Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tômchântrắng(P.vannamei) là một trong ba đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay(cùng với tôm sú, tôm he Trung Quốc), là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng; phổ thích nghi rộng thời gian sinh trưởng ngắn (2,5 - 3 tháng); năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tômchântrắng đang được người tiêu dung ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tômchântrắng lớn nhất sau đó là châu âu và nhật bản. ở nước ta từ năm 2008 được sự cho phép của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều tỉnh đã tiến hành nuôi tômchântrắng nhằm mục đích đa dạng hóa đối tượng nuôi trong đó mô hình nuôi tômchântrắng trên cát tỏ ra có hiệu quả cao. Bên cạnh những ưu việt của loại tôm này thì nghề nuôi tômchântrắng cũng đối mặt với không ít khó khăn đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Điển hình nhất là hội chứng Taura khi bùng phát thành dịch sẽ gây thiệt hại rất lớn và mất cân bằng hệ sinh thái. Để có những hiểu biết về loại thủy sản có giá trị này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về tômchân trắng. Phần II: ĐẶC DIỂM SINH HỌC: 1. Phân loại- phân bố. Tômchântrắng (P.vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh). Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999). Hiện nay được di nhập nhiều nước ở châu Á. Tômchântrắng là loại tôm có cường độ bắt mồi khoẻ, lớn nhanh thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh như mô hình ít thay nước, mô hình tuần hoàn khép kín. Ở vùng biển tự nhiên, Tômchântrắng sống nơi đáy bùn, độ sâu khoảng 72m, có thể sống ở độ mặn :5- 50 ‰:,. pH 7,5-8,5, tăng cường tốt ở nhiệt độ 24-32 0 , chịu đựng môi trường có hàm lượng oxy thấp và hàm lượng oxy cao. 2. Hình thái cấu tạo. Vỏ mỏng, màu trắng đục ( hay gọi là tôm bạc), chân bò màu trắng ngà, có râu màu hồng, chân bơi có màu đỏ hơn tômchân đất. Chùy là phần kéo dài tiếp với bụng, dưới chùy có 5-6 răng cưa ở bụng, đuôi có màu đỏ không phân thùy. 3- Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng. Tômchântrắng là loài ăn tạp.Thành phần thức ăn cần protein, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng. Hàm lượng đạm khoảng 35% khoáng cần 60%, hệ số thức ăn thấp( <1,5) Khả năng chuyển hóa thức ăn cao Tômchântrắng có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g ( mật độ khoảng 80con/m 2) 4- Đặc điểm sinh sản. Tômchântrắng sinh sản nhanh, thành thục sớm, con cái có khối lượng 30- 40g/con có thể tham gia sinh sản. Song ở các vùng có mùa sinh sản khác nhau.ví dụ ở Pêru tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4, bắc Ecuado mùa đẻ rộ vào tháng 4-5. Buồng trứng tôm cái thành thục màu hồng, trứng sau khi đẻ có màu đậu xanh. Lượng trứng phụ thuộc vào kích cở tôm mẹ.Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vòa thời gian 9h tối đến 3h sáng. Thời gian đẻ chỉ 1-2 phút. Phần III: KỸ THUẬT NUÔI TÔMCHÂNTRẮNG I. Lựa chọn địa điểm: Ðịa hình phù hợp cho việc xây dựng ao nuôi công nghiệp là vùng cao triều mới thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo. Tôm P.vannamei không thích sống ở ao đáy cát hoặc đáy bùn nên đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước, pH của đất phải từ 5 trở lên. Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt pH của nước từ 8,0 đến 8,3. Ðộ mặn từ 10 - 25 . Về kinh tế xã hội : Nên chọn địa điểm vùng nuôi thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm và an ninh trật tự tốt. II. Thiết kế, xây dựng ao nuôi: 2.1. Ao nuôi: Công trình nuôi tôm P.vannamei phổ biến là mô hình ít thay nước. Diện tích từ 0,5 đến 1 ha. Hình dạng của ao là hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, chiều dài/chiền rộng 2, thuận tiện cho việc tạo dòng chảy trong ao khi đặt máy quạt nước dồn chất thải vào giữa ao để thu gom và tẩy dọn ao. Ðáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15 o C nghiêng về phía cống thoát. 2.2. Ao xử lý thải Khu vực nuôi còn cần phải có ao xử lý nước thải, diện tích bằng 5 - 10% diện tích khu vực nuôi để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước sạch không còn mầm bệnh mới được thải ra biển. 2.3. Mương cấp, mương tiêu Mương cấp và mương tiêu để cấp cho các ao nuôi và dẫn nước của ao nuôi ra ao xử lý thải. Mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi và mương tiêu thấp hơn đáy ao 20 - 30 cm để thoát hết được nước trong ao khi cần tháo cạn. Hệ thống mương cấp mương tiêu khoảng 10% diện tích khu vực nuôi. 2.4. Hệ thống bờ ao, đê bao Ao nuôi tôm thông thường phải có độ sâu của nước 1,5m và bờ ao tối thiểu cao hơn mặt nước 0,5m. Ðộ dốc của bờ phụ thuộc vào chất đất khu vực xây dựng ao nuôi. Ðất cát dễ xói lở bờ ao nên có độ dốc là 1/1,5, đất sét ít xói lở hơn, độ dốc của bờ ao có thể là 1/1. Cần lưu ý là bờ ao không cao, nước nông, sẽ tạo điều kiện cho rong, tảo dưới đáy ao phát triển làm suy giảm chất lượng nước ao nuôi. Một số bờ ao trong khu vực nuôi nên đắp rộng hơn các bờ khác để làm đường vận chuyển nguyên vật liệu cho khu vực nuôi. Ðê bao quanh khu vực nuôi thường là bờ của kênh mương cấp hoặc tiêu nước. Hệ số mái tương tự ao nuôi nhưng bề mặt lớn hơn và độ cao của đê phải cao hơn lúc thuỷ triều cao nhất hoặc nước lũ trong mùa mưa lớn nhất 0,5 - 1m. 2.5. Cống cấp và cống tháo nước Mỗi ao phải có một cống cấp và một cống tháo nước riêng biệt. Vật liệu xây dựng cống là xi măng, khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuôi, thông thường ao rộng 0,5 - 1 ha, công có khẩu độ 0,5 - 1m bảo đảm trong vòng 4 - 6 tiếng có thể cấp đủ hoặc khi tháo có thể tháo hết nước trong ao. Cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy ao 0,2 - 0,3 m để tháo toàn bộ nước trong ao khi bắt tôm. 2.6. Cải tạo ao nuôi 2.6.1. Cải tạo đáy ao Ðối với ao mới xây dựng xong cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi lại xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tuỳ theo pH của đất đáy ao : - pH 6 - 7 dùng 300 - 400 kg/ha; - pH 4,5 - 6 dùng 500 - 1.000 kg/ha. Rắc vôi xong phơi ao 7 - 10 ngày lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới 9 - 10 lỗ/cm 2 . Gây mầu nước để chuẩn bị thả giống. 2.6.2. Diệt tạp Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 - 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt bằng saponine với nồng độ 15 - 20 ppm (15-20 g/m3 nước ao). o Khử trùng nguồn nước Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine.nồng độ 2ppm có tác dụng diệt khuẩn tốt. ao có múc nước sâu 1m, mỗi ha dung 195kg hòa loãng với nước ao phun đều khắp ao. Phun trong những ngày trời mát , tác dụng diệt khuẩn kéo dài 4-5 ngày . trước khi thả tôm giống phải mở máy quạt nước để cho bay hết khí clo còn lại trong nước 2.6.3. Bón phân gây màu nước + Dùng phân DAP, liều lượng trung bình 30kg/ha, sau 2-3 ngày nếu thấy màu nước chưa đạt bón bổ sung DAP liều lượng 15kg/ha đến khi có màu vỏ đậu. + Lắp hệ thống sục khí với 6-8 giàn/ha, 12quạt/ giàn, 6 cánh/ quạt. 3. Con giống 3.1. Chọn giống chọn giống phải chú ý hang đầu đến chất lượng con giống. Tôm giống chất lượng tốt có chiều dài trên 0.8cm, bơi lội linh hoạt, biểu hiện bên ngoài sạch sẽ, không bị thương các đốt bụng hình chử nhật , mình tôm nở, chắc, tôm to đều, không dị tật, khả năng bơi ngược dòng nước tốt. tôm giống tốt nhất là tôm đẻ cùng một đợt và thả một lần đủ số lượng nuôi. Giống phải được cung cấp bởi các đơn vị đã được chứng nhận về chất lượng và phải qua kiểm dịch các bệnh vầ taura, đốm trắng, còi 3.2. Thả giống + Mật độ thả Tômchântrắng có tỷ lệ sống cao nên mật độ thả phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi. Ao sâu trên 1m, mật độ thả thường 12con/m 2 , ao sâu trên 1.2m mật độ thả từ 12-18con/ m 2 , ao cao sản