1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cắt vòi trứng cơ hội có phòng ngừa ung thư buồng trứng được không

6 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 252,03 KB

Nội dung

Buồng trứng là vị trí thường gặp nhất của chẩn đoán khối ung thư vùng chậu, điều này cùng với bằng chứng dịch tễ học cho rằng sinh đẻ nhiều làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng, vì vậy mới có giả thuyết rụng trứng “không ngừng” là nguyên nhân của ung thư buồng trứng và tập trung vào những thể vùi vùng vỏ loại Muller (Mullerian-type cortical inclusion cysts - Mullerian-CICs) nằm bên trong buồng trứng như là nguồn gốc tiềm ẩn của bệnh.

Trang 1

CẮT VÒI TRỨNG CƠ HỘI CÓ PHÒNG NGỪA UNG THƯ BUỒNG TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG?

Bùi Chí Thương*

TỔNG QUAN

Một khái niệm mới về vai trò của vòi trứng

trong ung thư buồng trứng

Buồng trứng là vị trí thường gặp nhất của

chẩn đoán khối ung thư vùng chậu, điều này

cùng với bằng chứng dịch tễ học cho rằng sinh

đẻ nhiều làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư

buồng trứng, vì vậy mới có giả thuyết rụng

trứng “không ngừng” là nguyên nhân của ung

thư buồng trứng và tập trung vào những thể vùi

vùng vỏ loại Muller (Mullerian-type cortical

inclusion cysts - Mullerian-CICs) nằm bên trong

buồng trứng như là nguồn gốc tiềm ẩn của bệnh

Mullerian-CICs được giả thuyết xuất phát từ

chuyển sản của biểu mô bề mặt buồng trứng

(Ovarian surface epithelium - OSE) bị mắc kẹt

bên trong buồng trứng sau khi đã rụng trứng

Mối liên quan của vòi trứng đến ung thư buồng

trứng đã được đề cập từ năm 1896 trong báo cáo

ca bệnh ung thư vòi trứng nguyên phát có đặc

tính bệnh học rất giống ung thư buồng trứng

Gần đây, khi phân tích giải phẫu bệnh vòi trứng,

trường hợp cắt 2 phần phụ dự phòng để giảm

nguy cơ ung thư buồng trứng

(risk-reducingbilateral salpingo-oophorectomy -

RRBSO) của những phụ nữ có đột biến gen

BRCA1/ BRCA2 cho thấy ung thư tiềm ẩn ở

đoạn xa (loa vòi) lên đến 5 – 15% và ung thư

trong biểu mô vòi trứng dạng thanh dịch (Serous

tubal intraepithelial cancers- STICs) trong 1 – 6%

phụ nữ Ngược lại, chỉ có 1 bài báo nghiên cứu

về buồng trứng cho thấy có 1 ca (1 của 28 phụ nữ

(3,5 %)) có thay đổi biểu mô tiền ác tính(9,13)

Một nghiên cứu (Sectioning and Extensive

Examining of the Fimbria - SEE-FIM) mục đích

làm tối đa hóa phát hiện tiền tố gây ung thư

buồng trứng hay ung thư vòi trứng sớm bằng

cách cắt và phân tích giải phẫu bệnh loa vòi Nghiên cứu này cho thấy vòi trứng liên quan đến 70% phụ nữ ngẫu nhiên được chẩn đoán ung thư buồng trứng hay ung thư thanh dịch grade cao phúc mạc nguyên phát HGSC (có hoặc không có BRCA 1/2), bao gồm sự hiện diện của STICs loa vòi trong 40 – 60% những bệnh nhân này - cho thấy có một tỷ lệ gia tăng bệnh này khi xem xét vòi trứng toàn diện hơn Điều quan trọng là không thấy trường hợp STICs nào ở những bệnh nhân nữ bệnh lành tính hay bệnh lý không phải phụ khoa Từ cơ sở đó, người ta giả thuyết rằng tân sinh vòi trứng là sang thương nguyên phát trong HGSC và các sang thương này lan đến buồng trứng và phúc mạc Có giả thuyết cho rằng STICs là các sang thương tiền tố đối với HGSC là dấu hiệu của đột biến TP53 trong STICs và các ung thư buồng trứng và hoặc phúc mạc đi kèm Người ta cho rằng thậm chí sang thương vòi trứng sớm còn đi trước STICs trong vòi trứng Những nghiên cứu nổi bật nhất

