TĂNGTRƯỞNGCỦAVIỆTNAMQUACƠCẤUXUẤTNHẬPKHẨU 1-Giai đoạn 1976 – 1986 : Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế khép kín, chỉ giao lưa mua bán với các nước xã hội chủ nghĩa và thực chất chỉ là đổi hàng lấy hàng. 2-Giai đoạn 1986 – 2005 : a) Xuất khẩu: Nghị quyết đại hội đảng đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô để nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của chính sách đổi mới là tốc độ tăngtrưởngxuấtkhẩu bình quân hàng năm thời kỳ 1986-2005 là 21,2% cao gần gấp 2 lần tăngtrưởng GDP. Nếu xuấtkhẩu bình quân một năm ở giai đoạn trước đổi mới là 1,4 tỷ USD, thì giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 22,2 tỷ USD (gấp gần 16 lần). Với mục tiêu phát triển xuấtkhẩu cao làm động lực thúc đẩy tăngtrưởng GDP, tỷ trọng xuấtkhẩu chiếm trong GDP và xuấtkhẩu bình quân đầu người ngày càng tăng thể hiện qua các thời kỳ từ 1986-2005: Xuấtkhẩu và GDP -Exportvalueand GDP Xuất khẩucủaViệtNam vượt qua ngưỡng 10 tỷ USD vào năm 1999, trong khi đó Hàn Quốc và Đài Loan vào năm 1978; Malaysia, Indonesia và Thái Lan vào năm 1980. Những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước cũng dần tạo thế chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Việc tham gia trực tiếp của người sản xuất vào quá trình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và ngoài nước đã gắn bó chặt chẽ sản xuất với tiêu dùng, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ rệt, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa Việtnam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên bước chuyển mình rõ nét vào các giai đoạn 5 năm sau đó, tỉ trọng so với tổng kim ngạch xuấtkhẩu giảm xuống mức 54,8% ở 1996-2000 và giai đoạn 2001-2005 là 45,3%. 1986 - 199 0 1991 - 199 5 1996- 2000 2001 - 200 5 Xuấtkhẩu BQ (triệu USD ) Average exportvalue(Mil. US D) 1406 3431 10365 2216 6 Tỷtrọng xuấtkhẩu so với GDP (% ) Exportvaluein comparisonwit h GDP (%) 20.5 25.2 37.4 54.0 Xuấtkhẩu B Q /ng ư ời Exportvaluepercapital (USD) 18.1 43.6 129.9 274.0 Điều đáng chú ý là tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 1986-2005, đứng đầu là nhóm công nghiệp khai thác (29,4%), tiếp đến là sản phẩm công nghiệp chế biến (22,2%), hàng thủy sản (19,1%) và nông lâm sản (15,1%) và hàng lâm sản (11,9%). Đây là hướng đi đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh cần có những hỗ trợ tích cực của sản xuất công nghiệp cho sản xuất nông, lâm, thủy sản, tạo đầu ra cho sản phẩm, công ăn việc làm cho lực lượng lao động rất dồi dào của xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. b) Nhậpkhẩu Cùng với tăngtrưởng kinh tế và xuất khẩu, nhậpkhẩu với ý nghĩa là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng cũng tăng khá cao. Thời kỳ 1986-2000 tốc độ tăng bình quân là 15,5%. Tỉ lệ nhập khẩu/GDP trong 20 năm là 50,9%, trong đó thời kỳ 2001-2005 tỉ trọng lên tới 63,4%. Nhậpkhẩucủa khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1994-2005 tăng bình quân 32,8% chiếm tỉ trọng 27,7%, khu vực trong nước tăng 13,4% chiếm tỉ trọng 72,3% tổng trị giá nhập khẩu. Nhậpkhẩu bình quân từng giaiđoạn và tỷ trọng so với GDP Annual average importvalueandtheratioper GDP 1986 - 199 0 1991 - 199 5 1996 - 200 0 2001 - 200 5 NhậpkhẩuBQ/năm-Annual averag e value (Tr- Mil. USD) 2537 4557 1232 3 26030 Tỷtrọng nhậpkhẩusoGDP- Share p e r 37.0 33.5 44.5 63.4 Có thể nhận thấy sự thay đổi cơcấu hàng nhập khẩu, đặc biệt trong thời kỳ 1996-2005 theo hướng tăng tỉ trọng tư liệu sản xuất và kiểm soát chặt chẽ nhậpkhẩu hàng tiêu dùng ở mức 12,7% trong giai đoạn 1986-1990 xuống mức 8,9% giai đoạn 1996-2000 và khoảng 6,4% giai đoạn 2001-2005. Trong nhậpkhẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị chiếm trên 30% và nguyên nhiên vật liệu là trên 70%. Nhằm đổi mới trang thiết bị lạc hậu, Nhà nước chủ trương hạn chế nhậpkhẩu thiết bị cũ, mở rộng thị trường sang các nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến. Những năm gần đây, nhậpkhẩu nhóm hàng này từ thị trường Nhật Bản chiếm 28%, EU 13% và Bắc Mỹ khoảng 4% cho thấy những dấu hiệu vươn lên nền sản xuất hiện đại. Hàng hóa của ta được nhậpkhẩu từ khoàng trên 200 nước. So với 30 thị trườngnhậpkhẩu trước khi mở cửa, tỉ trọng nhậpkhẩu từ Châu Á tăng nhanh chóng, trong đó Nhật Bản và Han Quốc, các nước ASEAN luôn chiếm vị trí quan trọng. Ngoài ý nghĩa mở rộng giao lưu buôn bán, cơcấu thị trường phần