Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
582,5 KB
Nội dung
Ngân hàng nhà nước Việt Nam Học viện ngân hàng ~~~~~~*****~~~~~~ BÀI THẢO LUẬN Môn: Tài trợ dự án đầu tư Đề tài: “NHỮNGVẤNĐỀVỀTHỊTRƯỜNGGIẦYDAVIỆTNAM” Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: lớp TTQTD – K10 Khoa: Ngân hàng Hà Nội – 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 Nhóm thực hiện 1. Lê Văn Khanh 2. Nguyễn Hùng Sơn 3. Nguyễn Văn Hộ 4. Nguyễn Ngọc Hiếu 5. Nguyễn Thị Thân Thương 6. Trần Minh Khôi 7. Hồ Văn Báo 8. Vũ Quang Huy 9. Khổng Thế Anh Tàiliệu tham khảo Giáo trình: Tài trợ dự án - nhà xuất bản Học Viện Ngân Hàng Các tạp chí: thời báo kinh tế, ngân hàng, đầu tư Các website : Viettrade.gov.vn Tinkinhte.com vietbao.vn lefaso.org.vn vntrades.com vneconomy.vn Phần 1: LÝ DO CHỌN ĐỀTÀIViệt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tác động rất lớn tới mọi ngành kinh tế của nước ta. Gia nhập WTO có nghĩa là chúng ta bước sâu hơn vào sân chơi kinh tế thế giới, tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩu được mở rộng hơn. Bước vào sân chơi WTO tạo ra những cơ hội lớn song nhiều người đã lo ngại việc xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cuả nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có các mặt hàng tương đồng với chúng ta. Trong các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Ngành công nghiệp Dagiầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng có giá trị XK cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may. Kim ngạch XK của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch XK của quốc gia. Hiện nay, dagiay VN được xếp trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thịtrường 25 nước EU và Mỹ (hai thịtrường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới). ở khu vực châu Á, Nhật Bản đang là một trong những thịtrường XK giày dép lớn nhất của VN. Chúng ta đứng thứ ba trong số các nước XK giay dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia. Với dân số hơn 86 triệu dân, Việt Nam cũng là một thịtrường tiêu thụ lớn về sản phẩm giầy da. Thịtrường lao động dồi dào, phù hợp cho việc phát triển các loại sản phẩm từ giầy da. Bởi đặc trưng của nghành này là cần nhiều lao động. Với những đóng góp to lớn cho đất nước và những tiềm năng phát triển trong tương lai, lĩnh vực giầydađã gây sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là lý do thu hút chúng tôi đến với thịtrường này. Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH I. TỔNG QUAN VỀTHỊTRƯỜNGGIẦYDA TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thịtrường quốc tế hiện nay vềdagiày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép), riêng ở thịtrường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dagiàyViệt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành dagiàyViệt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Số liệu kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2008 Về năng lực sản xuất, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt: - Năm 2007: + Giày dép các loại: 680 triệu đôi + Cặp túi xách các loại: 88 triệu chiếc + Da thuộc thành phẩm: 150 triệu feet vuông - Năm 2008: + Giầy dép các loại: 750,00 triệu đôi + Cặp túi xách: 88,00 triệu chiếc + Da thành phẩm: 130,00 triệu feet vuông Năng lực sản xuất của ngành năm 2007 đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thịtrường xuất khẩu. Năm 2009, ngành dagiàyViệt Nam xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với năm 2008. Sự sụt giảm về kim ngạch chủ yếu do xuất khẩu vào thịtrường Mỹ giảm (năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, trong khi năm 2008 đã đạt tới 1,5 tỷ USD). Với thịtrường Liên minh châu Âu, năm 2008, xuất khẩu dagiày đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu dagiày của Việt Nam ra thịtrường thế giới có Bắc Mỹ (Mỹ, Mehico và Canada), 27 nước của Liên minh châu Âu và Liên bang Nga, Đông Âu. Thịtrường nhập khẩu rất lớn. Trong khi đó 5 nước xuất khẩu của châu Á luôn cạnh tranh với nhau: Trung Quốc (chiếm khoảng 50%), Việt Nam hiện ở vị trí thứ hai, tiếp đến là Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Tổng lượng sản xuất của 5 nước hiện đạt trên 80% dung lượng giày cần nhập khẩu trên thịtrường toàn thế giới. Theo thống kê của LEFASO thì hiện tại có 185 hội viên là các doanh nghiệp (DN) đang kinh doanh các mặt hàng vềdagiày (bao gồm giầy, thuộc da, nguyên phụ liệu, cặp, túi xách, sữa chữa máy móc thiết bị) trong nước, trong đó có 3 DN nhà nước, 103 DN ngoài quốc doanh, 9 DN liên doanh với nước ngoài, 20 DN 100% vốn nước ngoài, 47 công ty cổ phần và 3 công ty TNHH Nhà nước một thành viên. Ngành dagiày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất dagiày Hiện nay, giày dép của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thịtrường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thịtrường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ… Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành dagiàyViệt Nam trên thịtrường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do mẫu mã chưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn là lấy công làm lãi. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành da giày: Gia nhập WTO tạo cho ngành dagiàyViệt Nam gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thịtrường quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giàydaViệt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN. II. PHÂN TÍCH THỊTRƯỜNG CƠ HỘI Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng dagiày thâm nhập vào thịtrường khu vực. Các thịtrường XK giày dép VN năm 2008 EU 54% Mỹ 23% Đông Á 8% Các nước khác 15% Ngành dagiày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành đã thu hút 610.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp. Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành dagiàyViệt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu dagiày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử. Với dân số trên 80 triệu dân là một thịtrường đầy tiềm năng cho thịtrường nội địa. Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành dagiày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà. Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Vềthịtrường xuất khẩu, thịtrường xuất khẩu dagiàyViệt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định cụ thể: Thịtrường EU: Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2008, EU vẫn là thịtrường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,5 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Thịtrường Mỹ: Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ 1 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1/2009, xuất khẩu giày dép vào Mỹ giảm 0,07% so với năm 2008, đạt 86,3 triệu USD, mặc dù vậy, đây vẫn là thịtrường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thịtrường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giàyda nam nữ. Thịtrường các nước Đông Á: Đây là khu vực thịtrường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thịtrường này là giày thể thao, giàyda nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào: Nhật Bản đạt 137,6 triệu USD, Trung Quốc đạt 107,2 triệu USD, Hàn Quốc đạt 64,3 triệu USD. THÁCH THỨC Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia WTO. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn. Tuy sức mua của thịtrường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia . đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tạiViệt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. [...]... xuất khẩu sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam vào thịtrường EU so với tiềm năng là rất lớn” Nếu EC không thay đổi chính sách thuế đối với giầyda xuất khẩu của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giầyda trong những năm tới sẽ sụt giảm Thịtrường Châu Mỹ Gần đây, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang chuyển hướng vào những thịtrường mới ‘dễ chịu hơn’ Đó là thị trường ở Châu Mỹ Tuy... còn quá chú trọng vào hoạt động xuất khẩu Trong khi đó thịtrường trong nước đang ‘bỏ trống, chưa khai thác được hết tiềm năng từ thịtrường nội địa III DỰ BÁO THỊTRƯỜNGGIẦYDA Năm 2010, ngành dagiàyđề ra kế hoạch tăng trưởng từ 10 – 15%, đảm bảo doanh số xuất khẩu 4,5 – 5 tỷ USD 1 THỊTRƯỜNG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Tổng doanh thu của thịtrườnggiày dép tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phần... thế mạnh của Việt Nam làm cho ngành dagiày khó có thể thâm nhập vào thịtrường này Nguyên vật liệu sản xuất của ngành dagiày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất Theo Hiệp hội dagiàyViệt Nam, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tạiViệt Nam mới... mới Thịtrường nội địa Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã quá chú trong vào xuất khẩu, thịtrường nội địa bị ‘bỏ trống’ Các doanh nghiệp đã không đánh giá đúng tiềm năng của thịtrường này Gần đây thịtrường xuât khẩu và thâm nhập vào thịtrường nước ngoài gặp nhiều khó khăn, sản lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh nên các doanh nghiệp bắt đầu ‘hướng nội’ Với dân số Việt Nam đông nên sẽ là thị trường. .. Mỹ: http://hts.usitc.gov/ Yêu cầu thịtrường Bên cạnh các yêu cầu tương tự như của thịtrường EU, các nhà mua hàng có thể đặt ra các yêu cầu cụ thể DN cần trực tiếp trao đổi với các khách hàng tiềm năng để biết rõ về những yêu cầu của họ 2.2 Thịtrường Canada Về yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp Canada khi tiến hành nhập khẩu, bán và phân phối các sản phẩm giày dép đều mong đợi sự hỗ trợ kinh doanh... Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.) THỊTRƯỜNG EU Kim ngạch giàyda có nguy cơ tiếp tục giảm Bắt đầu từ 3/1/2010, sản phẩm giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường EU tiếp tục “mắc cạn” 10% "thuế chống bán phá giá" Mặc dù, suốt ba năm qua, việc EU áp thuế mức thuế 10% đối với mặt hàng giàyda của Việt Nam, đồng thời quyết định loại bỏ ngành giàydaViệt Nam khỏi diện được hưởng Quy chế ưu... đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho dệt may, dagiày Tăng cường tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thịtrường ra những thị trường mới, tăng cường ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa...Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc Đối với các thịtrường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thịtrường các nước này Nhiều nước... Trung Quốc, nều làm tốt điều này thìthịtrường trong nước sẽ thu hút được các doanh nghiệp trong nước IV NHỮNG ĐIỂM CẦN QUAN TÂM KHI ĐÂU TƯ VÀO THITRƯỜNGGIẤYDA 1 Một số giải pháp đê phát triển tốt thịtrườnggiầydaĐể phát triển tốt trong những năm tới, ngành dagiày nên nghiên cứu một số giải pháp như sau: Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và dagiàyđể phục vụ tốt cho hoạt động sản... năm 2008, thịtrườnggiày dép Châu Á-Thái Bình Dương tăng 3,9% đạt 34,3 tỉ đôla Mỹ Tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thịtrường này trong giai đoạn 2004 - 2008 đạt 4,3% Dự báo thịtrườnggiày dép Châu Á-Thái Bình Dương Năm 2013, thịtrườnggiày dép châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ đạt giá trị 42,7 tỉ đôla Mỹ, tăng 24,3% so với năm 2008 Tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm của thịtrường trong . nhà nước Việt Nam Học viện ngân hàng ~~~~~~*****~~~~~~ BÀI THẢO LUẬN Môn: Tài trợ dự án đầu tư Đề tài: “NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỊ TRƯỜNG GIẦY DA VIỆT NAM” Giáo. dân, Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ lớn về sản phẩm giầy da. Thị trường lao động dồi dào, phù hợp cho việc phát triển các loại sản phẩm từ giầy da.