về các tiền tố này là “dấu ấn p53”, được định nghĩa như một sự tập trung ≥ 12 tế bào có hình thái học bình thường, chủ yếu định vị tại đầu loa vòi nhưng có tín hiệu miễn dịch p53 mạnh Trên 90% STICs có dấu ấn p53; đã có báo cáo cho thấy dấu ấn p53 liên quan trực tiếp hay gián tiếp với STICs và dấu ấn p53 chia sẻ đột biến TP53 đồng dạng với cả hai STICs và ung thư xâm lấn, tất cả các điều trên cho thấy có mối liên hệ đơn dòng của các mô này Các dữ liệu này cùng với kết quả từ nghiên cứu SEE-FIM, cho thấy vòi trứng

là một mục tiêu dự phòng rõ ràng nhất

Các khuyến cáo hiện tại

Ở những người mang gen đột biến BRCA1/2, RRBSO cho thấy có khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng đến 80% và giảm tỷ lệ tử vong toàn bộ 60% và khuyến cáo

Trang 2

thực hiện RRBSO để ngăn ngừa ung thư

buồng trứng trong dân số này(4) Phần lớn phụ

nữ nguy cơ cao cảm thấy có sức khỏe tốt về

thể chất và tinh thần sau RRBSO do giảm lo

lắng đáng kể về mối nguy cơ ung thư Tuy

nhiên, không khuyến cáo RRBSO cho dân số

chung vì cắt buồng trứng làm tăng tử suất

chung, tăng bệnh mạch vành, đột quỵ, loãng

xương và ung thư đại trực tràng Mặc dù

RRBSO cho thấy giảm tử suất chung ở dân số

nguy cơ cao, tuy nhiên nghiên cứu tiền cứu

với thời gian theo dõi ngắn (6 năm,

Domchek)(3) và nên theo dõi thời gian dài để

biết hiệu quả của phương pháp này Cắt vòi

trứng 2 bên có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa ung

thư buồng trứng trong dân số chung và có thể

cả trong dân số nguy cơ cao, trong khi tránh

được các nguy cơ cho các bệnh tật trên

Những hiểu biết mới về vai trò của vòi trứng

trong bệnh sinh ung thư buồng trứng và nguy

cơ bệnh tật của RRBSO làm cho RRBSO không

phải là lựa chọn cho dân số chung mà chỉ

khuyến cáo thực hiện cắt vòi trứng trong phẫu

thuật phụ khoa thông thường Tháng 9/2010,

nhóm Ovarian Cancer Research team

(OVCARE) khuyến cáo đến toàn thể phẫu

thuật viên phụ khoa trong tỉnh British

Columbia (BC) Canada, khi mổ cho phụ nữ

trong dân số chung, họ nên xem xét: 1) cắt vòi

trứng 2 bên lúc cắt tử cung (kể cả khi giữ lại 2

buồng trứng), 2) nên cắt 2 vòi trứng lúc triệt

sản - gọi là cắt vòi trứng cơ hội (opportunistic

salpingectomy-OS) Hiệp hội ung thư phụ

khoa Canada năm 2011, đưa ra khuyến cáo

“bác sĩ nên bàn luận với bệnh nhân về lợi ích

và nguy cơ của cắt 2 vòi trứng lúc cắt tử cung

hay triệt sản”(15) Hai năm sau đó, Hiệp hội

ung thư phụ khoa Mỹ cũng có khuyến cáo

tương tự(14) Gần đây nhất ACOG đưa ra thông

cáo báo chí ủng hộ khuyến cáo rằng “phẫu

thuật viên và bệnh nhân nên bàn luận về lợi

ích tiềm năng của cắt 2 vòi trứng lúc cắt tử

cung ở dân số có nguy cơ ung thư buồng

