1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ tài mối TƯƠNG QUAN GIỮA QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế và TÌNH TRẠNG bất BÌNH ĐẲNG THU NHẬP tại VIỆT NAM

31 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 746,93 KB

Nội dung

Trong quan hệ với các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tìnhđoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệvà phát triển mối quan hệ đặ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

TÊN ĐỀ TÀI: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ những ngày đầu thành lập đã luôn nhậnthức được tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ khoảng cách bấtbình đẳng thu nhập và các chính sách ổn định kinh tế, an sinh xã hội Sau khi giảiphóng miền Nam, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam bước vào thời kỳ xâydựng, tái kiến thiết đất nước và phục hồi sau chiến tranh Mục tiêu tăng trưởngkinh tế kết hợp với công bằng xã hội chính là nguyên tắc quan trọng trong côngcuộc phát triển đất nước Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:

“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội ngay từ trong bước

đi và trong suốt quá trình phát triển Tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hộiphát triển và sử dụng tốt năng lực của mình Thu hẹp dần khoảng cách về trình độphát triển với mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư”

Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vươn mình lên từchiến tranh, sau khi thực hiện đường lối chính sách đổi mới năm 1986 và trải quahơn 3 thập niên hội nhập quốc tế, nước ta đã trở thành một trong những quốc gia

có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất trên thế giới Có thể thấy, quá trình hội nhậpquốc tế đã góp một phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và pháttriển tại Việt Nam Tuy nhiên, khoảng cách trong thu nhập giữa những người laođộng, giữa các tầng lớp dân cư đang ngày một hiện hữu rõ rệt và càng gia tăngđang tạo nên bất bình đẳng thu nhập Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO), hội nhập quốc tế tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng, tạonên những chuyển biến mới trong nền kinh tế Những sự thay đổi này vừa là cơhội, vừa là thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Khảnăng tiếp cận và vận dụng các cơ hội mà hội nhập quốc tế đem lại chính là tiềmnăng giúp các đối tượng có thu nhập thấp tận dụng để cải thiện mức sống, cải thiện

Trang 3

vị thế trong xã hội, đồng thời cũng chính là yếu tố tiềm ẩn làm gia tăng khoảngcách giàu nghèo trong xã hội nếu họ không thể tận dụng hiệu quả các lợi thế đó.Đây chính là một trong các vấn đề mà Chính phủ và các tổ chức quốc tế đang hoạtđộng tại Việt Nam đặc biệt quan tâm Để giảm thiểu tối đa bất bình đẳng thu nhập,Việt Nam cần phải làm rõ các nguyên nhân của nó để từ đó đưa ra những chínhsách điều hòa kinh tế một cách phù hợp.

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ phân tích các nguyên nhân gây nêntình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam, để từ đó đưa ra những khuyến nghị

về các chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng để bất bình đẳng thu nhập đượcgiảm thiểu tới mức tối đa

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam và phântích nó trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp chotình trạng này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Xây dựng cơ sở lý luận về bất bình đẳng thu nhập và hội nhập quốc tế

(2) Phân tích hiện trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

(3) Phân tích tác động của hội nhập quốc tế đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam(4) Đề xuất những giải pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế dẫnđến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: bất bình đẳng thu nhập

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Việt Nam

 Phạm vi thời gian: 1975 – nay

Trang 4

 Phạm vi nội dung: tác động của hội nhập quốc tế đến bất bình đẳng thu nhậptại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện tiểu luận này, chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu thu nhập thông tin kết hợp với nghiên cứu tài liệu

5 Bố cục bài tiểu luận

Ngoài phần nội dung gồm 3 chương, bài tiểu luận này còn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm “thu nhập”

Theo Thư viện Pháp luật, thu nhập là khoản của cải thường được tính thànhtiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong mộtkhoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó Thu nhập

có thể bao gồm các khoản tiền như lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợinhuận kinh doanh Ngoài ra, thu nhập còn có thể có được từ nhiều nguồn khácnhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, đượctặng cho, v.v

1.1.2 Khái niệm “bất bình đẳng”

Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tạitrong mọi xã hội và do cơ cấu xã hội mang lại Nó không phải là một hiện tượng tựnhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong xã hội, mà nó tồn tại

“khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác” Bất bìnhđẳng luôn là một phạm trù mang tính xã hội Bất bình đẳng xã hội là sự khôngbằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vậtchất lẫn tinh thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm

xã hội hay nhiều xã hội khác nhau

1.1.3 Khái niệm “bất bình đẳng thu nhập”

Bất bình đẳng thu nhập là cách thức phân bổ thu nhập không đồng đều trongtoàn bộ dân số Phân phối càng ít bình đẳng thì bất bình đẳng thu nhập càng cao.Bất bình đẳng thu nhập thường đi kèm với khoảng cách giàu – nghèo, đó là sựphân phối của cái không đồng đều Dân số có thể được phân chia theo nhiều cách

Trang 6

khác nhau để thể hiện các mức độ và hình thức bất bình đẳng thu nhập theo giớitính hoặc chủng tộc Các thước đo khác nhau, chẳng hạn như hệ số Gini, có thểđược sử dụng để phân tích mức độ bất bình đẳng thu nhập trong dân số.

1.1.4 Khái niệm “hội nhập quốc tế”

Theo từ điển Cambridge, hội nhập là hành động hoặc quá trình tham gia hoặckết hợp thành công với một nhóm người khác Hội nhập là hòa mình vào trong mộtcộng đồng lớn, cùng hoạt động và cùng phát triển với các thành viên trong cộngđồng đó (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia)

Hội nhập quốc tế là một phạm trù trong quan hệ quốc tế Hội nhập quốc tế làhình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, ápdụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đalợi ích quốc gia – dân tộc Theo Ban Tuyên giáo TW, hội nhập quốc tế là quá trìnhliên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham giacác tổ chức, thể chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển củabản thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đó nhằm tạo thành sức mạnh tập thể, giảiquyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm

1.2 Tình hình hội nhập quốc tế tại Việt Nam

1.2.1 Từ 1975 đến trước thời kỳ Đổi Mới

Giai đoạn này, chúng ta chưa biết đến cụm từ “hội nhập quốc tế”, vì vậy chúng

em sẽ đi vào phân tích đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ này

Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đảng và nhân dân ta đứngtrước những khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế Đảng và Nhà nước đã đề

ra đường lối đối ngoại phù hợp để phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ độc lập chủquyền đất nước

Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là “Rasức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết

Trang 7

thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nướcta” Trong quan hệ với các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tìnhđoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ

và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng, thiếtlập phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và

mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôntrọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi Từ giữa năm 1978, Đảng đãđiều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăngcường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoạicủa Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Làotrong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phầnxây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, tự do, trung lập và ổn định; đề ra yêucầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) xác định: Công tác đối ngoại phải trởthành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chínhsách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta Về quan

hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện vớiLiên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sáchđối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia

có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEANhãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trởngại, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định; chủchương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắccùng tồn tại hoà bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặtnhà nước, về kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phânbiệt chế độ chính trị Thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ViệtNam giai đoạn (1975  1986) là xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô

Trang 8

và các nước xã hội chủ nghĩa; cũng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào vàCampuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nướcđang phát triển; đấu tranh với sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.

1.2.2 Sau thời kỳ Đổi Mới

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) tổng kết, rút ra bài học về kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đề ra việc đổi mới trong chính sách đối ngoạicủa nước ta: xây đựng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn bè truyền thống ở các nước

xã hội chủ nghĩa, các nước đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào không liên kết,phong trào công nhân ở các nước phát triển, v.v Đại hội VII (l991), Đại hội VIII(1996) khẳng định đường lối đối ngoại trên, và nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố vịthế nước ta trên thế giới, thoát khỏi sự bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ với cácnước trong khu vực, những nước vốn trước đây là thù địch với ta, như Hoa Kỳ Đạihội IX (2001) của Đảng đã soi sáng phương hướng cho việc xây dựng đất nướctrong những năm đầu thế kỷ XXI, với những chính sách nhằm phát huy nội lực kếthợp với ngoại lực, bao gồm lực lượng các nước và kiều bào yêu nước Đại hội X(2006) xác định: "Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoàbình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh pháttriển kinh tế  xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây đựng và bảo vệ

Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thếgiới và hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" Đây là việc tiếp tụcthực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh,được khẳng định ở Đại hội VIII, là "độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa và đadạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” Thựctiễn trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI xác nhận rằng, nhận thức

về quy luật phát triển xã hội loài người của Đại hội IX là đúng đắn: "Toàn cầu hóa

Trang 9

kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặttích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, v.v Thế giới đứngtrước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào đó có thể tự giảiquyết nếu không có sự hợp tác đa phương”.

Như vậy đường lối đối ngoại của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã chủtrương vừa hội nhập vào quốc tế và khu vực, vừa giữ vững độc lập, tự chủ, bản sắcdân tộc và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống lại lực lượngphản động nhằm phá hoại cách mạng, đất nước Việt Nam, tấn công chủ nghĩa Mác,chủ nghĩa xã hội và Đảng cộng sản Việt Nam Quán triệt đường lối của Đảng vềquan hệ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong hơn 20 năm qua (1986  2008),nhân dân Việt nam dã đạt được nhiều thành tựu trong việc hội nhập quốc tế trênmọi lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, văn hóa giáo dục, v.v

1.2.2.1 Hội nhập về mặt đối ngoại

Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới,trong đó có tất cả các nước lớn, kể cả 5 quốc gia – là Uỷ viên thường trực Hộiđồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và trung tâm chính trị

- kinh tế quan trọng Việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 (2005) vàHội nghị APEC14 (2006) tại Hà Nội và nhiều Hội nghị quốc tế khác trong năm

2007, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với cộng đồng quốc tế Không những thế,chúng ta còn tiếp tục chủ động tham gia và có những đóng góp thiết thực tại cácdiễn đàn quốc tế và khu vực như Hội nghị cấp cao ASEM tại Lào Hội nghị AIPOtại Campuchia, Hội nghị Cấp cao APEC tại Chi-lê, Hội nghị thượng đỉnh cộngđồng Pháp ngữ tại Buốc-ki-na-pha-xô, Ca-na-đa, v.v Sự tham gia tích cực vànhững đóng góp thiết tực của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Uytín vị thế của Việt Nam được tăng lên trong những chuyến đi thăm các nước củalãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chuyến đi thăm Mỹ, Ca-na-đa của Thủ

Trang 10

tướng Phan Văn Khải vào cuối tháng 6  2005 và chuyến thăm Trung Quốc củaChủ tịch Trần Đức Lương tháng 7/2005 thu được những kết quả tích cực Trongnhững năm 2006  2008, trong tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, theochiều hướng căng thẳng, hoạt động ngoại giao của Chính phủ ta có những chuyểnbiến tích cực, chủ động, triển khai trên nhiều hướng, có trọng tâm, trọng điểm, đạtđược những thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế  xã hội Nổi bật là các hoạtđộng trên diễn đàn quốc tế của ASEAN, APEC, ASEM, v.v, gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồngBảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008  2009 với số phiếu tuyệt đối Những hoạtđộng về ngoại giao kinh tế có nhiều kết quả trong việc mở rộng đầu tư, hợp táckinh doanh, khai thác những thị trường mới giàu tiềm năng ở châu Phi, TrungĐông, Mỹ, v.v thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Việc bảo vệ quyền lợi ngườiViệt Nam sinh sống ở nước ngoài, thu hút kiều bào đóng góp tích cực cho xâydựng đất nước cũng có nhiều tiến bộ Sự khởi sắc của ngoại giao văn hóa, thôngtin, giáo dục đối ngoại đã làm cho bạn bè quốc tế gần gũi, gắn bó, giúp đỡ cho ViệtNam và cũng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc, xâydựng và phát triển văn hóa dân tộc của nhân dân trong nước, chống những lai căng

du nhập các loại 6 văn hóa đồi truỵ, không phù hợp với Việt Nam Những hợp tácquốc tế khác về giáo dục, bảo vệ môi trường sống, phòng chống các dịch bệnh,việc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên nhiều trận địa đã có sự đóng gópcủa công tác đối ngoại Những hoạt động đối ngoại trong hội nhập quốc tế vàonhững năm qua đem lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ về quan hệ hữu nghị với các nước đivào chiều sâu, nâng lên tâm cao mới trên mọi lĩnh vực có hiệu quả

1.2.2.2 Hội nhập về mặt kinh tế

Chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệ đầu tưphát triển với trên 40 nước; thị trường ngày càng mở rộng; đối tác ngày càng

Trang 11

nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các nước được khaithông; tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển đáng kể Đồng thời, chúng ta cònphải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại khá phức tạp, như vấn đề lãnh thổ, vấn

đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo, v.v Hơn thế, tình hình của thế giới ngày nay cũngnảy sinh nhiều vấn đề mới mà Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ và xử lýtích cực, kịp thời Chỉ tính riêng hai năm 2004  2005, hoạt động đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta đạt những thành tựu đáng khích lệ: tiếp tục góp phần duy trìđược môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, thiết lập được các khuônkhổ quan hệ vững chắc với nhiều nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn,qua dó, tăng cường sự đan xen về lợi ích, sự ràng buộc về quan hệ về pháp lý tạochuyển biến về chất trong quan hệ với các đối tác quan trọng này Công tác hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực đã được đẩy mạnh, góp phần tranh thủ hợp tác,nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, v.v vị thế của nước tađược nâng cao

Việc trở thành thành viên WTO đã có những tác động tích cực đối với kinh

tế Việt Nam, đặc biệt về kinh tế đối ngoại, như thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) vàxuất khẩu Mặt khác cũng nảy sinh một số khó khăn, thách thức, như khung khổpháp lý phải bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp cam kết chung trong WTO và cácchuẩn mực kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững ổn định kinh tế, độc lập, tự chủ vềkinh tế Sự hội nhập kinh tế thế giới, với những cơ hội và thách thức, những tácđộng thuận lợi và không thuận lợi đối với công cuộc phát triển kinh tế  xã hội củađất nước trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực có những chuyển biến phức tạp,đòi hỏi chúng ta cần tỉnh táo, năng động, thực hiện sáng tạo quan điểm đường lốicủa Đảng

Chương 2: Tác động của quá trình hội nhập quốc tế tới tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam

Trang 12

2.1 Nguyên nhân

2.1.1 Nguyên nhân chủ quan

2.1.1.1 Trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật

Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồnnhân lực Mặc dù trình độ học vấn của người lao động đã được cải thiện đáng kể,nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng Tỷ trọng những người chưa từng

đi học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng trung du và miền núi phía Bắc,tiếp đến là Tây Nguyên Đây cũng là những vùng có tỷ trọng lao động tốt nghiệpphổ thông trung học trở lên thấp nhất Hai vùng có mức độ phát triển cao nhất vềkinh tế – xã hội là Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng cũng là nơi thu hútmạnh số người có học vấn cao và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên cũngđạt mức cao nhất Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: tỷ trọng lực lượng đã qua đàotạo ở nước ta vẫn còn thấp, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹthật cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là ở đồng bằng sông CửuLong Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên cũng khác nhau đáng

kể giữa các vùng Vùng có tỷ trọng này cao nhất là Đông Nam bộ, tiếp đến là đồngbằng sông Hồng

2.1.1.2 Phân bố dân cư

Những vùng có mật độ dân cư thưa thớt, quy mô dân số nhỏ có trình độ pháttriển kinh tế thấp hơn so với những vùng có mật độ dân cư cao, quy mô dân sốđông Ở Việt Nam, dân cư không phân bố đồng đều, tập trung nhiều ở các vùngđồng bằng và duyên hải, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có đông dân cư nhất

và thấp nhất là ở vùng Tây Nguyên Bên cạnh đó, những vùng này lại thường tậptrung nhóm dân tộc thiểu số Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa nhóm dân tộcthiểu số và nhóm đa số đã góp phần đặc biệt làm tăng bất bình đẳng ở khu vực

Trang 13

nông thôn Do người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn và bị hạn chếhơn về khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất nên những chênh lệch về các loại tàisản khác này cũng góp phần gây nên và củng cố thêm những chênh lệch về thunhập giữa các dân tộc.

2.1.1.3 Bản thân nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, khi còn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sảnxuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàunghèo là một hiện tượng khách quan và nguyên nhân trực tiếp của sự chênh lệch vềthu nhập, sự phân hóa giàu nghèo từ quan hệ phân phối thu nhập Văn kiện Đại hộiĐảng lần thứ IX đã xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thờiphân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh

và thông qua quỹ phúc lợi xã hội” Điều này có nghĩa là trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, để thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng vẫn phải thừa nhận

sự tồn tại của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mức sống như một tấtyếu kinh tế, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả laođộng, chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo trong giới hạn, mức độ cho phép

2.1.1.4 Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực

Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố có ảnhhưởng trực tiếp và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội Nền kinh tế nước tatheo đuổi mô hình tăng trưởng “thị trường – hướng về xuất khẩu”, vì vậy, gắn với

mô hình đó là định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các ngành và dự ándùng nhiều vốn và ít tạo việc làm mới, cho các vùng có khả năng tăng trưởng cao

và cho các doanh nghiệp nhà nước Định hướng đầu tư này phản ánh chính sáchvẫn dựa mạnh vào sự lựa chọn nhà nước hơn là theo các tín hiệu và nguyên tắc thị

Trang 14

trường Cơ chế để thực hiện định hướng phân bổ nguồn lực như vậy chưa dựa trênmột sự phân công chức năng hợp lý giữa Nhà nước và thị trường.

2.1.1.5 Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng

Quá trình công nghiệp hoá kéo theo việc ứng dụng công nghệ mới và cáchthức trong tổ chức sản xuất Chỉ những người lao động được đào tạo, có kỹ năng

và có tay nghề mới đáp ứng những công việc phức tạp Hiện nay tỷ lệ lao động quađào tạo có bằng cấp và chứng chỉ chính quy chưa nhiều Do có việc làm mới, sốngười này có thu nhập cao hơn nhiều so với số động lao động giản đơn và vìthế khoảng cách thu nhập đã tăng lên

2.1.2 Nguyên nhân khách quan

2.1.2.1 Quy luật phát triển không đồng đều giữa các vùng

Sự phát triển không đồng đều bắt nguồn từ những khác biệt về các điều kiệnđịa lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán và lối sống Vùng cóđiều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì sẽ phát triểnnhanh, năng suất lao động cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư; theo đó, tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến kết quả thu nhập của dân cư cao hơn so với nhữngvùng khó khăn, kém phát triển hơn Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của nềnkinh tế giữa các vùng là không giống nhau nên sự chênh lệch về trình độ phát triểngiữa các vùng càng lớn, các vùng chậm phát triển có nguy cơ tụt hậu

2.1.2.2 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt

về trình độ phát triển kinh tế cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng Cácvùng có trình độ phát triển kinh tế thấp như trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung

bộ và Duyên hải miền Trung thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn cho việcphát triển kinh tế nói chung và việc đi lại nói riêng Do địa hình phức tạp, bịchia cắt manh mún tạo nên những tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt thường gây ra lũ,

Trang 15

sạt lở núi về mùa mưa, hạn hán và thiếu nước về mùa khô làm ảnh hưởng nghiêmtrọng tới sản xuất nông nghiệp Tài nguyên thiên nhiên đang bị xuống cấp, đất đai

bị xói mòn

Trong khi đó, vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ lại có vị trí và địahình thuận lợi để phát triển Với một địa hình đa dạng và phong phú như đồngbằng, biển, v.v, các vùng này có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ,đường sắt, v.v Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nôngnghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực, có nhiều loạinông đặc sản có giá trị kinh tế cao Tài nguyên du lịch lớn do có nhiều cảnh quanđẹp

2.1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Sự khác biệt về điều kiện kinh tế – xã hội sẽ tạo ra những cơ hội phát triểnkhác nhau Những vùng nào có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xãhội yếu kém thường ít có cơ hội phát triển hơn Vùng trung du & miền núi phíaBắc và Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung vẫn là vùng có điểm xuất phát thấp,kinh tế chậm phát triển nên việc huy động nội lực để phát triển kinh tế – xã hội rấtkhó khăn Đồng thời, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của những vùng này vẫn cònyếu kém so với các vùng khác: đường giao thông chủ yếu là đường bộ, nhưng cònthiếu nhiều và chưa bảo đảm chất lượng; các công trình thủy lợi vừa thiếu nghiêmtrọng, vừa xuống cấp; việc cung cấp nước sinh hoạt, cấp điện, thông tin liên lạccho vùng sâu, vùng núi cao còn nhiều khó khăn; hệ thống bệnh viện và trạm y tế xãchưa đủ, thiếu điều kiện làm việc, chưa đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe chonhân dân; hệ thống trường học, dạy nghề cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, v.v.Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp nhất cả nước, do đó hạn chế khả năng tham giađầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội củavùng Trong khi đó, hai vùng phát triển nhất là vùng Đông Nam Bộ và đồng

Ngày đăng: 21/08/2021, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w