1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư Phạm Hòa Bình

20 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 349,62 KB

Nội dung

Mục đích của sáng kiến nhằm đánh giá hiện trạng, hiệu quả của công tác lấy YKPH của người học về hoạt động giảng dạy của GV được thực hiện như thế nào? Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần tích cực vào việc cải tiến hoạt động giảng dạy của GV. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH

ĐẶNG TRỌNG NGHĨA NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

ĐỖ THỊ TIẾN THÀNH ĐINH THỊ THẢO

Hòa Bình, Tháng 5 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I TỔNG QUAN 1

1 Cơ sở lý luận 1

2 Cơ sở pháp lý 4

3 Cơ sở thực tiễn 4

4 Phương pháp tiếp cận 5

5 Mục tiêu cần đạt được 5

Chương II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 6

1 Thực trạng công tác lấy YKPH của người học về HĐGD của GV tại trường CĐSP Hòa Bình 6

2 Một số giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động lấy YKPH của người học về HĐGD của GV trường CĐSP Hòa Bình 9

3 Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến 12

Chương III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13

1 Kết luận 13

2 Đề xuất, kiến nghị 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC 17

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Tên gọi Chữ viết tắt

9 Khảo thí và Đảm bảo chất lượng KT&ĐBCL

Trang 4

1

Chương I TỔNG QUAN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

Lấy YKPH từ người học về HĐGD của GV là chủ trương của Bộ GD&ĐT đang được thực hiện rộng rãi tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc Tại Trường CĐSP Hòa Bình, công tác này được chuẩn bị một cách chu đáo và được triển khai theo một lộ trình khoa học, trên tinh thần dân chủ nhưng vẫn bảo đảm truyền thống tôn sư trọng đạo Việc lấy ý kiến SV sẽ được tiến hành định

kỳ theo mỗi học kỳ, thông qua đó, SV có thể có ý kiến khen ngợi hoặc góp ý với các thầy cô về nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động giảng dạy Những ý kiến này được bảo mật và được xử lý trực tiếp bởi Ban giám hiệu nhà trường Các GV được SV góp ý sẽ được trực tiếp nghiên cứu thông tin để rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp và nội dung bài giảng của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy Do đó SKKN được thực hiện trên cơ sở các lý do sau:

1.1.1 Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục đào tạo là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo… Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất, tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo…” Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ, trước hết là đổi mới quản lý chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục cần gắn liền với tiếp thu và sử dụng YKPH của các

Trang 5

2

bên liên quan trong đó YKPH của người học về quá trình đào tạo nói chung và HĐGD của GV nói riêng

1.1.2 Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục; xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, có phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại

1.1.3 Tạo thêm kênh thông tin giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về HĐGD của GV

1.1.4 Đây là một kênh thông tin quan trọng giúp cho lãnh đạo Nhà trường

có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu đào tạo và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch Từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp

GV điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu của ngành học; giúp GV cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo

1.1.5 Việc đánh giá GV thông qua hoạt động lấy YKPH của người học đối với HĐGD là vô cùng cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và trường CĐSP Hòa Bình nói riêng, đánh giá để thấy được những điểm mạnh, những điểm hạn chế, qua đó có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của Nhà trường và những năm tiếp theo Từ những thực tiễn đó, để hoạt động lấy YKPH của người học về HĐGD của GV đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính khách quan, trung thực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

Nhà trường, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động lấy YKPH của người học về HĐGD của GV trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình”, đồng thời đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị

với các cấp lãnh đạo làm cơ sở trong việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo

Trang 6

3

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm Ý kiến phản hồi:

Theo từ điển Tiếng Việt, phản hồi là “sự đáp lại, trả lời lại một cách chính thức” Có thể chia YKPH thành hai loại

- Thứ nhất là phản hồi xây dựng: Là những phản hồi tập trung vào vấn đề được hỏi, dựa trên sự quan sát đối tượng, vấn đề, các thông tin phản hồi mang tính cụ thể, nêu lên những điểm tích cực cũng như những điểm cần cải thiện

- Thứ hai là phản hồi “khen và chê”: Phản hồi này đưa ra các thông tin

chung chung, không rõ ràng, mang nặng tính cảm xúc cá nhân, dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa ra ý kiến

Như vậy có thể hiểu: YKPH là thông tin được cung cấp bởi một hoặc nhiều người về các mặt của một hoạt động hay một vấn đề cụ thể nào đó

1.2.2 Khái niệm hoạt động giảng dạy:

HĐGD là một quá trình gồm ba thành tố cơ bản: GV, nội dung, phương pháp dạy học và người học Ba thành tố này có mối quan hệ và tương tác chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng là người học có tri thức, năng lực

và trí tuệ

HĐGD được hiểu là hoạt động của nhà giáo nhằm tổ chức và dẫn dắt hoạt động của người học theo nội dung chương trình đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập của chương trình đào tạo

1.2.3 Khái niệm YKPH của người học về hoạt động giảng dạy

Lấy YKPH của người học về HĐGD của GV là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến của người học về HĐGD của GV sau mỗi môn học, kỳ học hay năm học Về bản chất, việc lấy YKPH của người học thể hiện mức độ hài lòng của người học đối với giờ giảng của GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với

GV nhằm nâng cao chất lượng của HĐGD

Trang 7

4

Các đối tượng chính được lấy YKPH thường là SV đang học tập, rèn luyện tại trường, SV đã tốt nghiệp, ngoài ra là một số đơn vị, tổ chức thụ hưởng sản phẩm đào tạo Các nội dung triển khai lấy YKPH khá đa dạng, có thể kể đến như: YKPH của SV về HĐGD của GV; YKPH của SV về CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo của nhà trường; YKPH của cán bộ, GV, nhân viên về hoạt động quản lý của lãnh đạo; YKPH của cựu SV sau khi tốt nghiệp đánh giá chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường; YKPH của nhà tuyển dụng đánh giá về chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường…

2 Cơ sở pháp lý

- Công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về HĐGD của GV

- Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của GV

- Công văn số 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 8/10/2013 Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức lấy YKPH từ người học về HĐGD của GV

3 Cơ sở thực tiễn

Năm 2020, Nhà trường đã hoàn thành công tác Kiểm định chất lượng trường cao đẳng giai đoạn 2020-2025 Đây là một kết quả bước đầu trong quá trình đảm bảo chất lượng nói chung và khẳng định thương hiệu của nhà trường nói riêng Việc tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, tạo tiền đề cho việc Kiểm định chất lượng giai đoạn tiếp theo, đồng thời nhằm thu hút người học đến với Nhà trường là một việc làm bắt buộc Do đó, hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của GV là một hoạt động cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

Việc thường xuyên lấy YKPH của SV về HĐGD của GV là quá trình xem xét khách quan công việc giảng dạy của GV, từ đó giúp Ban Giám hiệu có

Trang 8

5

những định hướng, quyết định kịp thời cho việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo chung của Nhà trường trên cơ sở xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại để giữ vững uy tín, khẳng định danh tiếng, vị thế của trường

Thông qua YKPH của SV, các GV có những thông tin khách quan từ đó kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp của môn học một cách phù hợp, đảm bảo yêu cầu “ dạy những gì mà người học cần”, tránh được những lý thuyết khô khan, thiếu thực tế

YKPH của SV giúp cho GV nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, đồng thời có thêm thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể tự điều chỉnh, hoàn thiện hoặc phát huy năng lực giảng dạy về chuyên môn cũng như tác phong sư phạm

4 Phương pháp tiếp cận

Sáng kiến được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác lấy ý kiến người học về HĐGD của GV

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành khảo sát lấy ý kiến SV về HĐGD của GV qua các học kỳ để thu thập và phân tích số liệu

5 Mục tiêu cần đạt được

- Đánh giá hiện trạng, hiệu quả của công tác lấy YKPH của người học về HĐGD của GV được thực hiện như thế nào?

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần tích cực vào việc cải tiến HĐGD của GV

Trang 9

6

Chương II MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Thực trạng công tác lấy YKPH của người học về HĐGD của GV tại trường CĐSP Hòa Bình

1.1 Thực trạng

Trường CĐSP Hòa Bình bắt đầu triển khai lấy ý kiến người học về HĐGD của GV từ năm học 2012-2013 Hoạt động này đã trở thành nhiệm vụ thường niên trong năm học, góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tham gia tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, tinh thần trách nhiệm của

GV và phát huy tính tự giác, tích cực học tập của HSSV

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, phòng KT&ĐBCL là đơn vị đầu mối, chủ chì các hoạt động này, đồng thời là đơn vị tham mưu cho Nhà trường tiến hành các khâu trong quá trình khảo sát Do đó, vào đầu mỗi học kỳ, phòng KT&ĐBCL tham mưu cho Nhà trường ban hành Kế hoạch lấy YKPH của người học về HĐGD của GV và Quyết định thành lập Ban tổ chức lấy ý kiến gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và các ủy viên để triển khai thực hiện hoạt động này Hoạt động lấy ý kiến người học của trường CĐSP Hòa Bình được tiến hành làm hai đợt trước khi kết thúc mỗi học kỳ trong năm học Trước các đợt khảo sát, phòng KT&ĐBCL đều tiến hành thiết kế các phiếu khảo sát gồm nhiều câu hỏi, các câu hỏi bám sát các chỉ số do Bộ GD&ĐT yêu cầu và có sự điều chỉnh theo từng năm học để phù hợp với thực tế các môn học

Tuy nhiên, ban đầu chủ trương này được Bộ GD&ĐT gọi tên là “Sinh viên đánh giá giảng viên” nên đã gặp phải nhiều ý kiến e ngại, thậm chí không đồng tình từ phía xã hội Các ý kiến phản đối cho rằng việc SV đánh giá GV là không phù hợp với truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam Ngay cả không xét tới truyền thống này, mà chỉ với tâm lý “kính trên nhường dưới” đã là nét văn hóa

ăn sâu vào tâm thức người Việt, thì điều này cũng gợn lên những bất cập không

dễ chấp nhận Một sự dân chủ có phần “thoáng” quá như vậy liệu có làm tổn thương lòng tự trọng của những người thầy vốn xưa nay luôn được xã hội kính

Trang 10

7

trọng, tôn vinh? Và liệu nó có là cái cớ để những hiện tượng tiêu cực, những thái

độ bất kính của SV với GV sẽ có dịp được cổ xúy và lây lan?

