Đưa sảnphẩmmớirathị trường: Dễhaykhó? Làm cho mọi người biết đến - hơn nữa, biết đến với nhiều thiện cảm - một sảnphẩm mới, đó là công việc khá tốn kém và đòi hỏi nhiều sáng tạo. Nếu lý thuyết về quảng cáo tiếp thị chỉ nêu ra một số nguyên tắc chung thì trong thực tế sự vận dụng lại rất phong phú, đa dạng. Vậy thì các doanh nghiệp đã làm quảng cáo tiếp thịsảnphẩmmới của mình như thế nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm… Xuất phát điểm "Nói thì có vẻ lý thuyết, nhưng thực sự chính việc định vị sảnphẩm là xuất phát điểm để xây dựng một chiến dịch tiếp thị phù hợp, đạt hiệu quả. Định vị sảnphẩm bao gồm việc xác định rõ mục tiêu, đối tượng người tiêu dùng, phân khúc thị trường, các sảnphẩm thay thế, tính rủi ro ." - ông Huỳnh Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty Dầu nhớt Vilube, nói. Dẫn trường hợp sảnphẩmmới nhất của Vilube là Gama @ cho xe gắn máy tay ga đời mới, ông Hòa phân tích, xe tay ga tuy hiện chỉ mới chiếm tỷ trọng khoảng 10% trên tổng số xe gắn máy, nhưng đang là xu hướng thời trang và sẽ tăng trong thời gian tới. Để thu hút người tiêu dùng mà phần lớn là giới trẻ, có thu nhập khá ở thành thị, Vilube tập trung tạo cho sảnphẩm một ấn tượng về sự mạnh mẽ, trẻ trung và sang trọng. Từ việc thiết kế mẫu bình, phim quảng cáo, poster, tờ rơi… đến chọn khẩu hiệu cho sảnphẩm đều thể hiện tính chất này. Chẳng hạn ý tưởng về phim quảng cáo, hình ảnh mà Vilube chọn là một nhân vật người máy - siêu nhân kiểu Terminator trồi lên từ một khối… nhớt, vào cuộc đua với tốc độ cực nhanh vượt qua mọi đối thủ. Hoặc như câu khẩu hiệu cho sản phẩm, từ khoảng 60 câu được đề nghị (trong đó có một phần ba là của cán bộ, nhân viên công ty đưa ra), công ty đã chọn câu "Gama @ - thần tốc tay ga!"… Cũng vậy với trường hợp sảnphẩm nước ép cam - cà rốt của Công ty Tribeco. Ai cũng biết rằng cà rốt là loại củ chứa nhiều chất bổ nhưng xay ra lại hơi khó uống so với nước cam. Nhưng nước cam hiện đang có nhiều loại trên thị trường. Cho nên nếu đưara được một loại nước ép kết hợp được cả hai loại này chắc chắn sảnphẩmmới này sẽ được chú ý, có nhiều ưu thế trong kinh doanh. Nước ép cam - cà rốt ra đời từ đó. Giám đốc nhãn hiệu của Công ty Tribeco, ông Nguyễn Văn Đức, cho biết, trước khi tung rasảnphẩm này, bộ phận nghiên cứu của công ty xác định rằng khách hàng chính của sảnphẩm này là giới nữ, tuổi từ 16 đến 30, sống ở thành thị - những người rất quan tâm đến vẻ đẹp và sức khỏe của mình. Đó cũng là cơ sở để Tribeco nghiên cứu tạo cho thức uống này có màu cam tự nhiên hấp dẫn, hương vị nhẹ nhàng dễ uống với câu khẩu hiệu cho sảnphẩm "Kết hợp tuyệt vời cho sức khoẻ". Trong đoạn phim quảng cáo phát trên truyền hình, hình ảnh củ cà rốt (đã được cách điệu) chiếm vị trí chủ đạo để nhấn mạnh nét mới, cái đặc biệt của sảnphẩm này. "Liệu cơm gắp mắm" Một chiến dịch quảng cáo tiếp thị cho sảnphẩm được triển khai như thế nào và tốn bao nhiêu kinh phí? "Không thể có câu trả lời cho mọi trường hợp. Tùy theo tính chất sản phẩm, tùy theo sản lượng sẽ bán ra và