1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc

52 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Năm du lịch quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo” cùng với những hoạt động tiếp theo sau đó về nghiên cứu, đánh giá, quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du lịch b

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

TP HCM, Tháng 01 năm 2021

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ PHAN LIÊN

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Điểm chấm: ………

Điểm làm tròn: Điểm chữ: ……… ………

Ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN ……….………

Trang 4

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Bố cục của báo cáo

CHƯƠNG I 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO 1

1.1 Một số vấn đề về du lịch 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch 1

1.1.1.1 Khái niệm du lịch 1

1.1.1.2 Phân loại du lịch 3

1.1.2 Chức năng của du lịch 5

1.1.2.1 Chức năng xã hội 5

1.1.2.2 Chức năng kinh tế 6

1.1.2.3 Chức năng sinh thái 8

1.1.2.4 Chức năng chính trị 8

1.2 Tài nguyên du lịch 9

1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch 9

1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch 9

1.2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch 9

1.3 Sản phẩm du lịch 10

1.3.1 Khái niệm 10

1.3.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch 10

1.3.2.1 Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua 10

1.3.2.2 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời 11

1.3.2.3 Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu 11

1.3.2.4 Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị khi đã sử dụng 11

1.3.2.5 Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được 11

1.3.2.6 Sản phẩm du lịch có tính thời vụ 12

1.3.3 Cấu thành sản phẩm du lịch 12

Trang 5

1.4 Du lịch biển, đảo 13

1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo 13

1.4.2 Vai trò của du lịch biển, đảo 13

1.4.3 Một số loại hình du lịch biển, đảo 14

Tiểu kết chương 1 15

CHƯƠNG II 16

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO 16

THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 16

2.1 Khái quát về biển, đảo thành phố Phú Quốc 16

2.1.1 Giới thiệu về thành phố Phú Quốc 16

2.1.1.1 Vị trí địa lý 16

2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 16

2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 18

2.1.2 Các bộ phận vùng biển, đảo thành phố Phú Quốc 18

2.1.2.1 Biển và bờ biển 18

2.1.2.2 Đảo và quần đảo 19

2.2 Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo thành phố Phú Quốc 20

2.2.1 Khái quát du lịch thành phố Phú Quốc 20

2.2.2 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại thành phố Phú Quốc 21 2.2.2.1 Du lịch sinh thái biển, đảo 21

2.2.2.2 Du lịch tắm biển 22

2.2.2.3 Du lịch thể thao 23

2.2.2.4 Du lịch nghỉ dưỡng 24

2.2.2.5 Một số loại hình du lịch khác 25

2.2.3 Thực trạng nguồn lao động 26

2.2.4 Thực trạng doanh thu 27

2.2.5 Thực trạng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 27

2.2.5.1 Cơ sở hạ tầng 27

2.2.5.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật: 33

2.2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo thành phố Phú Quốc

36

Tiểu kết chương 2 37

Trang 6

CHƯƠNG III 38

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 38

3.1 Đẩy mạnh quảng bá du lịch 38

3.2 Phát triển nguồn nhân lực 38

3.3 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 39

Tiểu kết chương 3 41

KẾT LUẬN 42

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Bờ biển chạy dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị trong khai thác phục vụ du lịch

Năm du lịch quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo” cùng với những hoạt động tiếp theo sau đó về nghiên cứu, đánh giá, quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du lịch biển, đảo đã giúp nhận thức được rõ ràng hơn về tiềm năng và vai trò của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam

Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu tại nhiều huyện, du lịch được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Trong nhiều năm qua, Kiên Giang luôn nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại Kiên Lương, Hà Tiên,… và đặc biệt là tại Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực Đông Nam Á Hoạt động du lịch tại đây từ trước năm 1995 còn hạn chế do khó khăn về phương tiện di chuyển giữa đất liền và đảo, các thủ tục tạm trú,… Cho đến 1996 trở đi, ngành du lịch Phú Quốc mới thật

sự được chú trọng và phát triển mạnh; tuy nhiên các tài nguyên chưa được khai thác đồng

bộ, chủ yếu là loại hình du lịch tắm biển và ngắm cảnh thiên nhiên hoang sơ trên đảo Ngày 9/11/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái biển, đảo chất lượng cao vào năm 2020 Trước tình hình thực tế của địa phương, Quyết định số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 2030” Mục tiêu là xây dựng đảo Phú Quốc bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia; từng bước xây dựng một thành phố biển - đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á Hiện thực hóa Quyết định số 178 và Quyết định số 633 của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân

Trang 8

tỉnh Kiên Giang đã kêu gọi đầu tư, huy động nguồn vốn trong nước và hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc Như vậy, so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì du lịch Phú Quốc được chú trọng đầu tư khai thác khá sớm và được định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái tầm cỡ Vì vậy, trong những năm gần đây, du lịch Phú Quốc phát triển rất nhanh, tài nguyên du lịch được tập trung khai thác hiệu quả, xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới Ngày 9/12/2020, tại phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang Theo đó, Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam kể từ 1/3/2021 Cùng với nhu cầu của du khách càng tăng, sự kiện quan trọng này đã thu hút vô số các nhà đầu tư với hàng trăm dự

án, vì vậy đòi hỏi phải chú trọng khai thác đúng mực các tiềm năng du lịch và phát triển các loại hình du lịch

Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Phú Quốc làm hướng nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo Thành phố Phú Quốc”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, mục tiêu chủ yếu của bài báo cáo là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của thành phố Phú Quốc để từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo Phú Quốc

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu

Để có được những thông tin chính xác, các tài liệu được thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: tài liệu dự trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch

Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ và sâu sắc là

cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong báo cáo

Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả

3.2 Phương pháp phân tích hệ thống

Trang 9

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hối sâu sắc Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng và

cả nước

4 Bố cục của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo tập trung vào 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển, đảo

Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển, đảo Thành phố Phú Quốc

Chương III: Giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Thành phố Phú Quốc

Trang 10

 Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization):

“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”

 Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch:

“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

 Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của

du lịch thành hai phần riêng biệt:

- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi

cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật,

- Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế)

Trang 11

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị vối dân tộc mình, về mặt kunh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế

Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ và đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác

 Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 có nêu:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

 Theo khoản 1 điều 3 Luật Du lịch VIệt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung có nêu về du lịch như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội chứa 2 yếu tố cơ bản sau:

- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các

cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh,… kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch

Trang 12

- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách

Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế,… Vì vậy, mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và khai thác triệt đểm quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng ta còn phải có trách nghiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay các lĩnh vực văn hóa khác Du lịch thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất

1.1.1.2 Phân loại du lịch

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của từng người

Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt nam phân chia các loại hình du lịch theo những tiêu chí cơ bản sau:

- Phân loại theo môi trường tài nguyên:

 Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du lịch miền núi; du lịch sinh thái – du lịch xanh; du lịch nông thôn;…)

 Du lịch nhân văn (du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề truyền thống;…)

- Phân loại mục đích chuyến đi:

 Du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh

 Du lịch thể thao

 Du lịch nghiên cứu khoa học;…

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:

 Du lịch quốc tế

 Du lịch nội địa

- Phân loại theo phương tiện giao thông:

Trang 13

 Du lịch người cao tuổi

- Phân loại theo loại hình lưu trú:

 Du lịch khách sạn

 Du lịch motel

 Du lịch camping

 Du lịch homstay;…

Trang 14

1.1.2 Chức năng của du lịch

1.1.2.1 Chức năng xã hội

Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người Theo công trình nghiên cứu về

y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cứ giảm trung bình 30% Đặc biệt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt Bệnh tim mạnh giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bênh đường tiêu hóa giảm 20%

Trong quá trình du lịch, con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi với nhau hơn Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng cảm,… sẽ có dịp được thể hiện Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng Điều này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền,…

Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc Khi tiếp xúc trực tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sử giải thích của các hướng dẫn viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ cảm nhận được ý nghĩa của từng công trình và tăng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi người

Du lịch có tác dụng nâng cao dân trí Sau mỗi chuyến đi du lịch, thường để lại cho

du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống Hiểu biết thêm về lịch sử, khám phá mới về địa lý, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa chung,… là kết quả thu được sau mỗi chuyến đi du lịch Ngoài ra phát triển du lịch còn là động cơ giúp con người trao dồi, bổ sung các kiến thức caafn thiết như ngoại ngữ,

kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa,…

Du lịch góp phần trong việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, dùy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề,…

Trang 15

Nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập và giao thoa với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người ở khắp nơi trở nên phong phú hơn

Trong thời đại hiện nay, công việc làm ăn là một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia Phát triển du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng góp phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân

Các hoạt động du lịch thường liên quan đến không gian ngoài trời, thức là sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết Do đó việc tiêu dùng du lịch cũng mang tính thời vụ rõ nét Điều này không chỉ đúng với việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn đối với cả tài nguyên du lịch nhân văn

Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng hàng hóa khác là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng (du khách) phải đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ Đây cũng chính là lý do làm cho sản phẩm du lịch có tính độc quyền và không thể so sánh giữa sản sản phẩm du lịch nơi này với nơi khác một cách tùy tiện

Như vậy, mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch là quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến mua những hàng hóa cụ thể và quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du khách tiếp xúc với phong tục tập quán, với di sản văn hóa và với tổ hợp thiên nhiên nói chung Ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu

Trang 16

dùng và cung ứng sản phẩm du lịch Quá trình này tấc động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước Du khách mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đó Ngược lại, phần ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiêng về phía đón khách, trường hợp thứ hai nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gởi khách đi

du lịch nước ngoài Trong phạm vi quốc gia du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước nhưng có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế vùng sâu, vùng xa

Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi mặt hàng tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại các kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến,… Bên cạnh đó các hàng hóa vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn

Điều này có ý nghĩa là yêu cầu sản xuất hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến Các chủ xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách

So với ngoại thương, ngành du lịch có nhiều ưu thế vượt trội Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hành không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và mua không quá cao Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được giá cao nên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hang dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi,… nhiều mặt hàng do du lịch tiêu thụ tại chỗ nên không cần phải đóng gói hay bảo quản phức tạp

Như vậy, du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, là đông lực mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển

Trang 17

Tuy nhiên, du lịch cũng có một số ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đó là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao Nhiều khu vực vượt quá khả năng chi tiêu của người dân tại các địa phương du lịch, nhất là những người thu nhập thấp và không liên quan đến du lịch

1.1.2.3 Chức năng sinh thái

Việc tiếp xúc, tắm mình trọng thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người Điều này có ý nghĩa bằng cuộc sống thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề

cả thế giới hết sức quan tâm

Nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dùng những khoảng đất đai có môi trường trong lành ít bị xâm phạm, xây dựng công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với khách Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch Việc đó đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên Để gia tăng thu nhập từ du khách du lịch phải có chính sách marketing, tu bổ bảo

vệ tự nhiên để du lịch ngày càng hấp dẫn khách

1.1.2.4 Chức năng chính trị

Du lịch là chiếc cầu nối hòa bình cho các dân tộc trên thế giới Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về văn hóa, thiên nhiên và con người của đất nước bạn

Tuy nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của dịch đến an ninh trật tự và an toàn xã hội Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyề, kích động Đội lốt du khách để xâm nhập vào nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở

Các hệ thống chính quyền của các nước trên toàn thế giới không hoàn toàn giống nhau Những người quan tâm đến chính trị và chính quyền tìm thấy ở những cuộc đi thăm các trung tâm chính trị là những động lực đánh giá mạnh mẽ sự khác nhau của chính

Trang 18

quyền họ đến, cách giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính, thủ tục kinh tế - xã hội để tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới

1.2 Tài nguyên du lịch

1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người (yếu tố vật thể) và các giá trị nhân văn khác (yếu tố phi vật thể) có thể được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, khu đô thị du lịch

1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch

Bao gồm:

 Tài nguyên du lịch tự nhiên: các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

 Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

1.2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch của mỗi địa phương, mỗi vùng và mỗi quốc gia

Tài nguyên du lịch quyết định đến quy mô, loại hình của hoạt động du lịch Những nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhiều và đa dạng có thể đầu tư phát triển du lịch với quy

mô lớn (khu du lịch, trung tâm du lịch,…) với nhiều loại hình du lịch khác nhau, tạo điều kiện liên kết du lịch Ngược lại, những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch ít và rải rác sẽ khó để đầu tư và phát triển với quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém, du lịch mang tính đơn điệu

Ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý và khai thác của mỗi điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch Đối với mỗi loại tài nguyên du lịch khác

Trang 19

nhau sẽ phát triển những loại hình du lịch khác nhau Vì vậy cách thức tổ chức hoạt động

và khai thác sẽ rất khác nhau

Tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định đến sự quan tâm và thu hút du khách Những tài nguyên du lịch mới lạ sẽ có tác dụng kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của du khách đến tham quan hoặc những nơi có tài nguyên du lịch đẹp hấp dẫn sẽ làm cho du khách cảm thấy thích thú và cuốn hút Họ sẽ muốn đến để trải nghiệm thêm vào những lần tiếp theo

1.3 Sản phẩm du lịch

1.3.1 Khái niệm

Có thể hiểu, sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu bản thân và xã hội Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Trong lĩnh vực du lich, sản phẩm du lịch là một khái niệm khá trừu tượng và khó xác định

Theo định nghĩa của UNWTO, sản phẩm du lịch là “sự kết hợp giữa các yếu tố hữu hình và vô hình, như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, các điểm tham quan, cơ

sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể đại diện cho mục đích cốt lõi của marketing và tạo ra trải nghiệm cho khách du lịch bao gồm các khía cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng Một sản phẩm du lịch được định giá và bán thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vòng đời sản phẩm”

Theo quan điểm marketing: “Sản phẩm du lịch là những hàng hóa và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”

Theo Điều 4 chương I – Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Như vậy, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch

vụ du lịch Có thể biểu diễn bằng công thức sau:

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch

1.3.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch

1.3.2.1 Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua

Trang 20

Khác với hàng hóa thông thường, đối tượng mua bán (sản phẩm du lịch) trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua Người bán không có sản phẩm tại nơi chào bán và không có khả năng mang sản phẩm cần bán đến với khách hàng Sản phẩm

du lịch được bán cho khách trước khi họ nhìn thấy nó Nếu như đối với các hàng hóa thông thường, người mua được tận mắt nhìn thấy sản phẩm rồi mới quyết định, thì đối với

du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở của khách hàng Người mua hàng không biết sản phẩm của họ mua mà chỉ biết thông qua việc giới thiệu, quảng cáo

Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là mối quan hệ mua bán gián tiếp Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhức, trả giá, quyết định mua bán đều thông qua các ấn phẩm truyền thông – quảng cáo và kinh nghiệm của khách hàng, khác hẳn với việc mua bán thông thường

1.3.2.2 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời

Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian và địa điểm

Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ ở chỗ khác được Mặt khác, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán diễn ra trong cùng một quá trình bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua bán hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ

Đây là một đặc trưng khác hẳn các thị trường hàng hóa khác Trên thị trường hàng hóa, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách hàng trả tiền, nhận hàng, mặc dù có thể có thêm dịch vụ hậu mãi nhưng chúng vẫn không giống với mua bán sản phẩm du lịch 1.3.2.3 Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu

Khách hàng chỉ mua quyền sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định mà không có quyền sở hữu nó

1.3.2.4 Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị khi đã sử dụng

Sản phẩm du lịch có những đối tượng rất đặc thù và có thể bán nhiều lần Đó là các giá trị nhân văn và tự nhiên Các “hàng hóa” này sau khi đã bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu nguyên bẹn giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ tổn hao chút ít và có thể phục hồi và tôn tạo

1.3.2.5 Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được

Trang 21

Thông thường, sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ thì sẽ là sự mất doanh thu Vì vậy, hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc lớn vào quá trình tổ chức hoạt động du lịch

1.3.2.6 Sản phẩm du lịch có tính thời vụ

Nhìn chung, sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt Điều đó thể hiện ở cung và cầu

du lịch chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm (mùa du lịch) Tính thời vụ do nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan chi phối và là một bài toán rất khó tìm lời giải thích phù hợp nhất và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch Khác hẳn với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn

mà không làm cho nó biến thể

1.3.3 Cấu thành sản phẩm du lịch

1.3.3.1 Phân loại theo loại hình dịch vụ

- Dịch vụ vận chuyển khách

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống

- Dịch vụ vui chơi, giải trí

Dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm du lịch và mang tính quyết định trong việc mua bán Tuy hàng hóa vật chất cũng được mua bán trên thị trường du lịch (đồ ăn, thức uống, hàng lưu niệm,…) nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn và thường gắn với các dịch vụ tương ứng Doanh thu dịch vụ thường chiếm 80% tổng doanh thu du lịch

1.3.3.3 Phân theo tính chất dịch vụ

Nhìn chung, tất cả các loại dịch vụ trong sản phẩm du lịch được chia thành 3 loại:

Trang 22

- Dịch vụ cơ bản: đây là những dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của du khách trong quá trình du lịch: ăn uống, lưu trú, vận chuyển,…

- Dịch vụ đặc trưng: đây là các nhu cầu gắn với mục đích của mỗi chuyến du lịch Nhu cầu du lịch càng phát triển thì dịch vụ đặc trưng càng lớn

- Dịch vụ bổ sung: đây là các nhu cầu mở rộng trong một chuyến du lịch: vui chơi, giải trí, mua sắm,…

Dịch vụ đặc trưng và dịch vụ bổ sung tuy khác nhau về tính chất nhưng trên thực tế rất khó tách biệt Trong nhiều trường hợp các dịch vụ bổ sung lại trở thành động cơ du lịch

1.4 Du lịch biển, đảo

1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo ra các sản phẩm

du lịch biển, đảo đa dạng để thỏa mãn các nhu cầu du lịch cho du khách

1.4.2 Vai trò của du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới Chủ yếu là các nước

có kiểu khí hậu nhiệt đới ấm áp Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có loại hình du lịch biển, đảo phát triển mạnh với những quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Phát triển du lịch biển, đảo đã mang lại những vai trò và tác động tích cực cho các quốc gia, thể hiện ở những mặt sau:

Thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và kinh tế của mỗi quốc gia Du lịch biển, đảo luôn là loại hình có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanh thu, số lượng lao động,

cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật,… trong ngành du lịch ở các quốc gia có lợi thế về biển, đảo Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy nền kinh tế kém phát triển cho các quốc gia ven biển hiện nay

Du lịch biển, đảo là động lực thúc đẩy nền kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ Du lịch biển, đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi trồng

Trang 23

và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách Là điều kiện để các địa phương có thể xuất khẩu các sản phẩm kinh tế biển tại chỗ thu nhiều ngoại tệ một cách nhanh chóng với giá cao mà không cần phải vận chuyển

Giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc lợi cho cộng đồng cư dân ven biển Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp, phát triển du lịch biển, đảo còn góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân địa phương, họ có thể là người lao động theo thời vụ, thợ trong các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch,… Đây sẽ là điều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập

Kích thích sự phát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển Để phát triển du lịch bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm,…) Ngoài mục đích phụ vụ du lịch còn nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của chính

cư dân địa phương

Phát triển du lịch phải gắn liền với quan điểm phát triển bền vững Du lịch biển, đảo lại càng phải coi trọng vấn đề này Việc khai thác và phát triển phải gắn liền với công tác bảo tồn và tôn tạo các loại tài nguyên du lịch một cách hiệu quả do đó phát triển du lịch biển, đảo sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường Nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển cho quốc gia 1.4.3 Một số loại hình du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là một loại hình du lịch tổng hợp được tiến hành thông qua việc khai thác tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tuy nhiên những giá trị du lịch tự nhiên vẫn là yếu tố nổi trội tạo nên sự đặc trưng và hấp dẫn cho loại hình du lịch này Dựa trên những đặc điểm khai thác của du lịch biển, đảo người ta có thể phát triển một số loại hình du lịch sau:

- Du lịch tắm biển

- Du lịch nghỉ dưỡng biển

Trang 24

- Du lịch sinh thái biển, đảo

Thêm vào đó là tiềm năng và khả năng khai thác của loại hình du lịch này cũng rất lớn, nhất là các nước vùng nhiệt đới ven biển, trong đó có Việt Nam

Xuất phát từ lợi thế tiềm năng và nhu cầu xã hội, rất nhiều quốc gia đang tập trung nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này

Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia đang trong tiến trình phát triển như Việt Nam

Trang 25

CHƯƠNG II TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO

THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 2.1 Khái quát về biển, đảo thành phố Phú Quốc

2.1.1 Giới thiệu về thành phố Phú Quốc

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang – Thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam Theo nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành

từ 01/01/2021), thành lập thành phố Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích

tự nhiên (589,27 km2) và quy mô dân số (179.480 người, số liệu năm 2019) của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Thành phố Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan, về phía tây nam của Việt Nam, nằm cách thành phố Rạch Giá 120km về phía đông và cách thị xã Hà Tiên 45km

Do cấu tạo địa chất và hệ mắt ma phun trào nên đồi núi Phú Quốc đa số là núi đất

đỏ kết hợp với đá granit Núi non Phú Quốc là những dãy song song từ Bắc xuống Nam, với 99 ngọn đồi núi, phía Bắc cao hơn, thấp dần về phía Nam (giới hạn từ tỉnh lộ 47 trở xuống) là địa hình dạng đồi núi xen kẽ các đồng bằng hẹp có độ dốc trung bình 15 độ, đồng thời cũng có những nhánh đâm ngang, dài nhất là dãy núi Hàm Ninh (30km), kế đó

là dãy núi Hàm Rồng (10km) và dãy núi Bãi Dài Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam Chiều dài Bắc – Nam 52km, nơi rộng nhất Tây – Đông ở Bắc đảo dài 25km tính theo đường chim bay Đảo được bao bọc bởi một đường bờ biển dài 130km Vùng biển quanh đảo khá nông, có độ sâu chưa đến 10m

Trang 26

Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60m

Bên cạnh đó, phía Đông Bắc của đảo là khu vực có địa hình cao, đỉnh cao nhất là núi Chúa (603m), tiếp đến là núi Vò Quao (478m), núi Ông Thầy (438m), núi Đá Bạc (448m)… Mặc dù, núi không cao lắm nhưng cũng đủ lớn và rộng; sự kết hợp giữa địa mạo và thảm thực vật đủ để chứa nước tạo nên những con suối trong rừng quanh năm nước chảy

Khí hậu

Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa, khí hậu

ôn hòa, mát mẻ quanh năm Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:

 Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau Vào mùa này đảo chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình biến đổi từ 2,8 – 4,0m/s, tốc độ mạnh đạt từ 20 - 24 m/s Mùa khô độ ẩm trung bình 78% Nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28oC, nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng 5

 Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s Gió mạnh thường xảy ra vào các tháng 6,7,8 Mùa mưa mây nhiều, độ

ẩm cao, từ 85 - 90%, lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng

Lượng mưa trung bình năm: 2.805mm Đặc biệt tại bắc đảo (xã Cửa Dương) lượng mưa có thể đạt 3.600mm/năm, có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục

hệ sinh thái rừng có mặt ở Việt Nam đều có ở rừng Phú Quốc

Ngày đăng: 16/08/2021, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w