Tài liệu Biên niên lịch sử Thế giới phần 3 docx

8 512 1
Tài liệu Biên niên lịch sử Thế giới phần 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ V Attila(khoảng 406 - 453), vua Hung Nô từ năm 434, là thủ lĩnh đế chế cổ nằm từ bắc biển Caspian đến sông Danube. Chỉ huy các cuộc hành binh có cả người Vandales, Ostrogoth, Gepider và Franc tham gia đã đánh bại đế quốc Đông La Mã (443, 447 - 48), Gaule (451) và bị thất bại trong trận chiến đấu ở cánh đồng Catalaunique ở đông bắc Pháp, buộc phải về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, lại đánh sang Bắc Italia. Sau cuộc gặp với Giáo Hoàn Leo I ông đã bỏ ý định đánh phá thành Rome và rút lui. Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã. 420 - 589: TQ trong thời kỳ Nam - Bắc Triều. Ở miền Nam TQ các triều đại Tống, Tề, Lương, Trần thay thế nhau thống trị và đều lấy đất Kiến Nghiệp làm kinh đô. Miền Bắc TQ đặt dưới sự thống trị của triều Bắc Ngụy, rồi đến Bắc Tề, Bắc Chu. Đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là việc Bắc Nguy ban hành chế độ quân điền (chia ruộng đất cho dân cày cấy) và chế độ tam trưởng để khống chế nông dân. Việc thi hành chế độ quân điền và tam trưởng có lợi cho vịêc phát triển sản xuất. Đất hoang được khai phá nhiều, kỹ thụât sản xuất được nâng cao, nhất là các phương pháp cầy bừa, bón phân, chọn giống, nuôi gia súc. Theo đà phát triển của công nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển. 429: Người Vandal, một trong những bộ tộc người Germania ở Châu Âu, đã đến và xây dựng một quốc gia của họ ở Bắc Phi, lấy Carthage làm thủ đô vào năm 439. 445 - 453: Attila. thủ lĩnh của người Hung Nô, đóng đô ở miền Trung du sông Đanuýp (Hungari ngày nay). Năm 451, liên quân người Visigoth và Franc đã đánh bại Attila trong trận Catalaunique. Sau đó, Attila xâm lược phía Bắc bán đảo Italia nhưng bị giáo hoàng Leo I ngăn lại. 449: Người Anglo Saxon và Jute vốn cư trú ở vùng Bắc Hải (Miền bắc Đức và Đan Mạch) đã vượt biển Manche chinh phục Britain, thành lập ở đó nhiều nước nhỏ. 457: Người Bourgondes chinh phục miền Đông Nam xứ Gaule và thành lập vương quốc của họ. Vương quốc này tồn tại gần một thế kỷ, đến năm 534 thì bị vương quốc Franc thôn tính. 476: Odoacer, thủ lĩnh của người Ostrogoth đã lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc La Mã là Romulus Augustus. Đế quốc La Mã dịêt vong, châu Âu bắt đầu bước vào xã hội phong kiến. 481 - 511: Thời trị vì của Clovis người mở đầu triều đại Merovingiens và lập Vương quốc Franc. Vương quốc này tồn tại lâu dài và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời sơ kỳ trung đại. thay đổi nội dung bởi: trucmuoi, ngày 16-02-2009 lúc 03:26 PM. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VI Thánh Muhammad chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này. Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là thánh Muhammad sinh vào năm "Con Voi". Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của thánh Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah 550: Nước Funan(ở Campuchia) đổi là Chenla(Chân Lạp). Tới thế kỷ VIII, lại chia ra Lục Chân Lạp (ở phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (ở phía Nam). Đầu thế kỷ IX Thủy Chân Lạp, thống nhất nước Chân Lạp về một mối. 570: Năm sinh của Mohammed (570 - 632), người sáng lập đạo Islam (đạo Hồi). 590: Triều đại nhà Tùy được thiết lập ở TQ, xây đắp lại trường thành để phòng thủ đất nước, xây dựng hệ thống vận tải đường thủy. Triều đại này sụp đổ năm 618. 598 - 614: Thời kỳ nhà Tùy (TQ) tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Ly (Triều Tiên) vào những năm 598, 611, 613 và 614, nhưng đều bị thất bại; xâm lược nước Vạn Xuân (Việt Nam) vào năm 603; tấn công Lâm Ấp (Chiêm Thành) vào năm 605 nhưng không chiếm được, đánh nước Đột Dục Hồn, một nước nhỏ ở vùng Cam Túc (TQ) hiện nay và chinh phục các nước Tây Vực, bắt các nước này phải thần phục. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VII 600: - Lần đầu tiên trên thế giới, người TQ phát minh ra Thuốc súng , bằng cách dùng diêm tiêu, lưu huỳnh và than củi bỏ bào hố cát luyện. - Người Tiahuanaco thành lập một đế quốc thống nhất bao gồm phần lớn đất Peru ở Nam Mỹ. 600 - 700: Hai quốc gia của người Môn là Aravati và Halipun - Djaya được hình thành trên lãnh thổ phía Nam Thái Lan ngày nay. Hai nước này nằm giữa Ấn Độ và Chân Lạp, nên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Chân Lạp. 606 - 648: Vua Harsha cai trị Ấn Độ, đóng đô ở Canauj. Dưới triều đại của ông, Ấn Độ được hưởng thời kỳ Phục Hưng về văn học, nghệ thuật và Thần Học Hindu. Harsha tiếp đón cuộc hành hương của nhà Huyền Trang (đời Đường) TQ. 611: Phong trào chiến tranh nông dân cuối thời Tùy bùng nổ, bắt đầu ở Sơn Đông sau lan rộng trên nhiều vùng của TQ. Lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi, làm chủ Nam Hoàng Hà. Năm 616, Tùy Dượng Đế bỏ chạy khỏi kinh đô Trường An đến Giang Đô ở miền Nam. Năm 618 Tùy Dượng Đế bị các tướng tùy tùng làm binh biến giết chết. Triều Tùy diệt vong. 618: Triều nhà Đường (618 - 906) được thiết lập, mở ra thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến TQ với chế độ quân điền, hoàn chỉnh hệ thống hành chính và những bước tiến đáng kể về thiên văn học, tóan học, những công trình sử học và sự phát triển tới đỉnh cao của thi ca, nghệ thuật, hội họa. 622: Mohammed cùng các giáo đồ rời bỏ Mecca đến Medina, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên Hồi Giáo. 630: Người Hồi Giáo chinh phục Mecca, Mecca trở thành trung tâm tín ngưỡng của đạo Hồi. 633: Người Ả Rập Hồi Giáo bắt đầu tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược. Đến năm 651 Ả Rập đã lần lượt chinh phục Syria (636), Palestine ( 638), Ai Cập (642) và Ba Tư ( 651), đặt cơ sở cho sự hình thành một đế quốc Ả Rập Hồi giáo to lớn và hùng mạnh. 646: Với sự cường thịnh của mình, nhà Đường(TQ) đã tiến hành nhiều cuộc chíên tranh xâm lược ra bên ngoài. Ở Phía Bắc, nhà Đường tiến công và chiếm Đột Quyết và thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An Bắc Đô Hộ Phủ ( năm 646). Ở phía Tây nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn (năm 635) và nước Cao Xương ( năm 640) rồi thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ. Ở Phía Đông Bắc, nhà Đường nhiều lần tiến đánh các nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La (Triều Tiên) và thành lập ở đây An Đông Đô Hộ Phủ. Trải qua gần 40 năm, nhà Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào lọai bậc nhất thế giới đương thời. 646 - 649: Cuộc cải cách Thaika thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản. 651 - 652: Kinh Koran, cuốn sách Thánh làm cơ sở cho giáo lý và pháp luật đạo Hồi, được xuất bản lần đầu tiên. 698: Carthage rơi vào tay người Hồi Giáo, chấm dứt ách cai trị của Byzantine ở Bắc Phi. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VIII 700: - Người Ả Rập Hồi Giáo chinh phục Bắc Phi. Từ đó, Bắc Phi trở thành bàn đạp để người Hồi Giáo xâm chiếm Châu Âu. - Vương quốc Ghana trở thành một trong những đế quốc của người Sudan và trung tâm thương mại giàu có ở Châu Phi. - Người da đỏ du mục ở phía Bắc Mexico xâm lược Teotihuacan ở miền trung Mexico, nơi đã tồn tại nền văn minh từ thế kỷ I. Cùng thời gian này, các đền đài của người Maya được xây dựng ở Tikal, trong rừng Guatemala. 710 - 794: Thời kỳ Nara ở Nhật Bản, chế độ phong kiến được củng cố, hưng thịnh về kinh tế và văn hóa. 711: Tarik, thủ lĩnh Hồi giáo người Berber xâm lược Tây Ban Nha, đặt ách thống trị của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha đến năm 1492. 712 - 755: TQ ở thời kỳ phát triển cường thịnh thời vua Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông thi hành nhiều chính sách như: Chỉnh đốn bộ máy chính quyền trung ương và địa phương; phát triển sản xuất và tiết kiệm, nâng đỡ học thuật đặc biệt là văn học nghệ thuật… Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được sự phát triển rát phồn thịnh cả về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, gọi là "Nền thịnh trị thời Khai Nguyên - Thiên Bảo" (Hai niên hiệu của Huyền Tông) 750: Triều đại Abbaside thay thế triều đại Omeyyade thống trị đế quốc Ả Rập Hồi giáo, lấy Bagdad làm kinh đô (năm 762). Dưới thời trị vì của Al Rashid, Bagdad là thành phố rất quan trọng của người Hồi giáo. Thời đại vinh quang này được phản ánh trong tác phẩm văn học nổi tiếng: Nghìn lẻ một đêm. Triều đại Abbaside chấm dứt năm 1258. 