mức độ đầu tư cho sảnphẩm mà doanh nghiệp sẽ có kế hoạch cụ thể, thích hợp" - ông Nguyễn Văn Đức nói. Tiếp thị cho một sảnphẩm tiêu dùng nhanh như thực phẩm, bột giặt không giống như một sảnphẩm sử dụng lâu dài như hàng nội thất, máy móc điện tử, một sảnphẩm nhắm tới lượng khách hàng đông đảo không như sảnphẩm dành cho đối tượng chọn lọc… Thông thường, với những sảnphẩm được đầu tư lớn, doanh nghiệp thường thuê các công ty chuyên về quảng cáo tiếp thịđể tư vấn, cung cấp các giải pháp, mẫu thiết kế. Khi ấy công việc sẽ mang tính bài bản, chuyên nghiệp và hình ảnh sảnphẩm cũng được chăm chút hơn, gây ấn tượng hơn. Tất nhiên sẽ khá tốn kém. Chẳng hạn trường hợp sảnphẩm Gama @ kể trên, Vilube đã thuê công ty Crea TV với đạo diễn người Anh thực hiện đoạn phim quảng cáo ở nước ngoài và thuê Đất Việt lên kế hoạch quảng cáo trên các báo, thiết kế mẫu poster… Với các sảnphẩmmới của mình, Tribeco thường thuê Công ty Stormeye làm phim, thiết kế quảng cáo… Tuy nhiên, quy mô của một chiến dịch có khi không cần đến các phim quảng cáo tốn kém. Ông Đức cho biết có những sảnphẩm của công ty chỉ quảng cáo trên báo và sử dụng các hình thức poster, tờ rơi… mà không cần đến quảng cáo trên truyền hình. "Phải liệu cơm gắp mắm" - ông Đức nói. Ngay khi đã thuê công ty chuyên nghiệp làm tiếp thị, doanh nghiệp cũng có thể tự đảm nhận một số khâu nào đó để tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn Vilube đã sử dụng mẫu nhân vật trong phim và thiết kế quảng cáo tự mang đi in, chuyển đến các nhà phân phối, đại lý. Các chương trình khuyến mãi cũng thường do doanh nghiệp tự lên kế hoạch, thực hiện. Đối với một số mặt hàng như sảnphẩm nội thất, các doanh nghiệp thường sử dụng chủ yếu hình thức quảng cáo trên báo chí và qua các gian trưng bày sảnphẩm (show room). Với đặc điểm là có sẵn đội ngũ các nhà thiết kế "cây nhà lá vườn", họ thường tự thực hiện các mẫu thiết kế quảng cáo poster, brochure. Trưởng phòng tiếp thị của Công ty AA (hệ thống Nhà Xinh) - bà Trần Thị Thanh Bình - cho biết: "Tiếp thị qua các hội thảo về sảnphẩm cũng là một hình thức quảng bá tốt. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc hội thảo như vậy". Nói chung, tính hiệu quả và mức chi phí hợp lý - đó là vấn đề mấu chốt đối với những người làm tiếp thị. Theo ông Nguyễn Văn Đức, trước khi tiến hành một chiến dịch hay một đợt quảng cáo tiếp thị, cần cân nhắc kỹ sự cần thiết và khả năng thực hiện và một khi đã làm thì không được nửa vời, phải "đủ đô". Như thế mới đạt được hiệu quả, khỏi lãng phí. Còn theo ông Huỳnh Văn Hòa, nếu không có được mạng lưới phân phối mạnh thì các hình thức quảng cáo tiếp thị, dù có rầm rộ đến đâu rồi cũng như hòn sỏi ném xuống mặt ao, chỉ xao động một lúc rồi lại im ắng. . Đưa sản phẩm mới ra thị trường: Dễ hay khó? Làm cho mọi người biết đến - hơn nữa, biết đến với nhiều thiện cảm - một sản phẩm mới, đó là công. thị cho một sản phẩm tiêu dùng nhanh như thực phẩm, bột giặt không giống như một sản phẩm sử dụng lâu dài như hàng nội thất, máy móc điện tử, một sản phẩm