1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Chất lượng dân số việt nam bên thềm thế kỷ 21

6 649 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 18,98 KB

Nội dung

Chất lượng dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ 21 I. Đặt vấn đề. Bước vào thế kỷ 21, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, một trong những trọng tâm của Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 là chương trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số. Trong những năm gần đây, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, tổ chức thực hiện và kết quả. Những số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy sau nhiều năm giảm rất chậm hoặc hầu như không giảm thì kể từ khi có Nghị quyết TW 4 (Khoá VII) về chính sách dân số và KHHGĐ và Chiến lược dân số-KHHGĐ đến năm 2000, Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cho công tác này, từ năm 1993 đến nay tỷ lệ sinh giảm mạnh và liên tục, từ 30,04 phần nghìn xuống còn 19,0 phần nghìn năm 2002. Số con bình quân/1 phụ nữ từ 3,8 con năm 1989 xuống 2,28 con trong năm 2002. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) từ 53,18 % (BPTT hiện đại là 37,91 %) năm 1988 tăng lên 73,9 % (BPTT hiện đại là 61,1 %) năm 2001. Hơn nữa, kết quả công tác dân số Việt Nam đã được khẳng định chính xác thông qua kết quả của cuộc TĐTDS 1/4/1999. Theo kết quả điều tra toàn bộ dân số Việt Nam thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999 là 76.323.173 người. Số con bình quân/1 phụ nữ là 2,3 con. Tỷ suất tăng dân số bình quân thời kỳ 1979-1989 là 2,1 % và thời kỳ 1989-1999 là 1,68 %. Đây cũng là chỉ tiêu mà qua nhiều kỳ Đại hội Đảng trước chưa đạt được nhưng đến nay đã đạt được. Những kết quả này cũng đã được quốc tế công nhận và ngày 9/6/1999 tại trụ sở Liên hợp quốc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ đã nhận giải thưởng Dân số quốc tế năm 1999 trao cho Việt Nam. Nhà nước cũng đã trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho UBQGDS-KHHGĐ năm 1999. Vậy một vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ chuẩn bị chuyển hướng thực hiện những vấn đề gì trong thời gian tới? Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 đã xác định một số lĩnh vực mới bức xúc, cần thực hiện ngay trong giai đoạn này. Phối hợp với một số bộ, ngành hữu quan, Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ đã chủ trì triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về " Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến chất lượng dân số và đề xuất những chính sách phù hợp về Dân số và phát triển bền vững ", làm tiền đề cho việc triển khai chương trình chất lượng dân số và một số vấn đề liên quan đến an sinh gia đình. Kết quả thực hiện chương trình DS-KHHGĐ bước đầu rất đáng khích lệ, là cơ sở để có thể phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2005, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra. Muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý góp phần đảm bảo phát triển bền vững đất nước chúng ta cần sớm giải quyết đồng bộ, có trọng điểm các vấn đề về cơ cấu, phân bổ dân cư và chất lượng dân số. Hiện nay, lĩnh vực chất lượng dân số còn chưa được nghiên cứu toàn diện, mà đây lại là vấn đề bức xúc trước yêu cầu về tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hiện nay theo “Báo cáo phát triển con người năm 2000” của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì những chỉ số về phát triển nhân lực của Việt Nam còn rất thấp như, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt nam đang đứng thứ 108/174; Chỉ số phát triển theo giới (GDI) của Việt Nam xếp thứ 89/143 nước; Chỉ số nghèo khổ của con người (HPI) của Việt Nam xếp thứ 47/85 nước; Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2000; tuổi thọ khoẻ mạnh của Việt Nam xếp thứ 116/191 nước (58,2 tuổi); thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, đáng chú ý là vẫn còn 1,5% dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ(1); số năm học bình quân mới chỉ đạt 6,2 năm vào năm 1997-1998, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt dưới 20%, chỉ có 2,09% dân số tốt nghiệp cao đẳng, đại học; trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 0,06%(2). Để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dân số, hiện nay khi thế giới đã đạt được rất nhiều thành tựu về công nghệ sinh học đặc biệt là đã giải mã được bản đồ gen thì chúng ta cũng cần đẩy mạnh, xúc tiến những nghiên cứu và ứng dụng khoa học về di truyền học, sàng lọc gen, chữa bệnh di truyền, các kỹ thuật y sinh học như tạo phôi trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng . và những vấn đề liên quan đến an sinh gia đình. Những yếu tố xã hội, đặc biệt là mức sống dân cư cũng tác động mạnh mẽ đến chất lượng dân số. Theo điều tra mức sống 1997-1998 tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn chiếm tới 20%(3). Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước còn tới 11.058 hộ không có nhà ở(4), gần 23 % số hộ ở nhà tạm, đơn sơ, 22% số hộ chưa được dùng điện, mới chỉ có khoảng 12,7% số hộ được dùng nước máy, vẫn còn tới 27.713 hộ sống trong diện tích bình quân dưới 2 m2 đầu người. ở khu vực nông thôn mới chỉ có khoảng 16,5% số hộ có phương tiện sản xuất. Sự bền vững của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly hôn, sống độc thân có xu hướng tăng (năm 1999 so với 1989 tăng hơn 2 lần), tình trạng trẻ em thiếu bố hoặc mẹ, trẻ em lang thang và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút đã tăng lên do sự biến đổi của gia đình và xã hội. cho Tình hình trên cho thấy cần thực hiện sớm chương trình chất lượng dân số Việt Nam trong những năm tới. II. Phân tích hiện trạng. 1. Tỷ lệ sinh giảm nhanh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, cần sớm triển khai chương trình chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 2. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, ảnh hưởng của phong tục tập quán có thể phá vỡ sự cân bằng tỷ lệ giới tính. 3. Mức sống dân cư, đói nghèo ảnh hưởng đến chất lượng dân số. 4. Các cặp vô sinh có nhu cầu chính đáng trong việc sinh con. 5. Các vấn đề sinh sản đối với những nhóm người đặc biệt nhằm tăng cường sức khoẻ và phúc lợi cho mọi người. Khi thực hiện chương trình chất lượng dân số, những nhóm người ít học, thất học hoặc sống trong vùng sâu, vùng xa được ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Cần phân tích thực trạng hiện nay và các vấn đề của những nhóm dân số đặc trưng này là : * Tình trạng có thai ở độ tuổi vị thành niên gia tăng, các vấn đề về giáo dục sinh sản và các dịch vụ cho lứa tuổi này cần phải đẩy mạnh. * Với việc tăng số lượng những người phụ nữ mang thai ở các độ tuổi lớn tuổi, tư vấn và dịch vụ cần phải có cách tiếp cận riêng biệt. * Các nhóm người bị tật nguyền cần được chú trọng đặc biệt trong các vấn đề về sức khoẻ sinh sản. * Các bệnh nhân tâm thần với các vấn đề đặc biệt trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. * Những người thuộc nhóm kinh tế kém (nghèo đói) và vị thế xã hội thiệt thòi cần được ưu đãi trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 6. Hạ bớt tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh nâng cao chất lượng dân số. Cần chú trọng những vấn đề sau: * Hệ thống chăm sóc sức khoẻ di truyền chưa được chính thức xây dựng. Hệ thống này bao gồm: a. Tư vấn về lâm sàng/chẩn đoán di truyền - Tư vấn sức khoẻ di truyền. - Xét nghiệm nhiễm sắc thể, các khám nghiệm và hệ thống dịch vụ tư vấn di truyền cho những người chậm phát triển trí tuệ. - Các dịch vụ lâm sàng của tư vấn di truyền. b. Hệ thống kiểm tra toàn diện sức khoẻ tiền hôn nhân. c. Hệ thống chẩn đoán di truyền trước khi sinh: - Kiểm tra nước ối (Amniocentesis). Hiện nay, kiểm tra nước ối là một phương pháp chẩn đoán di truyền trước khi sinh đã được áp dụng một cách tích cực. - Dịch vụ kiểm tra những bệnh về máu cho phụ nữ có thai. - Kiểm tra máu người mẹ về hội chứng Đao (Down’s syndrom). d. Kiểm tra các bệnh bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất của trẻ sinh. * Xây dựng và nâng cao chất lượng của dịch vụ sức khoẻ di truyền. a. Tư vấn chẩn đoán di truyền. b. Chẩn đoán di truyền trước khi sinh. c. Kiểm tra đối với bệnh bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất ở trẻ sinh. d. Xây dựng các tiêu chuẩn cho từng loại dịch vụ sức khoẻ di truyền. * Việc đào tạo các nhân viên chăm sóc sức khoẻ di truyền cần phải được thực hiện và phải sẵn sàng hoạt động. * Phổ cập rộng rãi tất cả dịch vụ sức khoẻ di truyền. * Đánh giá và nghiên cứu sức khoẻ di truyền cần được tiến hành tiếp tục và phát triển hoàn thiện. a. Đánh giá và nghiên cứu về dịch vụ sức khoẻ di truyền. b. Xây dựng và củng cố Hệ thống đăng và theo dõi các trẻ nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh. III. Chương trình Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số giai đoạn 2001- 2010. A. Mục tiêu. 1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, ổn định tỷ lệ tăng dân số hợp lý, thực hiện các dịch vụ sức khoẻ di truyền nhằm giảm tỷ lệ sinh con khuyết tật góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn Mục tiêu giai đoạn 2001-2005: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, thủ nghiệm những tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất và điều kiện sống của con người Việt Nam để hình thành những chính sách phù hợp về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 : Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền, củng cố thiết chế gia đình, an sinh gia đình, bản sắc gia đình dân tộc Việt Nam với các chuẩn mực “No ấm, khoẻ mạnh, văn hoá, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. 