1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Giá sàn pptx

20 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Giá cả được hình thành chủ yếu theo quan hệ cung cầu nhưng đối với một số vật tư quan trọng để giữ ổn định thị trường, Nhà nước quy định giá bán lẻ tối đa xăng dầu, xi măng, thép, phân bón, giấy viết, hoá chất, . và quy định giá sàn đối với một số nông sản để tránh ép giá gây thiệt thòi cho người nông dân. Nhà nước còn bảo đảm cân đối vật tư hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế như xăng dầu, lương thực, đường, xi măng, thép, phân bón, để tránh tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa trên thị trường. Việc quy giá trần bán lẻ, giá sàn thu mua cũng như các cân đối này chỉ mang tính định hướng để các doanh nghiệp chủ động xác định kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh chứ không mang tính pháp lệnh như trước đây. Dư luận và diễn đàn QH đã hơn một lần nóng lên về việc giá thuốc tăng. Trong cơn biến động của giá thuốc, mọi người đều chung âu lo: bệnh nhân nghèo sẽ chống chọi thế nào trước việc giá thuốc tăng. Đó là nỗi lo lắng chính đáng và cao hơn là tình cảm mang tính nhân văn ở một đất nước mà tỷ lệ người nghèo cao hơn kẻ giàu. Bỏ qua các yếu tố xã hội của các bên liên quan, trước hết câu chuyện về giá thuốc liên quan đến lợi ích thiết thực của hai chủ thể: người mua và "kẻ" bán. Người mua: phải biết tự vệ Người mua ở đây là đông đảo bệnh nhân - từ người thu nhập dăm bảy nghìn USD/tháng cho đến bà bán rau dạo nhặt vài chục ngàn đồng mỗi ngày. Nhu cầu của phía gọi là "người mua" này cũng có biên độ hết sức xa nhau: từ vài nghìn đến vài triệu mỗi đơn thuốc. Người mua bao giờ cũng có nhu cầu được mua hàng tốt và đúng giá nhưng họ vẫn sẵn sàng chịu bị ép giá trong tình thế không có sự lựa chọn nào khác. Bởi họ là khách hàng đặc biệt - bệnh nhân - và mặt hàng mà họ mua có tính đặc thù: thuốc chữa bệnh. Ngoài việc chờ đợi "kẻ" bán biết điều, người mua hiếm khi dám đòi hỏi bác sĩ kê đơn giải thích "vì sao lại phải dùng loại thuốc này mà không dùng loại thuốc kia?". Đó là chưa kể đến có bệnh nhân lại nằng nặc đòi bác sĩ kê . thuốc ngoại đắt tiền. Có một quyền mà hiển nhiên họ, những công dân đóng thuế có quyền: đòi hỏi các cơ quan quản lý không tạo cơ hội cho những kẻ nâng giá để vụ lợi. Kẻ bán: Nhập gia tuỳ tục . Cũng vì tính đặc thù đó của người mua và loại hàng này mà "kẻ" bán có nhiều cơ hội ép giá để thu nhiều lợi nhuận. "Kẻ" bán có khả năng ép được khách hàng trong thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu là các công ty dược phẩm được hưởng độc quyền để có toàn quyền quyết định giá cả, đặc biệt là với thuốc ngoại nhập. Đứng về lợi ích kinh tế cục bộ của doanh nghiệp, việc họ tìm mọi khe hở của quản lý và thị trường để tìm kiếm lợi nhuận cao cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Và hiển nhiên, họ sẽ quan tâm đến điều này hơn là thu nhập người Việt Nam quá thấp so với giá của nhiều mặt hàng mà họ đang lưu hành tại thị trường này. Cũng khó có thể đòi hỏi các nhà nhập khẩu thuốc phải bán giá phù hợp với thu nhập người dân, ví dụ như giá thuốc ở Việt Nam phải thấp hơn hàng chục lần so với giá ở các nước giàu. Nếu lỗ thì họ sẽ chẳng nhập hàng về. Mục đích của họ là kinh doanh chứ không phải là làm công tác xã hội. Còn làm thế nào để họ không nâng giá một cách giả tạo là việc của các cơ quan quản lý. Quản lý: Điều tiết Chỉ hai chữ điều tiết nhưng đã khiến Cục quản lý Dược, Bộ y tế và Chính phủ lao tâm khổ tứ. Khi đã chấp nhận luật chơi của thị trường, chúng ta không thể quản lý giá bằng những mệnh lệnh hành chính đơn thuần. Bảo vệ người tiêu dùng bằng cách quản lý giá thuốc theo biên độ (khung giá sàn - trần và thặng số thích hợp) là một nỗ lực của cơ quan quản lý trong thời gian qua. Nhưng đó là những biện pháp có tính tình thế, chứ không phải là một chiến lược dài hạn. Hãy giả định chúng ta đặt giá trần cho một loại thuốc đặc trị nhập khẩu. Khi giá thế giới tăng lên, nếu cơ quan quản lý không thay đổi giá trần hoặc không trợ giá cho người nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ không muốn nhập nữa. Lúc đó, thị trường lại biến động ngoài ý muốn của nhà quản lý. Luật thương mại quốc tế có một điểm rất lý thú: cho phép người mua được liên kết với nhau để ép giá xuống, nhưng cấm người bán liên kết với nhau để đẩy giá lên. Bệnh nhân của chúng ta sẽ không bao giờ phải chịu giá cao một cách vô lý, nếu như chúng ta không cho phép độc quyền, và chúng ta có đủ năng lực (và chính trực) để giám sát không cho phép những hành động liên kết nâng giá. Qua trao đổi với ông Cục trưởng Quản lý Dược sáng nay, chúng tôi thấy biện pháp khả quan nhất mà phía cơ quan quản lý đang thực hiện là: cải tổ quy chế đăng ký thuốc theo hướng minh bạch; cải cách thủ tục hành chính trong các thủ tục cấp phép theo hướng thông thoáng, công khai, và chống độc quyền. Theo chúng tôi, điều này là một bước quan trọng có tính đột phá trong lộ trình quản lý giá thuốc, không để thị trường thuốc mãi là một mê hồn trận. DẤN CHỦ : VẦN ĐỀ CỦA DẤN TỘC VÀ THỜI ĐẠI (e) Chúng tôi cảm thấy phải chân thành xin lỗi bạn đọc về cái nhược điểm hay lan man tản mạn của mình. Không được phép lạm dụng lòng ưu ái và kiên nhẫn của bạn đọc nên chúng tôi xin bàn ngay vào mấy nước cờ đi tới trong giai đoạn cách mạng này. Dù mất lòng, chúng tôi cũng xin nói thẳng rằng chỉnh đốn Đảng như vừa qua là chưa đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Con số hơn 98% đảng viên đủ tư cách loại I không nói lên đúng thực chất của vấn đề. Chúng ta có kết nạp thêm được hàng vạn hay hàng chục vạn đảng viên mới cũng chưa giải quyết được vấn đề. Chúng ta có gần dân hơn hay kính trọng dân hơn cũng chưa phải là vấn đề quyết định cho sự phát triển của thời kỳ mới. Xu thế toàn cầu hóa và gần nhất là năm 2003 sắp tới, ta chính thức tham gia AFTA, đòi hỏi ta phải đổi mới về CHẦT chứ không phải chỉ gia tăng về LƯỢNG. Đông và lớn như Đảng Cộng sản Liên Xô, nhỏ và và ít như Đảng Cộng sản Albanie, nếu không biết cách đổi mới thì cũng tan rã và sụp đổ như thường. Chúng ta cũng đã từng có một Đảng Cộng sản chỉ với 1 Hồ Chí Minh + 5000 đảng viên, thế là giải quyết xong vấn đề chính quyền và chúng ta đánh thắng 2 đế quốc lớn một cách vẻ vang. So với việc đánh thắng giặc ở các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn Quang Trung . thì "con có hơn cha" về LƯỢNG, còn về CHẦT vẫn là : đánh thắng giặc giải phóng đất nước giữ vẹn toàn lãnh thổ. Các triều đại trước oanh liệt như thế nhưng không tránh được sụp đổ và bị thay thế, chủ yếu là do không biết làm kinh tế và không biết cách phát triển nền kinh tế của đất nước. Hiện nay, nếu ta không biết làm kinh tế thì cũng chỉ như thế thôi. Do đó, muốn đổi mới về CHẦT, trước hết phải đổi mới về nhận thức và lý luận rồi tiếp theo mới là chỉnh đốn về nhân sự, tổ chức, cơ cấu. Tất cả phải giữ được tính đồng bộ và nhất quán. Chúng ta phải thoát nhanh khỏi sự lúng túng về thuật ngữ để đi thẳng vào thực chất của vấn đề và thực tiễn xã hội. Tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược ở các bộ, các ngành hiện nay hoặc giữa trung ương và địa phương, phần lớn là do chúng ta chưa thống nhất về nhận thức và lý luận. Khoán ở nông nghiệp, cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh, tư nhân hóa các trang trại hoặc các doanh nghiệp, đâu có phải thuộc phạm trù cái gọi là kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhưng ta vẫn làm vì nó tốt mà không phải vì làm nó mà mất đi chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà ta thực hiện lâu nay là dập theo mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết của Stalin, ta gọi tránh đi bằng cụm từ "chế độ quan liêu bao cấp". Đó là một thực thể tiên thiên bất túc cần từ bỏ. Từ bỏ mà vẫn luyến tiếc. Luyến tiếc vì quá quen thuộc chứ không phải vì tốt. Khoán thì no và dư gạo để xuất khẩu, nhưng ta lại không biết chế biến và xuất khẩu thế nào cho tốt. Thế là xưa thiếu gạo thì nông dân khổ, nay sản xuất thừa gạo vẫn khổ, càng thừa lại càng khổ. Ủy ban vật giá đặt giá sàngiá trần đều thấp, thương lái ép giá lại càng thấp hơn. Thử hỏi, cứ tiếp tục lỗ thì nông dân có cần sản xuất lúa gạo nữa không ? Các cây con khác đều ở trong tình trạng chung như thế. Hiệp hội kỹ thuật sáng chế ra được dây chuyền công nghệ chế biến hạt điều với giá thành thấp và tạo cho điều VN có khả năng cạnh tranh với thế giới, nhưng Sở khoa học công nghệ và môi trường ở TPHCM thấy lợi trước mắt vội xuất sang tận Môdămbích dây chuyền công nghệ này để tiếp tay cho thiên hạ cạnh tranh lại với ta. Ai sẽ đứng ra điều tiết cái cơ chế thị trường này đây ? Chỉ biết rằng nếu Sở công nghệ mà thắng Hiệp hội kỹ thuật thì nông dân trồng điều và các doanh nghiệp chế biến điều sẽ bại. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng thế thôi. Hội đồng quản trị của nó có toàn quyền quyết định vay vốn ở đâu, mua dây chuyền công nghệ nào, thuê ai làm giám đốc, tuyển loại công nhân nào, sản xuất cái gì, định giá và tìm nơi tiêu thụ, khi nào cần nâng giá, khi nào cần đại hạ giá (bán sold), nó không phải chờ ý kiến của Cục,Vụ, Viện hay ngành nào cả để khỏi bỏ lỡ những thời cơ tốt. Nó quyết định tất cả và chịu trách nhiệm tất cả : lời ăn, lỗ chịu. Điều quan trọng là nó phải nộp đủ thuế cho nhà nước. Thế là năng động, là tốt, sao lại vì không nhận thức ra hoặc vì lợi ích riêng mà ngăn trở, chậm chạp, kéo dài. Và tại sao chúng ta lại cứ phải chờ đợi, phụ thuộc vào những ông giám đốc hoặc những ông đảng ủy