1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước

25 940 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 422 KB

Nội dung

Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước

Trang 1

B.Nội dung:

Chương 1 : Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp I.Một số vấn đề về đầu tư phát triển:

1.Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển

Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển được nhắc nhiều trong các vấn đề kinh tế

xã hội Đặc biệt với vấn đề nóng nhất hiện nay, đầu tư chứng khoán đang là vấn đềthường trực của đa số người dân nhưng ít ai hiểu được rõ về đầu tư Và hiện naytrên thế giới cũng chưa có một quan điểm nào thống nhất về đầu tư và bản chất củađầu tư.

Quan điểm về đầu tư trên các giác độ : Kinh tế, tài chính, kế toán.

- Trên quan điểm về tài chính, đầu tư là quá trình làm bất động một số vốn nhằmthu lợi nhuận trong các kỳ kinh doanh tiếp theo Quan điểm này xem xét đầu tưdưới góc độ vốn và cho rằng: ngoài việc tạo ra các tài sản vật chất tham gia trựctiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, còn bao gồm các khoản chi tiêu gián tiếpcho sản xuất-kinh doanh, như: các chi phí nghiên cứu, đào tạo nhân viên, chi phíquản lý…

- Trên quan điểm về kinh tế, đầu tư là làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạtđộng của các doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh nối tiếp.Đó là quá trìnhlàm tăng tài sản cho sản xuất và kinh doanh, bao gồm cả tài sản cố định và tài sảnlưu động Quan điểm này xem xét đầu tư dưới dạng kết quả của hoạt động sử dụngnguồn vốn.

- Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bổ các khoảnvốn đã bỏ ra vào các mục, các tài khoản cố định, trong một khoảng gian nhất định,phục vụ cho việc quản lý các kết quả đầu tư

Ngày nay, đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Đầu tư là phương thức tạo giá trị mới,để cho vốn thực hiện được chức năng cung cấp giá trị thặng dư cho người sở hữunó”.

Đầu tư phát triển ( gọi tắt là quá đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư đểtái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng thông qua các hoạt động xây dựngnhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiềt bị, tiến hành các côngtác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho phát huy tác dụngtrong một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất - kỹ thuật này.

Trang 2

Theo định nghĩa trên thì các hình thức mua cổ phần, gửi tiền tiết kiệm, muahàng tích trữ không được xem là những hoạt động tạo vốn tư bản thật sự, vì vậykhông phải là đầu tư phát triển Trên giác độ toàn xã hội, đầu tư phát triển là sự hysinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản ( tài chính, vật chất, trí tuệ…)mới cho nền kinh tế trong tương lai Các hoạt động mua bán, phân phối lại,chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân tổ chức không phải là đầu tư đối vớinền kinh tế.

Từ các quan điểm về đầu tư và đầu tư phát triển, các nội dung của đầu tư là :đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động.

- Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc muacác chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền tiết kiệm , mua tráiphiếu chính phủ) Hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty phát hành

- Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hànghoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuộn do chênh lệch giá khi muavà gía khi bán Cũng giống như đầu tư tàI chính, đầu tư thương mại cũng khôngtạo ra tàI sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương ), mà chỉ làmtăng tàI sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giaoquyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với kháchhàng của họ.

- Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiếnhành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sảnxuất kinh doanh và mọi hoạt động xà hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việclàm, nâng cao đời sống cuả mọi người dân trong xã hội Đó chính là việc bỏ tiềnra để xây dựng , sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bịvà lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cácchi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trìtiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.

2.Đặc điểm của đầu tư phát triển.

- Cần một số lượng vốn rất lớn và số vốn này sẽ nằm đọng lại trong suốtquá trình đầu tư Tiền vật tư, lao động huy động là rất lớn và phải sau một thờigian dài sau mới phát huy tác dụng.

- Thời gian từ lúc đầu tư cho đến khi phát huy hiệu quả là lâu dài, thời gianthu hồi vốn lâu nên không tránh khổi nhữngyếu tố tiêu cực, không ổn định củachính trị, kinh tế xã hội.

- Các thành quả của đầu tư phát triển là công trình có tính bền vững lâu dài,đa số là các công trình xây dựng

- Đầu tư là loại hình hoạt động kinh tế gắn liền với rủi ro và những bất trắc.Thờ gian đầu tư càng dài thì rủi ro càng cao, ngoài những rủi ro thường gặp về tàichính, thành toán hay thu nhập thì còn có những rủi ro khác về chính trị, kinh tế, xãhội.

3.Vai trò của đầu tư phát triển

a.Các lý thuyết về đầu tư phát triển sản xuất

Trang 3

- Khái niệm về sản xuất : Sản xuất là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầuvào thành nhữg sản phẩm đầu ra.

- Lý thuyết về hàm sản xuất Cob Douglas : Các nhà kinh tế phân chia cácyếu tố sản xuất ( các đầu vào ) thành: lao động và thường được ký hiệu bằng chữL (Labour); tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động( nguyên liệu , vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng…) và thườngđược ký hiệu bằng chữ K (Capital).

Để phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp ta dùnghàm sản xuất.Hàm sản xuất chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa Q có thểthu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với mộttrình độ công nghệ nhất định.

Để có thể tiến hành và phát triển sản xuất cần phải có vốn, lao động, trongđó yếu tố vốn ở đây bao gồm tất cả các chi phí để mua tư liệu lao động và đốitượng lao động với một trình độ công nghệ nhất định, chi phí để bồi dưỡng laođộng đủ trình độ quản lý sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động sảnxuất ra sản phẩm với năng suất và chất lượng ngày càng cao.

Để có được số lao động cần thiết sử dụng các tư liệu lao động tác động vàođối tượng lao động tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tếthị trường cũng cần phải chi phí.Như vậy suy cho cùng để tiến hành sản xuất vớiquy mô ngày càng lớn cần phải tăng các yếu tố đầu vào, tức là tăng chi phí cho cácyếu tố đầu vào hay nói cách khác là tăng đầu tư cho các yếu tố này.

Tăng đầu tư vốn cho phép tăng các đầu vào không chỉ về số lượng mà cả vềchất lượng và do đó tất yếu đầu ra sẽ không chỉ lớn hơn về số lượng mà còn caohơn cả về chất lượng.

Theo Keynes, mỗi sự gia tăng về vốn đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhucầu về nhân công và nhu cầu về tư liệu sản xuất Do đó làm tăng việc làm và tăngnhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế Tất cả các điều đó làm tăng thu nhập của nềnkinh tế và đến lượt mình tăng thu nhập lại làm gia tăng đầu tư mới.Qúa trình nàythể hiện thông qua một đại lượng gọi là số nhân đầu tư Số nhân đầu tư thể hiệnmối quan hệ giữa mức gia tăng thu nhập và mức gia tăng đầu tư Số nhân này xácđịnh sự gia tăng đầu tư sẽ làm cho thu nhập gia tăng như thế nào.

Có hai phương thức để phát triển sản xuất, đó là:

Thứ nhất, mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng: nhằm gia tăng nănglực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tăng sản lượng đầu ra nhờ sử dụng nhiều hơncác yếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản xuất, trong khi đó năng suất và hiệu quảcủa các yếu tố sản xuất đó không đổi.

Thứ hai, phát triển sản xuất theo chiều sâu: là sự tăng lên của sản phẩm chủyếu do tăng năng suất lao động nhờ đầu tư bổ sung và hiệu quả sử dụng các nguồnlực đầu vào của sản xuất.

b.Đầu tư tác động đến nền kinh tế xã hội.

- Tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế

Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinhtế, thường vào khoảng 24 - 28%.Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn.Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng Khi

Trang 4

thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoàt động thì tổngcung , đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng ln.

Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng Tiêu dùng tăng lại tiếptục kích thích sản xuất hơn nữa Sản xuất phát triển là nguồn gốc để tăng tích luỹ,phát triển xã hội…

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu vàtổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư,dù là tăng hay giảmđều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn địnhcuả nền kinh tế của mọi quốc gia.

- Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Trong quá trình phát triể kinh tế của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một trongnhững yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tưphát triển toàn xã hội thường được coi là đầu vào, là một trong những yếu tố cùngvới lao động- kỹ thuật- công nghệ tạo nên sự tăng trưởng Đầu tư đồng nghĩa vớiviệc cung cấp nhiên liệu, động lực và các yếu tố cần thiết khác cho nền kinh tế vậnhành.

- Tác động đến khả năng công nghệ và khoa học của đất nước.

Trung tâm của công nghiệp hoá , hiện đại hoá là phát triển công nghệ Đặcđiểm quan trọng, cơ bản mang tính quýêt định nhất của công nghiệp là sự thay thếlao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc đẩy mạnh sự phâncông lao động xã hội Đầu tư là điều kiện tiên quyết cuả sự phát triểnvà tăng cườngkhả năng công nghệ của nứơc ta hiện nay.

- Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thểtăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự pháttriển ở công nghiệp và dịch vụ Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toànbộ nền kinh tế.

c.Đầu tư tác động vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Chính đầu tư đã quyết định sự ra đời, tồn tại và phảt triển của mỗi doanhnghiệp.Thật vậy, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳdoanh nghiệp nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm.Lắp đặt máy móc thiết bị và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt độngtrong một chu kỳ của các cơ sở vật chất- kỹ thuật đã được tạo ra Do đó vốn đầu tưlà yếu tố đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịchvụ, tạo điều kiện cho các cơ sở này tiến hành hoạt động cuả mình.

II.Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

1 Đầu tư cho xây dựng cơ bản: Đặc trưng:

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vất chất có đặc điểm riêng khác vớIcác ngành sản xuất vật chất khácbởI có tính cố định tạI một vị trí nhất định, nênnơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm Có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấuphức tap, thờI gian thực hiện và sử dụng lâu dài…

 Vai trò:

Trang 5

đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quyết dịnh trong việc tạp ra cơ sở vật chất kĩthuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng nâng cao năng lực sản xuất chodoanh nghiệp

 Hình thức đầu tư:

- Đầu tư cho hoạt động xây dựng: đây là quá trình lao động để tạo ra nhữngsản phẩm xây dựng bap gồm các công việc:

+ Thăm dò, khảo sát, thiết kế.

+ Xây dựng mớI, xây dựng lạI công trình.

+ CảI tạo mở rộng nâng cấp, hiện đạI hóa công trình + Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc.

+ Lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình.

+ Thuê phương tiện máy móc thi công có ngườI điều khiển di kèm.

- Hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị: Công tác lắp đắt máy móc thiết bị làquá trình lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ hoặcbệ máy cố định để máy móc vàthiết bọ có thể hoạt động được, như: lắp các thiết bị máy sản xuất, thiết bị vậnchuyển, thiết bị thí nghiệm, thiết bị khám chữa bệnh… nhưng không bao gồm côngtác lắp đặt các thiết bị là một bộ phận kết cấu của nhà cửa, vật kiến trúc như hệthống thông gió, hệ thống lò sưởI, hệ thống thắp sáng linh hoạt…

- Đầu tư xây dựng cơ bản khác, như: đầu tư xây dựng các công trình tạm, cáccông trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phụ kiện phục vụ ngay chosản xuất xây dựng…

2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Đặc trưng:

Các đầu vào của một quá trình sản xuất, như: nguyên vật liệu, máy mócthiết bị, công nghệ, tài sản cố định ( hữu hình như: đất đai, nhầ xưởng; vô hìnhnhư: thương hiệu, chất lượng, nhãn mác sản phẩm…), vốn đầu tư đều là những sảnphẩm của trí tuệ và lao động của con người Còn một yếu tố đầu vào quan trọng đểcó thể tiến hành sản xuất kinh doanh, đó là yếu tố lao động (hay nguồn nhân lực).Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vừa là chủ thể đầu tư vừa là đốI tượng đượcđầu tư Số lượng lao động phán ánh sự đóng góp về lượng, chất lượng lao động(thể hiện ở thể lực, trí lực, ở tinh thần và ý thức lao động) phản ánh bởI sự đónggóp về chất của lao động vào quá trình sản xuất

 Vai trò:

Nguồn nhân lực – tài sản của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có quan niệm con ngườI chỉ là mộtyếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Việc quản trị nguồn nhân lựcđơn thuần là thuê mướn và sau đó là “cai quản” Quan niệm đó dẫn đến doanhnghiệp không có nhu cầu đào tạo để phát triển nguồn lực của mình, xem đào tạo làgánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, thay vào đó chỉ cần sa thảI nhân viên khôngđáp ứng yêu cầu và tuyển ngườI mới.

Trái lạI, theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay ởnhiều nước, NgườI laođộng được xem là tài sản của doanh nghiệp Thêm vào đó là có rất nhiều khó khăntrong việc thu hút lao động có chất lượng tốt, vì thế đào tạo và tái đào tạo được cácdoanh nghiệp coi là hoạt động đầu tư chứ không phảI là gánh nặng chi phí Xácđịnh được như vậy, mỗI doanh nghiệp cần vạch ra chiến lược phát triển nguồn

Trang 6

nhân lực cũng như chiến lược quản lí nhân sự phù hợp vớI kế hoạch kinh doanhcủa mình.

