Tài liệu Sáng tạo từ A đến Z (Phần cuối) docx

4 434 2
Tài liệu Sáng tạo từ A đến Z (Phần cuối) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng tạo từ A đến Z (Phần cuối) U: UPC Code (Mã số sản phẩm – Uniform Product Code) Nếu bạn muốn bán sản phẩm của bạn cho các cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ cần phải nói chuyện với các đầu mối bán lẻ và được họ họ ủng hộ thiết kế bao bì của bạn trước ngày khai trương bán sản phẩm. Những người bán lẻ thường không mua một sản phẩm nếu sản phẩm không được đóng gói, bao gồm có hình vẽ, kích cỡ và cách trình bày trên bao gói, đúng theo ý họ. Một phần quan trọng trong bao bì sản phẩm của bạn là mã sản phẩm. Để có được mã UPC cho cả công ty lẫn sản phẩm của bạn, hãy tìm hiểu trên trang web của cơ quan quản lý mã số sản phẩm của quốc gia bạn. V: Virtual Prototype (Sản phẩm mẫu ảo) Có thể sẽ rất tốn kém nếu muốn tạo ra sản phẩm mẫu của một sáng chế phức tạp. Thay vào đó, hãy xem xét việc tạo ra các sản phẩm ảo, tức là minh hoạ sản phẩm nhờ máy vi tính. Sự lựa chọn này khá hữu dụng với các nhà sáng chế muốn trình bày về sáng chế của họ cho vài công ty cùng một lúc nhưng lại không thể tạo ra cùng lúc vài sản phẩm mẫu được – khi đó, gửi các đĩa DVD hay CD theo đường thư tín hoặc thư điện tử sẽ dễ dàng hơn nhiều. W: Web Sites (Các trang web) Hãy nghĩ đến việc giới thiệu sản phẩm qua mạng, chứ không phải bán hàng qua mạng. Bạn khó có thể xây dựng một trang web thương mại điện tử chỉ với một hoặc hai sản phẩm hoàn thiện của mình, nhưng lại hoàn toàn có thể tạo ra một quảng cáo chuyên nghiệp cho sản phẩm của bạn. Phương thức này sẽ cho bạn địa chỉ liên hệ để ghi lên danh thiếp hay bất cứ đâu mà bạn nghĩ là có ích (chẳng hạn như hãy tìm các dịch vụ hướng dẫn về sáng chế miễn phí, và luôn luôn đính kèm địa chỉ trang web của bạn lên email hay những gì liên quan đến công việc của bạn). Hãy làm cho trang web trông chuyên nghiệp ngay từ đầu bằng cách bỏ qua các dịch vụ miễn phí, có trang web riêng và cho các khách hàng tiềm năng xem quảng cáo miễn phí. Và hãy nhớ luôn cập nhật trang web này! X: X amount of dollars for manufacturing (X đô-la chi cho sản xuất) Một con số quan trọng trên con đường dẫn đến thành công là chi phí sản xuất sản phẩm của bạn. Dù cho sáng chế của bạn có tuyệt vời đến thế nào chăng nữa, nhưng nếu chi phí tạo ra nó quá lớn và không thể được bán với giá cạnh tranh thì vẫn là vô kế khả thi. Theo White: “Cách tốt nhất để bắt đầu là tính toán gần đúng những gì cần làm để tạo ra được sản phẩm này - chẳng hạn như ba bộ phận bằng plastic được đóng khuôn và một bộ phận nhỏ bằng kim loại. Tìm mua bất cứ thứ gì gần giống với sản phẩm cuối cùng của bạn bất chấp các bộ phận của chúng có thể khác hay thuộc lĩnh vực khác. Hãy tìm từ năm tới mười món đồ kiểu như vậy và xem giá của chúng. Hãy bỏ qua các món đồ có giá quá cao hoặc quá thấp. Giá trung bình là mức giá mà một người tiêu dùng thường mong đợi trả cho một sản phẩm mới sáng chế dựa trên kinh nghiệm đã có của họ với các sản phẩm tương tự. Bạnấy giờ, sản phẩm sẽ có chi phí bao nhiêu nếu được đưa vào sản xuất? Câu trả lời là chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm với nhà sản xuất sẽ vào khoảng 10% giá bán. Tuy nhiên, nhà sản xuất cần phải bù được tổng các chi phí họ bỏ ra và thu lợi nhuận, nên họ sẽ đòi nhà sáng chế khoản tiền bằng từ hai đến ba lần chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nói một cách khác, chi phí sản xuất sản phẩm sẽ bằng từ một phần đến một phần năm giá bán lẻ cuối cùng.” Y: Your new home: The USPTO Web Site (Ngôi nhà mới của bạn: Trang web của cơ quan cấp bản quyền sáng chế) Đúng vậy, chúng tôi đã vài lần nhắc đến trang web của cơ quan cấp bản quyền sáng chế, nhưng chúng tôi không thể ngừng nhắc lại rằng: Gần như tất cả những gì bạn cần biết đều nằm tại đây. Tìm hiểu về tính mới của sản phẩm? Thực hiện cuộc tìm kiếm bằng sáng chế? Tìm kiếm thông tin về các phí xin cấp bằng sáng chế? Đăng ký tên thương mại hay chỉ muốn xem lại các quy định về đăng ký tên thương mại? Tất cả đều ở đây. Hãy dùng những ngón tay của bạn để nhắp chuột và tìm hiểu. Zip your lips (Hãy kín miệng) Một hợp đồng không tiết lộ theo đúng chuẩn (Non-Disclosure Agreement) có thế bảo vệ bạn khỏi nỗi lo sợ lớn nhất của tất cả các nhà sáng chế: ai đó nói toạc ý tưởng của họ ra. White nói: “Mỗi khi một nhà sáng chế nói với ai đó về sáng chế của mình, dù để nghe ý kiến phản hồi hay để làm sản phẩm mẫu hay với mục đích gì chăng nữa, họ đều nên yêu cầu người nghe ký một Hợp đồng không tiết lộ NDA. Đó là một hợp đồng đơn giản cho biết bên nhận thông tin đồng ý giữ bí mật hoàn toàn về thông tin đó.” White gợi ý rằng bạn nên nhờ một luật sư trong nước kiểm tra để hợp đồng NDA của bạn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, Gibbs cho rằng cứ bị ám ảnh về việc nhà sản xuất sẽ tiết lộ ý tưởng của bạn rất có thể là vô căn cứ: “Nếu bạn làm việc với một nhà sản xuất có uy tín, thì họ sẽ gặp rất nhiều rủi ro nếu tiết lộ ý tưởng của bạn. Nếu bạn kiện họ thì họ sẽ bị kết án, và toà án thường thiên vị các nhà sáng chế độc lập. Với các nhà sản xuất, sự lựa chọn tốt hơn là làm đúng hợp đồng với bạn và đưa sản phẩm ra thị trường.” . Sáng tạo từ A đến Z (Phần cuối) U: UPC Code (Mã số sản phẩm – Uniform Product Code) Nếu bạn muốn bán sản phẩm c a bạn cho các c a hàng bán lẻ,. dẫn về sáng chế miễn phí, và luôn luôn đính kèm đ a chỉ trang web c a bạn lên email hay những gì liên quan đến công việc c a bạn). Hãy làm cho trang web

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan