1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa mác lênin mối QUAN hệ GIỮA TRIẾT học mác LÊNIN và KHOA học tự NHIÊN

18 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 468,36 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Trong quá trình phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, vấn đề mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phá

Trang 1

1

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

Tiểu luận môn: Những nguyên lí cơ bản của

chủ nghĩa Mác-Lênin

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Mai Lương

Thành viên nhóm : Đặng Thị Hạnh 20190449

Trần Thanh Hường 20190478

Phạm Thị Trà 20190588

Trần Thị Tuyết 20190604

Kĩ Thuật Thực Phẩm – 01

Bách Khoa , ngày 14 tháng 05 năm 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

 2

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

Mục lục

MỞ ĐẦU ……… .4

1 Lý do chọn đề tài……… 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……… 5

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nhiên cứu……… 5

4 Đóng góp của đề tài ……… 5

5 Kết cấu của đề tài……… 5

Chương I : LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA VỀ TRIẾT HỌC ………….….5

1.Giới thiệu chung về triết học và triết học Mác - Lênin…….……… 5

1.1.Sự ra đời của triết học, triết học Mác –Lênin và các khái niệm cơ bản……… 6

1.2.Vai trò của triết học Mác – Lênin……… 6

2.Thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác - Lênin……… 8

2.1.Khái niệm cơ bản……….8

2.2.Chức năng cùa thế giới quan và phương pháp luận……… 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG I……….………… 9

CHƯƠNG II : KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN……… 10

1.Khái luận chung về khoa học tự nhiên……… 10

1.1.Khái niệm về khoa học và khoa học tự nhiên……… 10

1.2.Phân loại……… 11

2.Khái luận chung về mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin và khoa học tự nhiên……….……….……… 11

2.1 Tính tất yếu của mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin và khoa học tự nhiên……… ……… 11

2.2.Đặc điểm mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin và khoa học tự nhiên……… 12

TIỂU KẾT MỤC 2……… ………….…….13

3.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN……… 13

3.1.Tác động của triết học Mác – Lênin đối với khoa học tự nhiên………13

3.1.1 Sự thúc đẩy của triết học Mác – Lênin trong quá trình phát triển của khoa học

Trang 3

3

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

tự

nhiên……… 13

3.1.2.Những cản trở của triết học duy vật siêu hình trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên……… 14

3.2.Tác động của khoa học đối với triết học Mác – Lênin……… 15

3.2.1.Khoa học tự nhiên cung cấp những tri thức và tài liệu cho triết học Mác – Lênin……… …….15

3.2.2.Khoa học tự nhiên giúp kiểm chứng những quan điểm duy vật của triết học……… ……….15

3.3.Những đòi hỏi có tính nguyên tắc nhằm tăng cường mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin và khoa học tự nhiên……… 16

3.3.1.Nhà khoa học tự nhiên phải trở thành nhà duy vật biện chứng……… 16

3.3.2.Nhà triết học phải cập nhập thông tin về sự phát triển của khoa học tự nhiên……… 17

3.3.3.Ý nghĩa của những đòi hòi có tính nguyên tắc với mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin - khoa học tự nhiên……… …….17

KẾT LUẬN CHƯƠNG II………..17

KẾT LUẬN CHUNG ……….……….… …17

TÀI LIỆU THAM KHẢO …… ……… …… ……18

Trang 4

4

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, vấn đề mối quan

hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của triết học duy vật và khoa học tự nhiên

Triết học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, nảy sinh trên cơ sở đời sống vật chất của

xã hội, và trên cơ sở đó nó đã phát triển lên theo tính quy luật khách quan của nó Sự

ra đời và phát triển của triết học do đó lại liên hệ khăng khít với sự ra đời và phát triển của khoa học tự nhiên Triết học duy vật và khoa học tự nhiên này có mối quan hệ tương hổ lẫn nhau, bổ trợ cho nhau cùng phát triển