Thay đổI vai trò và xu hướng trong quản trị nhân sự chiến lược

Đánh giá, nhận xét định tính Đánh giá định lượng

Hoạt động mang tính hành chính Hoạt động mang tính tư vấn

Phản ứng vớI những thay đổI Chủ động thực hiện Các hình thức đầu tư nguồn nhân lực:

- Đào tạo trực tiếp: trang bị kiến thức phổ thông, chuyên nghiệp và kiến thứcquản lý cho ngườI lao động Việc đào tạo thể hiện ở hai cấp độ:

+ Đào tạo phổ cập: mục đích là cung cấp cho ngườI lao động kiến thức cơbản để có thể hiểu và nắm được các thao tác cơ bản trong quá trình sản xuất Hìnhthức đào tạo này đơn giản và dễ tiếp thu phù hợp vớI nhu cầu phát triển theo chiềurộng Đào tạo phổ cập có thể thông qua hai hình thức:

Đào tạo mớI: áp dụng vớI ngườI lao độngchwa có nghề hoặc chưa có kỹ năng laođộng đốI vớI nghề đó.

+ Đào tạo lạI: áp dụng vớI ngườI lao động đã có nghề nhưng nghề đókhông còn phù hợp vớI sự phát triển của doanh nghiệp, hoặc áp dụng khi doanhnghiệp thay đổI công nghệ mớI đòi hỏI kiến thức và kĩ năng mới.

Đào tạo chuyên sâu: mục đích là nhằm hình thành nên một độI ngũ cán bộ và côngnhân giỏI, chất lượng cao, làm việc trong những diều kiện phức tạp hơn Đây là lựclượng lao động nồng cốt của doanh nghiệp và tạo nên sức mạnh cạnh tranh củadoanh nghiệp

- Lập quỹ dự phòng mất việc làm dể đào tạo lao động trong trường hợp thayđổI cơ cấu hoặc công nghệ, bồI dưỡng nâng cao trình độ cho lao động trong doanhnghiệp Trợ cấp cho lao động thường xuyên nay bị mất việc làm.

- Lập quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hộI để khuyến khích ngườI lao độngnâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Phương pháp này khuyến khích lao động làm việc hăng say, tự giác vớIchất lượng tốt nhất.

- Lập quỹ phúc lợI để hỗ trợ ngườI lao động khi gặp khó khăn giúp họ yêntâm sản xuất.

3 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đặc trưng, vai trò:

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là hoạt động động không thể thiếu mangtính tất yếu trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh haykhông, có thể tồn tạI và phát triển bền vững trên thị trường hay không là do mộtphần rất lớn từ kết quả của hoạt động (R&D) của doanh nghiệp đó Có thể nói

Trang 7

R&D là sự đảm bảo cho sự tồn tạI để không bị lạc hậu của tất cả các doanh nghiệp,của tất cả các nền kinh tế trên thế giới.

Một trong những xu hướng mới trong hoạt động R &D là đổi mới quản lý và các tổchức khoa học và công nghệ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổchức khoa học & công nghệ được đánh giá là tiền đề phát huy năng lực nội tại vànâng cao sức cạnh tranh Điều đặc biệt là quá trình đổi mới này luôn đi kèm vớităng cường tiềm lực (chi phí, nhân lực) cho khoa học và công nghệ (KH&CN) vàthay đổi cách cấp kinh phí nghiên cứu, cũng như đưa nghiên cứu và sản xuất gắnkết với nhau hơn.

 Các hình thức đầu tư R&D:

- Nghiên cứu thuần tuý: là việc khảo sát ban đầu nhằm phát minh công nghệmớI, hoặc sử dụng những nguyên liệu mới Hình thức đầu tư này đòi hỏI chi phírất cao và khả năng rủI ri lớn, vì vậy thường chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực tàichính và có tham vọng trở thành ngườI tiên phaong trong lĩnh vực trong việc tìm racông nghệ mớI thì mớI có thể theo đuổI hình thức này.

- Nghiên cứu ứng dụng: thường hướng vào giảI quyết một số vấn đề đặc biệthay có mục đặc biệt nghiên cứu ứng dụng hấp dẫn hơn đốI vớI doanh nghiệp vì cóthể nhìn thấy triển vọng và thực tế cho phép thu hồI vốn đầu tư nhanh hơn Tronghình thức này, khoa học cơ bản được vận dụng vào các quá trình công nghệ, vậtliệu hay sản phẩm mới Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp có thể giảm giáthành sản phẩm nhờ sử dụng nguyên liệu mớI tốt hơn, đảm bảo chất lượng sảnphẩm tốt hơn, hoặc tạo ra được sản phẩm mớI có tính cạnh tranh cao thạm chí làtuyết đốI (đốI vớI sản phẩm khó sản xuất, sản phẩm hoàn toàn mớI); tăng thêm sứchấp dẫn đốI vớI khách hàng nhờ cảI tiến mẫu mã sản phẩm.

Hiện nay chuyển giao công nghệ là hoạt động thường xuyên gắn liền vớIquá trình R&D, đổi mớI công nghệ đặc biệt vớI doanh nghiệp ở các quốc gia đangphát triển như Việt Nam Hình thức này thường được thực hiện thông qua quan hệkinh tế đốI ngoạI, có thể là trực tiếp (mua công nghệ) hoặc gián tiếp (qua liêndoanh vớI nước ngoài)

- Một số nộI dung trong đầu tư cho KH&CN:

+ Đầu tư vào dệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng cho việcnghiên cứu ứng dụng và triển khai KH&CN.

+ Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực phạuc vụ phát triển côngnghệ.

+ Đầu tư xây dựng tổ chức hệ thống thông tin quản lý phục vụ hoạt độngKH&CN.

+ Đầu tư thuê mua bản quyền phát minh, bằng sáng chế.

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với mọi thứ luôn biến đổi, cần phảiđặt vấn đề R&D vào trong chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp, trongsuy nghĩ của những người lãnh đạo doanh nghiệp, tạo cho họ thói quen xem xéthiệu quả và năng suất của các hoạt động R&D như là những yếu tố quan trọnghàng đầu trong hoạt động của công ty.

4 Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ: Đặc trưng:

Trang 8

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thànhphẩm, các chi tiết phụtùng và sản phẩm dự trữ Hàng tồn trữ chiếm tỉ trọng lớntrong tài sản của doanh nghiệp, thông thường chiếm khoảng 40-50% Các loạI hìnhdoanh nghiệp khác nhau có các dạng dự trữ khác nhau.

Doanh nghiệp dịch vụ: sản phẩm là vô hình như: tư vấn,giảI trí… hàng dự trữ chủyếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất kĩ thuật dùng vào hoạt độngcủa doanh nghiệp Các nguyên vật liệu và sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tàng,có thể nằm trong kiến thức của lao động.

Doanh nghiệp thương mạI: hàng tồn trữ chủ yếu là là hàng mua về và hàng chuẩnbị đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp sản xuất: hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm vàhàng hóa tồn kho.

 Vai trò:

Việc duy trì hàng tồn trữ đảm bảo sự sẵn có cho quá trình sản xuất, đảmbảo sự liên hoàn ngay cả trong trường hợp gián đoạn cung cầu tức thờI trên thịtrường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là không cùng thờI điểm, địa điểm nên dự trữđảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng ngay cả khi sản xuất gián đoạn.

 Cơ cấu chi phí tồn kho:- Chi phí mua hàng- Chi phí đặt hàng

- Chi phí tồn trữ gồm: chi phí vốn, chi phí cất trữ, chi phí do lỗI thờI, hưhỏng, mất.

 Vai trò của thương hiệu:

Thương hiệu là căn cứ đầu tiên giúp cho khách hàng và đốI tác nhận ra sảnphẩm của doanh nghiệp mình và phân biệt vớI sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Thương hiệu là yếu tố nổI bật gắn vớI uy tín của doanh nghiệp, chất lượngsản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp

Thương hiệu mang lạI lợI ích to lớn cho doanh nghiệp, như: tạo niềm tincho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dễ thu hút khách hàng (thương hiệu làcách truyền tin thú vị vì nó thu hút sự chú ý, phá bỏ rào cản và cho phép thiết lậpmối quan hệ với khách hàng), mang lạI lợI nhuận (hơn nữa là lợI nhuận siêungạch) cho doanh nghiệp.

Thương hiệu có uy tín mang lạI cơ hộI đầu tư, thu hút đầu tư và quan trọngnhất là chiếm lĩnh được thị phần cho doanh nghiệp.

Trang 9

 Chi phí cho hoạt động marketing, củng cố uy tín và phát triển thương hiệu:- Chi phí cho quảng cáo (chiếm một tỉ phần không nhỏ trong tổng chi phí vàtổng lợI nhuận).

- Chi phí cho tiếp thị, khuyến mãi.

- Chi phí cho nghiên cứu thị trường, xây dựng và củng cố uy tín và pháttriển thương hiệu ( vì một thương hiệu tốt thì phải có cách tiếp thị và truyền thôngtốt).

- Việc đầu tư phát triển thương hiệu cần phải được xây dựng thành một chiếnlược và có sự giúp đỡ của những chuyên gia Nếu không, nó sẽ là con dao hai lưỡi.

- Hình thành Quỹ đầu tư phát triển thương hiệu và mở rộng thị phần kinhdoanh trích từ các khoản thu của doanh nghiệp.

6 Đầu tư cho chất lượng sản phẩm: Đặc trưng:

Trong sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp luôn phảI đốI mặt vàcân nhắc giữa chất lượng sản phẩm và lợI nhuận, hơn nữa là siêu lợI nhuận Vậyđể dung hòa tốt nhất giữa hai mặt đó của mục tiêu sản xuất, nhất thiết phảI nắm rõvề bản chất của chất lượng sản phẩm.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm Có ý kiến cho rằng sảnphẩm có chất lượng chỉ khi nó đáp ứng được đúng mức hoặc vượt mức yêu cầutrung bình chung Một ý kiến khác cho rằng sản phẩm được cho là có chất lượngkhi nó thỏa mãn được nhu cầu của ngườI tiêu dùng Sau đây là một số định nghĩacủa các tổ chức lớn trên thế giớI:

- Theo tổ chức kiểm tra chất l ượng Châu Âu: chất lượng là mức phù hợp vớisản phẩm đốI vớI yêu cầu của ngườI tiêu ùng.

- Theo ISO 9000 – 2000 : chất lượng sản phẩm là mức độ của một tập hợpcác đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêucầu của khách hàng và các bên có liên quan Trong đó yêu cầu là những nhu cầuhay mong muốn đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc Các bên có liênquan gồm khách hàng nộI bộ, các nhân viên của tổ chức, những ngườI cung ứngnguyên nhiên vật liệu, luật pháp…

Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xétđịnh kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanhnghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Các nhu cầuthường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định Nhu cầu cóthể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tínhthuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môitrường Các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trườngcho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêudùng về chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời.

Như vậy, một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù

hợp với yêu cầu Sự phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện , mà ta

có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là : Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khảnăng hoàn thiện; Price : giá thỏa mãn nhu cầu; Punctuallity : đúng thời điểm.

 Vai trò ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm:

Cạnh tranh bằng chất lượng - xu thế để phát triển bền vững

Trang 10

- Chất lượng luôn là nhân tố quan trọng, một trong những nhân tố quyết địnhkhả năng sản suất của doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng hàng hóa tốt sẽgiúp doanh nghiệp tạo uy tín, danh tiếng tốt tớI người tiêu dùng, là cơ sở cho sựtồn tạI và phát triển cho doanh nghiệp.

- Tăng chất lượng sản phẩm tương đương v ớI tăng năng suất lao động, giảmnguyên liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loạIlợI ích của doanh nghiệp, ngườI tiêu ùng, ng ườI lao động và toàn xã hội.

- Nâng cao chất lượng cũng đồng nghĩa v ớI giảm tỉ lệ phế phẩm, sử dụng tốtnguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng thị trường nhờ chấtlượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn Từ đó tăng khả năng sản xuất, tăng thunhập cho ngườI lao động.

 Chi phí cho đầu tư nâng cao chất l ượng ản phẩm:

Chi phí đầu tư cho chất lượng sản phẩm rất đa dạng, nhiều loạI, đôi khikhó bóc tách , tính toán đầy đủ Nh ững chi phí này đôi khi rất lớn nhưng hiệu quảmang lạI cũng rất cao Đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm thường sẽ manglạI lợI nhuận tăng thêm nhiều hơn so v ớI mở rộng số lượng sản phẩm.

- Chi phí thêm để mua sắm máy móc thiết bị hiện đạI phù hợp: Đây là mộttrong những yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể tạo ra được sản phẩm tốt, đápứng nhu cầu của ngườI tiêu dùng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Chi phí thêm cho khâu mua sắm nguyên vật liệu: Chất lượng sản phẩm cònphụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng

- Chi phí cho công tác kiểm tra: Đó là những chi phí để mua máy móc trangthiết bị, trả lương cho nhân viên thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nguyên vậtliệu, sản phẩm, máy móc thiết bị sản xu ất.

- Chi phí đào tạo lao động: Trình độ của ngườI lao động ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm Việc có một độI ngũ lao động thích nghi vớI máy móc thiết bị củadoanh nghiệp là vô cùng quan trọng bảo đảm tính an toàn, chuyên nghiệp.

7 Đầu tư cho tài sản vô hình khác:

Có thể nói tài sản vô hình, chứ không phảI là tiền, chính là tài sản quantrọng nhất của doanh nghiệp Ngoài KH&CN, thương hiệu, thì doanh nghiệp còncó và cần ph ảI có những tài sản vô hình khác nữa Và việc đầu tư cho nh ữngtài sản vô hình đó là đầu tư phát triển , vì khi đã đầu tư hiệu quả , nó luônduy trì và gia tăng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp Đó là:

- Đầu tư vào quyền sử dụng đất:

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền địnhđoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu có đủ ba quyền làquyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản Quyền sử dụng làquyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ làmột trong ba quyền của chủ sở hữu.

Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi côngdân, tổ chức, công ty … chỉ có quyền sử dụng đất

Sau khi một dự án được phê duyệt, việc đầu tiên cần làm đ ốI v ớI tất cảcác chủ đầu tư là xin cấp (với doanh nghiệp nhà nước) hoặc mua (với các doanh

Trang 11

nghiệp khác) quyền sử đất Do đó đây là hoạt động đầu tư đầu tiên làm tăng giá trịtài sản cho doanh nghiệp - giá trị tài sản hữu hình

- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp:

Bao gồm các chi phí thăm dò, lập dự án, chi phí huy động vốn đầu tư banđầu, các chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị ban đầu.

Việc mở rộng sản xuất kinh doanh vớI việc xây dựng mớI thêm nhà xưởng, thiếtbị, tăng thêm chi phí nhân công… cũng chính là hoạt động đầu tư phát triển.

- Đầu tư cho hoạt động quản lí:

Một bộ máy tinh giản gọn nhẹ nhưng hoạt động trơn tru và nhịp nhàng sẽvừa hiệu quả hơn vừa tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

- Đầu tư cho bằng phát minh sáng chế:

Bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền là những tài sản vô hình quantrọng của doanh nghiệp Nó tạo ra thế mạnh và lợI thế ạnh tranh cho doanh nghiệptrên thị trường Đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư phát triển.

VI.Đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước - những đặc trưng chủ yếu

Doanh nghiệp nhà nước được đặc trưng bởI chính khái niệm, vai trò và mụctiêu của nó Chính bởI vậy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cũngnhằm mục đích để đạt được mục tiêu đó.

Khái niệm:

DNNN là những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần.Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với DN trong khuvực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt chúng với các tổchức và cơ quan khác của chính phủ.

Vai trò và mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế:

DNNN là một thực thể kinh tế được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thếgiới và giữ vai trò như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, vừa thựchiện chức năng kinh tế, vừa làm một phần chức năng xã hội ở hầu hết tất cả cácnước dù là tư bản chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội thì doanh nghiệp nhà nước vàdoanh nghiệp tư nhân luôn tồn tại cùng song song phát triển.Hiện nay đã có rấtnhiều người phàn nàn về sự làm ăn kém hiệu quả của các DNNN so với các DN tưnhân nhưng người ta không tìm cách loại bỏ nó mà tập trung vào tìm giải pháp đểcải tạo các DNNN làm ăn có hiệu quả hơn bởi vì sự tồn tại của các DNNN vẫn cónhững vai trò nhất định.

Thứ nhất: DNNN đi đầu trong hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn kinhdoanh phức tạp và giải quyết các vấn đề xã hội.Vai trò này thể hiện sự khai thôngvà mở đường của DNNN đối với các DNNN khác, đi đầu trong các lĩnh vực kinhdoanh sử dụng công nghệ cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lượng vốnđầu tư lớn.Đây là những lĩnh vực mũi nhọncủa cuộc cách mạng khoa học côngnghệ hiện đại.Đồng thời , DNNN là những chủ thể đi đầu trong phục vụ nôngnghiệp như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp công nghệ chế biến chonông nghiệp và các loại máy móc, công nghệ phân bón cho nông nghiệp.Nước tacó dân số ở nông thôn và làm nghề nông lớn Vì vậy, việc phát huy vai trò của cácDNNN sé tạo điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp và phát huy nộilực của lĩnh vực nông nghiệp.Ngoài ra, các DNNN đi đầu trong việc giải quyết cácvấn đề xã hội như hoạt động ủng hộ bão lụt, cứu đói, các công việc có tính chất