trứng nhưng không có cắt buồng trứng” và

“khi tư vấn về triệt sản qua nội soi, nhà lâm sàng có thể thông tin rằng cắt 2 vòi trứng có thể được xem như là phương pháp ngừa thai hiệu quả” Các khuyến cáo này được thiết lập bởi vì “cắt 2 vòi trứng dự phòng có thể giúp cho nhà lâm sàng có cơ hội ngăn chặn ung thư buồng trứng cho bệnh nhân của mình”

Số lượng cắt tử cung và triệt sản ở Bắc Mỹ

Khoảng 430.000 ca cắt tử cung ở Mỹ và 41,000 ca ở Canada hàng năm Ở Mỹ có khoảng

50 - 55% phụ nữ khi cắt tử cung có cắt luôn 2 phần phụ, và số này là 45% ở Canada Điều này

có nghĩa rằng xấp xỉ 240,000 phụ nữ có nguy cơ ung thư buồng trứng chung phải cắt tử cung có

đủ tiêu chuẩn cắt 2 vòi trứng cơ hội để ngăn chặn ung thư buồng trứng Khoảng 350,000 và 25,000 ca triệt sản ở Mỹ và Canada hàng năm Một nữa ca triệt sản này xảy ra sau sinh, chủ yếu lúc mổ lấy thai hay trong vòng 24 giờ sau sinh ngả âm đạo Cắt vòi trứng chưa được xem là phương pháp triệt sản hàng đầu cho đến những năm gần đây Tuy nhiên cắt 2 vòi trứng là phương pháp thích hợp đối với những người triệt sản thất bại

Những phụ nữ nguy cơ cao ung thư buồng trứng (có đột biến gen BRCA1 và BRCA1) được khuyên nên thực hiện RRBSO dự phòng một khi

họ đã có đủ con, dựa trên dữ liệu ngắn hạn cho thấy có cải thiện tử suất trong dân số này(4) Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của mãn kinh sớm trên bệnh suất và tử suất của dân số này chưa được thấu đáo Vì lý do này mà có tranh luận về khởi đầu cắt 2 vòi trứng tùy theo giai đoạn khi đã đủ con, sau đó cắt 2 buồng trứng ở thời điểm gần sát tuổi mãn kinh tự nhiên(2)

Cắt hai vòi trứng cơ hội trong dân số chung

Hiểu biết về OS

OS được nghiên cứu sâu tại nơi khởi đầu British Columbia sau đó được chấp nhận và nhân rộng ở Canada Tỷ lệ cắt tử cung kèm với

OS tăng từ 8% năm 2008 đến 33% vào năm 2011

và tỷ lệ triệt sản bằng cách cắt 2 vòi trứng tăng từ 0,5% đến 33% ở cùng thời điểm Đến năm 2013,

Trang 3

75% cắt tử cung và 2 vòi trứng và 48% triệt sản

cắt cả 2 vòi trứng, trong khi phần còn lại của

Canada tăng ít hơn Khái niệm OS ít được biết và

chỉ một tỷ lệ nhỏ OS được thực hiện tại Mỹ, tỷ lệ

này sẽ tăng lên khi khuyến cáo ACOG 2015 ra

đời(1) Một số thăm dò đánh giá hành vi của thầy

thuốc về OS Một nghiên cứu với các bác sĩ nội

trú sản phụ khoa Mỹ cho thấy 54% họ thực hiện

OS khi cắt tử cung, và 46% còn lại họ không tin

rằng có bất kỳ lợi ích nào Trong khi 58% bác sĩ

gia đình cho rằng OS là phương pháp triệt sản

hiệu quả nhất đối với phụ nữ sau 35 tuổi có triệt

sản trước đó thất bại hay có bệnh lý của vòi

trứng(7) Cuối cùng có một nghiên cứu ở Ailen

cho thấy 90% bác sĩ sản phụ khoa xem xét OS lúc

cắt tử cung ngả bụng và 73% OS lúc triệt sản(8)