2. Các mục tiêu cụ thể 1. Hoàn thành nghiên cứu về bệnh vô sinh, có thai ở tuổi vị thành niên và củng cố tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi vị thành niên, hướng dẫn, cung cấp kiến thức về điều trị chứng vô sinh và sinh đẻ có kế hoạch cho những người bị tật nguyền. Những chỉ tiêu cụ thể là : ( 1 ) 85% số người trong độ tuổi từ 16 trở lên có được kiến thức và hiểu biết về sinh lý học sinh sản và các biện pháp tránh thai. ( 2 ) Giảm tỷ lệ sinh của phụ nữ ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi. ( 3 ) Phấn đấu 50% các cặp vợ chồng vô sinh được tiếp nhận các hướng dẫn, kiến thức về các dịch vụ liên quan. ( 4 ) 80% những người chậm phát triển trí tuệ và 40% cho những người bị tật nguyền được đăng và gia đình của họ được tư vấn và giáo dục về dịch vụ sức khoẻ di truyền. ( 5 ) 70% các bệnh nhân thần kinh được đăng và gia đình của họ được cung cấp các dịch vụ tư vấn và giáo dục về sức khoẻ di truyền. 2. Tiến hành mạnh mẽ các biện pháp sức khoẻ di truyền, xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền nhằm đáp ứng cho công chúng các dịch vụ chất lượng cao và ổn định. Các mục tiêu cụ thể như sau : ( 1 ) Giảm tỷ lệ mắc khuyết tật bẩm sinh của trẻ sinh. ( 2 ) Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90 % trẻ sinh được khám các bệnh bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất. ( 3 ) Khám và chăm sóc thai theo chế độ đặc biệt cho các bà mẹ thuộc nhóm trên 35 tuổi đang mang thai. ( 4 ) Khám, chẩn đoán thai định kỳ nhằm phát hiện những thai nhi mắc chứng thiếu máu có tác động tới sức khoẻ di truyền. B. Các giải pháp thực hiện. 1. Phấn đấu, ổn định tỷ lệ tăng dân số hợp lý phù hợp với các yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước. (1) Khuyến khích kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng hộ xây dựng qui mô gia đình hợp lý/lý tưởng. (2) Xoá bỏ thành kiến trọng nam kinh nữ nhằm duy trì sự cân bằng về tỷ lệ giới tính. (3) Tăng cường giáo dục và dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. (4) Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho những người bị tật nguyền. (5) Kết hợp việc giáo dục phòng ngừa với các hệ thống điều trị và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho các bệnh nhân tâm thần. (6) Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho những người thiệt thòi về kinh tế và vị thế xã hội. 2. Giảm bớt các trường hợp dị tật bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số. (1) Xây dựng và hoàn tất hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền. (2) Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ di truyền nhằm cung cấp cho nhân dân một dịch vụ hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực này. (3) Duy trì các dịch vụ với chất lượng cao về chăm sóc sức khoẻ di truyền. (4) Đẩy mạnh đào tạo các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sức khoẻ di truyền và mở rộng các loại hình dịch vụ này. ( 5 ). Tuyên truyền - giáo dục phổ cập các kiến thức về dịch vụ sức khoẻ di truyền trong cộng đồng. 3. Xây dựng các biện pháp hỗ trợ quản lý nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nâng cao hiệu quả chương trình. (1) Tiến hành nghiên cứu và đánh giá. (2) Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế. C. Quản lý chương trình · Cơ quan chủ trì: Theo Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ngày 22/12/2000, cơ quan chủ trì Chuơng trình Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số giai đoạn 2001-2010 là Uỷ ban quốc gia DS- KHHGĐ (nay là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) và Bộ Y tế. Cơ quan phối hợp chính là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ Quốc phòng. Kết quả, hiệu quả thực hiện chương trình. Khi chương trình này có hiệu lực thực hiện, về KHHGĐ dự kiến rằng nhân dân sẽ tiếp tục được tiếp nhận những dịch vụ tránh thai an toàn và hiệu quả, tránh có thai ngoài ý muốn gây ra các tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng của thai nhi. Các cặp vợ chồng vô sinh, trẻ em tuổi vị thành niên, những người bị tật nguyền và gia đình của họ sẽ nhận được các tư vấn và dịch vụ cần thiết về sinh sản, vì vậy sự an sinh, cân bằng hài hoà trong gia đình có thể được củng cố và tỷ lệ tăng dân sốViệt Nam sẽ đạt ở mức độ hợp lý. Khi nhân dân nhận được các dịch vụ sức khoẻ di truyền, việc tái mắc các bệnh di truyền có thể tránh được và việc sinh trẻ mang dị tật bẩm sinh sẽ được phòng ngừa. Các điều trị kịp thời cho những người có dị tật bẩm sinh được phát hiện sớm và có thể giảm bớt việc sinh ra những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ hoặc hạ bớt mức độ trầm trọng của các căn bệnh này. Chất lượng dân số sẽ được nâng cao, sức khoẻ của các bà mẹ và trẻ em được đảm bảo và hạnh phúc gia đình được củng cố phát triển. . Chất lượng dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ 21 I. Đặt vấn đề. Bước vào thế kỷ 21, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện. lược dân số Việt Nam 2001-2010 là chương trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số. Trong những năm gần đây, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam

Ngày đăng: 21/12/2013, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w