không nhận thức ra vấn đề. Việc đáng lẽ phải làm xong từ năm 97-98 thì để sang tận năm 2000 cũng chỉ mới là xong về "cơ bản". Ai cũng thấy làm theo chỉ thị của Trung ương, của Chính phủ là tốt nhưng vẫn có phần e ngại vì thấy nó giống tư bản quá. Thì tất cả những cái đó là đang vận hành theo các qui luật kinh tế tư bản chủ nghĩa, nghĩa là làm đúng theo chính sách Tân kinh tế của Lênin đấy thôi. NEP là gì ? nếu không phải là kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo, điều tiết của chính phủ Xô Viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Miệng vẫn nói trung thành với Lênin nhưng những điều dạy đúng và tốt của Lênin thì lại không làm hoặc làm ngược lại. Thế là nghĩa thế nào ? Theo Lênin hay chống Lênin ? Chúng tôi xin nhắc lại : nếu chúng tôi không hiểu nhầm Lênin thì chủ nghĩa xã hội ở nước ta xây dựng ở thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa thực chất là : Chủ nghĩa xã hội = Kinh tế tư bản chủ nghĩa + Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản + Sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Dân chủ nhân dân Có lẽ nếu ai không nhận thức được vấn đề này thì khó có thể trở thành một người cộng sản Việt Nam chân chính trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nếu đảng viên nào không nhận thức được vấn đề này thì họ đủ tư cách loại 1 ở chỗ nào ? Chúng ta cần có những đảng viên có đạo đức cách mạng nhưng nếu chỉ dừng ở đạo đức cách mạng thôi thì làm sao đưa đất nước phát triển được ? Đã là đảng viên thì dứt khoát không được tham nhũng nhưng không tham nhũng cũng chưa phải là một đảng viên cộng sản, nếu anh không nhận thức được qui luật. Cộng sản là khoa học, là nhận thức được qui luật phát triển. Anh chống lại qui luật, chống lại sự phát triển, dù vô tình hay hữu ý, anh là thứ gì chứ sao gọi là cộng sản được. Gọi anh là tư sản cũng chưa đáng đâu. Đáng lẽ ta phải thực hành NEP từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chậm nhất là từ sau đại thắng 30-4-75. Thế mà đến năm 1986, khi Đại hội VI đã quyết định thực hành NEP của Lênin, chúng ta vẫn cứ dật dờ, chần chừ, lại còn cản nhau, phản đối lẫn nhau, người vê tròn, kẻ bóp bẹp, không biết còn chậm trễ đến bao giờ. Cần nhớ rằng trước đây chậm trễ đã là sai lầm nhưng còn có thể tha thứ được. Nhưng từ năm 2000 mà còn tiếp tục chậm trễ thì trở thành tội ác và lịch sử không tha thứ. Chính Hồ Chí Minh của chúng ta đã nhận thức ra qui luật nên người mới đặt Tổ quốc lên trên hết, sự nghiệp giải phóng dân tộc lên trước hết, và sau độc lập thống nhất Tổ quốc thì vấn đề Dân chủ là hàng đầu nếu không thì sự nghiệp có hơn gì các bậc tiền bối Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. Nếu đ/c Lê Khả Phiêu của chúng ta không nắm vững ngọn cờ Dân Chủ hóa thì có hơn gì đ/c Đỗ Mười. Chúng tôi nghĩ rằng đ/c Tổng bí thư Lê Khả Phiêu chỉ có khả năng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu đ/c đủ dũng khí bàn bạc với các đ/c tâm huyết nhất ở Trung ương, cải tổ Đảng mình một cách cơ bản và triệt để. Chúng ta phải có gan thảo luận thẳng thắn để đổi mới lý luận, đổi mới điều lệ Đảng và nhiều thứ khác nữa để giữ vững Đảng ta không chỉ tồn tại mà còn phát triển để đáp ứng được nhu cầu của dân tộc và thời đại. Đây không phải là những lời nói suông hoặc viển vông ảo tưởng. Đây là vận mệnh của Dân tộc và Cách mạng không thể không bàn bạc một cách nghiêm chỉnh. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chưa có điều kiện bàn bạc cụ thể và chi tiết nhiều vấn đề bếp núc của Đảng. Xin phép bàn riêng và đầy đủ trong một văn bản khác. Vấn đề đổi mới Đảng có tốt mới có thể bàn việc đổi mới Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Công an và Quân đội. Chúng ta chưa cải tổ được cơ cấu nhân sự cũng như cách làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp nếu như chúng ta chưa cải tổ Quốc hội. Công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực sự là một cuộc cách mạng mới từ trên ban hành xuống. Làm khéo thì mọi việc sẽ ổn định và phát triển, ngược lại nếu phải làm lại từ dưới làm lên, tình hình sẽ rất phức tạp. Dân chủ hóa cơ sở là một chủ trương đúng, nhưng các cấp địa phương chỉ có thể dân chủ hóa đạt kết quả nếu chúng ta dân chủ hóa được ở cấp trung ương. Do đó song song với việc hình thành qui chế dân chủ hóa cơ sở cũng cần phải có một qui chế dân chủ hóa các cơ quan ở cấp trung ương. Một lần nữa chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về cái thành ngữ : "thượng bất chính, hạ tắc loạn" và "nhà dột từ nóc dột xuống". Trên đã ngay ngắn, dưới làm sao dám cong queo, hỗn loạn được. Cái sự ngay ngắn này, xưa kia cũng như hiện nay thường được hiểu giới hạn trong phạm vi đạo đức. Đạo đức là một phạm trù rất quan trọng của xã hội nhưng nó không