An toàn

Tại British Columbia cho thấy nếu OS lúc cắt

tử cung và OS lúc triệt sản sẽ làm tăng thời gian

mổ tương ứng là 16 và 10 phút, khảo sát ở đây

cho thấy không có tăng nguy cơ của OS khi xét

về số ngày nằm viện hoặc tái nhập viện hay

truyền máu Nghiên cứu trên cũng cho thấy OS

có thể thực hiện bằng mổ mở, nội soi hay ngả âm

đạo OS qua cắt tử cung ngả âm đạo có thời gian

nằm viện ngắn hơn và nguy cơ tái nhập viện

thấp hơn so với mổ mở (OR = 0,51, 95% CI 0,37,

0,70)(12) OS cũng loại bỏ nguy cơ ứ dịch vòi trứng

ở trường hợp triệt sản hay bị thai ngoài tử cung -

đây là một ưu điểm so với triệt sản truyền thống

như cắt vòi trứng một phần, thắt hay đốt vòi

trứng Ứ dịch vòi trứng là biến chứng thường

gặp nhất (35,5%) sau cắt tử cung không kèm OS

và 7,8% phải mổ lại vì lý do này Những biến

chứng khác sau cắt tử cung mà không kèm OS

bao gồm PID, viêm vòi trứng, u vòi trứng hay sa

vòi trứng - điều trị triệt để cho những trường

hợp này là cắt vòi trứng và có thể tránh bằng

cách OS tại thời điểm cắt tử cung và triệt sản

Mối quan tâm khác về OS lúc triệt sản thì không

thể phục hồi vòi trứng nếu sau đó bệnh nhân

muốn có thêm con Những khuyến cáo nối vòi

trứng sau triệt sản so với IVF thay đổi nhiều tùy theo bảo hiểm và y tế công cộng ở đó và cũng tùy thuộc vào khả năng của phẫu thuật viên nối vòi trứng vi phẫu Chi phí cho nối vòi trứng có thể tương đương IVF nhưng khi nối vòi trứng thành công cũng phải cần nhiều bước mới có thể thụ thai so với chu kỳ đơn của IVF Ở những quốc gia bảo hiểm chi trả hay hỗ trợ IVF hoặc phụ nữ có các yếu tố đi kèm làm khó có thai như

dự trũ buồng trứng kém, tinh trùng yếu, thì IVF

là lựa chọn đầu tay, vì vậy ý tưởng cho bệnh nhân khác hơn đối với phụ nữ thực hiện OS Khi cắt vòi trứng được thực hiện đúng sẽ không làm giảm cung cấp máu nuôi buồng trứng, do đó không gây ảnh hưởng trên chức năng buồng trứng (sản xuất nội tiết, rụng trứng, tuổi mãn kinh…) Một nghiên cứu tiền cứu cho thấy cắt tử cung có giảm chức năng buồng trứng và mãn kinh sớm hơn Một nghiên cứu 160 phụ nữ tiền mãn kinh được nội soi cắt tử cung toàn phần có hoặc không kèm cắt 2 vòi trứng cho thấy có sự khác biệt nhỏ về hình ảnh siêu âm buồng trứng