nào được thể hiện sự tính toán hiệu quảnhậpkhẩu phù hợp với đặc điểm tiêu dùng và khả năng đầu tư, năng lực vận tải còn hạn chế của sàn xuất và tiêu dùng nước ta. c) Nhập siêu Tỉ lệ nhập siêu trong 20 nămqua là 21,6%, nhưng đang theo xu hướng tích cực qua từng giai đoạn. Tỉ lệ nhập siêu thời kỳ 2001-2005 ở mức 17,4%, thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1986-1989 (80,4%). Trong các giai đoạn khác nhau, có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỉ lệ nhập siêu, thực tế những năm 1994-1997 là những nămcó mức nhập siêu cao phản ánh điều đó, khi mà quy mô xuấtkhầucủa ta còn nhỏ bé và sự gia tăng nhanh chóng nhậpkhẩucủa các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài bắt đầu giai đoạn triển khai. Số liệu về các dự án đầu tư ở nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến nay cho thấy vốn đăng ký của 4 năm 1994-1997 chiếm 61% tổng số vốn đăng ký, trung bình một năm là 5861 triệu USD, gấp 3,6 lần trị giá bình quân của những năm còn lại. Tỉ lệ nhập siêu qua các giai đoạn từ 1986-2005 so với xuấtkhẩucó xu hướng giảm tới mức trên 17% phản ánh đúng mức độ phát triển kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị, tăng năng lực sản xuất. Đồng thời để đạt mục tiêu đến 2020 đưa nước ta trở thành nước có nền công nghiệp tiên tiến trong khu vực thì nhu cầunhậpkhẩu máy móc thiết bị hiện đại vẫn tăng, mặt khác nhu cầu cho đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư mới sẽ tiếp tục phát triển, vì vậy việc kiềm chế và hạ thấp tỉ lệ nhập siêu tuy là những mục tiêu phấn đấu nhưng trong những năm trước mắt còn chưa phù hợp và khó thực hiện. 3- Giai đoạn 2006-2009: a) Xuất khẩu: Năm 2007, kim ngạch XK đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006. Tuy nhiên, tăngtrưởng XK chưa thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi nước ta gia nhập WTO. Kim ngạch XK 6 tháng đầu năm 2008 đạt 29,69 tỷ USD, tăng tới 31,8% so với cùng kỳ năm 2007 (cao hơn đáng kể con số cùng kỳ của các năm 2006, 2007). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá tăng so cùng kỳ năm 2007 của các mặt hàng XK như gạo (giá XK tăng 80%), dầu thô (69%), than đá (64%), cà phê (40%), cao su (trên 30%) ., thì tốc độ tăngtrưởng kim ngạch XK chỉ là 15,3%. Hàng rào bảo hộ tại các nước NK hàng từ ViệtNam khi gia nhập WTO giảm (nhất là hàng dệt may, nông sản) đã có tác động tích cực đến mở rộng XK. XK một số mặt hàng có tốc độ tăngtrưởng cao nhờ tiếp cận thị trường thuận lợi Tuy nhiên, khối lượng và trị giá XK một số mặt hàng chủ lực củaViệtNam như thủy sản, sản phẩm gỗ, dây điện và cáp điện vẫn chưa có sự biến đổi mạnh so với thời kỳ trước đó, thậm chí có xu hướng chững lại. Các yếu tố kìm hãm XK có thể không còn là hàng rào bảo hộ tại các nước bạn hàng, mà ở mức độ nhất định là do những hạn chế mang tính cơcấu nội tại nền kinh tế như diện tích, năng suất có hạn, khả năng cạnh tranh thấp do quy trình thủ tục XK vẫn còn chưa thuận tiện, chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần (chuyên chở, bưu chính viễn thông, kho bãi, cảng) và dịch vụ tài chính ngân hàng còn cao. Mặt khác, hạn chế trong từng ngành sản xuất về chất lượng sản phẩm (bao gồm cả an toàn vệ sinh thực phẩm), mẫu mã, tiếp thị và những bất cập trong tận dụng cơ hội khai thác thị trường hiện có và tiếp cận thị trường mới . cũng là các yếu tố kìm hãm đáng kể. ViệtNam đã thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản. Gia nhập WTO là yếu tố tác động tích cực đến thương mại, theo đó XK tăng trên tất cả các thị trường. Năm 2007 thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 45.9%, với kim ngạch khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 22.1% so với năm 2006 (6 tháng đầu năm 2008 thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 50,2% Nhìn chung, XK của nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế: - Qui mô XK còn nhỏ; kim ngạch XK bình quân đầu người thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. XK bình quân đầu người nămcủa Singapore là 60.600 USD, Malaysia 5.890 USD, Thái Lan 1.860 USD, Philippines 546 USD, còn ViệtNam chỉ mới đạt 570 USD. - XK tăngtrưởng nhanh song dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. Bài học từ những vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũi da, tôm . vẫn còn mang tính thời sự. - Các mặt hàng XK có giá trị gia tăng cao còn thấp; XK vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp chế biến (như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính) về cơ bản mang tính chất gia công. - Khả năng chủ động nắm bắt cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường XK còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, từ các hiệp định thương mại đã ký kết giữa ViệtNam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc . Công tác xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao. b) Nhập khẩu: Trong năm 2007, có 12 mặt hàng đạt giá trị NK trên 1 tỷ USD thuộc nhóm cần thiết NK (nhóm I) thì có 7 mặt hàng được NK chủ yếu từ khu vực Châu Á - TBD trong đó có máy móc thiết bị (6,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 60,8% tổng NK cả nước. Nguyên nhân chủ yếu củanhập siêu: • Nguyên nhân về phía NK: - Tăng khối lượng NK do nhu cầu đầu vào sản xuất (đầu tư trong nước và FDI) gia tăng. Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2007, kim ngạch NK tăng do khối lượng tăng là 12,4 tỷ USD (20% tổng NK), và trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch NK tăng do khối lượng tăng là 12 tỷ USD (26% tổng NK). Khối lượng tăng hàng hóa NK phản ánh nhu cầu đầu vào cho sản xuất trong nước tăng cao. - Tăng mạnh giá hàng nguyên vật liệu đầu vào: Giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng đã góp phần làm tăng giá trị NK. Theo thống kê, năm 2007, kim ngạch NK tăng do giá tăng là 7,5 tỷ USD (12% tổng NK), và 6 tháng 2008, kim ngạch NK tăng do giá tăng là 5 tỷ USD (12% tổng NK). - Tăng NK mang tính đầu cơ: Nửa đầu năm 2008, xu hướng gia tăng NK hàng tiêu dùng, đặc biệt là ô tô, đột ngột mạnh lên. Đây là kết quảcủa phản ứng mang tính đầu cơ trước thông tin Chính phủ sẽ tăng giá đánh vào ô tô NK. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch NK ô tô nguyên chiếc đạt 742 triệu USD, tăng 454,5% so với cùng kỳ năm 2006. Ngoài ra, việc dân chúng đổ xô đi mua vàng - hệ quả trực tiếp của tình trạng mất lòng tin vào khả năng ổn định vĩ mô - đã buộc Chính phủ phải cho NK một khối lượng vàng lớn để "ổn định" thị trường cũng góp phần không nhỏ làm gia tăngnhập siêu. • Nguyên nhân về phía XK: - ViệtNam vẫn chủ yếu XK sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Chậm chuyển dịch sang XK các mặt hàng giá trị gia tăng cao. - Tốc độ tăngtrưởngcủa các thị trưởng NK chậm lại do lạm phát trên phạm vi toàn cầu, do đó làm giảm nhu cầu đối với hàng XK của VN. - Cơcấu đầu tư chậm chuyển dịch vào các ngành XK (bao gồm cả đầu tư trong nước và FDI). • Nguyên nhân về tỷ giá hối đoái: Đồng USD mất giá so với VND trong khoảng nửa cuối năm 2007 sang nửa đầu năm 2008, trong khi đó khoảng 80% lượng thanh toán XNK bằng USD, do vậy đã kích thích NK và kiềm chế XK. Năm 2009, tình hình xuất nhậpkhẩukhẩucủaViệtNam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trườngxuấtkhẩu lớn củaViệtNam như Mỹ, Nhật Bản, EU . Tổng kim ngạch xuấtkhẩunăm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Tình hình xuấtkhẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuấtkhẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuấtkhẩu giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuấtkhẩucó sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhậpcủa người lao động. Vấn đề tồn tại lớn nhất củaxuấtkhẩu bộc lộ trong nhiều nămqua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuấtkhẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăngxuất khẩu. Trong thời gian tới, xuất khẩucủaViệtNam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực củaViệtNam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản. Bảng 1: Hoạt động xuất nhậpkhẩucủaViệtNam thời kỳ 2006-2009 Tổng kim ngạch nhậpkhẩunăm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầunhậpkhẩucó thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuấtkhẩu và kim ngạch nhậpkhẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuấtkhẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhậpkhẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơcấu hàng xuấtkhẩu vẫn còn chậm. Dưới đây là bảng tổng hợp tỷ lệ xuất nhậpkhẩucủaViệtNam từ 2000-2009: . TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM QUA CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU 1-Giai đoạn 1976 – 1986 : Nền kinh tế nước ta là. các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản. Bảng 1: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