phải là nhân tố quyết định sự phát triển hay sự trì trệ của xã hội. Vì thế các cụ ta mới nói, bên cạnh việc "đói cho sạch, rách cho thơm", là "đói ăn vụng, túng làm liều". Chuyện đói rách mà vẫn giữ được sạch thơm là chuyện riêng của một cá thể hay của một bộ phận nào đó của xã hội. Đó là chuyện ngoại lệ, chứ không phải chuyện phổ biến. Đó là một lời khuyên đạo đức cao đẹp mang tính lý tưởng không có khả năng hiện thực đối với toàn xã hội. Chứng cứ cụ thể là : nếu toàn thể bà con nông dân Việt Nam ta đều coi đó là chân lý, có khả năng thực thi thì trong lịch sử làm gì có khởi nghĩa nông dân, việc gì còn có chuyện "nổi loạn" để đi cướp của nhà giàu chia cho người nghèo, và cũng chẳng xảy ra chuyện các triều đại bị lật đổ và thay thế lẫn nhau. Vậy "đói ăn vụng, túng làm liều" mới là chân lý phổ biến. Giải quyết vấn đề xã hội cần có một cái nhìn tổng thể, căn cứ vào cái phổ biến, cái tất yếu chứ không thể dừng ở cái đặc thù, cái ngoại lệ. Chúng tôi nhớ trong một dịp đến thăm cụ kỹ sư Phạm Minh Nguyệt, người con trai duy nhất của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, mở đầu câu chuyện cụ hỏi ngay : - Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào xóa đói giảm nghèo giỏi thật, các bạn có biết ai nghĩ ra chuyện này đầu tiên không ? - Thưa bác, chúng tôi chỉ biết đây là sáng kiến của thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh còn thì không rõ ai là người đề xuất đầu tiên. Chính sách xóa đói giảm nghèo trở thành phong trào rầm rộ trong cả nước - công đầu thuộc về Thành ủy TPHCM - mới là nằm trong những chính sách hàng đầu nhằm giải quyết tận gốc vấn đề đạo đức xã hội. Ý chúng tôi muốn nói cái "ngay ngắn" của trên trước hết là cái ngay ngắn về đường lối chính sách và nghị quyết. Muốn có đường lối chính sách và nghị quyết đúng, trước hết cần có lý luận đúng. Muốn có lý luận đúng, phải khảo sát đầy đủ thực tiễn. Những người từng phản đối đ/c Kim Ngọc và tỉnh ủy Vĩnh Phú đều là những người có đạo đức, sống trung thực, liêm khiết. Nhưng đạo đức và liêm khiết còn có nghĩa gì nếu không chịu khảo sát thực tiễn nông nghiệp nước ta, không hiểu tầm quan trọng của chính sách "khoán". Bao nhiêu chính sách khác cũng thế thôi. Cứ khi nào ta khảo sát kỹ thực tiễn xã hội là ta có chính sách đúng, có nghị quyết đúng và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Hiện nay, ai chưa nắm vững chính sách dân chủ hóa của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Trung ương ta cũng chứng tỏ người đó thiếu hiểu biết thực tiễn xã hội. Theo chúng tôi, dân chủ hóa là phải thực hiện từ Bộ Chính trị, từ Trung ương ta trở xuống. Đã dân chủ, đã họp bàn thì ta phải thảo luận, phải phát biểu cho thẳng thắn, thật lòng. Có điều gì không tán thành cần nói ngay. Đã tán thành nhất trí thành nghị quyết thì phải hết lòng thực hiện, chết cũng không từ nan. Tối kỵ là miệng tán thành, tay bỏ phiếu thuận nhưng về đến địa phương thì triển khai hình thức, thực hiện lớt phớt, chậm chạp, có khi còn làm ngược lại. Cho nên có thời kỳ chính đ/c Phạm Văn Đồng phải than phiền về tình trạng có hàng trăm chính phủ địa phương. Thói tệ này, nay lại lan tới cả Chính phủ trung ương, nhiều Bộ hoặc Tổng cục chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình, không quan tâm đến toàn cục. Như trên đã nêu việc các Bộ Giáo dục, Bộ Điện lực, Bộ Giao thông, Bộ Tài chính v.v. và các Tổng cục thuế, Tổng cục bưu điện, Tổng cục xăng dầu . đều nhất loạt tăng giá hoặc tăng các khoản đóng góp của dân dưới nhiều hình thức làm giảm sức mua, đi ngược lại chủ trương kích cầu của Thủ tướng là một dẫn chứng điển hình. Cùng nằm trong một khu vực chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, thiên hạ bị khủng hoảng nặng mà thoát ra rất nhanh, ta chịu ảnh hưởng nhẹ mà thoát ra rất chậm chạp. Vì sao thế ? Chẳng qua là do ta không chịu chấm dứt nhanh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" mà ta thường dùng những mỹ từ như : "thiếu tính đồng bộ", "chưa quán triệt nghị quyết" hoặc "buông lỏng lãnh đạo" v.v. Thử tưởng tượng xem thời kháng Pháp, kháng Mỹ mà thiếu đủ thứ như thế thì liệu kháng chiến sẽ đi đến đâu ? Xem ra, cứ vin vào cơ chế thị trường, nhiều vị còn nhu nhơ với kỷ luật kinh tế lắm. Chỉ riêng chuyện lương bổng mà phải mất bốn chục năm đấu tranh quan điểm, giờ đây chúng ta mới thống nhất được nhận thức rằng : tăng lương cho công nhân viên chức chính là đầu tư cho phát triển. Còn chuyện tinh giản biên chế nghe ra vẫn còn là chuyện dài nhiều tập. Ngay từ tinh giản mà rất nhiều báo đài vẫn còn nhầm, không hiểu nghĩa nên vẫn viết là tinh giảm. Đây là hai chuyện cơ bản của bộ máy nhà nước ta mà ngày nào ta chưa giải quyết tốt, ngày đó còn sinh nhiều tệ nạn. Chỉ cần nhớ rằng đây là chuyện mang tính đặc