Khoa học tự nhiên với những khám phá, phát minh của mình nó cung cấp cho triết học những tài liệu thực nghiệm, những tri thức về thế giới để từ đó triết học khái quát hoá, trừu tượng hoá, rút ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của mình và bổ sung hoàn thiện các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó đồng thời sự phát triển của khoa học tự nhiên còn giúp hình thành và cũng cố ở các nhà triết học một thế giới quan duy

vật, một cái nhìn biện chứng về giới tự nhiên Như Ăngghen đã nói: “Cái thúc đẩy các

nhà triết học tiến lên hoàn toàn không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần tuý như họ tưởng tượng Trái lại trong thực tế cái thực sự thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là

sự phát triển và ngày càng nhanh chóng, ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên

và của công nghiệp”

Ngược lại triết học với tính cách là khoa học về những quy luật chung nhất của

tự nhiên, xã hội và tư duy con người, nó cũng có vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học tự nhiên Nó cung cấp cho khoa học tự nhiên một thế giới quan, một phương pháp luận đúng đắn để làm tiền đề cho các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu (dĩ nhiên

ở đây phải là thế giới quan và phương pháp luận do triết học duy vật biện chứng đem lại) Nếu không có một thế giới quan đúng đắn và một phương pháp luận khoa học thì các nhà khoa học tự nhiên sẽ không thể có được một “lăng kính” mà qua đó họ có thể nhìn nhận thế giới đúng như là nó đang tồn tại, sẽ mò mẫm trên con đường nghiên cứu khoa học của mình, đặc biệt là dễ rơi vào chủ nghĩa duy tâm, mà chủ nghĩa duy tâm thì không thể là bạn đồng hành trên con đường nghiên cứu khoa học được Do đó khoa học tự nhiên dễ rơi vào khủng hoảng

Tình hình đó đã diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Vào thời kỳ này trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học đã diễn ra cuộc khủng hoảng trầm trọng Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do trong các nhà khoa học tự nhiên, họ bị thống trị bởi thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình Do đó với những khám phá mới mẻ của khoa học tự nhiên, những khám phá đã làm đảo lộn mọi nguyên

lý, mọi quy luật cũ thì họ với thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình đó không thể lý giải được, không tin vào các khám phá đó, trong họ nảy sinh mâu thuẩn không thể giải quyết được Con đường duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng đó là các nhà khoa học tự nhiên phải tự giác đi theo lập trường triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chỉ có đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng các nhà khoa học tự nhiên mới tự cung cấp cho mình một vũ khí lý luận sắc bén, một thế giới

Trang 5

5

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

quan, một phương pháp luận duy nhất đúng đắn để làm hành trang cho con đường

nghiên khoa học đầy chông gai của mình Và như Lênin đã nói: “Tinh thần duy vật cơ

bản của vật lý học cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại sẽ chiến thắng được tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay cho chủ nghĩa duy vật siêu hình” Trong mối quan hệ giữa triết

học duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt làm rõ những đòi hỏi có tính nguyên tắc mà Lênin nêu lên khi kêu gọi sự liên minh giữa các nhà khoa tự nhiên và các nhà triết học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, từ đó vạch ra được mối quan

hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên (triết học duy vật), đồng thời làm rõ những đòi hỏi có tính nguyên tắc mà Lênin đã đề ra trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên

Để thực hiện mục đích này đề tài có nhiệm vụ là vạch ra tính tất yếu của mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, nêu lên đặc điểm của mối quan hệ này Đồng thời làm rõ một số nội dung chủ yếu trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên: Tác động của triết học đối với khoa học tự nhiên, tác động của khoa khoa học tự nhiên đối với triết học, những đòi hỏi mà Lênin nêu lên trong mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta

về vấn đề mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên để làm cơ sở nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương pháp chủ yếu khác như: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát

4 Đóng góp của đề tài

Dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ tác động qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên, đề tài đã đi sâu xem xét, nghiên cứu một số vấn đề trong mối quan hệ triết học duy vật - khoa học tự nhiên: làm rõ tính tất yếu của mối quan hệ, các đặc điểm của mối quan hệ, những tác động qua lại của triết học duy vật

và khoa học tự nhiên, đồng thời làm rõ những đòi hỏi mà Lênin nêu lên đối với mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên

Đề tài sẽ còn là một trong những tài liệu tham khảo cho sinh viên và những người muốn tìm hiểu vấn đề này

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm hai chương

Trang 6

6

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC

1 Giới thiệu chung về Triết học và Triết học Mác - Lênin

1.1 Sự ra đời của Triết học , Triết học Mác - Lênin và các khái niệm cơ bản

Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ III (TCN)