và các chỉ số nội tiết so với mức cơ bản ở cả 2 nhóm chứ không có sự khác biệt giữa 2 nhóm Mức độ Anti-Mullerian hormone (AMH) hơi thấp hơn ở cả 2 nhóm (giống trong nghiên cứu giảm chức năng buồng trứng sau cắt tử cung) nhưng khi có OS thì không ảnh hưởng xấu thêm Không có sự khác biệt về nội tiết giữa các nhóm trong một nghiên cứu RCT gần đây về ảnh hưởng ngắn hạn của cắt vòi trứng lúc nội soi cắt

tử cung trên dự trữ buồng trứng ở 30 phụ nữ tiền mãn kinh, nghiên cứu này cũng cho kết quả

về AMH sau mổ tương tự như nghiên cứu trên(6) Các ảnh hưởng lâu dài như thời điểm mãn kinh, chưa được phân tích một cách hệ thống sau cắt

tử cung có kèm OS hay triệt sản bằng OS Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trả lời câu hỏi này, bởi vì nếu OS làm giảm tuổi mãn kinh, phải cân nhắc xem lợi ích từ giảm tử suất do ung thư buồng trứng có bù đắp lại việc tăng tử suất do

Trang 4

tất cả nguyên nhân do mãn kinh sớm hơn hay

không, mặc dù các dữ liệu ngắn hạn cho thấy

không có sự khác biệt về nội tiết giữa cắt tử cung

có kèm hay không kèm OS

Hiệu quả

Từ lâu chúng ta đã có bằng chứng dịch tễ

học ủng hộ tầm quan trọng của vòi trứng trong

sinh bệnh học của ung thư buồng trứng thông

qua việc cột vòi trứng làm giảm nguy cơ ung thư

này đến 29% nhưng có sự thay đổi về mức độ

khác nhau tùy theo mô học, trong đó giảm cao

nhất đối với ENOC (52%), tiếp theo là CCOC

(48%), và 20% cho HGSC Có dữ liệu khích lệ về

triệt sản bằng cách cắt vòi trứng toàn phần, một

phần hay cắt loa vòi Các tác giả từ Rochester cho

thấy triệt sản cắt vòi trứng làm giảm 60% nguy

cơ ung thư buồng trứng so với nhóm không triệt

sản hay triệt sản không cắt 2 vòi trứng (OR =

0,36, 95 % CI 0,13, 1,02)(10) Các nhà nghiên cứu

Đan Mạch cho thấy cắt 2 vòi trứng làm giảm

nguy cơ ung thư buồng trứng 42% (OR = 0,58, 95

% CI 0,36, 0,95)(11) Một nghiên cứu hồi cứu lớn

nhất và gần đây nhất tại Thụy Điển trên 5,5 triệu

phụ nữ và 30.000 ca ung thư buồng trứng(5) cho

thấy cắt tử cung và 2 phần phụ gần như chấm

dứt nguy cơ ung thư buồng trứng (HR = 0,06,

95% CI 0,03 – 0,12) Cắt vòi trứng 1 bên làm giảm

nguy cơ 29% (HR = 0,71, 95 % CI 0,56 – 0,91), cắt

2 vòi trứng làm giảm 65 % nguy cơ (HR = 0,35, 95

% CI 0,17- 0,73) Các tác giả này cho rằng cắt tử

cung đơn thuần cũng giảm nguy cơ ung thư

buồng trứng (HR = 0,79, 95% CI 0,70 – 0,89)(2)

Nghiên cứu đoàn hệ những phụ nữ được cắt 2

vòi trứng có cỡ mẫu nhỏ (n = 3051) vì lúc đó cắt 2

vòi trứng là phẫu thuật không phổ biến và

không vì mục đích dự phòng Cắt vòi trứng lúc

đó chủ yếu vì ứ dịch vòi trứng, nhiễm trùng (chủ

yếu PID), thai ngoài tử cung và lạc nội mạc tử

cung- tất cả các bệnh lý này gây ra phản ứng

viêm đáng kể Chúng ta biết rằng PID và lạc nội

mạc tử cung là các yếu tố nguy cơ gây ung thư

buồng trứng, điều đó cho thấy những phụ nữ

được cắt 2 vòi trứng trong nghiên cứu hồi cứu

này sẵn có nguy cơ ung thư buồng trứng Cũng

có thể việc cắt 2 vòi trứng vì mục đích dự phòng

có thể được thảo luận kỹ hơn là cắt do chỉ định khác vì lúc đó phẫu thuật viên sẽ cắt cẩn thận toàn bộ đoạn xa của vòi trứng Vì cả 2 lý do này,