756: Vua Pépin lé Bref của nước Franc đem một phần đất đai chiếm được ở miền Trung bán đảo Italia tặng Giáo Hoàng. Từ đó xuất hiện Giáo quốc - là lãnh địa của Giáo Hoàng, với 2 thành phố quan trọng nhất là Roma và Ravenna. 768 - 814: Charlemagne trên ngai vua nước Franc. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và trở thành Hoàng đế lớn nhất Châu Âu, cai trị một lãnh thổ rộng lớn bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc Tây La Mã trước kia. Charlemagne mở trường học tại hoàng cung để giúp vào việc duy trì kiến thức cổ điển và kiến thức về đạo Cơ Đốc. 794 - 1192: Thời kỳ Heian của Nhật Bản, tầng lớp võ sĩ (Samurai) hình thành, người Nhật bắt đầu mở mang văn hóa và xây dựng kinh đô ở Kyoto. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ IX Vương quốc Franc bắt đầu tan rã khi bị phân chia làm 3 phần trong năm 843 sau hiệp ước Verdun. Charles de Chauve được miền Tây đế quốc, Louis le Germain đựơc miền Đông đế quốc, còn Lothaire được miền Trung. Trên cơ sở đó, đến cuối thế kỷ IX đã xuất hiện 3 vương quốc là vương quốc Tây Franc định quốc hiệu là Pháp; vương quốc Đông Franc, định quốc hiệu là Đức và vương quốc Italia. Charles đã cưới Ermentrude, con gái của Eudes I, Công tước của Orléans. Bà qua đời năm 869. Năm 870, Charles đã cưới Richilde của Provence, người có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc ở Lorraine, nhưng không người nào của họ đã có một vai trò quan trọng trong lịch sử. 800: Người Ả Rập Hồi giáo biến Madagascar và Zanzibar thành thuộc địa, tiến hành các cuộc viễn chinh vào nội địa châu Phi tìm kiếm nô lệ suốt 200 năm. 827 - 800: Người Hồi giáo xâm lược Sicilia, Palermo, Messina, Rome và Malta. 843: Các con của vua Louis le Pieux ký hòa ước Verdun chia Vương quốc Franc thành 3 phần: Charles de Chauve được miền Tây đế quốc, Louis le Germain đựơc miền Đông đế quốc, còn Lothaire được miền Trung. Trên cơ sở đó, đến cuối thế kỷ IX đã xuất hiện 3 vương quốc là vương quốc Tây Franc định quốc hiệu là Pháp; vương quốc Đông Franc, định quốc hiệu là Đức và vương quốc Italia 858: Photius trở thành Tổng Giám Mục ở Constantinople. Dưới thời ông bắt đầu có sự chia rẽ trong đạo Cơ Đốc giữa phương Đông và phương Tây. 874: Phong trào khởi nghĩa nông dân Trung Quốc dưới thời Đường bùng nổ ở Sơn Đông. Năm 878, nghĩa quân do Hoàng Sào lãnh đạo, tiến hành cuộc viễn chinh xuống phía Nam, chiếm được kinh đô Trường An. Năm 881, Hoàng Sào tự xưng làm Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Tề. Tuy nhiên đến năm 884, khởi nghĩa nông dân bị giai cấp thống trị đương thời đè bẹp. Hoàng Sào phải tự tử. 882: Đại công tước Oleg vốn cai trị vùng Novgorod chiếm thành Kiev bắt các vương công khác làm chư hầu. Các đất đai của Oleg hợp lại gọi là Russie, lấy Kiev làm thủ đô. 889: Bắt đầu thời kỳ Angkor của nền văn minh Khmer, quốc gia của người Khmer đuợc củng cố về chính trị, mở rộng về lãnh thổ và có một nền văn hóa rực rỡ. Từ thế kỷ X đến XIII, hai công trình kiến trúc vĩ đại là Angkor - Thom và Angkor - Wat được xây dựng và trở thành một trong những trung tâm tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Thời kỳ Angkor suy sụp sau năm 1434. . trong lịch sử Tây Âu thời sơ kỳ trung đại. thay đổi nội dung bởi: trucmuoi, ngày 16-02-2009 lúc 03: 26 PM. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ. đô ở Kyoto. Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ IX Vương quốc Franc bắt đầu tan rã khi bị phân chia làm 3 phần trong năm 8 43 sau hiệp ước Verdun.

Ngày đăng: 26/01/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan