biết cách nào để đạt được. Đó là vấn đề. Vấn đề đôi khi là những việc rất đơn giản: Tìm ra một con đường ngắn nhất để đi làm mà không bị kẹt xe mỗi ngày cũng là một vấn đề tất cả chúng ta đều mơ ước. Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng có thể hiểu vấn đề là “ sự lệch khỏi chuẩn mong muốn” hay “khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong đợi” hay là “Bất kỳ khó khăn nào để vượt qua khi tiến tới mục tiêu”. 2. Giải quyết vấn đềra quyết định: Tồn tại vấn đề thì bắt buột phải ra quyết địnhra quyết định nhằm giải quyết vấn đề. Vì vậy, chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định trong cùng một lúc. Ta có định nghĩa: “Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra những đường lối và tính chất hoạt động của một đối tượng, nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và đã chín muồi, trên cơ sở phân tích các qui luật khách quan đang vận động, chi phối đối tượng và trên khả năng thực hiện của đối tượng” (1) Chất lượng và kết quả của quyết định quản trị có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức. Điều chủ yếu là nhà quản trị phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của mình để thúc đẩy tổ chức phát triển. 3. Các loại quyết định: a. Theo tính chất của vấn đề: - Quyết định chiến lược: nhằm xác định phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức, thường do các nhà quản trị cấp cao thực hiện. Trang 8 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học - Quyết định chiến thuật: nhằm giải quyết những vấn đề bao quát trong một lĩnh vực, thường do các nhà quản trị cấp trung thực hiện. - Quyết định tác nghiệp: nhằm giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ, thường do các nhà quản trị cấp thấp thực hiện. b. Theo thời gian thực hiện: - Quyết định dài hạn: thường dài hơn một vòng hoạch định - Quyết định trung hạn: khá dài nhưng ngắn hơn một vòng hoạch định - Quyết định ngắn hạn: tức thì, nhanh chóng, mang tính nghiệp vụ thuần túy. c. Theo phạm vi thực hiện: - Quyết định toàn cục: có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong tổ chức. - Quyết định bộ phận: chỉ ảnh hưởng đến một hoặc vài bộ phận d. Theo chức năng quản trị: - Quyết định kế hoạch: lựa chọn phương án, kế hoạch hoạt động - Quyết định về tổ chức: xây dựng cơ cấu tổ chức, vấn đề nhân sự - Quyết định điều hành: mệnh lệnh, khen thưởng, động viên,… - Quyết định về kiểm tra: đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, biện pháp điều chỉnh hoạt động,… e. Theo phương thức soạn thảo: - Quyết định được lập trình trước: dùng trong tình huống thường gặp, áp dụng thường xuyên - Quyết định không được lập trình trước: dùng trong tình huống bất thường, mới mẻ. Các nhà quản trị thường xuyên đối mặt với các quyết định này. Trang 9 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học 4. Các chức năng và yêu cầu của quyết định quản trị: a. Chức năng: - Định hướng: khi quyết định xác định những phương hướng và tính chất hoạt động cho đối tượng - Bảo đảm: khi quyết định chỉ ra và bảo đảm những điều kiện cần thiết để đối tượng vận hành - Phối hợp: khi quyết định xác định những mối quan hệ, vai trò và vị trí của các bộ phận tham gia vào quyết định giải quyết vấn đề. - Cưỡng bức: quyết định khi ban hành phải có tính mệnh lệnh, bắt buột đối tượng phải thi hành, đồng thời cũng đảm bảo tính động viên, khuyến khích đối tượng tham gia với tinh thần tự giác. b. Các yêu cầu cơ bản: - Căn cứ khoa học: tuân thủ các qui luật khách quan - Tính thống nhất: đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận, mục tiêu chung và riêng của đối tượng, tránh mâu thuẫn, triệt tiêu lẫn nhau. - Tính thẩm quyền: các quyết định phải đúng thẩm quyền - Có địa chỉ rõ ràng: nêu rõ đối tượng phải thực hiện - Tính thời gian: phải kịp thời, đúng lúc, có thời gian và hạn mức thực hiện - Tính hình thức: quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, đơn nghĩa 5. Quá trình ra quyết định: Để giải quyết vấn đềra quyết định có hiệu quả nhà quản trị cần phải tiến hành theo các bước: Trang 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w