OS có vai trò bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng hơn là kết quả cắt 2 vòi trứng được Falconer đề nghị Họ cũng cho thấy cắt 2 vòi trứng làm giảm nguy cơso với những phụ nữ không có bất kỳ phẫu thuật phụ khoa nào Bởi vì những khuyến cáo cho thấy OS với cắt tử cung hay triệt sản bằng cách cắt 2 vòi trứng và cắt tử cung đơn thuần kèm cột 2 vòi trứng, cả 2 đều

giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Khả thi

Có 590,000 phụ nữ cắt tử cung đơn thuần và triệt sản hàng năm ở Mỹ và Canada cho thấy OS

có tính khả thi Đáng lẽ phải hiểu chính xác về hiệu quả của OS trong dự phòng ung thư buồng trứng cũng như dữ liệu lâu dài của OS trên nguy

cơ bệnh tật, tuy nhiên hiện nay dữ liệu này chưa

có, vì vậy chúng ta dùng mô hình decisionanalytic model để ước lượng tính khả thi của OS để ngăn ngừa ung thư buồng trứng trong dân số chung Mỗi OS, BSO, cắt tử cung và triệt sản lần lượt giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng 50%, 90%, 20%, và 30%, vì vậy OS có tính khả thi tốt Mô hình phân tích này cho thấy cắt

tử cung kèm OS có tính khả thi thấp hơn cắt tử cung đơn thuần hoặc kèm với BSO (bilateralsalpingo-oophorectomy) và triệt sản bằng OS khả thi hơn cột 2 vòi trứng Mô hình phân tích cho thấy số ca cắt tử cung với OS cần

để ngăn ngừa 1 ung thư buồng trứng là 273 và NNT để triệt sản bằng cách cắt 2 vòi trứng là 366, tương đương với trường hợp cần tiêm vaccine HPV để ngừa 1 ca ung thư cổ tử cung là 324(3)

KẾT LUẬN

Hiểu biết của chúng ta về bệnh sinh ung thư buồng trứng đã cải thiện đáng kể từ giả thuyết HGSC có thể bắt nguồn từ vòi trứng, kết quả là cách tiếp cận ngăn ngừa ung thư buồng trứng đã thay đổi căn bản cho phụ nữ trong dân số chung

và có thách thức đối với những phụ nữ nguy cơ

Trang 5

cao Đối với phụ nữ nguy cơ ung thư buồng

trứng, OS cho thấy là một tiếp cận đầy hứa hẹn

để giảm tần suất và tử suất của ung thư buồng

trứng và khuyến cáo lồng ghép OS trong thực

hành lâm sàng hàng ngày Trong khi tính hiệu

quả và an toàn rất hứa hẹn, bên cạnh còn có câu

hỏi chưa được trả lời, đó là OS có ảnh hưởng

trên chức năng buồng trứng và có làm tiến

nhanh đến mãn kinh hay không Ngoài ra, sự

tương tác của OS với các yếu tố giảm nguy cơ

khác như thuốc viên ngừa thai phối hợp cũng

cần được xác định OS còn là một chiến lược

ngăn ngừa ung thư buồng trứng cho những phụ

nữ trong dân số chung có phẫu thuật phụ khoa

thường quy và ngày càng được thực hiện qua

ngả âm đạo, nội soi và robot Tuy nhiên, chúng

ta không nên can thiệp ngoại khoa hay thay đổi

đướng mổ chỉ vì mục đích cắt vòi trứng Nên tư

vấn RRBSO từ 35 tuổi đối với phụ nữ có đột biến

gen BRCA 1/2, để hạn chế tác dụng gây hại của

mãn kinh sớm, họ có thể chỉ cắt 2 vòi trứng đơn

thuần hoặc tiếp cận theo từng giai đoạn: cắt 2 vòi

trứng ban đầu, sau đó cắt 2 buồng trứng sát thời

điểm mãn kinh tự nhiên Mặc dù phần lớn ung

thư buồng trứng phối hợp BRCA có thể bắt

nguồn từ vòi trứng, có 4 lý do tại sao nên cắt 2

buồng trứng cùng lúc cắt 2 vòi trứng hoặc cắt

muộn sau đó: (1) một số ung thư buồng trứng có

vẻ bắt nguồn từ buồng trứng, (2) cắt buồng

trứng trước mãn kinh làm giảm 50% nguy cơ

ung thư vú ở dân số nguy cơ cao, (3) thậm chí có

tăng bệnh suất do mãn kinh phẫu thuật, vẫn còn

lợi ích do giảm tử suất với tất cả các bệnh phối

hợp với RRBSO ở phụ nữ nguy cơ cao, (4) cắt 2

vòi trứng có thể giảm nguy cơ ung thư buồng

trứng, nhưng mức độ bảo vệ chưa được biết Vì

lý do này, chúng ta không nên khuyên cắt 2 vòi

trứng đơn thuần hay tiếp cận theo giai đoạn thời

gian cho phụ nữ nguy cơ cao còn trẻ (BRCA1/ 2),

mà cắt 2 phần phụ khi bệnh nhân đủ con vẫn

được xem là chuẩn mực đối với dân số nguy cao

này Tuy nhiên cắt 2 vòi trứng vẫn tốt hơn là

không can thiệp gìđối với những phụ nữ được

tư vấn tốt và chưa có kế hoạch cắt 2 buồng trứng Trước khi cắt 2 vòi trứng kèm hoặc không kèm cắt 2 buồng trứng sau đó cho phụ nữ nguy cơ cao, chúng ta cần hiểu rằng phương pháp này hiệu quả và không loại bỏ vai trò và lợi ích đã được chứng minh của RRBSO Điều này đòi hỏi một nỗ lực quốc tế trong nhiều năm để thu đủ mẫu số lượng lớn, chủ yếu thông qua dữ liệu đăng ký khám chữa bệnh chứ không thể thông qua các RCT để so sánh kết cục giữa cắt 2 vòi trứng và RRBSO Tóm lại OS là một can thiệp an toàn trong ngắn hạn, được thực hiện cùng lúc với cắt tử cung hoặc triệt sản OS có khả năng giảm tỷ lệ và tử suất do ung thư buồng trứng,

OS cũng có vai trò quan trọng ở phụ nữ có đột biến BRCA, nhưng họ không muốn phẫu thuật giảm thiểu nguy cơ theo quy chuẩn (cắt phần phụ 2 bên) lúc trẻ tuổi Chúng ta vẫn cần phải đánh giá tính an toàn và hiệu quả dài hạn để ủng

hộ tiếp tục quan điểm can thiệp này trong dân số chung cũng như ở phụ nữ nguy cơ cao

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HGSC High Grade Serous ovarian

cancer

Ung thư thanh dịch grade cao LGSC Low Grade Serous ovarian

cancer

Ung thư thanh dịch grade thấp ENOC Endometrioid ovarian

cancer

Ung thư dạng lạc nội mạc tử cung CCOC Clear cell ovarian cancer Ung thư tế bào sáng