Ở phương Đông thì người Trung Quốc cổ đại quan niệm triết chính là trí, là cách thức và nghệ thuật diễn giải và bắt bẻ có tính lí luận trong học thuật nhằm đạt đến chân lí tối cao Mặt khác, theo người Ấn Độ, triết học được đọc là “ darshana “ có nghĩa là chiêm ngưỡng những mang hàm ý là tri thức dựa trên lí trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải

Ở phương Tây, thuật ngữ Triết học xuất hiện ở Hi lạp được La tinh hóa là “ Philoshophia “nghĩa là yêu mến ngưỡng mộ sự thẳng thắn Như vậy, Philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người

Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học được xem là hình thái cao nhất của trí thức, nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là

có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi sự vật Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng bao hàm những nội dung giống nhau, đó là: Triết học nghiên cứu thế giới một cách chính thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chính thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thóng dưới dạng duy lý

Tóm lại, triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới,

về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó

Triết học Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin được Mác sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lenin và các nhà Maxit khác phát triển thêm Triết học Mác-Lênin ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân Sự ra đời của triết học Mác-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người và trong lịch sử triết học

Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu về những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn các mạng

Triết học Mác-Lênin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của Mác, Ăngghen và được Lênin bổ sung thêm sau này Trong đó, Ăngghen đã phát triển triết học Mác thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật bình thường ở những người muốn trở thành những người Macxit

Với những tác phẩm chủ yếu của mình như: biện chứng của tự nhiên, chống Duyring, nguồn gốc của chế độ tư hữu và nhà nước Lút Vích Phoi-ơ-bách về sự cáo chung của triết học cổ điển Đức Ăngghen đã trình bày học thuyết Mác nói chung và triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lí luận Ngoài ra những ý kiến bổ sung, giải thích của Ăng ghen sau khi Mac qua đời đối với một số luận điểm của ông

Trang 7

7

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển triết học Mac Lênin

1.2 Vai trò của Triết học Mác-Lênin

Triết học Mac- Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của

tư duy triết học nhân loại Nó được Mác và Ăng ghen sáng tạo ra và Lê nin phát triển môt cách xuất sắc Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người

Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lí

luận và phương pháp: Triết học Mác Lênin như Lênin nhận xét : “ Là một chủ nghĩa

duy vật triết học hoàn bị” và “ là một công cụ nhận thức vĩ đại “, triết học Mac Lênin

là cơ sở triết học của một thế giới khoa học, là một nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận

Trong triết học Mac Lê-nin, lí luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau, chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật trở lên triệt để và phép biện chứng trở thành lí luận khoa học, nhờ triết học Mac Lenin có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người

Nắm vững triết học Mác - Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tùy tiện trong việc vận dụng lí luận vào hoạt động thực tiễn

Trong quan hệ với các khoa học cụ thể mối quan hệ giữa triết học Mac Lênin và các khoa học cụ thể là : các khoa học cụ thể là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển của triết học Đến lượt mình, triết hoc Mác - Lê nin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng phát triển của khoa học cụ thể Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỉ nguyên cách mạng khoa học và công nghệ

Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lí luận triết học và những nhà khoa học khác là hết sức cần thiết Điều đó được chứng minh bởi lịch sử khoa học của triết học và bản thân triết học

Ngày nay, trong kỉ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng Trong kỉ nguyên này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện với trong tinh hình đó, lí luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát của khối trí thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên ngành Ngược lại nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta

có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học

Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong vấn đề nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó bên cạnh tri thức triết học cần có hàng loạt tri thức khoa học cụ thể cùng nhiều tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người thiếu tri thức đó việc vận dụng những nguyên

lí triết học ko những khó mang lại hiệu quả mà còn dẫn đến nhiều sai lầm mang tính

Trang 8

8

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

giáo điều Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt dộng thực tiễn chúng ta cần tranh hai thái cực sai lầm:

- Xem thường triết học sẽ xa vào tình trạng mò mầm dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sasg tạo trong công tác