thù của bộ máy nhà nước ta trong hoàn cảnh một nền kinh tế tiểu nông trải qua 30 năm chiến tranh. Còn bất cứ bộ máy nhà nước nào của giai cấp tư sản mà vướng vào hai vấn đề cơ bản này mà lại cứ lùng nhùng, chậm chạp thì đều phải "tiêu" từ lâu rồi. Tình thế mới (gia nhập AFTA vào 2003 hoặc 2006) không cho phép chậm trễ hơn nữa. Đơn giản là bộ máy nhà nước cồng kềnh của ta thành lực cản sự phát triển sản xuất và thương mại, làm sút giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, đẩy các doanh nghiệp đến phá sản, công nhân thất nghiệp, nông dân đói khổ và ta tự biến đất nước mình thành thị trường tiêu thụ của thiên hạ. "Thuộc địa kiểu mới" chính là thế đó. Rất mong các vị còn luyến tiếc quan liêu, bao cấp, giáo điều hiểu thấu cho. Các vị giáo điều tỏ ra hết sức ngoan cường trong việc bảo vệ những điều được gọi là cấm kỵ : cấm không cho ai được nói đến : dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng, báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, . Dân chủ một cách hình thức như giai cấp tư sản đã chơi ròng rã hai thế kỷ qua, dứt khoát là ta không làm. Nhưng dân chủ hình thức theo kiểu của ta như vài ba chục năm vừa qua có nên tiếp tục duy trì nữa không ? Đó là chuyện phải bàn, bàn một cách nghiêm chỉnh. Theo đ/c Lê Khả Phiêu thì vì thiếu dân chủ nên nội lực của ta không phát triển được. Mà ai cũng biết nếu nội lực của ta không phát triển thì không thể nói chuyện cạnh tranh với thiên hạ trong thế kỷ mới. Rõ ràng đây là vấn đề sống còn của Đất nước, của Đảng và Chế độ, kẻ nào lợi dụng dân chủ, dân quyền, có đủ chứng cứ xin cứ việc đưa ra tòa, truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn không nên ngăn cản giới nghiên cứu lý luận thảo luận thiện ý và sòng phẳng về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Ta không cho phép những kẻ chống lại nhân dân, thành lập đảng phản động để ngồi trong Quốc hội ta. Nhưng ta cũng phải bàn bạc để xây dựng một cơ cấu mới, một qui chế mới nhằm đảm bảo cho những người đại biểu có ý kiến khác nhau có thể tranh luận thẳng thắn, mạnh mẽ trong Quốc hội mà không phải e dè, nể nang hoặc sợ sệt gì cả. Một mặt, chúng ta phải kiên trì giải thích cho mọi người hiểu rằng những người đang rêu rao bảo vệ dân chủ và nhân quyền, lại sử dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền làm điều kiện bắt ép các quốc gia phải vâng theo ý họ. Họ vẫn muốn đóng vai trò "sen đầm quốc tế" lỗi thời bằng những hình thức mới, thủ đoạn mới, hy vọng lừa bịp được các dân tộc. Trước đây, Bác Hồ luôn luôn giúp đỡ chúng ta tỉnh táo phân biệt thực dân Pháp và nhân dân Pháp, bọn hiếu chiến xâm lược Mỹ với nhân dân Mỹ, bọn phát xít quân phiệt Nhật với nhân dân Nhật. Giờ đây, chúng ta mở cửa giao lưu làm bạn với tất cả các dân tộc, các quốc gia thì lại càng cần tỉnh táo phân biệt cho rõ. Nhân dân lao động ở nước nào cũng tốt. Dân tộc nào cũng có nền văn hóa và những vẻ đẹp riêng của họ. Cần giao lưu, trao đổi, học tập thu hút tinh hoa của nhau để tự bồi bổ và tự hoàn thiện. Quan niệm "ta về ta tắm ao ta" chỉ đúng và thích hợp với một đời sống kinh tế tiểu nông tự túc, tự cấp, khép kín, hoàn toàn không thích hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước khi học người cũng phải hiểu người. Hiểu người không dễ nhưng cũng không đến nỗi quá khó. Cứ lấy Bill Clinton làm thí dụ, thời còn là thanh niên, ông đã từng chống quân dịch và phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Thế là tốt ! Nhưng khi ông vẫn khăng khăng cấm vận đối với Cuba, Irắc, rồi ông lại cùng với NATO mang bom dội lên đầu nhân dân Nam Tư thì nên coi ông là người thế nào ? Trong khi lên tiếng chỉ trích hết kẻ này đến người khác về dân chủ nhân quyền thì ông vẫn đẩy hàng triệu trẻ em Irắc vào nạn thiếu dinh dưỡng khiến các em chết dần chết mòn mỗi ngày hàng vài trăm trẻ. Trước tình hình bất đắc dĩ phải bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ông cũng không ngần ngại gì mà nói thẳng rằng sẽ giúp đỡ các "chiến sĩ dân chủ" lưu vong về giải phóng quê hương. Ông Clinton cũng thừa biết rằng nói thế để trấn an mấy vị lưu vong mất gốc chứ ông còn lạ gì 5 đời tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã bất lực như thế nào trước Việt Nam. Cũng phải thông cảm với ông và tất cả những người cầm quyền lúc còn đang trên sân khấu chính trị, thôi thì cũng phải "hò hét i uông" cho trọn vai tuồng của mình. Đối với chúng ta, vấn đề là sau các lớp phấn son, mũ mão, giáp trụ . cần nhìn cho thấu bản chất với những ý đồ, mưu mô của các vị mà nâng cao tinh thần cảnh giác. Tuy nhiên, cảnh giác không có nghĩa là co cụm lại rồi "thần hồn nát thần tính" hoặc chơi trò "đội váy nát mẹ". Vì ta dè dặt trong việc thực thi dân chủ do đó thiên hạ thì chưa kịp lợi dụng, nhưng lũ tiêu cực trong nội bộ ta đã chớp lấy thời cơ mà hoành hành ngang ngược. Trong khi hù dọa người ta là không được lợi dụng dân chủ dân quyền thì chính chúng lại muốn phục hồi một thiết chế phong kiến từ gia đình đến nhà trường và xã hội để dễ bề hành hạ bóp nặn nhân dân, nhất là bà con nông dân ta, phớt lờ mọi nghị quyết, luật pháp, nhằm thủ tiêu mọi thành quả cách mạng mà Bác Hồ và Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được sau mấy chục năm hy sinh xương máu. Hiện nay, mọi người rất vui mừng thấy đ/c Lê Khả Phiêu kêu gọi tất cả phải trở lại với Hồ Chí Minh và Lênin. Rất nhiều người, trong đó có nhiều đ/c đảng viên ta đang có chức, có quyền lại quên mất rằng một trong những mục đích cao cả của cuộc cách mạng vang dội địa cầu . là mang lại mọi quyền bính về tay Nhân dân, đưa Nhân dân lên bậc thang cao nhất trong bảng giá trị xã hội. Và cái lỗi lớn nhất của giới nghiên cứu lý luận ở nước ta là không chịu thảo luận thẳng thắn và sòng phẳng về vấn đề quyền lực của nhân dân, đặc biệt không phân biệt sự khác nhau giữa một quốc hội thời bình và quốc hội thời chiến. Quốc hội thời chiến là một quốc hội toàn quyền hành động, nhân dân cũng không yêu cầu được hưởng mọi thứ quyền tự do đã được ghi trong hiến pháp. Mọi người chỉ yêu cầu được hưởng quyền tự do tăng gia sản xuất, đi dân công, đi "bộ đội cụ Hồ". Đánh giặc để bảo vệ tổ quốc : đó là nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền thiêng liêng cao quí nhất mà mỗi người Việt Nam tự do, tự hào được thi hành. Một chính phủ hết lòng vì dân như chính phủ Hồ Chí Minh, có gì mà phải thắc mắc, chất vấn. Vừa nẩy nòi ra một ông tham nhũng là đại tá Trần Dụ Châu - một trong mấy vị đại tá hiếm hoi do chính Bác Hồ lựa chọn và bổ nhiệm - mà Bác phải hạ bút ký vào bản án tử hình, thật đau lòng xót xa biết chừng nào ! Anh bộ đội Cụ Hồ thì một cái kim sợi chỉ của nhân dân cũng không dám tơ hào, đến đâu cũng chỉ lo giúp dân cuốc đất, gặt lúa, quét dọn nhà cửa cho phong quang, đẹp đẽ. Cán bộ, bộ đội và nhân dân trong tình cá nước, tất cả đều đồng cam cộng khổ, làm gì mà giặc chẳng thua, làm gì mà uy tín chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh không cao vời vợi. Quốc hội không yên lòng sao được khi đã giao toàn bộ quyền bính cho một chính phủ như thế. Một chính phủ tốt đến mức đó nên có đủ tự tin để nói rằng : nếu nhân dân thấy chính phủ không tốt thì nhân dân có quyền "đuổi" đi. Cho đến nay người ta vẫn không ngớt xúc động khi nhắc lại những lời nói kiểu này. Vậy thử hỏi từ bao giờ, nhân dân gửi hàng chục vạn lá đơn kiến nghị "đuổi" lũ tham nhũng mà chính phủ ta lại lơ đi. Không những thế lại còn có những kẻ đứng ra bao che cho bọn tham nhũng và cường hào ở các địa phương. Cứ như thế làm gì tệ cường hào tham nhũng không nảy nở sinh sôi như ta thấy đó. Nông dân hơn 200 xã ở Thái Bình và một số nơi khác nổi dậy chống cường hào tham nhũng, phải coi đó là một tất yếu lịch sử. Nếu không biết chống lại bọn cường hào tham nhũng thì còn gì là bản chất nông dân Việt Nam quật khởi kiên cường, lấy gì để chứng minh rằng họ vẫn giữ vững bản sắc dân tộc ? Bản sắc Việt Nam là gì, bản sắc dân tộc là gì nếu trước hết không phải là lòng yêu tự do, chuộng dân chủ và thường trực chống lại mọi áp bức, bóc lột của bọn ngoại xâm cũng như bọn "nội xâm". Nếu Đảng và Chính phủ còn giữ được bản chất cách mạng của mình thì phải lãnh đạo người ta chống "nội xâm" chứ sao có thể kết án bắt bớ được. Nhân đây chúng tôi đề nghị chỉ nên bắt giam và kết án những kẻ manh động đập phá và nên thả những vị lão thành cách mạng, những đ/c cựu chiến binh và những đồng chí đảng viên đã "cầm đầu" vụ Thái Bình vừa rồi. Đó là những con người đáng kính trọng, đáng khâm phục, vì họ là những người tiêu biểu cho tinh thần cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Nếu cần kết án thì phải kết án bọn cường hào tham nhũng và tất cả những kẻ bao che cho chúng. Nhân dân rất hoan nghênh và ghi công cho đồng chí Lê Đức Anh vì chính nhờ lòng cương trực, lòng thương dân và ý thức trách nhiệm của đ/c mà những vụ việc như rừng Tánh Linh, Thủy cung Thăng Long . được đưa ra ánh sáng công lý. Nhân dân cũng hoan nghênh và ghi công cho đ/c Lê Khả Phiêu và Hội nghị Trung ương khóa 8. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta đã ghi vào nghị quyết công khai cảnh cáo hai ủy viên Trung ương là đ/c Cao Sĩ Kiêm - nguyên thống đốc ngân hàng và đ/c Ngô Xuân Lộc - nguyên Phó thủ tướng về tội vô trách nhiệm. "Tội qui vu trưởng", thế là đ/c Lê Khả Phiêu đã đặt ra được một tiền lệ rất tốt : từ nay trở đi tất cả các thủ trưởng lớn nhỏ, từ phường xã cho đến Trung ương đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi phạm pháp của những nhân viên dưới quyền trong đơn vị mình. Bác Hồ cũng đã nhắc : cùng mắc sai lầm khuyết điểm như nhau nhưng là đảng viên phải xử nặng hơn. Cũng nên đề nghị các đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Quốc hội ở Thái Bình và những nơi đã xảy ra vụ việc cần nghiêm khắc kiểm điểm công khai và xin lỗi nhân dân. Ai tự thấy mình không xứng đáng thì không nên tái cử hoặc đã trót được bầu vào thì cũng nên tự trọng rút lui ra khỏi những cơ quan quyền lực của nhân dân. Ai không xứng đáng được Nhân dân giao quyền lực mà vì lẽ nào đó cứ cố tình nắm giữ quyền lực thì thực chất chỉ là kẻ "tiếm quyền" của Nhân dân. Người giác ngộ và biết trọng danh dự không hành động như thế. Đừng quên rằng từ xưa tới nay, "tiếm quyền" bao giờ cũng là một tội rất nặng. Ta nên bổ sung vào hiến pháp và luật hình sự tội này. Quyền lực của Nhân dân là do bao thế hệ hy sinh xương máu mới giành được, không thể tùy tiện giao cho bất cứ ai, đặc biệt không thể giao cho những kẻ ngu dốt hoặc vô trách nhiệm. Chúng tôi cũng kiến nghị tất cả những ai đã có công lao với Nhân dân và Tổ quốc thì cần được khen thưởng thích đáng, và tất cả những ai bị oan khuất, hãy phục hồi danh dự và bù đắp những quyền lợi vật chất mà họ đã bị thiệt thòi. Vì theo quan điểm của Marx và Engels trình bày trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản : "Tất cả các giai cấp bóc lột đều lấy quá khứ để thống trị hiện tại, chỉ riêng giai cấp vô sản lấy hiện tại để thống trị hiện tại". Anh không thể cho mình là con nhà anh hùng liệt sĩ hoặc bản thân có thành tích cống hiến rồi tùy tiện làm bậy. Đến lúc ra tòa anh mới kể nhân thân, kể quá trình cống hiến. Đúng là chỉ gây khó khăn cho người xử án. Chẳng lẽ pháp luật chỉ có thể thực thi đối với những người dân thường thân cô thế cô, còn đối với bọn giặc "nội xâm" lại xử theo một thứ luật không thành văn, tùy tiện co dãn theo áp lực của "ô dù", vây cánh. Thế thì đến đời kiếp nào mới có thể dựng được một xã hội công bằng văn minh ??? Đất nước này còn phải làm bao nhiêu cuộc cách mạng nữa để mọi thứ công bằng công lý không còn nằm trên giấy, để cho các thôn cùng xóm vắng hết được tiếng hờn giận, oán sầu, để cho những người cách mạng chân chính trước khi nhắm mắt không phải than phiền vì vỡ mộng. Rõ ràng chúng ta phải cải tạo lại Quốc hội, quan điểm cho đúng về một quốc hội thời bình. Một xã hội còn đầy rẫy kẻ nghèo, người giàu, mâu thuẫn bất công chồng chéo, mà không mảy may phản ánh được một mâu thuẫn nào cần đấu tranh, cần giải quyết. Xã hội có bao nhiêu loại người với những quyền lợi khác nhau, thậm chí chống đối nhau, thế mà Quốc hội lại chỉ có một loại đại biểu, đại biểu cho một loại quyền lợi. Liệu có thể tiếp tục như thế mãi chăng ? Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu vẫn tiếp tục phát huy được "tinh thần dân chủ" dám chất vấn các bộ trưởng. Có đại biểu còn dám phê phán cả Bộ trưởng nhưng đ/c chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh cũng đã khéo léo nhẹ nhàng nhắc nhở mấy đại biểu hơi quá hăng hái rằng chính các đại biểu là những người chưa thực hiện đầy đủ công việc của các Bộ giao xuống mà không thấy phần trách nhiệm của mình, khuyết điểm đâu chỉ riêng của các Bộ, các Bộ trưởng. Đ/c Nông Đức Mạnh nhắc thế cũng đúng, nhưng chính đ/c lại quên mất rằng khi đứng chất vấn các bộ trưởng là họ đứng với tư cách đại biểu lập pháp chứ đâu phải đại biểu hành pháp. Bắt các vị chủ tịch tỉnh, bí thư huyện, giám đốc sở này sở nọ hoặc xí nghiệp quốc doanh này nọ trong khi chưa hoàn thành nhiệm vụ lại phải đứng ra chất vấn các bộ trưởng - những thành viên cao nhất của bộ máy hành pháp - nghĩa là phải chất vấn ngay chính mình thì cũng khó thật đấy. Chính các anh, các chị ở trong bộ máy hành pháp mà làm dở thì phải tự kiểm điểm lỗi của mình chứ còn chất vấn ai ? Qua đó, mới thấy rằng : việc nhập cả ba bộ máy hành pháp, lập pháp và tư pháp vào một cục là không ổn. Chính anh đá bóng rồi chính anh lại thổi còi. Thế là bao nhiêu bàn thua, Dân đều hứng chịu hết. Như thế là không được, vì nó là nguồn gốc của mọi sự mất ổn định. Từ xưa, đất nước này chỉ một ông vua và một triều đình là đủ. Nếu chúng ta bảo là cần làm theo kiểu Việt Nam thì truyền thống dân tộc đấy. Chỉ cần một Tổng bí thư và một Ban chấp hành Trung ương Đảng là đủ. Các đ/c trực tiếp nắm quyền lực, làm tất cả và chịu trách nhiệm tất cả trước Nhân dân và Lịch sử. Như thế vừa gọn nhẹ, vừa tránh được mọi sự tốn kém vô ích. Còn bảo làm như thế là không được thì chúng ta phải bàn xem phải tổ chức một Quốc hội Việt Nam như thế nào ở thế kỷ XXI ? Hẳn chúng ta cũng không ai muốn tổ chức theo kiểu lưỡng viện như các nước tư bản. Không theo truyền thống tổ chức triều đình vì nó đã lỗi thời. Cũng không theo hình thức lưỡng viện vì nó là hình thức dân chủ của tư bản. Tổ chức như ta vừa qua : lập pháp và hành pháp nhập làm một thì cũng không ổn. Vậy thì nên như thế nào ? Cần phải bàn thôi. Phải tập trung những người hiểu biết nhất của đất nước mà bàn bạc cho ra lẽ. [...]... nộp heo mới có điện) Cũng chẳng thấy ai hứa rằng nếu trúng cử tôi sẽ chất vấn ông giám đốc sở Thể dục thể thao TP vì sao không cấp tiền, không cấp đủ kinh phí cho các cháu là nhân tài của đất nước đi tranh giải quốc tế lại để cho gia đình các cháu phải tự lo, nếu nghèo quá thì phải tự rút Cũng cùng ngành mà ở Hà Nội, ông giám đốc sở dám ký giấy phát cho mỗi cháu 1.400 USD mà trong này ông Phạm Văn Khiết... ngay đầu Tạp chí Vậy, nghị quyết VIII của Đảng thiếu vấn đề dân chủ hay các nhà nghiên cứu và các vị lãnh đạo Viện Triết học chưa "quán triệt" Nghị quyết ? Chỉ có giáo sư - tiến sĩ - viện trưởng Nguyễn Trọng Chuẩn và giáo sư - tiến sĩ - giám đốc Nguyễn Duy Quý mới là những người có đủ thẩm quyền để trả lời vấn đề này Bảo rằng các nhà nghiên cứu Triết học của ta thiếu hiểu biết và nhạy bén thì thật... tàng nhà nước Một mặt thì vô trách nhiệm, mặt khác thì la lối om sòm là xã hội xuống cấp đạo đức suy thoái Đọc báo của ta lắm lúc tưởng như xã hội hỗn loạn sụp đổ đến nơi Một vài vụ hành hung thầy giáo cô giáo thì làm ầm ĩ Còn bọn quan liêu, tham nhũng, lừa đảo thì nhởn nhơ ngoài vòng ngôn luận, lông chân không dám động đến Tại sao có tình hình như thế ? Chúng tôi chưa thấy Ban tư tưởng văn hóa các... có công bằng văn minh liệu có được không ? Đường lối dân chủ hóa của đ/c Lê Khả Phiêu và Trung ương ta hiện nay là đường lối duy nhất đúng Dân chủ hóa càng mau thì càng mau có chủ nghĩa xã hội Không dân chủ hóa thực sự thì không có công nghiệp hóa, hiện đại hóa gì hết Độc lập chẳng còn, Đảng cũng chẳng còn, Chế độ cũng chẳng còn, tất cả chỉ còn là một bầy "nô lệ mới" cho bọn tài phiệt quốc tế mà thôi... hoặc đã xuất ngoại, hoặc đã già cả, trở thành phổ biến một cách đáng xấu hổ Ai dám kiện nhau với các vị "đạo văn" và các vị giám đốc xuất bản quốc doanh Sách tình dục, bạo lực ngang nhiên đi vào trường học và mọi hang cùng ngõ hẻm chẳng có ai phải chịu trách nhiệm Ai nỡ xử tội các giám đốc xuất bản quốc doanh, toàn là cán bộ đảng viên nhà nước mình cả Các vị chủ tịch tỉnh hoặc thành phố và bộ trưởng Bộ... làm gì để cho chúng lợi dụng Mấy ông ngân hàng yên chí đã có ủy ban và đảng ủy Q.3 bảo lãnh, thậm chí còn chỉ đạo bằng nghị quyết nên cứ cho vay vô tội vạ đến nỗi thất thoát đến 5000 tỷ mới tá hỏa lên Ở giáo dục, đáng lẽ chỉ cần có hai hình thức : trường công và trường tư, nhưng lại vẽ ra đủ các loại trường : dân lập, bán công, mở rộng Do đó mới có trường có tên dài lê thê : "trường Đại học mở bán công"... nhà nước Các trường tư thục ở các nước tư bản do có qui chế rõ ràng và sự kiểm soát chặt chẽ nên không thể thu học phí và cấp chứng chỉ văn bằng một cách tùy tiện, càng không thể trốn thuế Chương trình, giáo trình cĩng không được cắt xén tùy tiện Hầu hết các lĩnh vực khác cũng có tình trạng nhập nhằng tương tự : điển hình là lĩnh vực xuất bản và báo chí Vì sợ bọn phản động lợi dụng nên ta chủ trương nhà... kiểm soát của pháp luật Đây chính là nơi cung cấp thông tin nhanh nhất cho các văn phòng đại biểu quốc hội Hẳn chúng ta sẽ không thiếu tự tin đến mức cứ nói đến tư nhân là sợ Tư nhân trong các lĩnh vực giáo, dục, y tế, kinh tế, ta không sợ thì việc gì ta phải sợ ở lĩnh vực ngôn luận Ai sợ cứ được hưởng quyền sợ và hẳn rồi sẽ quen dần Cũng giống như thời kỳ nói đến "khoán hộ" và xí nghiệp tư doanh, nhiều... nhân dân cả nước thực sự lựa chọn và bỏ phiếu bầu 3 Nhân dân lập cho 10 nhóm đại biểu, đài thọ cho 10 nhóm đại biểu 10 cái văn phòng có đủ chuyên gia thực sự giỏi về từng lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, giáo dục, tin học, luật pháp v.v Mỗi văn phòng có trách nhiệm nghiên cứu tất cả các dự luật của Ban thường vụ Quốc hội chuyển tới, quan sát mọi hoạt động và nghiên cứu mọi văn bản của các Bộ, các ngành... không nên quên thực tế này, chúng ta thường để những sai lầm tồn đọng quá lâu, khi bắt tay vào sửa sai thì thiệt hại đã quá lớn Trước đó, ai là người phát hiện sớm mà góp ý kiến xây dựng là y như tai họa giáng xuống đầu ngay Tai họa đối với từng cá nhân dù lớn đến mấy cũng chẳng lấy làm điều, nhưng nguy hiểm nhất là nó tạo ra một bầu không khí sợ hãi bao trùm toàn xã hội, tiêu hủy dần mọi tiềm năng tư . thừa gạo vẫn khổ, càng thừa lại càng khổ. Ủy ban vật giá đặt giá sàn và giá trần đều thấp, thương lái ép giá lại càng thấp hơn. Thử hỏi, cứ tiếp tục lỗ thì. chúng ta đặt giá trần cho một loại thuốc đặc trị nhập khẩu. Khi giá thế giới tăng lên, nếu cơ quan quản lý không thay đổi giá trần hoặc không trợ giá cho người

Ngày đăng: 22/12/2013, 01:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w