Trang 12

đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, “kỷ cương, tình thương , trách nhiệm”.Hơn nữa ,DNNN còn đi đầu trong việc đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biêngiới, nơi mà các loại hình doanh nghiệp khác khó có đủ nhiệt tình để vươn tới.Mộtkhía cách không kém phần quan trọng nữa là các DNNN là những đơn vị đầu trongquá trình liên danh, liên kết với nước ngoài và trong thực hiện cam kết quốc tê.Chẳng hạn khi tham gia AFTA, DNNN là nhừng đơn vị đầu trong việc thực hiệncam kết về cắt giảm thuế, cải tiến các mặt hàng kinh doanh và canh tranh trực tiếpvới các doanh nghiêp ở các nước khác.Trong điều kiện Việt Nam đang có chiếnlược thúc đẩy sản xuất và tích cực tìm kiếm thị trường và bạn hàng nước ngoài thìDNNN phải là những chủ thể đi đầu trong hoạt động này.DNNN còn cần phảiđóng vai trò là những chủ thể đi đầu trong việc thưcj hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và nhà nứơc.

Thứ hai, các DNNN phải lắm giữ vai trò lành đạo nền kinh tế, bảo đảm an ninhquốc gia, quốc phòng toàn dân.Các DNNN là chỗ dựa để Đảng thực hiện quyềnthống lình, lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối đối với nền kinh tế.Đồng thời, cácDNNN đóng vai trò là người “anh cả” hướng dẫn và tạo điều kiện cho các DNthuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và vươn lên trong cạnh tranh.DNNNphải là hình mẫu cho sự phát triển của các DN khác và là đại diện cho một phươngthức kinh doanh và quản lý mang đặc thù Việt Nam.Liên quan đến khía cạnh này,các DNNN có khả năng chi phối rất lớn đến sự vận động của thị trường, ảnh hưởngđến cung cầu những mặt hàng thiết yếu của dân cư.

Thứ ba, DNNN làm trọng điểm đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá.Mục tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế làtăng trưởng nhanh và phát huy có hiệu quả cao nội lưch của từng doanh nghiệptrong điều kiện các yếu tố bên ngoài đã giảm tác dụng đáng kể.Quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế thể hiện chủ yếu ở việc thiết lập một cơ cấu kinh tế mới vớinhững ngành công nghiệp mới có trình độ công nghệ cao, cho ra đời các thế hệ sảnphẩm mới có khả năng sinh lợi lớn, có triển vọng phát triển lâu dài và khai thác cóhiệu quả các nguồn lực phát triển cũng như các lợi thế so sánh của đất nước Đồngthời, các ngành sản phẩm truyền thống vẫn được duy trì khả năng giải quyết cácvấn đề xã hội và bảo đảm thu nhập cho một bộ phận dân cư cũng như việc tạo ramột khối lượng sản phẩm nhất định cho xã hội.

Thứ tư, các DNNN có khả năng cạnh tranh quốc tế cao trên thị trường trong vàngoài nước về giá cả, chất lượng, dịch vụ trong ngắn hạn và dài hạn Đây là mộttrong những lợi thế quan trọng của DNNN so với các loại hình DN khác.Trước hết,DNNN phải tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có đặc điểm độcđáo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nứơc và nước ngoài.Tiếp đến, chấtlượng sản phẩm do các DNNN sản xuất phải đạt trình độ quốc tế, bảo đảm ổn địnhlau dài và được cải tiến liên tục, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốctế.Đồng thời, phương thức giao hàng, giá cả thoả đáng cũng như hoạt động dịch vụsau bán hàng phát triển thích hợp với xu thế kinh doanh hiện nay.

Thứ năm, hiệu quả kinh doanh của các DNNN phải cao do những lợi thế đặc thùcủ nó như lợi thế về cơ chế, vốn đầu tư,những ưu đãi của chính phủ, lực lượng laođộng có trình độ chuyên môn cao.Đây là hệ quả của các đặc điểm nói trên Hiệuquả này thể hiện trước hết tỷ suất lợi nhuộn cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh, dự

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chương 2: Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam. - Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước
h ương 2: Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam (Trang 13)
Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2006, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có nhiều đổi mới - Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước
uy nhiên, theo nghiên cứu năm 2006, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có nhiều đổi mới (Trang 14)
Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp - Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước
oanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w