khép kín mật độ 50- 60con/m 2 nơi thả giống là nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió. + Cách thức thả giống: Thả giống vào lúc sang sớm hay chiều mát, lúc thời tiết tốt , không thả giữa trưa hay khi trời mưa to, khí hậu thay đổi đột ngột. Tôm vận chuyển đến ao nuôi , để nguyên cả túi nilông thả xuống ao một thời gian để nhiệt độ trong túi và nhiệt độ trong nước ao cân bằng mới nhẹ nhàng mở túi để tôm bơi lội ra ao. 4. Chăm sóc và quản lý 4.1. Quản lý chất lượng nước o Nhiệt độ nước 20-30 0 C o Độ mặn 5-30 0 / 00 , tốt nhât 10-25‰ o pH 8,0-8,3, pH <7 không thích hợp với tômchântrắng o Oxy hòa tan = 4mg/l, không dướ 2mg/lít o BOD từ 5-30 mg/lít o COD < 6mg/lít o Độ trong 30-50cm o Màu nước xanh lục, vỏ đậu mận chin o NH 3 < 0.1mg/l, và H 2 S < 0.03mg/l o Bảo đảm lượng oxygen hòa tan trong nước bằng cách sử dụng quạt nước. 4.2. Quản lý và cho ăn .4.2.1. Quản lý môi trường ao nuôi: Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.quản lý các yế tố thủy lý hóa sinh Một số lưu ý: - Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiễm môi trường. - Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ. - Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời. - Khi lấy nước cần tham khảo thông tin quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản Bình Định. Hạn chế lấy nước từ giếng đóng (nước ngầm), nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe, và các loại khí độc H 2 S, NH 3 , SO 2 . - Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm. 4.2.2. Quản lý thức ăn. Kiểm tra nguồn gốc thức ăn khi nhập chất lượng trước khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định tránh bị mốc. Cho ăn: theo nguyên tắc ba xem bốn định. Ba xem : thời tiết, màu sắc nước, sức khỏe cá Bốn định: Định số lượng, chất lượng Định thời gian Định số lần cho ăn. Định địa điểm cho ăn Thức ăn đủ chất và đủ lượng theo thời gian và phù hợp từng giai đoạn phta triển của thủy sản.Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên rất ít. Nên sau khi thả giống phải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực là cần thiết. Cho ăn 0,6 - 0,8 kg thức ăn/10 vạn post/ ngày, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2-0,3kg/10 vạn. Nếu thức ăn tự nhiên ít ( độ trong của nước cao), có thể tăng lên 10-20 %. 5-Thu hoạch Khi tôm đạt ích cỡ 70 - 100 con/ kg, nên tiến hành thu hoạch. Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạngtôm mềm vỏ vào thời điểm trên 6-Bệnh và phương pháp phòng trị 6.1 Bệnh đỏ chân : bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào máu tôm, chân bơi bị đỏ, giáp đầu ngực biến thành màu vàng, gan có màu nhạt tôm bơi lờ đờ vào bờ rồi chết. Cách phòng trị: tẩy rữa ao thật kỹ, mật độ thả vườn vừa phải, chất nước tốt. 6.2 Bệnh thối mang : tia mang biến thành màu xám đen. Nguyên nhân của bệnh này là do virus hay đơn bào trực khuẩn xâm nhập. Cách phòng trị: bơm them nước vào ao nhưng phỉa ổn định chất nước, giữ màu nước có lợi. Không để đáy ao bẩn, hạn chế kéo lưới đánh bắt tôm bị thương. Dùng Cholorine nồng độ 1-2ppm khắp ao, hay 3-5kg nước tỏi trộn với 100kg thức ăn cho tôm ăn trong vòng 5-7 ngày. 6.3 Bệnh nhũn mắt: bệnh do virus xâm nhập, khi bị bệnh nhãn cầu tôm phồng lên.Nếu bị nặng toàn thân biến thành màu trắng, tôm hoạt động kém. Bệnh này thườnggặp tôm ở độ mặn thấp. Cách phòng trị: Giữ chất nước thật tốt, không để tôm bị bệnh. Dùng Chlorine 0.6-1ppm phun khắp ao 2-3 ngày, đồng thời kết hợp cho tôm Aureomycine với liều lượng 1g trộn đều 1kg thức ăn cho tôm ăn 3-4 ngày, kết hợp bón 150kg vôi/ 5000m2 ao 6.4 Bệnh thối đuôi Bệnh nhẹ đuôi biến thành màu đen, rách nứt từng góc, nếu bị nặng đuôi sưng tấy có dịch bên trong chântôm bị đứt. Đây là bệnh rất phổ biến đối với tômchân trắng. Nguyên nhân do bị cảm nhiễm nhiều loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn kitin. Cách phòng trị: Dùng Saponine 15ppm phun khắp ao hay dung 150kg vôi / 5000m 2 ao rắc đều khắp ao. 6.5 bệnh đốm trắng Đầu tiên là gốc chân phần đầu ngực hay ở mang, ở giáp khu vực tim có những đốm trắng, sau lan ra ở các đốt phần bụng hai bên đầu có những đốm trắng đối xứng, sau phát triển thành màu đen. Tỷ lệ chết khá cao đều do nguyên nhân nhiễm virus, thiếu dinh dưỡng như vitamin. Cách phòng trị: ao nuôi phải xây dựng ở nơi có chất đất phù hợp với tiêu chuẩn ao nuôi tôm. Đáy ao phải sạch, thức ăn đủ dinh dưỡng. nếu đã bị bệnh dùng Clorua vôi để diệt virus và tôm bệnh. Không thay nước khoảng 14ngày để ngăn chặn bệnh lan truyền. 6.6 Hội chứng tôm hay hội chứng Taura Virus gây hội chứng taura chỉ tìm thấy ở tômchân trắng. Triệu chứng nổi bật là tôm bệnh có màu hồng sáng hay màu đỏ , có thể mềm một số bị phồng mang . Bệnh thường xẩy ra ở ao sau khi thả giống 20-60 ngày Cách phòng trị: khi tôm bị bệnh không thay nước để tránh lây xung quanh. Các trại thu gom tôm bệnh tiêu hủy. Nâng cao chất lượng nước bằng cách sử dụng máy sục khí và giảm lượng thức ăn có thể dùng vôi để nâng cao độ kiềm trong ao thấp. Phần IV -Kết luận Nhìn chung việc phát triển nuôi tômchântrắng đã tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học và người nông dân không ít thách thức nhất là vấn đề môi trường, dịch bệnh và các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại. Kết quả nuôi tôm lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên rủi ro cao về thiên tai, dịch bệnh, trong khi nhà nước chưa ban hành chính sách hỗ trợ cho người dân nuôi trồng thuỷ sản khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong tình hình nuôi và xuất khẩu tôm sú bấp bênh như hiện nay, nuôi tômchântrắng có thể xem là hướng phát triển phù hợp của người nuôi tôm. Để mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao này mang tính bền vững, cần có sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ giữa ngành chức năng, chính quyền địa phương và người nuôi tôm. Trong đó, ngành chức năng phối hợp chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ địa điểm, diện tích nuôi trên địa bàn; tránh xảy ra tình trạng “nhà nhà nuôi tôm”. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn cho người nuôi về kỹ thuật cũng như công tác quản lý môi trường; đặc biệt, hỗ trợ cung cấp nguồn giống tại chỗ cho người nuôi và kiểm soát chất lượng con giống. Để đạt được hiệu quả cao cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo,đầu tư hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh (có kênh cấp thoát nước riêng biệt)… Về phía người dân cần nâng cao ý thức cộng đồng, đầu tư sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, tuân thủ quy trình kỷ thuật, tuân thủ quy hoạch thì mới đem lại hiệu quả và bền vững Đối với việc khai thác nước ngầm để nuôi tôm, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cần nhanh chóng khảo sát, đánh giá cụ thể về trữ lượng, chất lượng nước ngầm ở vùng triều dọc sông. Mặt khác, thường xuyên giám sát chất lượng môi trường (đất, nước ngầm, nước mặt), tại các vùng nuôi tôm nói chung và nuôi tôm thẻ nói riêng, để có thể đánh giá hiện trạng, dự báo xu hướng biến đổi chất lượng môi trường… Từ đó đề ra những giải pháp ứng phó kịp thời. Về phần mình, người nuôi tôm cần thả tôm giống đúng theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp, thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi, nhất là kiểm soát chất thải nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. . này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về tôm chân trắng. Phần II: ĐẶC DIỂM SINH HỌC: 1. Phân loại- phân bố. Tôm chân trắng (P. vannamei) có nguồn gốc từ vùng. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm chân trắng (P. vannamei) là một trong ba đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay(cùng với tôm sú, tôm he Trung