Một số người quan tâm đến tính hữu ích của vấn đề thì băn khoăn ở khía cạnh khác: Liệu đây có là dịp để những SV học hành chưa tốt, bị điểm kém, bị phê bình, sẽ có cơ hội nói xấu GV, đổ lỗi cho GV ?

Rất nhiều e ngại, thậm chí lo lắng, về một sự dân chủ quá mức có thể làm tổn hại những giá trị truyền thống đáng quý

Để tránh những hiểu lầm không cần thiết, Bộ GD&ĐT đã đổi tên chủ trương này thành “lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên”, và có những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện

Cũng từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016-2017, bám sát chủ trương của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã tiến hành xây dựng phiếu khảo sát ý kiến gồm

17 câu hỏi, trong đó có 16 câu trắc nghiệm và 01 câu hỏi mở để SVcó thể đưa thêm các ý kiến khác đóng góp cho học phần Nội dung các câu hỏi tập trung vào các tiêu chí liên quan đến nội dung, phương pháp giảng dạy, tác phong sư phạm và một số các yêu cầu khác Tuy nhiên, khi tổng hợp và phân tích số liệu

đã phát hiện ra khá nhiều những hạn chế, cụ thể như: câu hỏi khảo sát còn dàn trải, thiếu tập trung, có khá nhiều câu hỏi thuần túy mang tính định tính, câu hỏi

mở thiếu định hướng, do đó SV thường trả lời ra ngoài trọng tâm của vấn đề

…v…v… Tất cả những hạn chế đó đã gây khó khăn rất lớn cho việc xác định tính chính xác của vấn đề cần khảo sát, đồng thời không thể lượng hóa được số liệu khi tiến hành tổng hợp, phân tích và xây dựng báo cáo

Từ những thực tế đó, từ năm học 2017-2018, trên cơ sở các yêu cầu chung của nhà trường, phòng KT&ĐBCL đã tham mưu điều chỉnh nội dung khảo sát bằng bảng hỏi gồm 24 câu hỏi Ngoài các câu hỏi mở để SV có thể có ý kiến khác, 24 câu hỏi được thiết kế theo nhóm các tiêu chí cụ thể như: Nội dung giảng dạy; Phương pháp giảng dạy; Học liệu và phương tiện hỗ trợ dạy học; Trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV; Năng lực của GV trong việc tổ chức, tư vấn

Trang 11

8

và hướng dẫn SV học tập, nghiên cứu; Kiểm tra đánh giá; Tác phong sư phạm, quan hệ thầy trò Phiếu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 4 mức độ: 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Đồng ý; 4= Hoàn toàn đồng ý Những năm học tiếp theo phiếu khảo sát tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung thêm các tiêu chí liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học

Việc tiến hành thực hiện lấy ý kiến SV được thực hiện theo quy trình các bước gồm: Xây dựng kế hoạch; thành lập Hội đồng lấy ý kiến; phân công cán bộ lấy phiếu; xử lý, tổng hợp thông tin thu được; đối chiếu, so sánh thông tin với các kỳ khảo sát trước; lập báo cáo kết quả và trình Ban giám hiệu xử lý; lưu trữ phiếu khảo sát và kết quả theo quy định.Từng công việc cụ thể đều được xây dựng gắn liền với thời gian, đơn vị phụ trách

Việc thu thập ý kiến SV được thực hiện trực tiếp tại các lớp và dưới sự chứng kiến của Ban cán sự lớp Sau khi thu phiếu trả lời, số phiếu được đếm và niêm phong tại chỗ, cán bộ lớp ký xác nhận vào niêm phong theo đúng quy định

1.2 Kết quả

Qua phân tích từ các đợt khảo sát cho thấy, đã có sự chuyển biến tích cực

về mức độ hài lòng của SV về các nội dung được khảo sát trong Nhà trường Trong hai đợt khảo sát gần đây nhất (năm học 2019-2020), kết quả nội dung khảo sát đợt 1 đánh giá cao thì đợt 2 tiếp tục ở mức độ cao, và nội dung nào kết quả được SV đánh giá thấp thì đợt 2 tiếp tục ở mức độ thấp Như thế có thể thấy nhóm nội dung về kiến thức giảng dạy và kiểm tra, đánh giá đều chiếm tỉ lệ trên 90% phiếu đồng ý và hoàn toàn đồng ý Trong khi đó tiêu chí về Cơ sở vật chất lại được SV đánh giá khá thấp trong cả hai đợt khảo sát…

Một điều đáng được ghi nhận là điểm đánh giá của người học cho tất cả các nội dung khảo sát đã tăng lên đáng kể Điều này cho thấy có sự chuyển biến theo hướng tốt lên của GV kể từ khi có những đợt khảo sát xin ý kiến Đây có thể coi

là một điều đáng mừng trong việc thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

Ngày đăng: 06/08/2021, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w