BÀI 4: THUẾSỬDỤNGÐẤTNÔNGNGHIỆP I. KHÁI NIỆM THUẾSỬDỤNG ĐẤT NÔNGNGHIỆP II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾSỬDỤNG ĐẤT NÔNGNGHIỆP 1. Đối tượng nộp thuế 2. Đối tượng chịu thuế 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 1. Diện tích tính thuế 2. Hạng đất tính thuế 3. Định suất thuế IV. MIỄN GIẢM THUẾ 1. Miễn thuế 2. Giảm thuế I. KHÁI NIỆM THUẾSỬDỤNGÐẤTNÔNGNGHIỆPThuếnôngnghiệp ở nước ta được ban hành ngày 11/5/1951 theo sắc lệnh số 031/SL của chủ tịch nước và được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam, sắc lệnh thuếnôngnghiệp đã được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo nền kinh tế nước nhà. Theo sắc lệnh này, thuếnôngnghiệp được coi là thuế hoa lợi trên đất. Ðầu năm 1983, Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuếnôngnghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh về thuếnôngnghiệp để chuyển từ hình thức hoa lợi trên đất sang thuế bao hàm cả thuế đất và thuế hoa lợi trên đất. Việc chuyển nến kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới toàn diện mọi mặt quản lý kinh tế của đất nước trong khi Pháp lệnh thuếnôngnghiệp năm 1983 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 1989 đã bộc lộ nhiều hạn chế và tỏ ra không phù hợp. Ðể khuyến khính sửdụng đất nôngnghiệp có hiệu qủa, đảm bảo thực hiện công bằng, hợp lý trong việc đóng góp thu nhập cuả các tổ chức, cá nhân sửdụng đất nôngnghiệp , ngày 10/7/1993 Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ III đã thông qua Luật thuếsửdụng đất nôngnghiệp và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1994. Chính phủ đã có Nghị định số 73, 74 ngày 25/10/1993 và Bộ tài chính có Thông tư số 89 ngày 9/1/1993 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuếsửdụng đất nông nghiệp. Như vậy, thuếsửdụng đất nôngnghiệp gồm thuế đất và hoa lợi trên đất, chủ yếu nhằm vào sản xuất nông nghiệp. II. ÐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ VÀ CHỊU THUẾSỬDỤNGÐẤTNÔNGNGHIỆP 1. Ðối tượng nộp thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân sửdụng đất vào mục đích sản xuất nôngnghiệp đều phải nộp thuếsửdụng đất nông nghiệp. Hộ được giao quyền sửdụng đất nôngnghiệp mà không sửdụng vẫn phải nộp thuếsửdụng đất nông nghiệp. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có sửdụng đất nôngnghiệp thì phải nộp tiền thuê đất tại Việt Nam, không phải nộp thuếsửdụng đất nôngnghiệp theo quy định của Luật này. 2. Ðối tượng chịu thuế. Việc xác định đối tượng chịu thuếsửdụng đất nôngnghiệp được thực hiện trên nguyên tắc đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì phải chịu thuếsửdụng đất nông nghiệp. Dựa theo nguyên tắc này, Luật thuếsửdụng đất nôngnghiệp quy định đối tượng chịu thuế bao gồm: • Ðất trồng trọt. • Ðất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. • Ðất rừng trồng. 3. Ðối tượng không thuộc diện chịu thuế. Nhằm phân biệt rõ phạm vi đất chịu thuếsửdụng đất nông nghiệp, Nhà nước quy định các loại đất sau đây không chịu sự điều chỉnh của Luật thuếsửdụng đất nông nghiệp: • Ðất có rừng tự nhiên. • Ðất đồng cỏ tự nhiên. • Ðất ở. • Ðất chuyên dùng. III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ Số thuếsửdụng đất nôngnghiệp phải nộp được xác định dựa trên những căn cứ nhất định, đó là: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế. 1. Diện tích tính thuế. Diện tích tính thuếsửdụng đất nôngnghiệp là diện tích giao cho hộ sửdụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sửdụng đất. 2. Hạng đất tính thuế. Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố sau: • Chất đất. • Vị trí. • Ðịa hình. • Ðiều kiện khí hậu, thời tiết. • Ðiều kiện tưới tiêu. Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Ðối với những vùng Nhà nước có đầu tư lớn, đem lại hiệu qủa kinh tế cao, Chính phủ sẽ điều chỉnh lại hạng đất. Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sự chỉ đạo của UBND cấp huyện; UBND cấp xã xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế sau đó trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 3. Ðịnh suất thuế. Ðịnh suất thuế một năm tính bằng kg thóc trên 1 ha của từng hạng đất như sau: • Ðối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cỏ dành cho chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng trồng cây hàng năm thì tính theo đất trồng lúa: • Ðối với đất trồng cây lâu năm như cây công nghiệp, cao su, trà, cà phê, hạt điều: • Ðối với cây ăn qủa lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau: + Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất thuộc hạng 1, 2, 3. + Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, 5, 6. • Ðối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như tre nứa, song mây chịu mức thuế bằng 4 % giá trị sản lượng khai thác. Các hộ gia đình sửdụng đất nôngnghiệp vượt qúa hạn mức quy định phải đóng thuế bổ sung trên phần diện tích đất nôngnghiệp vượt qúa hạn mức theo thuế suất 20 % mức thuếsửdụng đất nông nghiệp. Hạn mức đất nôngnghiệp của mỗi hộ gia đình được quy định theo từng loại và theo từng địa phương như sau: · Ðối với đất nôngnghiệp để trồng cây hàng năm: thì các Tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc không qúa 02 ha; các tỉnh thuộc miền Nam không qúa 03 ha. · Ðối với đất nôngnghiệp để trồng cây lâu năm: thì các xã đồng bằng không qúa 10 ha; các xã trung du, miền núi không qúa 30 ha. Căn cứ tính thuếsửdụng đất nôngnghiệp bổ sung là diện tích đất nôngnghiệpsửdụng vượt qúa hạn mức quy định, mức thuế bình quân cho từng loại đất nôngnghiệp và thuế suất bằng 20 % mức thuếsửdụng đất nông nghiệp. Ví dụ: Một hộ nông dân ở Cần Thơ có sửdụng 4 ha ruộng thuộc loại đất hạng 2 thì mức thuếsửdụng đất nôngnghiệp vượt qúa hạn mức theo thuế suất sửdụng đất nôngnghiệp tính như sau: IV. MIỄN, GIẢM THUẾ Ðể khuyến khích nôngnghiệp phát triển sản xuất nôngnghiệp theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng có hiệu qủa và tận dụng đất đai, khai thác đồi núi trọc, đầm lầy, bãi bồi, đất ở vùng cao miền núi .đưa vào sản xuất, thuếsửdụng đất nôngnghiệp hiện hành thực hiện điều khoản miễn, giảm thuế cho nông dân. 1. Miễn thuế. • Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. • Ðất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn qủa được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản cộng thêm 3 năm kể từ khi có thu hoạch. • Ðất khai hoang dùng vào sản xuất. Thời gian miễn thuế được quy định cụ thể cho từng loại đất và tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Cụ thể: + Ðối với đất trồng cây hàng năm thời gian miễn thuế là 5 năm và 7 năm nếu là đất ở miền núi, đầm lầy, lấn biển. + Ðối với đất trồng cây lâu năm: được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản cộng 3 năm kể từ khi có thu hoạch hoặc chỉ miễn trong thời gian chưa có thu hoạch nếu đó là cây lâu năm thu hoạch 1 lần. + Ðối với đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phàt của Ngân sách Nhà nước dùng vào sản xuất nôngnghiệp cũng được miễn thuếsửdụng đất nôngnghiệp như đối với đất khai hoang nhưng thời gian ít hơn. • Các hộ gia đình di chuyển đến vùng kinh tế mới được giao đất sản xuất nôngnghiệp cũng được miễn thuế với thời gian tùy thuộc vào tính chất và mục đích sửdụng đất. Ngoài các trường hợp nêu trên, việc miễn thuếsửdụng đất nôngnghiệp còn được áp dụng cho các đối tượng diện chính sách như các hộ nông dân ở vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số hoặc các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu, cô đơn, không nơi nương tựa, không có khả năng lao động và các hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4, 2/4, bệnh binh 1/3 và 2/3 mà đời sống còn rất khó khăn. Hộ gia đình liệt sĩ có người hưởng trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng theo quy định hiện hành. 2. Giảm thuế. • Giảm tối đa không qúa 50 % số thuế cho hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, các hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn ngoài đối tượng được miễn nêu trên. • Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh. • Trường hợp thiên tai, địch họa làm thiệt hại mùa màng, thuếsửdụng đất nôngnghiệp được miễn hoặc giảm cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau: + Thiệt hại từ 10 % đến 20 %, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại. + Thiệt hại từ 20 % đến dưới 30 %, giảm thuế 60 %. + Thiệt hại từ 30 % đến dưới 40 %, giảm thuế 80 %. + Thiệt hại từ 40 % trở lên, miễn thuế 100 %. • Ðối với những hộ chính sách đã được xét giảm thuế theo quy định mà bị thiệt hại do thiên tai, địch họa thì thực hiện xét giảm thuế theo diện chính sách trước, sau đó mới xét giảm do thiên tai. Mức giảm tối đa không qúa 50 % số thuế ghi thu. Danh sách các hộ được đề nghị miễn, giảm thuế của xã phải được niêm yết để nhân dân tham gia ý kiến trong thời hạn 20 ngày trước khi trình UBND cấp trên duyệt. Quyết định miênự, giảm thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được niêm yết công khai. . 4: THUẾ SỬ DỤNG ÐẤT NÔNG NGHIỆP I. KHÁI NIỆM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1. Đối tượng nộp thuế. nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng