Chuyểnbiến về pháttriểnkinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ Vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ bao gồm 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ, với dân số khoảng 1,3 triệu người, chiếm 7% dân số toàn vùng, đã có bước chuyểnbiến mạnh mẽ vềkinh tế, giải quyết chính sách cấp nhà cho hộ nghèo, giải quyết đất đai cho hộ không có đất và thiếu đất sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất . Nhờ đẩy mạnh đầu tư, vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ đã hình thành kết cấu hạ tầng, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống bà con Khơ-me trong vùng. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh họat cho các hộ đồng bào Khơ-me nghèo có đời sống khó khăn, đã được các địa phương triển khai thực hiện. Đến nay đã có trên 60.000 hộ đồng bào Khơ- me nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó nổi bật là ở tỉnh Trà Vinh đã cất được 20.662 căn nhà, tỉnh Sóc Trăng cất 17.305 căn, tỉnh Kiên Giang cất 7.187 căn, tỉnh An Giang cất 2.600 căn nhà. Trên 1.714 hộ dân Khơ-me đã được giải quyết đất ở, trên 26.619 hộ dân ở tập trung và phân tán được hỗ trợ nước sạch cho sinh họat gia đình bằng nhiều hình thức cấp nước tập trung, cấp nước sạch theo cụm dân cư và khoan giếng nước cho hộ gia đình. Ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng nơi có đông bà con dân tộc Khơ-me sinh sống, nhiều năm qua đã hình thành phong trào với các mô hình chuộc lại đất sản xuất, giãn dân. Tỉnh An Giang đã được Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng để đầu tư cho hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, nơi có đông bà con dân tộc sinh sống, để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua đất cấp cho các hộ dân khơ me nghèo không có đất sản xuất. Tỉnh An Giang cũng đã cấp gần 2.300 ha đất cho trên 3.000 hộ dân dân tộc. Tỉnh Kiên Giang thực hiện việc di giãn dân đến vùng còn quỹ đất, xét cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc có hòan cảnh khó khăn. Kết thúc giai đọan 1 của Chương trình 135, vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ đã có 48 xã và 8 trung tâm cụm xã được công nhận hoàn thành mục tiêu chương trình này. Nhiều công trình trường học, trạm y tế, đường giao thông, các công trình thủy lợi nhỏ, điện sinh họat, chợ nông thôn .phục vụ cho sản xuất và sinh họat đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã phát huy hiệu quả tích cực. Công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của bà con Khơ-me vùng nông thôn Nam Bộ đã có tác dụng giúp cho kế họach chuyển đổi cơ cấu sản xuất về cây trồng và vật nuôi trong vùng đi theo hướng phát huy hiệu quả, nâng dần đời sống kinhtế của bà con, về cơ bản đã không còn hộ đói triền miên. Số hộ đói do thiên tai, khó khăn bức xúc từng lúc, từng nơi đã được giúp đỡ kịp thời./. BTK-TTX . Chuyển biến về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ Vùng đồng bào. có bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, giải quyết chính sách cấp nhà cho hộ nghèo, giải quyết đất đai cho hộ không có đất và thiếu đất sản xuất, chuyển