1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Sáng tạo từ A đến Z (Phần 4) doc

5 450 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 160,46 KB

Nội dung

Sáng tạo từ A đến Z (Phần 4) P: Protopyping (Tạo sản phẩm mẫu) Sau khi đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường và xác định được tính mới của ý tưởng của bạn, bạn sẽ muốn tạo một sản phẩm mẫu. Lý do rõ ràng nhất của việc tạo sản phẩm mẫu là để có cái gì đó mà trình bày và minh hoạ cho các công ty có tiềm năng xin sử dụng bản quyền hay người mua của bạn. Gibbs cho biết các mục đích của việc tạo sản phẩm mẫu còn có thể là: 1) để minh hoạ thiết kế hay kích thước sáng chế của bạn; 2) ý tưởng về thực hành lý thuyết - điều này sẽ bổ sung và làm nhật ký sáng chế của bạn trở nên hoàn hảo; 3) để khám phá các chi tiết có thể xin cấp bằng sáng chế trong sáng kiến của bạn trước khi bạn nộp đơn xin cấp. Lý tưởng nhất là khi bạn có thể tạo sản phẩm mẫu “giống như sản phẩm thật” nhưng có kích thước nhỏ hơn. Theo ông White, có hai lợi thế lớn khi làm ra nhiều mẫu sản phẩm có chất lượng tốt, đó là: bạn có thể trình bày với nhiều người và không phải quá lo lắng khi một mẫu nào đó bị vỡ hay bị mất, thậm chí bạn có thể đưa một số sản phẩm mẫu ra bán trên thị trường và xem điều gì thực sự diễn ra khi người mua có được cơ hội mua sản phẩm cuả bạn. Tuy nhiên, việc xin cấp bằng sáng chế nên được tiến hành trước khi làm thí nghiệm kiểu này. “Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc bán sản phẩm mẫu làm bạn bị lỗ khi bán với giá bán lẻ? Thực tế đã chứng minh rằng việc bán sản phẩn mẫu trước khi tốn hàng tấn tiền vào chế tạo công cụ sản xuất sản phẩm có thể giảm bớt những nguy cơ có thể xảy ra.” Khi bạn tìm kiếm một người chuyên tạo sản phẩm mẫu, bạn sẽ tiến hành theo cùng một cách với việc tìm kiếm một nhà sản xuất: hãy tìm kiếm ở mạng lưới các nhà sáng chế chuyên nghiệp, tìm kiếm trên trang web liên quan đến vấn đề bằng sáng chế hay tìm kiếm các đầu đề như “nhà thiết kế công nghiệp” và “kỹ sư chuyên phát triển sản phẩm” tại các trang quảng cáo. Trước khi liên hệ với họ, bạn sẽ cần định hình rõ ràng cái mà bạn muốn, Lander nói: “Tôi đã tạo sản phẩm mẫu trong vài năm, và mọi người tìm đến tôi với các bức phác thảo trên túi đựng đồ ăn trưa, trên khăn ăn mới hay thậm chí chỉ với lời miêu tả. Nên thuê một người chuyên vẽ phác hoạ vẽ cho bạn. Hình vẽ không nhất thiết phải thật đẹp, nhưng phải ghi đầy đủ kích thước. Xoá một con số trên giấy sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với sửa lại một vật bằng kim loại hay nhựa đã được hoàn thành.” Q: QVC & HSN QVC và HSN là hai đại lý đáng thèm muốn nhất của các nhà đầu tư. Riêng một mình HSN đã tiến hành sản xuất 25000 sản phẩm mới năm 2001 và QVC thì tổ chức một cuộc tìm kiếm Sản phẩm Quốc gia (cuộc Tìm kiếm cuối cùng được tổ chức vào 26-28/4/2004 tại Mall, Hoa Kỳ). Hãy xem trang web của họ và tìm thông tin về những người bán sản phẩm mới. R: Royalties (Tiền bản quyền tác giả) Tiền bản quyền tác giả là cái mà bạn sẽ có được từ những người xin sử dụng sáng chế của bạn. Đây là một khái niệm đơn giản cho một con số vô cùng quan trọng – con số này có thể tạo ra hoặc bẻ gẫy sáng chế của bạn. Trước tiên, có một lời khuyên nho nhỏ: Hãy tìm hiểu quy định chung trong ngành về phí bản quyền tác giả, vì nếu chê bai con số người ta đưa ra mà không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, bạn sẽ tỏ ra không chỉ tham lam mà còn thiếu thông tin và thiếu chuyên nghiệp nữa. Thứ hai, hãy dự đoán chi phí sản xuất trước khi bạn bắt đầu quá trình xin cấp bằng sáng chế. (Xem X để biết thêm chi tiết.) Nếu bạn cũng như nhà sản xuất của bạn không thu được một món lợi nhuận kha khá hay nếu giá sản phẩm của bạn quá cao so với của đối thủ cạnh tranh thì bạn cần hoặc đánh giá lại quá trình sản xuất của bạn để cố gắng cắt giảm chi phí hoặc quay trở lại với bản thiết kế. Một khi bạn biết được chi phí để sản xuất sản phẩm của bạn, hãy sử dụng công thức thuận tiện sau đây để tính giá: nhân chi phí sản xuất với 4,5 lần vì sản phẩm được bán qua nhiều người bán lẻ. Với những sản phẩm thương mại, hãy nhân với 3,5. Nếu mức giá này có tính cạnh tranh thì hãy bắt đầu tìm kiếm những người xin sử dụng sáng chế của bạn. Sáng chế của bạn tạo ra lợi nhuận càng lớn thì bạn càng có sức nặng khi đàm phán về mức tiền bản quyền tác giả. Và cuối cùng, hãy lưu ý đến lời khuyên sau của Lander: “Một nhà sáng chế phải luôn luôn cẩn thận để đảm bảo nhận được mức tiền bản quyền tác giả dù tối thiểu, như vậy người sản xuất không thể cứ bám lấy sáng chế đó mà chẳng sản xuất gì từ đó cả. Phải có một động lực thúc đẩy các nhà sản xuất động chân động tay. Hoặc nếu họ muốn gác sáng chế đó sang một bên, ít nhất hàng năm họ vẫn phải trả cho nhà sáng chế một số tiền tối thiểu.” S: Sales Outlets (Các đại lý) Bạn là nhà sáng chế một mặt hàng mới và bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh kiểu Wal-Mart ư? Bạn cần một lời chúc may mắn, vì con đường phía trước bạn rất gập ghềnh. Những người bán lẻ lớn thường rất miễn cưỡng mới ghi nhận thêm một công ty bán hàng vào danh sách của họ vì như vậy họ sẽ tốn thêm tiền để làm ăn với bạn và bạn vẫn chưa chứng minh được mình là một nhà cung cấp đáng tin cậy. Điều này rất có thể xảy ra, nhưng bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để xây dựng nhãn hàng của mình bằng cách tập trung vào những người bán lẻ nhỏ ở địa phương và các cuốn catalog bán hàng. Tuy nhiên, theo White, “các cuốn catalog tuy có ưu điểm là không đòi hỏi phải đóng gói ngay từ đầu, nhưng thường bị chậm trễ trong khâu in ấn. Các cửa hàng đơn lẻ địa phương thường vui mừng đón nhận một sản phẩm địa phương, đặc biệt là với hàng hoá ký gửi, có nghĩa là các cửa hàng sẽ chỉ trả tiền cho bạn sau khi bán hàng hoá. Nếu sản phẩm có được nhiều đơn đặt hàng và các cửa hàng khác bắt đầu yêu cầu có sản phẩm này, thì gần như chắc chắn rằng các cửa hàng lớn sẽ gõ cửa nhà bạn.” T: Trade Shows (Triển lãm thương mại) Với các nhà sáng chế mới, việc dự một triển lãm thương mại sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với cố gắng bán hàng ngay lập tức. Hayes-Rines nhận xét: “Các cuộc triển lãm thương mại trong ngành là hết sức quan trọng. Với cách là người tham gia triển lãm, bạn có thể thu thập danh thiếp của các giám đốc bán hàng trong khi với cách là một chủ doanh nghiệp, điều này sẽ rất khó khăn. Các cuộc triển lãm như vậy thường tốn kém, và bạn phải có sản phẩm để trưng bày. Các buổi triển lãm sáng chế mới cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn, như thử nghiệm thị trường, học tập kinh nghiệm từ những người khác thông qua mạng lưới, và học cách thể hiện bản thân ở một buổi triển lãm thương mại. Công việc có thể không dễ dàng như bạn tưởng đâu.” . Sáng tạo từ A đến Z (Phần 4) P: Protopyping (Tạo sản phẩm mẫu) Sau khi đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường và xác định được tính mới c a ý tưởng. chê bai con số người ta đ a ra mà không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, bạn sẽ tỏ ra không chỉ tham lam mà còn thiếu thông tin và thiếu chuyên nghiệp n a. Thứ

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w