Để bảo đảm mọi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành, Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội ban hành năm 2008, sửa đổi năm 2014. Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động thi hành án, nhà nước đã quy định về các biện pháp cưỡng chế THADS tại luật Thi hành án dân sự 2014 chi tiết. Vậy các biện pháp cưỡng chế này được quy định cụ thể ra sao? Các biện pháp quy định có điểm gì giống và khác nhau?
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ SO SÁNH BIỆN PHÁP BUỘC CHUYỂN GIAO VẬT, CHUYỂN GIAO QUYỀN TÀI SẢN, GIẤY TỜ VỚI BIỆN PHÁP BUỘC NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN THỰC HIỆN HOẶC KHÔNG ĐƯỢC
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH
Sinh viên: Đào Nhật Linh
MSV: 18061310
Lớp: Luật Thi hành án dân sự - CIL3003 2
GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Đặt vấn đề 1
II Mục đích 1
III Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 3
I Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 3
1 Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 3
2 Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 3
3 Điều kiện áp dụng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 4
4 Nguyên tắc của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 5
5 Trình tự, thủ tục biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 6
II Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 7
Chương 2: So sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định 9
I Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ 9
II Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định 9
III So sánh hai biện pháp 10
1 Giống nhau 10
2 Khác nhau 11
PHẦN KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I Đặt vấn đề
Việt Nam hiện đang trên đà phát triển toàn diện đất nước, vì vậy, pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ dân sự Nhu cầu của con người ngày càng phát triển, ngày càng phức tạp, vậy nên việc diễn ra các tranh chấp dân sự là điều tất yếu Hiện nay, các vụ kiện tại tòa án về vấn
đề dân sự đang tăng lên Vấn đề đặt ra là sau khi có bản án, quyết định của tòa án thì việc thi hành bản án, quyết định của tòa diễn ra như thế nào? Thi hành án dân sự chính là công
cụ để đưa bản án quyết định của tòa từ trên giấy được thi hành trong thực tế, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân Vì thế, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) mang ý nghĩa thực sự quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố trật tự pháp luật và giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế Tại Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 2013 quy định : “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”
Để bảo đảm mọi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành, Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội ban hành năm 2008, sửa đổi năm 2014 Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động thi hành án, nhà nước đã quy định về các biện pháp cưỡng chế THADS tại luật Thi hành án dân sự 2014 chi tiết Vậy các biện pháp cưỡng chế này được quy định cụ thể ra sao? Các biện pháp quy định có điểm gì giống và
khác nhau? Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bình luận quy định của pháp
luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự So sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”
II Mục đích
Trang 4Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, bình luận về quy định của pháp luật THADS hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Từ đó so sánh, tìm
ra điểm giống và khác nhau của biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định
III Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tìm hiểu, phân tích vấn đề :
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp liệt kê
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
I Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự
1 Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thi hành được hiểu là “Thực hiện điều chính thức đã quyết định”1 Như vậy, Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận Trong THADS, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án Tự nguyện THADS đã trở thành như một nguyên tắc, biện pháp quan trọng trong hoạt động THADS Khi được Chấp hành viên giải thích, thuyết phục tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án vẫn tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế thi hành
Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện những việc trái với ý muốn của họ Nhằm mục đích thi hành pháp luật của nhà nước, duy trì trật tự xã hội nên cưỡng chế gắn liền với hoạt động quản lí của nhà nước Như vậy,
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ,
do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành
án mà không tự nguyện thi hành án 2
2 Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Biện pháp cưỡng chế THADS có những đặc điểm sau :
Thứ nhất, cưỡng chế THADS thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được bảo
đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước Việc cưỡng chế thi hành án dân sự bắt buộc
1 Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam,1999, Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt,
NXB Văn hóa thông tin,tr.1559
2 Trường Đại học luật Hà Nội, 2019, Giáo trình Luật Thi hành án Dân sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, tr.196
Trang 6phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Ở nước ta, thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự thuộc về các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước Chủ thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự được trao quyền áp dụng trong từng vụ việc thi hành án dân sự cụ thể
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án để buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của toà án
Thứ ba, người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải chịu mọi chi
phí khi thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự Bởi việc không tự nguyện thi hành nghĩa
vụ thi hành án nên buộc Chấp hành viên phải sử dụng biện pháp, vậy nên họ có trách nhiệm gánh chịu các chi phí phát sinh từ việc thực hiện biện pháp cưỡng chế
Thứ tư, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự không những có hiệu lực với
người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu lực cả với cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đều phải tuân thủ thủ tục và một
số nguyên tắc chung theo luật quy định
3 Điều kiện áp dụng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Để có thể được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải hội đủ các điều kiện sau :
Thứ nhất, Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực
hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài, quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Thứ hai, Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi
hành án Cùng với đó, người có thẩm quyền thi hành án đã xác minh và khẳng định là người phải thi hành án có đủ điều kiện để thi hành án
Trang 7Thứ ba, biện pháp cưỡng chế còn được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn người
phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án 3
Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và có thái
độ, hành vi không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện thi hành án Người phải thi hành án phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản
4 Nguyên tắc của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2014 thì việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ chỉ người có thẩm quyền thi hành án (chấp hành viên) mới có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Ngoài chấp hành viên được Nhà nước trao quyền thì việc các chủ thể khác tự tổ chức việc cưỡng bức thi hành án bằng sức mạnh đều được coi là trái pháp luật
do pháp luật quy định Để tránh sự lạm quyền của người có thẩm quyền thi hành án, pháp luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể chấp hành viên có quyền áp dụng, điều kiện, thủ tục áp dụng tại điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2014
Thứ ba, không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian mà pháp luật quy định
không được cưỡng chế thi hành án Pháp luật quy định không tổ chức cưỡng chế thi hành
án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các 7 trường hợp đặc biệt như 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống của các đối tượng chính sách.4 Quy định này xuất phát từ mục đích nhân đạo và tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với người phải thi hành án
Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của
3 Quốc hội, Luật Thi hành án dân sự, 2014, khoản 2 điều 45
4 Quốc hội, Luật Thi hành án Dân sự, 2014, Điều 46
Trang 8người phải thi hành án và chi phí hợp lý về thi hành án Đây cũng là nguyên tắc nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án
5 Trình tự, thủ tục biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải thực hiện theo một trình tự thủ tục chặt chẽ do ảnh hưởng lớn đến quan hệ xã hội của người phải thi hành án Trước khi được áp dụng biện pháp cưỡng chế thì phải trải qua các thủ tục chung của công tác thi hành án Trình tự thực hiện như sau :
Ra quyết định cưỡng chế, theo quy định tại điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2014 thì
“hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều
tự nguyện THA, người có thẩm quyền THA ra quyết định cưỡng chế được quy định tại điều 71 luật hiện hành, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản
Lập kế hoạch cưỡng chế, Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự, người có
thẩm quyền thi hành án phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay Kế hoạch cưỡng chế bao gồm: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo
vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế Kế hoạch cưỡng chế gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an
cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án
Tiến hành cưỡng chế, Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối
tượng cần cưỡng chế người có thẩm quyền thi hành án chủ trì phổ biến toàn bộ kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, từng người, nêu các tình huống có thể sảy ra
và biện pháp xử lý các tình huống đó Chuẩn bị đầy đủ các biên bản, văn bản cần sử dụng trước khi tiến hành cưỡng chế Chấp hành viên chủ trì điều hành toàn bộ quá trình cưỡng chế, kịp thời xử lý mọi tình huống đã dự kiến trong kế hoạch và tình huống phát sinh diễn
ra trong quá trình cưỡng chế cho đến khi kết thúc việc cưỡng chế
5 Quốc hội, Luật Thi hành án Dân sự, 2014, Điều 46
Trang 9II Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
đánh dấu mốc quan trọng trong công tác thi hành án dân sự Sau 6 năm áp dụng thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cùng với các Nghị quyết của Chính phủ để hướng dẫn thự thi, để tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành
án dân sự Trong đó, có quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự từ mục 2 đến mục 10 của chương 4 với các nội dung chính: điều kiện áp dụng, nguyên tắc, trình tự thủ tục và các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể
Về cơ bản, luật Thi hành án dân sự 2014 đã quy định cụ thể hơn, hợp lý hơn về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự so với luật 2008 Rút ngắn thời gian tự nguyện thi hành án từ 15 ngày thành 10 ngày ( điều 45) Sửa đổi này hợp lý với thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hơn và cũng là căn cứ để chấp hành viên đưa ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án Điều 72 quy định về kế hoạch cưỡng
chế thi hành án cũng được bổ sung thêm tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong
nội dung của kế hoạch Có lẽ, sự thay đổi này nhằm xác định chính xác người phải thi hành án dân sự, tránh trường hợp nhầm lẫn và “cố tình” nhầm lẫn gây ra không khách quan Tại luật Thi hành án dân sự 2014, cũng bỏ quy định việc người phải thi hành án phải chịu chi phí xác minh điều kiện, thay vào đó, ngân sách nhà nước sẽ chi trả khoản này (điều 73) Đã bổ sung thời gian cụ thể về quy định chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua lại tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung (điều 74) Về biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, ở quy định về trừ khấu trừ hết nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, chưa thực sự hợp lý với ý nghĩa nhân đạo
giống như nguyên tắc đã đặt ra.( điều 76) Tại điều 126, có quy định “Hết thời hạn 05
năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.”, quy định này chưa thống nhất với điều 115 và
117, sẽ gây ra lúng túng cho người thực hiện luật
Trang 10Ngoài Luật Thi hành án dân sự 2014, Chính phủ còn ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS Sau 5 năm thực hiện, nhận thấy nhiều bất cập, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự Các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong
của Nghị định 33 đó là Chấp hành viên có thể tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc
ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản Tuy nhiên, biện pháp này chưa được quy định một cách hệ thống và cụ thể, vì vậy khi áp dụng sẽ gây khó khăn và
có thể phát sinh rủi ro nhất định
Như vậy, Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định hết sức chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế Tránh tình trạng cưỡng chế một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước
và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội chung Tuy nhiên, vẫn còn một số những bất cập, những quy định còn chưa hợp lý cần được nhận định để thay đổi, bổ sung kịp thời