BC British Columbia RRBSO Risk Reducing bilateral

salpingo-oophorectomy

Cắt 2 phần phụ dự phòng

OS Opportunistic

Salpingectomy

Cắt vòi trứng cơ hội BSO Bilateral

salpingo-oophorectomy

Cắt 2 phần phụ STICs Serous tubal intraepithelial

cancers

Ung thư trong biểu

mô vòi trứng dạng thanh dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 American College of Obstetrics & Gynecology (2015) Committee opinion no 620: salpingectomy for ovarian cancer

prevention Obstet Gynecol; 125(1): 279–81

2 Anderson CK, Wallace S, Guiahi M, Sheeder J, Behbakht K, Spillman MA (2013) Riskreducing salpingectomy as

preventative strategy for pelvic serous cancer Int J Gynecol

Cancer; 23(3): 417–21

3 Brisson M, Van de Velde N, De Wals P, Boily MC (2007)

Estimating the number needed to vaccinate to prevent diseases

Trang 6

and death related to human papillomavirus infection CMAJ;

177(5): 464–8

4 Domchek SM, Friebel TM, Singer CF, Evans DG, Lynch HT,

Isaacs C et al (2010) Association of risk-reducing surgery in

BRCA1 or BRCA2 mutation carriers with cancer risk and

mortality JAMA; 304(9): 967–75

5 Falconer H, Yin L, Gronberg H, Altman D (2015) Ovarian

cancer risk after salpingectomy: a nationwide population-based

study J Natl Cancer Inst DOI: 10.1093/jnci/dju410

6 Findley AD, Siedhoff MT, Hobbs KA, Steege JF, Carey ET,

McCall CA et al (2013) Shortterm effects of salpingectomy

during laparoscopic hysterectomy on ovarian reserve: a pilot

randomized controlled trial Fertil Steril 100(6): 1704–8

7 Gill SE, Mills BB (2013) Physician opinions regarding elective

bilateral salpingectomy with hysterectomy and for sterilization J

Minim Invasive Gynecol; 20(4): 517–21

8 Kamran MW, Vaughan D, Crosby D, Wahab NA, Saadeh FA,

Gleeson N (2013) Opportunistic and interventional

salpingectomy in women at risk: a strategy for preventing pelvic

serous cancer (PSC) Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 170(1): 251–4

9 Leeper K, Garcia R, Swisher E, Goff B, Greer B, Paley P (2002)

Pathologic findings in prophylactic oophorectomy specimens in

high-risk women Gynecol Oncol; 87(1): 52–6

10 Lessard-Anderson CR, Handlogten KS, Molitor RJ, Dowdy SC,

Cliby WA, Weaver AL et al (2014) Effect of tubal sterilization

technique on risk of serous epithelial ovarian and primary

peritoneal carcinoma Gynecol Oncol; 135(3): 423–7

11 Madsen C, Baandrup L, Dehlendorff C, Kjaer SK (2015) Tubal ligation and salpingectomy and the risk of epithelial ovarian cancer and borderline ovarian tumors: a nationwide case–

control study Acta Obstet Gynecol Scand 94(1): 86–94

12 McAlpine JN, Hanley GE, Woo MM, Tone AA, Rozenberg N, Swenerton KD et al (2014) Opportunistic salpingectomy: uptake, risks, and complications of a regional initiative for ovarian

cancer prevention Am J Obstet Gynecol; 210(5): 471 e1–11

13 Powell CB, Chen LM, McLennan J, Crawford B, Zaloudek C, Rabban JT et al (2011) Risk-reducing salpingo-oophorectomy (RRSO) in BRCA mutation carriers: experience with a consecutive series of 111 patients using a standardized

surgical-pathological protocol Int J Gynecol Cancer; 21(5): 846–51

14 Society of Gynecologic Oncology (2013) SGO Clinical Practice Statement: Salpingectomy for Ovarian Cancer

15 The Society of Gynecologic Oncology of Canada (2011) GOC Statement regarding salpingectomy and ovarian cancer prevention

http://www.goc.org/uploads/11sept15_gocevidentiarystatement _final_en.pdf

Ngày đăng: 25/08/2021, 13:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w