- Tuyệt đối vai trò của triết học sẽ xa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy móc những nguyên lí, quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình hình cụ thể trong từng trường hợp và kết quả là thất bại dễ xảy ra Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng đề phòng và chống chủ nghĩa duy quan, tranh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa

là mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lí luận triết học nói chung, triết học Mac Lênin nói riêng

2 Thế giới quan và phương pháp luận Triết học Mác - Lênin

Triết học tác động vào khoa học tự nhiên thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học Chủ nghĩa duy vật biện chứng mới với tính cách là phương pháo luận của khoa học tự nhiên, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học

2.1 Khái niệm cơ bản

Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người

về thế giới (Bao gồm cả con người trong thế giới đó) và mối quan hệ giữa con người và thế giới ấy Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua như cầu lợi ích các lí tưởng mang tính cá nhân hay xã hội Trong triết học những quan điểm tư tưởng ấy giúp hình thành lên cac nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đại được mục đích hay nói cách khác là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm,

các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn

Phương pháp luận triết học do xuất phát từ nhiều quan điểm quan niệm chung nhất về thế giới con người và xã hội nên cùng là phương pháp luận chung nhất Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết vấn đề các nhiệm vụ cụ thể chứ không trực tiếp giải quyết chúng

2.2 Chức năng của thế giới quan và phương pháp luận

Chức năng của thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận Tuy nhiên nếu có ai cho rằng mình không cần đến một quan điểm triết học nào thì như thế cũng đã có một quan điểm triết học rồi xong lại là một quan điểm triết học mơ hồ Đây cũng chính là

quan điểm tư tưởng của Ph.Angghen khi ông nói: “Những ai phỉ báng triết học

nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa tồi tệ nhất của triết học” Albert Einstern – một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất

của thế kỉ XX không ít lần chỉ rõ các kết quả triết học cần dựa trên các kết quả khoa

Trang 9

9

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

học Max Planck – nhà vật lý cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng: “Thế

giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó”

a Vai trò thế giới quan

- Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình Những tri thức này cùng với niềm tin vào nó dẫn đến hình thành nên thế giới quan

- Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người Thế giới quan như một “ thấu kính” qua đó con nguời xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lực chọn cách thức đạt mục đích đó

- Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định

- Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên suự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học

+ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới của các hệ tư tưởng đối lập

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau

Do vậy:

+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp con người sáng tạo trong hoạt động

+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động

+ Việc nghiên cứu triết học Mác- Lênin giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan

b.Vai trò phương pháp luận

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp

- Triết học Mác-Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất

- Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò con người trong thế giới, nghiên cứu các quy luật chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy

Trang 10

10

Tiểu luận Triết học Mac Lenin

- Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp

Việc nghiên cứu triết học Mác- Lênin giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nghiên cứu khái niệm và nguồn gốc của triết học và triết học Mac lê nin chúng

ta hiểu được triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới,

về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó Triết học Mac lê nin đóng vai trò hạt nhân lí luận của thế giới quan, giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới qua của mỗi cá nhân , mỗi cộng đồng người trong lịch sử

Với chức năng thế giới quan và phương pháp luậ, triết học trở thành công cụ đặc lực trong hoạt động chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ

CHƯƠNG II : KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC MAC LENIN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.1 Khái niệm về khoa học và khoa học tự nhiên

Theo quan điểm của Marx , khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xã hội tồn tại độc lập tương đối với các hình thái xã hội khác

Là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá, phát minh ra những kiến thức mới, những học thuyết mới về tự nhiên và xã hội, tang lượng tri thức hiểu biết của con người Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn và

có thể thay thế dần những học thuyết cũ không còn phù hợp

Thí dụ : Quan niệm “ thực vật là vật không có cảm giác “ được thay thế bằng quan niệm “ thực vật có thể cảm nhận “

Khoa học tự nhiên là một phạm trù nghiên cứu rất rộng lớn Có thể hiểu một cách khái quát KHTN là một nhánh của khoa học noi chung liên quan đến các hoạt động mô tả, dự đoán và kiến thức về các hiện tượng tự nhiên là gì? Dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ các quá trình quan sát

và thử nghiệm Các cơ chế như đánh giá ngang hang và độ lặp lại của các khái niệm được sử dụng để có gắng đảm bảo tính hợp lệ của các tiến bộ khoa học kĩ thuật

Ngày đăng: 04/08/2021, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w