Nghĩ Kĩ Trước Khi Nói
Nghĩ Kĩ Trước Khi Nói Cuộc sống luôn có nhiều mặt của một vấn đề. Bạn nói đúng nhưng người khác có thể thấy sai. Bạn nhìn nhận sự việc dưới góc độ này thì trái ngược hoàn tòan khi nhìn ở góc độ khác. Cũng giống như khi bạn nhìn vào quả bóng 2 nữa xanh đỏ. Nếu bạn nhìn vào một mặt thì chỉ thấy màu sắc của một mặt mà thôi. vì thế trước khi phán xét hãy suy nghĩ thấu đáo, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói ra quyết định. Đó là điều mà mỗi chúng ta cần phải luyện tập thường xuyên để cẩn trọng trong suy nghĩ của mình. Một bài học qua câu chuyện quà tặng cuộc sống dưới đây sẽ cho ta hiểu thêm về điều đó. Quà tặng cuộc sống | học cách nghĩ trước khi nói Một chiều đông giá rét, Vua Akbar và Birbal đi dạo quanh hồ, tán gẫu chuyện đời. Bỗng một ý nghĩ xuất hiện trong đầu Birbal “Một người đàn ông sẽ làm tất cả mọi thứ vì tiền”. Anh chia sẻ quan điểm với vị vua và tin chắc, người ta sẽ vì tiền mà không ngần ngại dấn thân cả vào dầu lửa hay băng giá. Vua Akbar suy nghĩ một lúc, tiến lại phía hồ, nhúng ngón tay xuống nước và ngay lập tức giật lại, rùng mình vì lạnh. Ông nói: “Ta không nghĩ một người đàn ông sẽ chịu bỏ cả đêm ngâm mình trong nước lạnh chỉ vì tiền”. “Không, thần chắc chắn thần có thể tìm được một người như thế”, Birbal đáp. “Được! Ngươi hãy tìm người đó! Nếu có người dám làm như thế, ta sẽ thưởng cho hắn một nghìn đồng tiền vàng”, Akbar tuyên bố. Ngay lập tức, Birbal đi khắp nơi tìm một người đàn ông nghèo khổ, người mà đủ nghèo để có thể đương đầu chấp nhận thử thách này. Cuối cùng, anh gặp một ông lão rách rưới, nghèo đến nỗi không có cả dép để đi. Ông lão đồng ý ngâm mình dưới hồ nước lạnh một đêm để đổi lại lấy một nghìn đồng tiền vàng. Họ quay về, để lại ông lão ở hồ cùng với những người lính canh chừng ông lão thực hiện đúng lời hứa. Sáng hôm sau, những người lính dẫn ông lão đến gặp vua Akbal. “Ông đã thực hiện lời hứa chứ, ông già?”, vị vua hỏi. “Vâng, tôi đã làm nó, thưa ngài”, ông lão đáp bằng giọng cứng cỏi. Vua Akbal rất ngạc nhiên và không tin vào mắt mình. Ngài không hiểu làm thế nào mà ông lão ấy có thể xoay sở sống sòn giữa thời tiết lạnh như thế. “Có một chiếc đèn đường ở gần đó, và tôi đã dành sự tập trung cho nó để thoát khỏi cái lạnh”, ông lão giải thích. Vua Akbal rất tức giận, cho rằng ông lão đã gian lận và không chấp nhận trả tiền cho kẻ lợi dụng sức nóng của đèn đường sưởi ấm cho mình. Không biết làm thế nào, ông lão tìm đến Birbal cầu cứu. Birbal kêu ông lão cứ yên tâm và hứa sẽ giúp đỡ. Ngày hôm sau, khi tất cả mọi người đã có mặt ở phiên tòa theo lời hẹn của Birbal nhưng chờ mãi Birbal chưa đến. Nhà vua đành cử người nhắn Birbal đến. “Birbal đang nấu cơm, thưa đức vua. Ông ấy nhắn lại là sẽ đến ngay sau khi nấu xong”, người lính báo cáo. Tất cả mọi người lại cùng chờ, nhưng vài giờ trôi qua mà cũng không thấy tăm hơi đâu. Cuối cùng, vị vua quyết định đến tận nơi xem Birbal đang giở trò gì. Khi vừa đến nơi, ngài thấy Birbal đang ngồi giữa nhà cạnh một cái bếp đang cháy và một nồi cơm được treo trên bếp nhưng cách đến tận 3 mét. Vị vua bật cười và hỏi: “Birbal, làm sao ngươi có thể nấu cơm chín khi đặt ngọn lửa ở quá xa thế kia?” Birbal liền đáp: “Thưa đức vua, vậy xin ngài giải thích giúp, làm thế nào mà ông lão nghèo khổ kia có thể nhận được sức nóng của đèn đường khi cách nhau quá xa như vậy?” Vị vua hiểu ra vấn đề, liền cho ông lão phần thưởng như đúng cá cược. Bạn thấy đấy, Đừng vội vàng khi nhận định một vấn đề, vì cũng giống như cuộc sống, vấn đề nào cũng có nhiều mặt. . Nghĩ Kĩ Trước Khi Nói Cuộc sống luôn có nhiều mặt của một vấn đề. Bạn nói đúng nhưng người khác có thể thấy sai chỉ thấy màu sắc của một mặt mà thôi. vì thế trước khi phán xét hãy suy nghĩ thấu đáo, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói ra quyết định. Đó là điều mà mỗi chúng